SKKN Một số kinh nghiệm phát triển năng lực học sinh qua giảng dạy văn bản nhật dụng Ngữ văn 7 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana - Đắk Lắk

SKKN Một số kinh nghiệm phát triển năng lực học sinh qua giảng dạy văn bản nhật dụng Ngữ văn 7 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana - Đắk Lắk

Khởi động bài học theo kiểu kết hợp trình chiếu hình ảnh nêu tinh huống có vấn đề:

Giáo viên trình chiếu những hình ảnh và clíp liên quan đến vấn đề nhật dụng của văn bản sau đó giáo viên đưa ra nhưng tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết trên cở đó giáo viên dẫn vào bài.

- Khi dạy bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê” giáo viên có thể nêu vấn đề như sau: Trong cuộc sống, trên báo đài và nhiều kênh thông tin , em đã từng chứng kiến về hoàn cảnh những bạn nhỏ thiếu tình yêu thương của người cha, người mẹ vì những lí do khác nhau. Em cảm thấy như thế nào về điều này?

Cách thức giới thiệu bài mới này đã tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ những quan điểm của cá nhân bằng khả năng diễn đạt, thuyết trình trước lớp của mình từ đây học sinh sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, các em sẽ biết kết nối vấn đề đời sống để giải quyết

Tóm lại có nhiều cách vào bài khác nhau để phát huy năng lực của học sinh tuy nhiên để có phần vào bài hiệu quả, hấp dẫn giáo viên phải không ngừng tìm tòi, trau dồi vốn hiểu biết của mình về những vấn đề nhật dụng của văn bản.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1979Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm phát triển năng lực học sinh qua giảng dạy văn bản nhật dụng Ngữ văn 7 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana - Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể học, tức là tìm kiếm kiến thức cho bản thân.
Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hoạt động của chính mình. 
Quan hệ giữa người dạy và người học được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau. Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học của mình.
Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồngtrong xã hội hiện đại” hướng người đọc tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, quyền trẻ em ... do đó những văn bản này giúp người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu tăng tính thực hành, giảm lí thuyết , gắn bài học với thực tiễn, hình thành và phát triển những phẩm chất năng lực.
Xuất phát từ điều này tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn những phương pháp để dạy học có hiệu quả đối với những văn bản nhật dụng.
 II.Thực trạng của vấn đề
- Thuận lợi : Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư: tài liêu, tư liệu, tranh ảnh khá phong phú, hệ thống công nghệ thông tin được trang bị tương đối đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên.
Học sinh ngoan, có ý thức cao trong học tập, phụ huynh khá quan tâm đến việc học của con em.
Bản thân đã nhiều năm giảng dạy Ngữ văn 7 nên tôi cũng có những kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình Ngữ văn của khối học này.
- Khó khăn: 
Cơ sở vật chất đã được đầu tư nhưng chưa thật đồng bộ.
Trường THCS Lương Thế Vinh là ngôi trường nằm trong địa bàn có nhiều học sinh dân tộc thiểu số sự bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán cũng là một trở ngại khá lớn cho giáo viên trong việc tổ chức hiệu quả bài học về văn bản nhật dụng. 
Tâm lí của học sinh xem nhẹ bộ môn Ngữ văn hơn so với các bộ môn Khoa học tự nhiên, nên học sinh không ham thích bộ môn và không hứng thú trong giờ học Văn, việc này dẫn đến học sinh không chịu khó nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, thực hành luyện tập nên khả năng cảm thụ và diễn đạt của các em rất hạn chế không ít em viết không thành câu, nói chưa trọn ý, cảm xúc trở nên khô cằn, lời văn nghèo nàn. Rụt rè nhút nhát khi thuyết trình trước đám đông, hằng năm chất lượng của bộ môn rất thấp, nguồn cho chất lượng mũi nhọn không có.
Khi đi dự giờ đồng nghiệp giảng dạy văn bản nhật dụng tôi nhận thấy không ít giáo viên coi văn bản là một thể loại cụ thể giống như truyện, kí... nên thường chỉ chú ý đến khai thác và bình giá trên nhiều phương diện nghệ thuật mà chưa chú trọng nhiều đến vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh. Chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho các em. Giáo viên còn có tâm lí phân vân không biết có nên sử dụng phương pháp giảng bình khi dạy những văn bản này không và nếu có thì nên sử dụng ở mức độ như thế nào. Nhiều ý kiến cho rằng : “ Chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết trình về một vấn đề lịch sử, sinh học, hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7 tôi cảm thấy rất trăn trở về điều nay làm thế nào để có được một tiết dạy hay làm cho học sinh không quay lưng lại với bộ môn, thắp lên ngọn lửa đam mê bộ môn Ngữ văn trong học sinh, kết nối giữa kiến thức văn chương với đời sống để học sinh nhìn nhận ra mục đích của việc học bộ môn mình giảng dạy, làm thế nào để qua việc giảng dạy Ngữ văn của mình có thể hình thành những phẩm chất năng lực cho các em giúp các em có thể tự tin và linh hoạt giải quyết những tình huống có vấn đề trong đời sống. Chính những trăn trở này đã thôi thúc tôi phải tìm kiếm những giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển những phẩm chất năng lực của người học từ những văn bản nhật dụng của chương trình ngữ văn 7. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu
III. Các giải pháp đã tiến hành để giảo quyết vấn đề 
 Nhằm giúp giáo viên có được cách tổ chức dạy học phần văn bản nhật dụng Ngữ văn 7 theo định hướng phát triển năng lực để đạt được mục đích kích thích ở học sinh khả năng tư duy, tìm tòi và liên hệ vấn đề với thực tiễn đời sống. Tôi xin nêu một số giải pháp được đúc kết từ chính kinh nghiệm giảng dạy của tôi, khi vận dụng những giải pháp sau đây tôi nhận thấy một sự thay đổi khá rõ về thái độ, tinh thần của học sinh đối với việc học văn bản nhật dụng. Giải pháp cụ thể như sau:
Giải pháp1. Làm tốt khâu chuẩn bị cho bài dạy.
- Chuẩn bị kiến thức dạy học
Vì mục tiêu của các bài học văn bản nhật dụng là giúp học sinh có vốn hiểu biết vấn đề lớn về đời sống như giáo dục, môi trường, xã hội ... từ đó tăng cường ý thức công dân của các em nên việc chuẩn bị kiến thức hỗ trợ cho bài học văn bản nhật dụng mang một ý nghĩa tích hợp rộng hơn đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của cả thầy và trò. Giáo viên phải làm tốt khâu thiết kế giáo án bằng việc nghiên cứu nội dung sgk và tư liệu từ các kênh thông tin , đồng thời trước mỗi bài học giáo viên phải có kế hoạch giao nhiệm vụ cho học sinh như thu thập, sưu tầm tư liệu phục vụ cho bài học sắp tới.
Ví dụ: Trước khi dạy văn bản “ Sài Gòn tôi yêu” giáo viên nghiên cứu kĩ kiến thức về địa lí, tự nhiên, con người Sài Gòn. Với sự nghiên cứu kiến thức kĩ như vậy giáo viên có thể giúp học sinh hiểu rộng, hiểu đúng về Sài Gòn.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu về địa danh này bằng sự gợi ý về các kênh thông tin để lấy tư liệu, tài liêu, thông tin. 
Trong tiết dạy giáo viên yêu cầu học sinh thuyết trình, học sinh đại diện trình bày, các học sinh khác bổ sung hoàn chỉnh.
Với cách thức này tôi nhận thấy tiết học khá sinh động, các em thuyết trình vấn đề rất tự tin, rất chủ động, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu
- Chuẩn bị phương tiện dạy học, kĩ thuật dạy học
Chủ đề nhật dụng trong các văn bản Ngữ văn 7 khá phong phú bởi vậy để giúp học sinh nắm được những nội dung bài học một cách sâu sắc và phát triển những phẩm chất năng lực thì giáo viên ngoài sử dụng những phương tiện dạy học truyền thống như SGK , bảng, phân trắng, tranh ảnh, sô đồ minh họa cần phải kết hợp thật tốt các phương tiện hiện đại như máy tinh, máy chiếu... khai thác triệt để thế mạnh của Công nghệ thông tin trong dạy học (Internet, các phần mềm)
+ Xác định mục tiêu bài học: Trong kế hoạch bài dạy giáo viên cần xác định 
rõ các yêu cầu về Kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực hướng đến. Bằng việc xác định mục tiêu này trong quá trình dạy học giáo viên sẽ có thể lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp , cách thức tổ chức lớp học theo đúng mục tiêu đã định.
+ Xác định các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn : Bên canh những phương pháp dạy học truyền thống cần chú ý các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp tích hợp...
Giải pháp 2. Thực hiện giờ dạy học theo hướng mở, vận dụng linh hoạt các 
phương pháp dạy học tích cực: 
Tính chất của văn bản nhật dụng là tính thời sự do vậy việc dạy học văn bản này giáo viên không nên quá đặt nặng vấn đề về nghệ thuật mà cần làm cho học sinh hiểu được “vấn đề’ mà văn bản đề cập đã và đang diễn ra như thế nào? nó có tác động gì đến cuộc sống xã hội nói chung và đối với bản thân học sinh nói riêng từ đó học sinh có thể hình thành được những quan điểm đánh giá riêng của mình. Do vậy để thực hiện một giờ dạy học văn bản nhật dụng phát huy được tính tích cực cả học sinh và làm cho một tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng giáo viên cần làm tốt các nội dung sau: 
a. Khởi động bài học một cách hấp dẫn.
- Khởi động bài học theo kiểu tổ chức trò chơi
Giáo viên có thể chia lớp theo tổ, theo nhóm, cặp đôi tham gia một số trò chơi đã được giáo viên chuẩn bị dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong một thời gian hạn định có thể là 3-4 phút. Việc làm này sẽ giúp học sinh hứng thú, gợi sự tò mò, sáng tạo ở học sinh và tạo tâm thế tốt choviệc lĩnh hội nội dung chính của bài học. 
Ví dụ: Bắt đầu cho bài học “ Cổng trường mở ra” giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò giải mã ô chữ.
Giáo viên có thể thiết kế một slide với hàng loạt ô, mỗi ô chứa một kí tự cần giải mã, để giải mã được những ô trên học sinh phải trả lời được những câu hỏi của giáo viên. Lưu ý giáo viên đề ra những câu hỏi để giải mã ô chữ không được quá khó vì sẽ làm mất nhiều thời gian và tạo cho học sinh cảm giác bức bí dễ bỏ cuộc.
Khi tổ chức trò chơi giải mã ô chữ giáo viên sẽ huy động được sự hợp tác của tất cả đối tượng học sinh, học sinh trao đổi, thảo luận, thi đua, động não, kết nối với thực tế đời sống... để giải mã. Qua đây các em sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực kết nối
Nội dung câu hỏi để giải mã ô chữ thì phần trả lời của nó phải liên quan đến chủ đề của bài học.Từ việc học sinh giải mã được từ khóa của ô chữ giáo viên giới thiệu bài 
Khởi động bài học theo kiểu kết hợp trình chiếu hình ảnh nêu tinh huống có vấn đề: 
Giáo viên trình chiếu những hình ảnh và clíp liên quan đến vấn đề nhật dụng của văn bản sau đó giáo viên đưa ra nhưng tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết trên cở đó giáo viên dẫn vào bài. 
- Khi dạy bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê” giáo viên có thể nêu vấn đề như sau: Trong cuộc sống, trên báo đài và nhiều kênh thông tin , em đã từng chứng kiến về hoàn cảnh những bạn nhỏ thiếu tình yêu thương của người cha, người mẹ vì những lí do khác nhau. Em cảm thấy như thế nào về điều này? 
Cách thức giới thiệu bài mới này đã tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ những quan điểm của cá nhân bằng khả năng diễn đạt, thuyết trình trước lớp của mình từ đây học sinh sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, các em sẽ biết kết nối vấn đề đời sống để giải quyết 
Tóm lại có nhiều cách vào bài khác nhau để phát huy năng lực của học sinh tuy nhiên để có phần vào bài hiệu quả, hấp dẫn giáo viên phải không ngừng tìm tòi, trau dồi vốn hiểu biết của mình về những vấn đề nhật dụng của văn bản.
b. Tổ chức giờ dạy bằng sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp 
+ Phương pháp thuyết trình: giáo viên tăng cường phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề : trong quá trình giảng dạy nội dung bài dạy giáo viên nêu vấn đề vạch những mâu thuẫn trong nhận thức. Người học luôn luôn được đặt trong tình huống có vấn đề, nên có thói quen suy nghĩa logic, biết cách phân biệt vấn đề và giải quyết vấn đề. 
Ví dụ, với phương pháp thuyết trình của học sinh, ở văn bản "Ca Huế trên sông Hương", giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu ở nhà những hiểu biết của mình về Huế và ca Huế, khuyến khích những cách tìm hiểu có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 
Trong quá trình giảng dạy phần đọc hiểu văn bản giáo viên tổ chức cho học sinh thuyết trình nội dung đã được chuẩn bị sau đó các học sinh khác bổ sung để hoàn chỉnh nội dung. Tiếp theo giáo viên nhận xét và động viên học sinh bằng cách cho điểm, hoặc thưởng một món quà nhỏ.
Với hoạt động này tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với nội dung bài học và khả năng ngôn ngữ của học sinh được nâng lên rõ rệt, sự tự tin, mạnh dạn trước tập thể của các em được rèn luyện.
Khi dạy về văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” giáo viên tạo tình huống có vấn đề để khắc sâu kiến thức đồng thời qua đó phát triển năng lực kết nối của học sinh ví dụ như: Trong thực tế đời sống em đã từng biết đến hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh của hai nhân vật Thành và Thủy chưa? Em nghĩ gì về cuộc chia tay của bố mẹ hai nhân vật Thành và Thủy. Học sinh bằng sự kết nối với hiểu biết đời sống để giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.. Qua đây giáo viên đã phát triển năng lực kết nối để giải quyết vấn đề ở học sinh.
	+ Phương pháp học tập nhóm: Là một trong những phương pháp tạo được sự tham gia tích cực của học sinh trong học tập, học sinh được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm thảo luận, được tự do bày tỏ quan điểm của mình, rèn luyện kĩ năng giải quyết những vấn đề khó khăn. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp học sinh phát triển được, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
 	Trong phương pháp này giáo viên chia lớp thành các nhóm hợp lí,nhóm nào cũng có học sinh khá giỏi đan xen với học sinh năng lực còn hạn chế, học sinh đồng bào thiểu số ( nhóm theo tổ, cặp đôi, nhóm bốn sau đó giáo viên đặt vấn đề ( những vấn đề trọng tâm của bài học, văn bản) học sinh thảo luận trong nhóm để giải quyết vấn đề. Trong qua trình tổ chức học sinh thảo luận nhóm giáo viên nên định hướng cho nhóm trưởng cách thức thảo luận (phân nhiệm cụ thể cho các thành viên trong nhóm, tùy theo từng năng lực của các thành viên mà giao nhiệm vụ phù hợp) để phát huy tối đa năng lực của các thành viên trong nhóm và tạo cơ hội cho các bạn năng lực còn hạn chế được rèn luyện và bồi đắp. 
Ví dụ: Khi dạy phần củng cố văn bản "Ca Huế trên sông Hương". Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên chiavlớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, sau đó giáo viên nêu vấn đề: “Nếu được là một hướng dẫn viên du lịch em sẽ nói gì để quảng bá về ca Huế?
	Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong 3 phút. Học sinh làm việc nhóm, giáo viên quan sát và có sự hỗ trợ kịp thời. Sau đó học sinh thuyết trình, giáo viên có thể hướng dẫn một vài kĩ năng của người hướng dẫn viên. Giáo viên cho học sinh nói lên những cảm nhận sau các phần thuyết trình của các bạn. Tiếp theo giáo viên nhận xét và động viên. 
Sau đó, mời đại diện (bất kì một học sinh nào trong nhóm) lên trình bày trước lớp như một hướng dẫn viên du lịch thực thụ. 
Sử dụng phương pháp này ở tất cả các khâu tổ chức dạy học, học sinh có cơ hội được trình bày hiểu biết của mình, nói lên tiếng nói suy nghĩ của cá nhân mình từ đó có thể hiểu được những ý nghĩa thiết thực mà các văn bản nhật dụng, mang lại, phát triển năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ, năng lực kết nối
Cùng với đó, sử dụng các mẩu chuyện, dẫn chứng mang tính thực tế, lịch sử (áp dụng tùy vào nội dung từng bài), để kích thích gây tò mò, hứng thú, say mê cho học sinh. Giúp học sinh hiểu bài dễ hơn, nhanh hơn qua phần giới thiệu bài và liên hệ ngay từng phần của bài học. 
Để đạt được những yêu cầu, kết quả đó, giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, lắng nghe, nắm bắt thông tin cập nhật (liên quan đến nội từng văn bản nhật dụng) qua đài, trên báo chí, qua thông tin mạng, qua tình hình thời sự trong nước,quốctế,để vận dụng vào bài giảng. 
+ Phương pháp đóng vai: 
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, đóng vai nhân vật 
trong tác phẩm tự sự, kịch hoặc xử lý một tình huống giao tiếp giả định. 
Để tổ chức hoạt động này giáo viên gợi ý cho học sinh chọn nội dung phù 
hợp, xây dựng một đoạn kịch bản và thực hiện đóng vai. Hoạt động này phải mất 
nhiều thời gian do vậy giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh để các em 
tự tập luyện ở nhà, trên lớp sẽ kết hợp thực hiện trong giờ hoạt động ngữ văn. Phương pháp đóng vai sẽ giúp học sinh tự chủ trong giải quyết vấn đề, kích thích sự sáng tạo, phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác ở học sinh. Kể cả những học sinh yếu, học sinh dân tộc thiểu số cùng có điều kiện, cơ hội để thể hiện những phẩm chất năng lực, đưa ra những quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về những vấn đề mình quan tâm, vấn đề mang màu sắc địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” giáo viên có thể yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đóng vai nhân vật xây dựng vở kịch chuyển thể từ nội dung của văn bản. 
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, mỗi tổ sẽ chọn bất cứ tình huống nào trong văn bản để xây dựng thành kịch nhưng yêu cầu vở kịch phải thể hiện được chủ đề nhật dụng của văn bản.
- Đến tiết trải nghiệm sáng tạo học sinh sẽ thể hiện vở kịch này.
- Giáo viên uốn nắn những điểm chưa được của học sinh khi các em thể hiện xong các sản phẩm của nhóm. 
Ở phương pháp này, tôi nhận thấy học sinh của mình rất hào hứng, các em đã biết tự lựa chọn những nội dung trọng tâm của bài để chuyển thể thành kịch bản, các em cũng biết kết nối với thực tế đời sống để đưa vào sán phẩm của nhóm.
+ Phương pháp trải nghiệm thực tế, sáng tạo: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế những địa điểm liên quan đến bài học, theo đó, Học sinh sẽ tự rút ra kiến thức cho bản thân về lịc sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Ở trường THCS Lương Thế Vinh, hàng năm đều tổ chức cho học sinh đi tham quan thực địa gồm các điểm đến như Bảo tàng văn hóa Đăklăk, Nhà đày Buôn Ma Thuột, các buôn làng, những công trình thủy lợi lớn...,đây là một trong những hoạt động hết sức thiết thực, bài thu hoạch của học sinh là những sản phẩm sáng tạo dựa trên những nội dung bài học kết hợp với thực tế trải nghiệm. Điều này đã giúp học sinh phát huy được năng lực tự chủ, năng lực sáng tạo, năng lực quan sát cảm thụ.
+ Phương pháp dạy học tích hợp, liên môn. Có thể tích hợp ba phân môn hoặc tích hợp môn Ngữ văn với các phân môn khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; tích hợp giữa kiến thức trong sách vở với kiến thức thực tế ngoài cuộc sống. Các vấn đề được đề cập trong các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 7 là những vấn đề cũng được đề cập nhiều trongcác môn học khác Ví dụ: Vấn đề Quyền trẻ em được đề cập trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7.
Việc dạy học tích hợp (gồm tích hợp nội môn và tích hợp liên môn) sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác nội dung văn bản, đồng thời sẽ làm cho học sinh thấy được một cách rõ nét tính thời sự của vấn đề đặt ra trong văn bản. 
Trong quá trình dạy học có thể xây dựng một số tình huống thực tiễn hặc 
tình huống giả định và yêu cầu các nhóm học sinh tìm cách giải quyết. Phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn , đó chính là quan 
điểm dạy học đổi mới. Đáp ứng quan điểm tích cực trong dạy học văn bản nhật 
dụng là giáo viên lựa chọn và kết hợp các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy 
học, các phương tiện dạy học có thể khai thác tốt nhất năng lực tự học của HS. Thu 
thập, sưu tầm các nguồn tư liệu ngoài văn bản liên quan đến nội dung văn bản là 
công việc dạy và học chủ động tích cực của giáo viên và học sinh trong khâu chuẩn bị bài học. Nhưng xử lí nguồn thông tin đó theo cách nào để tích cực hoá dạy học văn bản nhật dụng ? Đó sẽ là lựa chọn các thông tin bên ngoài phù hợp với từng nội dung bên trong văn bản được giới thiệu trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử, cùng với lời thuyết minh ngắn gọn của học sinh hoặc giáo viên để làm rõ thêm nội dung nhật dụng của văn bản được học. 
Gắn kết đọc - hiểu văn bản nhật dụng với các tri thức tương ứng của phương 
thức biểu đạt (tích hợp với văn, tập làm văn). Gắn kết đọc - hiểu văn bản nhật dụng 
với các tri thức ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản nhật dụng (tích hợp 
đọc văn với kiến thức liên quan). Đặc biệt gắn kết chủ đề nhật dụng gợi lên từ văn 
bản với phạm vi tương ứng của đời sống xã hội của cá nhân và cộng đồng hiện đại 
Ví dụ: Với bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” có tích hợp kiến thức của môn Giáo dục công dân 7 bài Quyền trẻ em. 
Thực tế dạy học tích hợp giáo viên có thể lựa chọn những nội dung kiến thức từ các môn học khác có liên quan đến chủ đề, đề tài của bài học qua đó gợi cho học sinh ý thức vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau trong việc giải quyết vấn đề đặt ra. Tuy nhiên nên lựa chọn phương pháp này trong việc giải quyết tình huống thực tiễn xuất phát từ nội dung bài học. Bằng cách làm này học sinh sẽ thấy được tính thống nhất của môn Ngữ văn với nhiều môn khoa học khác. 
Giải pháp 3. Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ các phương pháp dạy học 
theo đặc thù môn Ngữ văn. 
Sử dụng tranh ảnh tư liệu phục vụ cho bài dạy. Phần mềm trình chiếu 
Powerpoin. Có thể nói sự thành công của phương pháp dạy học mới là nhờ có sự 
hỗ trợ tích cực từ CNTT. Có thể mất nhiều thời gian hơn trong khâu chuẩn bị song 
chính CNTT làm cho công việc của người giáo viên nhẹ đi rất nhiều khi lên lớp. 
mặt khác việc khai thác thông tin cập nhật, các hình ảnh minh họa làm cho học sinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong.doc