SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh tích cực học môn tập làm văn ở lớp ba

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh tích cực học môn tập làm văn ở lớp ba

Em hãy kể ngắn gọn về ngày đầu tiên đi học của em. Qua đó tôi định hướng cho học sinh thấy ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học, nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình từ đó có cơ sở để chuẩn bị cho tiết Tập làm văn “ Kể lại buổi đầu em đi học” cùng với chủ đề này thì phân môn Luyện từ và câu cũng cung cấp cho các em những từ ngữ về trường học, hiểu nghĩa các từ ngữ. Qua đó học sinh có thêm vốn từ để trao đổi giao tiếp trong học tập và trong cuộc sống. Khi dạy các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp học; giáo viên cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu kĩ đối tượng cần nói đến và ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động ấy vào vở ghi chung .; với những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia, giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên tivi, hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Ngoài ra ở các chủ điểm tôi còn rèn luyện cho học sinh cách sử dụng dấu câu, giúp học sinh hiểu cấu tạo câu và sử dụng trong quá trình giao tiếp. Khi được trang bị những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó các em có thể trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo.

Trong việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất định, như: chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh, một sự vật, con người hay một công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các em. Như vậy việc dạy tích hợp tất cả các phân môn sẽ tạo đà cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1914Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh tích cực học môn tập làm văn ở lớp ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp 3 vốn ngôn ngữ của các em chưa nhiều, các em còn mải chơi nhiều hơn học,việc tiếp thu bài còn thụ động, hơn thế nữa nội dung kiến thức của Tập làm văn tổng hợp các kĩ năng khó , nhiều em còn ngại đọc, viết, nói, lười suy nghĩ, viết bài cho qua loa. Câu văn viết rời rạc, chưa liên kết, có câu đã đủ ý nhưng chưa có hình ảnh, các từ ngữ được dùng về nghĩa chưa rõ ràng, viết đoạn còn nghèo ý. Một số em còn mắc phải lỗi: lạc đề, chính tả, dùng từ, viết câu, lỗi trình bày,... điều đó đã làm cho một số em không tích cực khi học tiết Tập làm văn. 
b. Thành công, hạn chế.
- Thành công
Sau khi thực hiện xong đề tài, tôi nhận thấy thành công lớn nhất là học sinh đã có hứng thú học tập làm văn, bước đầu có kĩ năng quan sát, tìm ý, dùng từ, đặt câu. Đa số học sinh xác định được trọng tâm của đề bài. Học sinh khá, giỏi nói, viết lưu loát, mạch lạc, dùng từ sắp xếp ý, nối kết các đoạn văn thành một bài văn hoàn chỉnh. Các em đã hứng thú trao đổi với bạn về bài văn của mình, thích học và khám phá phân môn Tập làm văn
Hạn chế.
Một số học sinh do vốn sống còn hạn chế nên việc tìm ý để phục vụ cho đặt câu, viết đoạn còn hạn chế dẫn đến còn ngại học môn tập làm văn. Môn Tập làm văn là một môn khó, nhiều em ngại học, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, vốn từ ít nên viết bài qua loa cho xong, vì vậy mà viết đoạn văn còn nghèo ý.
Học sinh một số em còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong học tập.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
- Mặt mạnh.
Học sinh đã có hứng thú trong các tiết học tập làm văn góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung.
Không khí lớp học sôi nổi, các nhóm học tập trao đổi tích cực, tự giác, kĩ năng nói, viết của học sinh tiến bộ rõ rệt, các em mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người.
Mặt yếu.
Sự chuyển biến của học sinh sau khi thực hiện đề tài chưa đạt ở mức độ tuyệt đối. Một số em vẫn mắc phải các lỗi như: vèn tõ cßn nghÌo nµn, ch­a n¾m ®­îc nghÜa cña tõ; diÔn ®¹t ch­a râ ý; chưa tích cực trao đổi với bạn trong nhóm.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 Giáo viên còn thụ động với kiến thức ở sách giáo khoa. Đôi khi tổ chức các hoạt động trong giờ học chưa phân định được hoạt động nào là trọng tâm; hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú và đa dạng, chưa thực sự chú trọng đến việc sử dụng đồ dùng dạy học cho các hoạt động dạy học. Một số giáo viên chưa đầu tư cho kế hoạch bài dạy do vậy những tiết học được tổ chức theo hình thức nhóm, trò chơi học tập, sắm vai , còn mang tính hình thức “ Tổ chức cho có hình thức chứ phát huy hết hiệu quả”.
 Giáo viên chưa chú trọng đến việc cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh ở các phân môn khác để học sinh vận dụng vào học môn phân môn Tập làm văn.
 Học sinh có xu hướng học lệch, thích học Toán hơn học Tiếng Việt; một số em còn hạn chế về vốn từ nên ngại học phân môn Tập làm văn. Việc học của học sinh tất nhiên là phải phụ thuộc vào khâu tổ chức của giáo viên, giáo viên tổ chức dạy thế nào thì học sinh học theo thế đó. Với việc tổ chức đàm thoại, vấn đáp, học sinh lên lớp chỉ ngồi nghe – ghi nhớ kiến thức mà thầy truyền đạt. Chính vì điều đó mà học sinh rất rụt rè, nhút nhát trong các hoạt động, nhàm chán trong việc học tập, kết quả học tập không cao, khả năng tự bộc lộ bản thân yếu, tư duy chậm... Lên lớp chỉ cần truyền thụ hết khối lượng kiến thức trong sách giáo khoa, chú ý đến nhiều về việc trình bày kiến thức của mình. Các kĩ năng sư phạm chủ yếu là giảng giải. Học sinh tập trung vào việc ghi nhớ luyện tập và làm theo. Học sinh thường làm việc đơn lẻ. Giáo viên chỉ tập trung vào việc dạy theo chương trình, sách giáo khoa ít chú ý tới sự tiếp thu của học sinh.
 Vấn đề kinh nghiệm trong dạy học là vấn đề tạo nên sự thành công, mang lại chất lượng giáo dục cao. Đòi hỏi phải có thâm niên dạy học nhiều, học hỏi nhiều. Không có kinh nghiệm dạy học tức là chưa có kĩ năng tổ chức, xử lí các tình huống sư phạm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh. 
 Thông qua các hoạt động dạy, giáo viên có thể hỗ trợ các đối tượng học sinh theo nhu cầu khác nhau đồng thời tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp. Hơn 50 % học sinh có vốn từ vựng còn nghèo nàn, sự rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp diễn ra còn phổ biến.Học sinh còn lúng túng, nhút nhát, ít nói, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động nhất là các em học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 Cơ sở vật chất: M Trang thiết bị dạy học còn ít, không đồng bộ,tài liệu về bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn kĩ năng dạy học vẫn chưa đồng bộ, nội dung còn chung chung.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Tập làm văn là phân môn thực hành và rèn luyện tổng hợp bốn kỹ năng, có tính chất tích hợp các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản nói hoặc viết và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục theo chương trình của Bộ. Bản thân tôi đã áp dụng vào lớp 3C Trường Tiểu học Tây Phong và chia sẻ kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp.
 Thông qua trao đổi, tranh luận các em có thể chia sẻ cho nhau những gì mình biết được, học được và cách học của mình cho bạn bè. Để thực hiện được điều đó thì giáo viên cần phải biết hình thức đặc trưng của môn học. Biết được tầm quan trọng và ích lợi của môn Tiếng Việt cùng các môn học khác có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh bốn kỹ năng: “Nghe - Nói - Đọc - Viết” . Tập làm văn là phân môn thực hành và rèn luyện tổng hợp bốn kỹ năng đó, có tính chất tích hợp các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, là giúp học sinh tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư duy. Các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kĩ năng sống được phát triển. Thông qua các hoạt động học các em có thể tự diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau.
 Thông qua hoạt động nhóm, giáo viên có thể hỗ trợ các đối tượng học sinh theo nhu cầu khác nhau đồng thời tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp. Học sinh được làm việc nhiều dần dần tự tin hơn. Điều quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để có hiệu quả, biến những lý thuyết trên thành các hoạt động cụ thể, mang tính thường xuyên. 
 Khuyến khích, động viên học sinh tự học, tự tìm tòi, giúp các em chiếm lĩnh tri thức và tự rút ra kết luận phù hợp với bài học để vận dụng kiến thức đã học vào nói, viết khi giao tiếp trong thực tế cuộc sống.
 Giáo viên phải hiểu rõ tính tích hợp giữa các phân môn trông môn Tiếng Việt như: tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết,... để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn.
Qua hệ thống câu hỏi, giáo viên giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét, đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình đó, giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra câu trả lời đúng nhất phù hợp với tình huống đó, và tạo cho học sinh cách ứng xử hay. Giao viên lưu ý dạy tập làm văn là dạy tích hợp lồng ghép phương pháp đặc trưng khi dạy phân môn Tập Làm Văn lớp 3.
Dạy học theo quan điểm giao tiếp. Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kĩ năng diễn đạt thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với thầy, cô, cha mẹ, bạn bè, và mọi người xung quanh. Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm này, giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập, không quá nặng về lý thuyết như phương pháp dạy truyền thống. Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực sáng tạo trong làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh thông qua phân môn Tập Làm Văn đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu. Giáo viên chú trọng về lời văn kể và nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Giáo viên cần hướng cho các em cách chon lựa, sử dụng từ ngữ, hình ảnh diễn đạt sao cho dễ hiểu, sinh động. Có như vậy người nghe đọc sẽ dễ dàng hình dung, tưởng tượng, nắm bắt được sự việc, nhất là tình cảm của các em muốn thể hiện qua bài nói, bài viết. Người nghe, người đọc tuy không trực tiếp nhìn diện mạo của nhân vật, xem bối cảch của sự việc qua hình ảnh miêu tả, so sánh cùng với những tình cảm, thái độ, sự đánh giá của các em. 
Giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh cách quan sát tranh, cách dùng từ, giọng kể, lời nhân vật, nói viết thành câu. Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi. Giáo viên tổ chức, phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, học sinh coi học là chủ thể hoạt động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh tri thức và rút ra kết luận phù hợp với bài học.
 	Như vậy qua tiết học này, học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. Học sinh rèn kĩ năng quan sát, nói-viết, rút ra những nét điển hình, đặc trưng của từng vùng miền, thấy được vẻ đẹp đáng yêu, đáng tự hào của mỗi vùng miền, từ đó hình thành nuôi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu thương, ý thức giữ gìn, xây dựng quê hương đất nước. Ngoài ra, mỗi giáo viên cần chú trọng vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, khơi dậy ở các em những cảm xúc, đánh thức tiềm năng cảm thụ văn học và có nhu cầu thể hiện, bày tỏ cảm thụ đó với người khác. Như vậy mỗi bài nói bài viết sẽ chính là tâm hồn tình cảm của các em, các em sẽ thêm yêu văn, yêu cái hay cái đẹp, yêu Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
Qua đó các em đã tiến bộ rất nhanh, hứng thú tích cực hơn khi vào tiết học tập làm văn, đến cuối kì I 98% học sinh của lớp đã nói viết được hoàn chỉnh một đoạn, một bài văn lớp 3 đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Học sinh năng khiếu văn ngoài viết văn tốt các em còn làm thơ, sáng tác những mẩu chuyện ngắn vui, hóm hỉnh ( 3 em).
Để đạt được kết quả trên bản thân tôi đã tận tụy, gần gũi và quan tâm, chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh. Đặc biệt chú ý đến đến học sinh còn mắc nhiều lỗi trong một tiết học, một bài văn để sửa cho các em kịp thời đồng thời luôn động viên khích lệ các em khi các em tiến bộ, chú trọng rèn kĩ năng nói, viết câu đúng, có cảm xúc, hình ảnh trong tất cả các môn học, với những học sinh có năng khiếu tôi đã phát hiện và bồi dưỡng vốn từ, kĩ năng dùng từ, viết câu, cho các em ngay trong từng hoạt động của tiết học và dành thời gian soạn thảo thêm các đề bài mở rộng để bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho các em.
 II.3. Giải pháp, biện pháp
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Trang bị kiến thức cho học sinh luôn chú trọng việc lồng ghép kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt:
 Khích lệ học sinh tích cực sáng tạo, chủ động trong học tập, biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành một bài văn hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.
	 Phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong môn Tiếng Việt. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập học sinh với vốn kiến thức hạn chế, phạm vi giao tiếp hẹp nên các em còn rụt rè, nhút nhát ngại giao tiếp, ngại nói vì sợ sai. Vì vậy để khắc phục được các tình trạng trên tôi xin nêu ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế trong khi dạy Tập làm văn để tiết Tập Làm Văn ở lớp ba thực sự đạt hiệu quả.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
b.1. Dạy học chú trọng : Tích hợp - lồng ghép.
Khi dạy Tập làm văn tôi luôn tìm hiểu để rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn; Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tốt môn Tập làm văn. Các bài được biên soạn theo chủ điểm ở tất cả các phân môn.
Ví dụ: Dạy chủ điểm “Tới trường” khi dạy các môn Tập đọc kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết, Chính tả tôi chú trọng hướng học sinh theo chủ đề. Khai thác nội dung các bài học để cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề tới trường, rèn cho học sinh tính cẩn thận khi viết bài. Cụ thể khi dạy bài Tập đọc “Nhớ lại buổi đầu đi học” tôi khai thác nội dung bài theo các câu hỏi sau:
+ Điều gì khiến tác giả nhớ đến kỷ niệm của buổi tựu trường?
 + Trong ngày đến trường đầu tiên vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh đang có sự thay đổi lớn?
+ Những hình ảnh nào trong bài nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
 + Em hãy kể ngắn gọn về ngày đầu tiên đi học của em. Qua đó tôi định hướng cho học sinh thấy ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học, nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình từ đó có cơ sở để chuẩn bị cho tiết Tập làm văn “ Kể lại buổi đầu em đi học” cùng với chủ đề này thì phân môn Luyện từ và câu cũng cung cấp cho các em những từ ngữ về trường học, hiểu nghĩa các từ ngữ. Qua đó học sinh có thêm vốn từ để trao đổi giao tiếp trong học tập và trong cuộc sống. Khi dạy các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp học; giáo viên cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu kĩ đối tượng cần nói đến và ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động ấy vào vở ghi chung ...; với những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia, giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên tivi,hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Ngoài ra ở các chủ điểm tôi còn rèn luyện cho học sinh cách sử dụng dấu câu, giúp học sinh hiểu cấu tạo câu và sử dụng trong quá trình giao tiếp. Khi được trang bị những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó các em có thể trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo.
Trong việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất định, như: chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh, một sự vật, con người hay một công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các em. Như vậy việc dạy tích hợp tất cả các phân môn sẽ tạo đà cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn.
b.2. Tạo không khí lớp học sôi động, hào hứng.
Tổ chức trò chơi học tập
Tổ chức hoạt động theo nhóm
Tổ chức dạy học ngoài trời
Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò.
Ở tất cả các tiết dạy nói chung và tiết Tập làm văn nói riêng tôi luôn chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp, thuộc lòng nội dung, câu chuyện cần kể có điệu bộ, cử chỉ hấp dẫn lôi cuốn học sinh ngay từ những phút đầu.
 	Khi lập kế hoạch bài dạy tôi luôn trăn trở, tìm tòi để sáng tạo ra hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực. Có thể tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt tạo không khí học tập thoải mái như : thảo luận nhóm, đôi bạn học tập, tiếp sức, đóng vai, vận dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi để học sinh có cơ hội thi đua cạnh tranh lành mạnh qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, tự giác theo hình thức “ Học mà chơi - chơi mà học”. 
Ví dụ 1: Đề bài: Nói về quê hương em (BT2-TV3 -Tập1- Tr 92)
1. Chuẩn bị: Phiếu học tập
a..Hoàn thành bảng dưới đây
Tên bài đọc
Quê hương là...
Chi tiết làm em xúc động nhất
Giọng quê hương
......................................
......................................
..............................................................
..............................................................
Quê hương 
.....................................
.....................................
...............................................................
..............................................................
Đất quý, đất yêu
.....................................
.....................................
.............................................................
.............................................................
Vẽ quê hương
.....................................
.....................................
...............................................................
..............................................................
Chõ bánh khúc của dì tôi
.....................................
.....................................
..............................................................
..............................................................
 	b.Đánh dấu X trước mỗi câu nếu em đồng ý, đánh XX trước mỗi câu nếu em rất đồng ý.
 Qua các bài đọc trên em thấy quê hương:
	+ Là tất cả những gì gần gũi, thân thương đối với mình.
	+ Là nơi mình sinh ra và lớn lên.
+ Là những điều mình có thể nghe, có thể thấy, có thể sờ, có thể nếm.
+ Là cái gì đó mà khi xa mình thấy nhớ thương.
Các em hãy nghĩ về quê hương mình:
 	Quê em ở đâu? Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
 	2. Cách tiến hành:
	Hoạt động 1: Giúp học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài và chuẩn bị thông tin ý tưởng để nói. Trước hết giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và dẫn dắt học sinh hoàn thành bài tập a, b trên phiếu (theo nhóm)
 	Giáo viên treo bảng phụ có ghi các bài tập a, b trên bảng. Cho các nhóm tự nêu kết quả bài làm của mình, các nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung hoàn thành bài tập.
 	Hoạt động 2: Học sinh tập trung động não nghĩ về quê hương đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến quê hương mà mình đang nghĩ tới.
 	Giáo viên treo bài tập c (ghi sẵn ở bảng phụ) lên bảng kèm với lời dẫn dắt để kích thích học sinh hồi tưởng.
 	Học sinh làm vào giấy nháp; Giáo viên đồng thời gọi hai em làm vào bìa phụ ghi vào khung chủ đề cụm từ “Quê hương em” rồi sau đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề ấy (lưư ý HS chỉ ghi từ hoặc cụm từ)
 Ví dụ: 
 ngôi nhà vườn bách thú thành phố
 con sông Quê hương em cây đa, giếng nước 
 nông thôn đường phố	 nhà cao tầng
 Hoạt động 3: Học sinh đánh số thứ tự các ý mình vừa tìm được, giáo viên hướng dẫn các em sắp xếp các ý bằng số thứ tự 1,2,3.
 	Giáo viên bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh trung bình và yếu để giúp các em điều chỉnh.
 	Hoạt động 4: Học sinh nhìn sách của mình và nói : Cho hai em nói mẫu trước lớp 
 Ví dụ: Em sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Quê hương em thật là đẹp. Ở đó có cây đa cổ thụ che bóng rợp cả một vùng. Giếng nước trong veo. Trước mặt ngôi nhà em là con sông quê hương. Em rất thích tắm mình dưới con sông ấy khi mùa hè đến. Em yêu quê hương của mình.
 Hoặc: Em và gia đình sống ở thành phố. Ở đó em thấy có nhiều ngôi nhà cao tầng. Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại tấp nập. Ngày nghỉ, em thường được bố mẹ dẫn đi xem vườn bách thú, được ngồi trên lưng chú voi con. Cảm giác của em lúc đó rất là thích. Em yêu quý nơi này.
 	Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
Hoạt động 5: Học sinh nói theo cặp (hoặc nhóm 4). Giáo viên bao quát lớp đặc biệt lưu ý giúp học sinh yếu.
Hoạt động 6: Học sinh nói thể hiện trước lớp:
 	Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên nói trước lớp .Nếu là học sinh yếu, giáo viên cho học sinh nhìn sách để nói.
 	Tổ chức cho học sinh thể hiện mở rộng cảm xúc về quê hương mình. Khuyến khích học sinh tự tìm đặt thêm câu hỏi mở rộng. Giáo viên nhận xét chung.
	Học tiết Tập làm văn trong không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, khiến học sinh mạnh dạn tự tin, khi nói. Từ đó rèn cho các em có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ yêu ghét, trân trọng hay phê phán để các em trở nên mạnh dạn tự tin trong học tập và giao tiếp.
b.3. Tăng cường luyện tập thực hành
Học sinh được học hai buổi trên ngày nên những tiết luyện Tiếng Việt ,tôi luôn tăng cường cho học sinh học phân môn Tập làm văn để các em có cơ hội thể hiện mình. Trong những tiết học này tôi luôn hướng dẫn và tạo điều kiện cho tất cả học sinh rèn kĩ năng nói trong nhóm, nói trước lớp, đặc biệt là học sinh yếu được nói cho cô, bạn khá giỏi nghe. Các em sẽ nói về các bài học thuộc chủ đề đã học. Tôi luôn tạo không khí gần gũi để học sinh được thể hiện những hiểu biết bằng lời nói một cách tự nhiên. Từ đó tôi sẽ có kế hoạch sửa chữa nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • doclien-tayphong.doc