SKKN Một số giải pháp ngăn chặn, xóa bỏ hệ quả tiêu cực trong tình yêu học đường – nạn tảo hôn ở nữ giới

SKKN Một số giải pháp ngăn chặn, xóa bỏ hệ quả tiêu cực trong tình yêu học đường – nạn tảo hôn ở nữ giới

Đề tài được ứng dụng không chỉ tạo nên một luồng sinh khí mới trong GV mà quan trọng hơn là nó góp phần thay đổi nhận thức trong HS. Việc áp dụng đề tài còn góp phần thay đổi nội dung, hình thức trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, làm cho tiết sinh hoạt trở nên sôi động hơn, phong phú hơn về nội dung và hình thức, các em được thể hiện những hiểu biết của mình đối với các vấn đề trong cuộc sống, được nghe những quan điểm của bạn bè về các vấn đề xã hội liên quan đến học đường, được trình bày ý kiến, quan điểm của mình. Giờ sinh hoạt đã trở thành một sân chơi lành mạnh để các em vừa học hỏi, vừa hợp tác vừa sẻ chia với nhau.

Đề tài đã đi sâu vào hệ quả tiêu cực của tình yêu học đường, nạn Tảo hôn ở nữ giới, đây là một vấn đề rất phức tạp và khó giải quyết triệt để. Tảo hôn không chỉ là vi phạm luật Hôn nhân và gia đình, mà còn là rào cản đối với tương lai của các cặp vợ chồng trẻ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các em, đến nòi giống và kinh tế, xã hội của đất nước. Các HS cùng trang lứa, cùng tuổi ai rồi cũng đến thời điểm phát triển tâm sinh lý, cũng có những rung động đầu đời, nhưng tại sao các em HS ấy lại không rơi vào nạn Tảo hôn? Là do các em ấy có sự hiểu biết, có cái nhìn rộng hơn, thời gian của các em ấy dành vào việc học hành, tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức chứ không phải là dành thời gian để yêu đương, yêu nồng nhiệt như một số trường hợp Tảo hôn. Còn nếu là do những hủ tục lạc hậu, do gia đình ép buộc hay do vấn đề khó khăn trong cuộc sống mà phải dẫn đến nạn Tảo hôn thì khi đó các em có thể nhờ đến sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô, bạn bè, các cơ quan chức năng tư vấn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, do hạn chế về kinh nghiệm sư phạm, đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.

 

docx 67 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp ngăn chặn, xóa bỏ hệ quả tiêu cực trong tình yêu học đường – nạn tảo hôn ở nữ giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p của tháng dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ Phát tờ rơi cho học sinh tại lớp và niêm yết tờ rơi ở bảng tin của lớp
(Phụ lục 4,5 )
+ Kết hợp chặt chẽ Ban tư vấn tâm lí của nhà trường, giáo viên giảng dạy môn Sinh học, môn Giáo dục công dân, Đoàn trường để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nắm bắt diễn biến tâm lý, hành động của học sinh trong vấn đề Tảo hôn.
+ Lập ra trang riêng của lớp trên nhóm Fake book vì đa phần các em ai cũng dùng và có máy điện thoại thông minh, trang này dùng để chia sẻ, đăng tải những nội dung mình cần tuyên truyền khi đọc được một câu chuyện hay xem một video có ý nghĩa, mang tính thông điệp của cuộc sống... hoặc chia sẻ những nội dung liên quan tới bài học...
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, địa phương
Phương pháp giáo dục tại trường học, gia đình và địa phương có sự khác nhau. Ở trường học, học sinh sẽ được học về kiến thức khoa học, xã hội, được trải nghiệm thực tiễn qua các tình huống cụ thể. Tại gia đình, bố mẹ là người định hướng tâm lý phong cách sống, cách ứng xử. Địa phương sẽ thường xuyên tuyên truyền thông tin về các vấn đề quan trọng trong đó có vấn đề về nạn Tảo hôn. Địa phương là nơi thực hiện xử phạt hành vi Tảo hôn và chấm dứt hành vi Tảo hôn. Vì thế mở rộng, phối hợp quan hệ giữa nhà trường, địa phương và gia đình để tất cả hỗ trợ nhau trên mọi phương diện, hiệu quả đưa thông tin giáo dục vấn đề Tảo hôn đến các em HS sẽ hiệu quả hơn.
Cha mẹ, gia đình là yếu tố quan trọng tác động đến nhận thức và hành vi của con em mình, vì vậy trong các buổi họp PH hàng năm GVCN nên tổng kết nội dung này, từ đó rút kinh nghiệm chung và có những dự báo cho PH những
tình huống có thể xảy ra đối với HS khi bước vào tình yêu học đường. Cụ thể, GVCN nên định hướng cho gia đình PH cần làm được những công việc sau:
Giải thích cho con hiểu mức độ ảnh hưởng của tình yêu tuổi học trò để không ảnh hưởng tới học tập.
Phân tích để con hiểu vai trò của việc học gắn với tương lai của con.
Nên thường xuyên để tâm, theo dõi việc học của con, khích lệ động viên con học tập
Dành thời gian lắng nghe tâm sự và chia sẻ với con như một người bạn đồng hành tin cậy của con cái.
Làm được các điều đó thì các bậc phụ huynh dễ dàng nắm bắt được những dấu hiệu chuyển biến tâm lý, trạng thái tâm lý của con cái. Từ đó có những lời khuyên đúng đắn, định hướng đúng đắn cho các bạn để tránh những sai lầm đáng tiếc.
Ngoài ra, GVCN kết hợp với PH tổ chức cho học sinh viết, kí bản cam kết có chữ kí của HS, chữ kí phụ huynh, chữ kí GVCN với nội dung cam kết: Không tham gia, không phải là người trực tiếp Tảo hôn, hoặc có hành vi Tảo hôn, giúp đỡ hành vi Tảo hôn, không vi phạm Luật Hôn và gia đình tại khoản 1 Điều 8 năm 2014. Bản cam kết sẽ photo thêm hai bản. Một bản GVCN giữa, một bản PH giữ để thường xuyên nhắc nhở quản lí các em, một bản do HS giữ để các em nhớ và thực hiện. (Phụ lục 6 )
Tăng cường tính trải nghiệm thực tiễn, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Trong các giờ sinh hoạt lớp hàng tuần, GVCN cần đổi mới phương pháp, lồng ghép các chủ đề cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của lớp mình, nên tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức đóng kịch, tổ chức các cuộc thi... Trong các hoạt động này GVCN qua nắm bắt tình hình cụ thể của lớp, của từng em HS, từ đó dự đoán những tình huống có thể xẩy ra hoặc sưu tầm những câu chuyện có thật, việc thật về ảnh hưởng của tình yêu học đường, nạn Tảo hôn ở nữ giới và hậu quả của nó cho HS xem, từ đó đưa ra tình huống thực tế với từng câu chuyện và yêu cầu HS đưa ra cách giải quyết với các tình huống đó. Qua hoạt động này HS được “dự báo” , được nghe chính các bạn cùng trang lứa của mình nhận xét, đánh giá về hậu quả tiêu cực của tình yêu học đường, nhất là nạn Tảo hôn ở nữ giới sẽ có tác dụng rất lớn đối với HS, nhiều lúc nó còn có tác dụng hơn cả sự góp ý, giáo dục của bố mẹ và gia đình bởi các em quan niêm đó là suy nghĩ của người lớn, nó mang tính áp đặt. Giải pháp này không chỉ giáo dục về mặt đạo đức, nhân cách sống cho HS mà còn tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho HS thích ứng với sự tác động trong thực tế, giúp HS có tư chất, trí tuệ, khả năng giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, đây là một
trong những giải pháp tối ưu để loại trừ hoàn toàn nạn Tảo hôn học đường ở trường THPT hiện nay.
Sau đây là cách thức tổ chức một tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề của chúng tôi trong những năm qua:
GVCN kết hợp các phần cơ bản của tiết sinh hoạt trước đây với phần đổi mới (về cả hình thức và nội dung). Đối với những chủ đề cần thời gian cả tiết học thì phần 1 sinh hoạt, tôi tập hợp các nội dung và gửi vào nhóm zalo của lớp để các em biết và rút kinh nghiệm, chỉ tiến hành hoạt động trải nghiệm.
Trước hết là về cách sắp xếp vị trí chỗ ngồi và bàn ghế trong lớp học. Theo tôi để một tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả, đặc biệt là để tạo cho học sinh vị trí chủ thể, GVCN cần phải sắp xếp lại vị trí ngồi cho học sinh, làm sao để các em cảm thấy thoải mái, có thể nhìn được nhau hoặc cảm thấy thân thiện. Với mục tiêu này, thay vì sắp xếp bàn ghế lớp học ngay hàng thẳng lối thì tôi đã cho học sinh sắp xếp lại theo hình chữ U, để các em có cảm giác như đang tham gia vào một cuộc hội nghị, mình là một thành viên bình đẳng, được phát biểu, được cho ý kiến, giảm bớt áp lực, căng thẳng đồng thời tạo khoảng trống ở giữa cho các em thuận tiện trong các hoạt động.
Tiếp đến là phần nội dung của tiết sinh hoạt lớp: Một giờ sinh hoạt lớp cần tiến hành qua các phần cơ bản sau đây:
* Phần 1: Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong tuần và triển khai kế hoạch tuần tới, cụ thể là:
+ Lớp trưởng báo cáo tình hình thực hiện nội quy của lớp về học tập trong lớp, hoạt động đoàn.
+ Tổng kết nêu những mặt nổi bật và hạn chế của tập thể.
+ Giáo viên phát hiện và tuyên dương những thành tích cá nhân, tập thể, nhắc nhở nhẹ nhàng lỗi cá nhân sai phạm, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp học sinh cá biệt.
+ Giáo viên nhận xét để các em nhận thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần và bổ sung kế hoạch hoạt động tuần tới.
* Phần 2: Lồng ghép sinh hoạt theo chủ đề hoặc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để tăng thêm niềm yêu thích, hứng thú cho học sinh lại vừa có thể kết
hợp giáo dục toàn diện. Cụ thể là: GVCN có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau.
Qua thực hiện thí điểm đổi mới giờ sinh hoạt lớp, chúng tôi đã áp dụng các hình thức tổ chức sau đây:
+ Sử dụng trò chơi trong các giờ sinh hoạt, trò chơi chúng tôi thường sử dụng có hiệu quả là trò chơi “Điều em muốn nói”.
+ Tổ chức xem phim trong giờ sinh hoạt lớp. Những thước phim ngắn “Quà tặng cuộc sống” có nhiều ý nghĩa giáo dục. Giáo viên có thể chọn chiếu một số phim phóng sự phù hợp của các Đài truyền hình phù hợp với mục đích của giờ sinh hoạt hoặc GVCN tìm các bài báo có ý nghĩa nêu gương, rút ra bài học tùy vào thông điệp muốn chuyển đến HS mà GVCN sưu tầm nội dung cho phù hợp. (Phụ lục 7)
Sau khi đọc hoặc xem, GVCN yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận nói lên cảm xúc của mình.
+ Hoặc một tiết sinh hoạt trong tuần 5 tháng 10 có ngày 20.10 là ngày phụ nữ Việt Nam. Chúng tôi tổ chức chủ đề về “Phụ nữ Việt Nam và những người phụ nữ quanh em” dưới hình thức một cuộc thi.
Đối với nội dung SH tôi tổng hợp từ các báo cáo của cán bộ lớp gửi rồi chuyển vào nhóm zalo của lớp cùng với KH tuần tới, tiết SH tôi chỉ dùng cho hoạt động trải nghiệm.
Đối với hoạt động trải nghiệm, chúng tôi triển khai một số phần như sau:
. Ai là ai
. Ai hiểu biết hơn
. Ai xử lí tình huống giỏi hơn
. Nói về người phụ nữ bên em
(Xem phụ lục 8 )
Hoặc tiết sinh hoạt tuần 4 của tháng 11 tôi lồng ghép chủ đề “Sức khỏe sinh sản vị thành niên” dưới hình thức một cuộc thi, để lồng ghép chủ đề này chúng tôi sẽ triển khai một số phần như sau:
. Ai tuyên truyền giỏi hơn
. Ai hiểu biết hơn
. Ai xử lí tình huống tốt hơn
(Xem phụ lục 9)
Hoặc tiết sinh hoạt tuần 3 của tháng 12 tôi lồng ghép chủ đề “Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình” dưới hình thức một cuộc thi, để lồng ghép chủ đề này chúng tôi sẽ triển khai một số phần như sau:
. Ai tài năng hơn
. Ai hiểu biết hơn
. Ai xử lí tình huống tốt hơn
Hoặc tiết sinh hoạt trong tuần 2 tháng 12 tôi đã lồng ghép chủ đề “Sẻ chia”. Phần chủ đề tôi đã triển khai tại lớp như sau:
. Trò chơi ô chữ, tìm ra ô chữ hàng dọc là “ Sẻ chia”
. Xem 1 số hình ảnh về sẻ chia, yêu thương
. Các nhóm lập kế hoạch để giúp đỡ một bạn khó khăn trong lớp.
. Xem video - Qùa tặng cuộc sống: Sự sẻ chia trong cuộc sống
. Bức thông điệp sau tiết sinh hoạt lớp: “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”
Để những tiết sinh hoạt lồng ghép chủ đề có hiệu quả cao, đòi hỏi GV và các em học sinh phải chuẩn bị tốt kịch bản ở nhà, nhất là HS phải tìm hiểu trước các nội dung liên quan tới chủ đề, phải có sự tập luyện để phối hợp (nếu cần thiết), GVCN thông báo trước nội dung và thể lệ cuộc chơi, chuẩn bị các khâu từ chương trình, tới chọn EC, thư kí, quà
Các hoạt động trải nghiệm thực sự rất hiệu quả, các em được rèn luyện các kĩ năng trong cuộc sống. Thông qua các tiết sinh hoạt lớp, với các chủ đề như trên thực sự đã tác động rất lớn đến học sinh, các em đã thay đổi sâu sắc trong nhận thức, trong hành động, quan tâm đến nhau, chia sẻ cho nhau những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống Các em hiểu biết sâu sắc hơn giá trị của tình yêu, hậu quả tiêu cực của tình yêu học đường, hiểu được thế nào là Tảo
hôn Nhiều phụ huynh đã rất xúc động khi thấy con em mình đã thay đổi trong suy nghĩ, hành động, sinh hoạt.
Bên cạnh việc thay đổi nội dung, hình thức giờ sinh hoạt, trong lớp học nơi bản tin của lớp, GVCN tổ chức cho HS lưu giữ và trưng bày những hình ảnh HS có thành tích cao trong học tập, những hình ảnh hoạt động phong trào bề nổi của lớp, những tấm gương sáng... để tất cả các HS trong lớp được xem, được nhìn thấy từ đó nhắc nhở hàng ngày các em phấn đấu rèn luyện theo những tấm gương sáng của lớp. Giải pháp này sẽ góp phần tích cực giáo dục học sinh phấn đấu học tập, có kết quả cao, những yếu tố tích cực tác động liên tục, mềm dẻo, không bị gò bó bởi sách vở, phù hợp với tâm sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_ngan_chan_xoa_bo_he_qua_tieu_cuc_trong.docx
  • pdfNguyễn Thị Hồng Nga - Hoàng Mai 2, Nguyễn Thị Thúy Hà - Nam Yên Thành - Chủ nhiệm.pdf