SKKN Một số biện pháp xây dựng bầu không khí trong tập thể sư phạm thân thiện

SKKN Một số biện pháp xây dựng bầu không khí trong tập thể sư phạm thân thiện

Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường:

Người lãnh đạo tài ba là người tìm mọi cơ hội cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường được tự do dân chủ. Tự do dân chủ là nhu cầu cần thiết, thúc đẩy các thành viên nhiệt tình công tác, vì vậy nhà trường đã chú trọng đến việc dân chủ hoá trong trường học. Cuối năm học cần tổ chức cho GV tự đăng kí nguyện vọng công việc, nguyện vọng dạy lớp nào? Đến đầu tháng 8 chúng tôi lên kế hoạch dự kiến phân công công tác trên cơ sở nguyện vọng của giáo viên đã đăng kí sao cho phù hợp và đảm bảo phân công đúng người, đúng việc, đúng với khả năng chuyên môn của từng giáo viên. Chẳng hạn như: trên cơ sở đăng kí nguyện vọng, giáo viên thường muốn đăng kí lại khối, lớp mà mình đang dạy. Xét thấy đồng chí này đảm nhiệm công việc chuyên môn của khối này rất tốt thì chúng tôi sẽ bổ nhiệm lại khối đó. Với kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy và quản lí tôi nhận thấy rằng: “Trăm hay không băng quen tay” với HS tiểu học kiến thức bài học không nhiều nhưng trong một tiết học yêu cầu kĩ năng, kĩ xảo của người giáo viên rất nhiều yêu cầu như vậy thì chỉ có “quen” thì mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà thôi. Với trường tôi biện pháp này cũng là một biện pháp phù hợp đã được áp dụng và có hiệu quả cao.

 

doc 12 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3224Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng bầu không khí trong tập thể sư phạm thân thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phải hợp tác để “hoàn thiện bầu không khí tâm lí” nơi mình đang công tác. 
Trong đời sống thực tế tôi thiết nghĩ rằng muốn hoàn thành mọi việc có hiệu quả cao và theo ý mình thì phải hiểu được mạng lưới công việc, con người của mạng lưới đó (nghĩa là phải hiểu được tâm lí của từng người thuộc phạm vi đó). Tâm lí con người ai cũng biết khi đã thích một cái gì đó hay một người nào đó thì “Tam tứ núi cũng trèo, thập bát sông cũng lội, ngũ lục đèo cũng qua” để đạt được cái mình đã thích. Người lãnh đạo có thể dùng những cái bắt tay siết chặt, một câu hỏi chân tình, một lời động viên kịp thời, đúng lúc có thể làm cho nhân viên của mình cảm thấy được chia sẻ, thoải mái sẽ làm cho công việc có hiệu quả hơn. Ngược lại, sự thất vọng trong công việc cộng thêm một lời quở trách, một đề xuất không đúng lúc của lãnh đạo có thể làm cho nhân viên của mình bị áp lực về tâm lí, chán nản, không thoải mái sẽ làm cho công việc không đạt hiệu quả cao hoặc có thể sẽ không hoàn thành được. Như trong học thuyết con người “Các nhà tư bản muốn công nhân đem lại lợi ích cho mình nhiều hơn thì phải cho họ một cái đầu thanh thản, một tinh thần thoải mái (VD: Một con bò cái thảnh thơi bao giờ cũng có nhiều sữa hơn). Tất cả các yếu tố con người tôi nói ở trên ngày nay càng được đề cao hơn. Bất kì ở đâu, trong một xã hội nào thì yếu tố con người luôn được đặt lên trên hết, phải được coi trọng. Nếu không được đề cao, không được coi trọng thì sẽ không có và không thể có một tập thể lao động tốt, không có kết quả lao động tốt được. Từ những lí do đó tôi đã chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TRONG TẬP THỂ SƯ PHẠM THÂN THIỆN” với mong muốn tập thể sư phạm của trường TH Krông Ana luôn luôn là một tập thể thân thiện, thân ái và đoàn kết.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
 * Khái niệm:
Theo tác giả Nguyễn Đức Minh và Hải Khoát thì “bầu không khí tâm lí của tập thể là trạng thái tâm lí xã hội của tập thể cơ sở, nó phản ánh tính chất nội dung và xu hướng tâm lí thực tế của các thành viên trong tập thể đó. Trạng thái tâm lí này của các thành viên tập thể đến lượt mình lại có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ tâm lí trong tập thể, đến năng suất lao động và hiệu quả công tác của tập thể đó”. Như vậy khái niệm bầu không khí tâm lí dùng để chỉ tình trạng tinh thần của một tập thể cơ sở (không khí thoải mái, thân mật, phấn khởi của một tập thể đoàn kết nhất trí; không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẫn là một tập thể mất đoàn kết). Không khí tâm lí của một tập thể phản ánh thực trạng của mối quan hệ biến nhân cách trong tập thể nảy sinh trong quá trình hoạt động chung. Đó chính là tâm trạng chung của tập thể được hình thành thông qua giao tiếp hàng ngày, nhờ các cơ chế tâm lí xã hội mà cá nhân khác, nhóm khác và cả tâp thể.
Tuỳ vào tính chất tích cực hay tiêu cực của bầu không khí tâm lí thân thiện trong tập thể mà nó tăng hoặc huỷ diệt sức khỏe tinh thần, năng suất lao động của mỗi cá nhân và hiệu quả lao động của tập thể sư phạm.
Bầu không khí tâm lí của mỗi tập thể bị chi phối bởi những điều kiện khách quan (bên ngoài tập thể) và chủ quan của tập thể (các quan hệ trong nhóm chính thức và không chính thức, điều kiện làm việc của tập thể, nhân cách và phong cách lãnh đạo của lãnh đạo). 
Để hoàn thiện thành công đề tài này phải dựa vào cơ sở lí luận có tính khoa học, có tính thực tiễn. Thể hiện cụ thể:
* Khoa học:	
Tâm trạng tập thể có vai trò quan trọng và to lớn đối với cá nhân, tâm trạng tích cực sẽ làm cho con người sung sướng hơn, thông minh, nhân ái hơn. Tâm trạng tiêu cực làm cho cá nhân có những trạng thái ngược lại. Từ đó tâm trạng tích cực hoặc tiêu cực chẳng những có ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chung của tập thể thông qua các cơ chế tâm lí xã hội, do vậy nhưng cũng làm tăng hoặc giảm hiệu quả lao động của cá nhân và tập thể. Chính vì vậy các nhà tâm lí cho rằng: “Tâm trạng tập thể hình thành thì chính nó là nhân tố điều tiết tích cực trong tình cảm, nhận thức và hành động của cá nhân”. Có tác giả cho rằng: “Trong việc tự giác nhận thức khách quan vai trò của tâm trạng xã hội còn lớn hơn vai trò của ý thức xã hội.” Tức là nhìn nhận, đánh giá hiện thực khách quan bị khúc xạ mạnh mẽ bởi tâm trạng cá nhân. 
Xây dựng bầu không khí tâm lí thân thiện trong tập thể sư phạm nói chung-tâm lí để học sinh hoc tập tích cực nói chung” việc làm này hoàn toàn dựa trên tâm lí của mỗi người, của từng nơi, của từng thời điểm là việc làm không của riêng ai, mà tất cả mọi giáo viên đều phải có ý thức, có trách nhiệm, có tâm huyết xây đựng nó.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Trường tiểu học Krông Ana là một trường thuộc thị trấn Buôn Trấp – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đắk Lắk, đội ngũ viên chức- công chức toàn trường có 46 đồng chí, trong đó nhìn chung cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã đạt trên chuẩn về trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động của trường lớp, giáo viên, nhân viên trong tổ, trong khối đã có sự đồng nhất, có ý thức tinh thần cao trong việc học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệt tình, cởi mở trong việc góp ý cho đồng nghiệp một cách chân thành. 
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tình trạng chia nhóm tư tưởng , có sự phân biệt giữa nhóm này và nhóm khác. Họ chưa thực sự là một thể thống nhất, đây cũng là một khó khăn, trở ngại dễ dẫn đến mất hoà khí khi phân công công tác trong nhà trường. Một vài giáo viên bảo thủ với sự tự hào những kinh nghiệm cỗ hũ, thiếu tính khoa học, sáng tạo trong dạy học, dễ dẫn đến việc cãi cọ, tranh luận thiếu tế nhị khi người dự giờ thăm lớp góp ý. Trong các cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường tinh thần đóng góp ý kiến, phê và tự phê chưa cao. Một số ý kiến thì mang tính chất chê trách, chì chiết nhau chứ không phải mang tính chất giúp đỡ, động viên nhau cùng tiến bộ. Một số lại ngấm ngầm không đóng góp xây dựng trực tiếp cho đối tượng nhưng lại chờ cơ hội để viết đơn thư nặc danh khiếu kiện.
Do trình độ đào tạo chuyên môn trước đây cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau như: chính quy, cắm bản, từ xa, tại chức nên dẫn đến trình độ giáo viên không đồng đều. Số giáo viên dạy lâu năm còn mang tính bảo thủ, chậm đổi mới phương pháp, luôn tự mãn với công việc mình làm, tự hào với kinh nghiệm cỗ hũ của mình, luôn tự ái với sụ góp ý người khác, không có tinh thần cầu tiến. Một vài giáo viên “An phận thủ thường” , tư tưởng chờ về hưu trước tuổi, dạy chỉ cần đạt yêu cầu là được, không chịu phấn đấu vươn lên trong công tác. Từ những tư tưởng nêu trên dẫn đến chất lượng giảng dạy của nhà trường gặp nhiều khó khăn, hiệu quả công tác chưa cao.
Phải khẳng định lại một lần nữa thực trạng bầu không khí tâm lí thoải mái, vui vẻ tại trường TH Krông Ana chưa thực sự cao bởi nhiều lí do, nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vậy việc xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm trường TH Krông Ana đã phần nào thành công nhưng cũng còn hạn chế không nhỏ.
Qua thực tế tôi làm cuộc điều tra vào tháng 11 năm 2017, kết quả như sau:
STT
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
SL Đ.Tra
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
ĐỒNG TÌNH
TỈ LỆ
KHÔNG Đ.TÌNH
TỈ LỆ
1
Phân công công tác đầu mỗi năm học
40
30
75
10
25
2
Phân công công tác đúng năng lực- chuyên môn
40
35
87.5
5
12.5
3
Chấp nhận kinh nghiệm của người quản lí
40
35
87.5
5
12.5
III/ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Giải pháp1: Vì tâm trạng tập thể phụ thuộc khách quan bên ngoài tập thể và điều kiên chủ quan bên trong tập thể: 
Trong đó có điều kiện sống và làm việc nên cần tập trung cải thiện điều kiện sống và làm việc của tập thể. Cần phải đảm bảo những điều kiện thiết yếu của việc dạy học ( trường học xanh, sạch, đẹp, phòng học đúng tiêu chuẩn, có phòng nghỉ cho GV, tổ chức điều kiện lao động đạt yêu cầu thẩm mĩ ) để tạo ra những “xúc cảm thẩm mĩ” tích cực cho cán bộ, giáo viên, nhờ đó mà làm xuất hiên trạng thái thư giãn thoải mái, sảng khoái, dễ chịu Đây sẽ là tiên đề cho tâm trạng vui vẻ, phấn khởi của mọi người. Phải làm sao để cán bộ, giáo viên thấy rằng các nhu cầu chính đáng của họ được lãnh đạo quan tâm và cố gắng giải quyết, từ đó họ tin tưởng vào triển vọng phát triển tốt đẹp của cá nhân mình và của tập thể. Sống mà không thấy viễn cảnh gần của sự phát triển tốt đẹp hơn của bản thân và của tập thể thì con người sẽ không còn động lực để phấn đấu.
Với việc cải thiện đời sống và làm việc bằng cách cải tạo các yếu tố ngoại cảnh đã nói trên, bên cạnh đó theo tôi còn phải kể đến việc cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của mỗi thành viên trong tập thể đó. Việc làm này sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp người quản lí hoàn thành tâm nguyện cải thiện bầu không khí tập thể mình. Bằng những việc làm cụ thể, bằng những lời hỏi han chân tình, kịp thời đúng lúc, đúng chỗ, để giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần của thành viên mà mình đang quản lí. Cụ thể : Đã nhiều lần tập thể trường kết hợp với ban giám hiệu, công đoàn cùng đóng góp ủng hộ các thành viên trong tập thể có hòan cảnh khó khăn, đau ốm, bệnh tật 
Giải pháp2: Quan tâm xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người, hoàn thiện mối quan hệ lãnh đạo với người thừa hành:
Lê-Nin nói rằng: “Điều quyết định sự thành công trong việc lãnh đạo quần chúng không phải bởi sức mạnh của quyền hành mà là sức mạnh của sự uy tín, sức mạnh của nghị lực, của sự hiểu biết phong phú, của tài năng xuất sắc”.
Đây là việc làm thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi trong tập thể nhà trường. Mối quan hệ giữa con người với con người ngoài xã hội là những cuộc giao tiếp hết sức phức tạp, muôn hình, muôn vẻ. Các cuộc giao tiếp đó có thể không có khuôn phép, không có chuẩn mực (tự do giao tiếp) nhưng đối với môi trường sư phạm thì mối quan hệ giữa người với người được đặt lên tới mức dộ cao hơn, chuẩn mực hơn, khuôn phép hơn để đạt đựoc điều đó bản thân tôi luôn có gắng tạo ra nhiều buổi sinh hoạt tập thể như: hội nghị, hội thảo, văn nghệ để các thành viên trong trường được giao lưu với nhau, được làm cùng nhau một công việc, đựơc chia sẻ những khó khăn, vui buồn của trường. Những lúc đó lãnh đạo phải là “đầu tàu gương mẫu, xắn tay áo mà làm, nói đi đôi với làm”.
Trong quá trình đó phải luôn có phương hướng cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giữa lãnh đạo và các thành viên trong trường mình. Lãnh đạo phải luôn hoà mình vào trong tập thể, tôn trọng mọi người thì sẽ được mọi người tôn trọng lại. Trong các cuộc tiếp xúc bản thân phải luôn quan sát, xem xét các mối quan hệ để phát hiện sớm những quan hệ không tốt, các mối quan hệ có thể nảy sinh sự bất hòa để kịp thời giải quyết và dập tắt. Có như vậy thì mối quan hệ giữa những người trong nhà trường sẽ được cải thiện, với những người dưới quyền khi được giao công việc gì họ cũng vui vẻ nhận lời. Cứ như thế, tất nhiên công việc sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Giải pháp3: Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường:
Người lãnh đạo tài ba là người tìm mọi cơ hội cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường được tự do dân chủ. Tự do dân chủ là nhu cầu cần thiết, thúc đẩy các thành viên nhiệt tình công tác, vì vậy nhà trường đã chú trọng đến việc dân chủ hoá trong trường học. Cuối năm học cần tổ chức cho GV tự đăng kí nguyện vọng công việc, nguyện vọng dạy lớp nào? Đến đầu tháng 8 chúng tôi lên kế hoạch dự kiến phân công công tác trên cơ sở nguyện vọng của giáo viên đã đăng kí sao cho phù hợp và đảm bảo phân công đúng người, đúng việc, đúng với khả năng chuyên môn của từng giáo viên. Chẳng hạn như: trên cơ sở đăng kí nguyện vọng, giáo viên thường muốn đăng kí lại khối, lớp mà mình đang dạy. Xét thấy đồng chí này đảm nhiệm công việc chuyên môn của khối này rất tốt thì chúng tôi sẽ bổ nhiệm lại khối đó. Với kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy và quản lí tôi nhận thấy rằng: “Trăm hay không băng quen tay” với HS tiểu học kiến thức bài học không nhiều nhưng trong một tiết học yêu cầu kĩ năng, kĩ xảo của người giáo viên rất nhiều yêu cầu như vậy thì chỉ có “quen” thì mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà thôi. Với trường tôi biện pháp này cũng là một biện pháp phù hợp đã được áp dụng và có hiệu quả cao.
Giải pháp 4: Hoàn thiện phong cách nâng cao uy tín của người lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lí, trong đó thể hiện không chỉ mặt khoa học và tổ chức quản lí mà còn thể hiện tài năng và chí hướng của con người, nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo. Người lãnh đạo luôn có sự bình tĩnh trong hoạt động phân công công tác của người dưới quyền một cách hợp lí có tính đến yêu cầu của đồng nghiệp. Những chỉ thị, mệnh lệnh đề ra cũng mang tính dân chủ nên cũng tạo không khí đoàn kết cho tập thể. Trong giao tiếp luôn ôn tồn, tế nhị, có giọng nói ấm áp, thể hiện tính thân thiện tỏ rõ sự tôn trọng nhân cách con người nên tập thể sẽ chấp nhận và chấp hành mệnh lệnh. Luôn lắng nghe ý kiến phê bình góp ý của mọi người để kịp thời điều chỉnh chương trình kế hoạch và mọi hành vi của mình.
Trước hết, trong mọi công việc của nhà trường lãnh đạo phải là người đi đầu, khởi xướng, khuấy động phong trào, là trung tâm tác động tốt đến mọi thành viên trong tập thể sư phạm. Mọi việc làm phải xử lí công minh, công tâm. Xác định người lãnh đạo là phải là tấm gương sáng: “sáng về đạo đức, về lối sống, về trí thức”. Để đạt được điều đó người lãnh đạo phải không ngừng rèn luyện, học hỏi để tự hoàn thiện mình. Phải xây dựng cho mình một kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học. Chỉ đạo mọi công việc của nhà trường dứt khoát, đều tay nhưng mang tính bao dung. Luôn thể hiện mình là người có năng lực bằng cách: “Khi nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên đề hội giảng hay tập huấn chuyên môn thì hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải tự mình dạy mẫu cho các giáo viên, làm cho tập thể phải tâm phục khẩu phục, không những thuyết phục giáo viên bằng lời nói mà bằng cả việc làm. Tránh nói nhiều làm ít, làm cho giáo viên khẩu phục nhưng tâm không phục, không thể hiện vai trò trách nhiệm của mình trước tập thể. Luôn sẵn sàng theo học các lớp mà ngành yêu cầu, trong ban lãnh đạo của nhà trường phải phấn được bồi dưỡng về lớp cán bộ quản lí và lớp bồi dưỡng chính trị. Lãnh đạo phải coi lớp bồi dưỡng về chương trình đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng đối với bản thân mình, không được bắt tổ khối trưởng gánh vác hết. Có như vậy thì người lãnh đạo mới nắm chắc được chương trình phương pháp đổi mới để khi tổ chức dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, đóng góp ý kiến xây dựng tiết dạy cho giáo viên được chính xác làm cho giáo viên hài lòng với những lời nhận xét ấy”. Thể hiện tình cảm của họ đối với quá trình hoạt động. Đây chính là sự yêu mến, kính trọng lẫn nhau từ hai phía, sự gắn bó của mỗi người với tập thể, quyết tâm xây dựng tập thể của mình với tinh thần trách nhiệm cao. Cũng ở đây người lãnh đạo thực sự trở thành tấm gương sáng để cho mọi người noi theo. Mọi cử chỉ hành động, lời nói, việc làm của lãnh đạo trở thành yếu tố giáo dục đối với mỗi cá nhân và tập thể.
Giải pháp 5: Từng bước nâng cao hiệu quả sự thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường. 
Trong môi trường sư phạm mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi hành động của người đồng nghiệp luôn làm ảnh hưởng ít nhiều đến người khác. Một lời nói tục tỉu mới đầu rất khó nghe nhưng để phải nghe nhiều thì cũng quen cảm thấy bình thường thậm chí nói theo, vì vậy người quản lí cần để ý lắng nghe, nhắc nhỡ khéo léo những lời nói chưa phù hợp, chưa thân thiện để dần làm sạch môi trường phát ngôn trong tập thể. Bởi những lời nói đó rất dễ làm xúc phạm người khác. Ngoài ra tạo khích lệ cho mỗi cá nhân là tấm gương về “ăn nói” để những người khác noi theo. Cứ như vậy dần dần sự thân thiện trong tập thể ngày càng được nâng cao hơn, hiệu quả hơn.
IV/ TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP: 
 Việc xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan, môi trường không khí tâm lí thoải mái để tạo ra những “xúc cảm thẩm mĩ” tích cực cho cán bộ, giáo viên, nhờ đó mà làm xuất hiên trạng thái thư giãn thoải mái, sảng khoái, dễ chịu mới thúc đẩy tinh thần làm việc của mọi thành viên trong nhà trường. Người lãnh đạo phải là người đàu tàu gương mẫu, xắn tay áo mà làm, nói đi đôi với làm, là cánh chim chỉ đường trong tập thể sư phạm nhà trường. Người lãnh đạo phải là người chí công vô tư trong xử lí mọi công việc, phải luôn hoà mình vào trong tập thể, luôn quan tâm đến cấp dưới, lắng nghe ý kiến của cấp dưới để tự soi rọi lại mình, để điều chỉnh mình cũng như điều chỉnh công việc sao cho phù hợp đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của cấp dưới. Luôn tạo sự công bằng, khen thưởng động viên kịp thời khi cấp dưới hoàn thành tốt công viẹc, phải thật khéo léo khi góp ý xây dựng, làm sao để cấp dưới thực hiện mệnh lệnh của mình nhưng vẫn thấy thoải mái.
V/ HIỆU QUẢ SKKN:
Qua tìm hiểu, nắm bắt tình hình tôi thấy rằng hầu hết mọi người đều mong muốn được chia sẻ, thông cảm với hoàn cảnh. Thích sự công bằng, thích được góp ý nhẹ nhàng, chân tình những thiếu sót của bản thân. Ghi nhận, động viên, khích lệ kịp thời những việc mà mình đã làm được. Thích được sự quan tâm, giúp đỡ trong công việc. Mặt khác do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đã có phần tác động đến đời sống vật chất của một số ít giáo viên dẫn đến một vài trường hợp tách biệt với tập thể, chưa có sự hợp tác, đồng thuận. 
Dù có nhiều mặt thuận lợi khác nhau, song vẫn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục. Chính vì vậy mà người quản lí phải biết tận dụng để phát huy khả năng, điểm mạnh của các đồng chí giáo viên đồng thời động viên, giúp đỡ họ loại trừ những mặt còn hạn chế. Như vậy mới tạo được môi trường thân thiện, đoàn kết trong nhà trường góp phần vào việc phát triển chung của nhà trường.
Bằng kế hoạch sát thực, đánh giá đúng thực trạng của nhà trường, nắm bắt tâm lí của từng giáo viên và với một số hệ thống các biện pháp tối ưu và linh hoạt của bản thân tôi cùng với sự ủng hộ nhiệt tình,tích cực của tập thể sư phạm nhà trường nên đã thu được kết quả như sau:
STT
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
SL Đ.Tra
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
ĐỒNG TÌNH
TỈ LỆ
KHÔNG Đ.TÌNH
TỈ LỆ
1
Phân công công tác đầu mỗi năm học
40
38
95%
2
5%
2
Phân công công tác đúng năng lực- chuyên môn
40
39
97.5%
1
0,25%
3
Chấp nhận kinh nghiệm của người quản lí
40
40
100%
0
0
Phần thứ ba: KẾT LUẬN – KẾN NGHỊ:
I/ KẾT LUẬN:
Xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm trong nhà trường là điều vô cùng cần thiêt để làm tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Người lãnh đạo phải là người đàu tàu gương mẫu, chí công vô tư trong xử lí mọi công việc, phải luôn hoà mình vào trong tập thể. Lãnh đạo phải là người biết làm công tác xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt với địa phương, làm tốt công tác vận động toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Làm tốt công tác tham mưu với địa phương để tranh thủ sự ủng hộ đối với nhà trường, tạo điều kiện tốt cho công tác dạy và học. Đăc biệt người lãnh đạo phải có năng lực chuyên môn vững vàng, phong cách quản lí mẫu mực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay.
 II/ KIẾN NGHỊ: 
- Mọi thành viên trong tập thể sư phạm trường Tiểu học Krông Ana phải không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề. Coi việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nhu cầu cần thiết của mỗi cá nhân.
- Luôn có ý thức đóng góp xây dựng cho đồng nghiệp, giúp đỡ nhau trong công tác xây dựng mối đoàn kết nội bộ. Thường xuyên cải tiến công tác quản lí nhà trường đảm bảo các hoạt động giáo dục của trường một cách đồng bộ, có hiệu quả.
- Xây dựng phong trào học tập, rèn luyện trong nhà trường, thúc đẩy học sinh vui vẻ, hăng hái học tập, rèn luyện, phát triển toàn diện nhân cách và sức khoẻ học sinh.
- Nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cơ quan, chính quyền địa phương, lãnh đạo Phòng giáo dục về vấn đề tạo ra bầu không khí tâm lí trong tập thể sư phạm ở trường học như tổ chức nhiều buổi giao lưu, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục
- Hết sức quan tâm và tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội phát huy được tính tích cực trong học tập, cũng như trong vui chơi giải trí, trong các hoạt động khác.
 Buôn Trấp, ngày 9 tháng 04 năm 2019
 Người thực hiện
 Phạm Văn Hồng
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
TÀI LIỆU T

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN PHẠM VĂN HỒNG.doc