SKKN Một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho trẻ 4-5 tuổi

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài:

Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt và vô cùng

quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt

từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc

cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như:

Môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình, làm quen văn

học .Điều tôi muốn nói ở đây là việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ

nói đúng ngữ pháp không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động

của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có ý nghĩa

gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp

cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt

động và nhận thức của trẻ.

Chính vì lý do trên nên người giáo viên luôn cần chuẩn xác trong ngôn

ngữ nói và viết. “Sửa lỗi nói ngọng chính là việc làm thiết thực để giữ gìn vốn

văn hóa của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. Những dấu ấn về

người thầy giáo, cô giáo từ lớp mẫu giáo, lớp vỡ lòng còn in sâu trong ký ức của

trẻ, cho dù có trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống thì ngôn ngữ nói và viết

luôn cần chuẩn xác”. Bởi vì theo lẽ thường thì học trò rất tin tưởng và nghe theo

những điều mà thầy cô đã dạy. Đặc biệt là cấp học mầm non học trò như một tờ

giấy trắng, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng sống, chưa có

nhiều kiến thức hiểu biết xã hội, chưa có năng lực phản biện để so sánh đúng sai

nên trẻ tin tuyệt đối vào các cô giáo, những hành vi dù nhỏ nhất trong môi

trường sư phạm cũng như trong cuộc sống đều được các em coi là chuẩn mực.

Do đó, trên thực tế dù cô giáo phát âm sai nhưng các em vẫn nhất quyết “Cô dạy

thế” cũng là điều dễ hiểu. Có thể thấy rất rõ từ chính bản thân mỗi người chúng

ta, những dấu ấn về người thầy, người cô, người lớn trong gia đình đều là những

hình ảnh cho trẻ học và bắt chước rất nhanh. Do đó sửa tật nói ngọng chính là

việc làm thiết thực để giữ gìn vốn văn hóa của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của

tiếng Việt. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp sửa

lỗi nói ngọng l, n cho trẻ 4-5 tuổi”

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 2339Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiệm
II. Khuyến nghị
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt và vô cùng
quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt
từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như:
Môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình, làm quen văn
học.Điều tôi muốn nói ở đây là việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ
nói đúng ngữ pháp không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động
của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có ý nghĩa
gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp
cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt
động và nhận thức của trẻ.
Chính vì lý do trên nên người giáo viên luôn cần chuẩn xác trong ngôn
ngữ nói và viết. “Sửa lỗi nói ngọng chính là việc làm thiết thực để giữ gìn vốn
văn hóa của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. Những dấu ấn về
người thầy giáo, cô giáo từ lớp mẫu giáo, lớp vỡ lòng còn in sâu trong ký ức của
trẻ, cho dù có trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống thì ngôn ngữ nói và viết
luôn cần chuẩn xác”. Bởi vì theo lẽ thường thì học trò rất tin tưởng và nghe theo
những điều mà thầy cô đã dạy. Đặc biệt là cấp học mầm non học trò như một tờ
giấy trắng, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng sống, chưa có
nhiều kiến thức hiểu biết xã hội, chưa có năng lực phản biện để so sánh đúng sai
nên trẻ tin tuyệt đối vào các cô giáo, những hành vi dù nhỏ nhất trong môi
trường sư phạm cũng như trong cuộc sống đều được các em coi là chuẩn mực.
Do đó, trên thực tế dù cô giáo phát âm sai nhưng các em vẫn nhất quyết “Cô dạy
thế” cũng là điều dễ hiểu. Có thể thấy rất rõ từ chính bản thân mỗi người chúng
ta, những dấu ấn về người thầy, người cô, người lớn trong gia đình đều là những
hình ảnh cho trẻ học và bắt chước rất nhanh. Do đó sửa tật nói ngọng chính là
việc làm thiết thực để giữ gìn vốn văn hóa của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp sửa
lỗi nói ngọng l, n cho trẻ 4-5 tuổi”
II. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng về tổ chức hoạt động sửa lỗi nói ngọng cho trẻ
4-5 tuổi ở trường mầm non.
- Đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động sửa lỗi
nói ngọng cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
III. Đối tượng, phạm vi, thời gian
1. Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
2. Phạm vi nghiên cứu: Lớp 4 tuổi B3. Trường mầm non nơi tôi công tác.
3. Thời gian thực hiện
Đề tài tiến hành thực hiện trong một năm học. Từ tháng 9 năm 2020 đến
tháng 3 năm 2021
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN)
I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
1. Cơ sở lý luận:
Trẻ em vốn là chủ nhân tương lai của đất nước, chính vì vậy trẻ em cần
phải được bồi dưỡng những tri thức, từ lời ăn tiếng nói ngay từ khi còn ở độ tuổi
mầm non.
Ở độ tuổi này trẻ rất ngây thơ trong sáng vì thế gia đình, nhà trường nhất là
bố mẹ, thầy cô giáo là người dệt nên tâm hồn cho trẻ. Tạo nền móng vững chắc
để hình thành nhân cách con người giúp trẻ có những hành trang quan trọng trên
con đường chinh phục đỉnh cao kĩ thuật sau này.
Giáo dục trẻ mầm non là rất cần thiết, ở độ tuổi này trẻ rất tò mò, hay bắt
trước người lớn. Do vậy ở trường mầm non mỗi thầy cô giáo phải là một tấm
gương sáng cho trẻ noi theo. Đến trường trẻ được học các môn học theo chương
trình giáo dục mầm non mới nhằm phát triển toàn diện con người trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ đóng vai trò hết sức quan trọng
và rất cần thiết vì vậy việc đầu tiên cần dạy trẻ là nói đúng, phát âm chuẩn
không ngọng, không nhầm lẫn giữa các âm, lưu loát, rõ ràng. Bằng phương tiện
giáo dục lồng ghép tích hợp trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non
dần hình thành cho trẻ cách phát âm đúng, có kĩ năng ban đầu về việc đọc và
diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5
tuổi. Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi phát hiện trong lớp có nhiều trẻ nói
ngọng nhất là phụ âm “l, n”. Tôi nhận thấy nói ngọng có ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển ngôn ngữ nếu không sửa kịp thời để lâu ngày sẽ hình
thành thói quen khó sửa.
Vì nơi đây là một vùng đất nông thôn, nhận thức của người dân không
đồng đều nên cách phát âm của một số người nằm rải rác ở các thôn còn chưa
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
đúng hay nhầm lẫn “l” với “n”. Họ không chú ý tới mình nói đúng hay sai, chính
vì thế trẻ sống trong môi trường đó không thể tránh khỏi cách phát âm sai.
Mặt khác, do bộ máy phát âm của trẻ 4-5 còn chưa hoàn thiện nên khi
dạy trẻ phát âm đúng tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó còn có một số các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến
con, do ít thời gian hoặc một số phụ huynh phó mặc cho giáo viên ở lớp rèn
ngôn ngữ cho trẻ. Một số phụ huynh còn bảo thủ, nói đó là tiếng địa phương,
không cần chỉnh sửa, khi dỗ nựng con thường nói sai lệch đi để chiều con.
Chính vì lí do nói trên, tôi nhận thấy việc sửa lỗi nói ngọng cho trẻ là vấn đề
cần được quan tâm, rất cần thiết và quan trọng trên thực tế hiện nay. Hàng ngày tôi
băn khoăn trăn trở làm sao để sửa lỗi nói ngọng “l, n” cho trẻ không bị sai.
Vì vậy nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng “l, n”
cho trẻ 4 - 5 tuổi”
3. Khảo sát thực trạng:
a. Thuận lợi:
- Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm.
- Các bạn đồng nghiệp luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Số trẻ ra lớp đều, tỉ lệ chuyên cần đạt 90%.
- Lớp học thoáng mát, sạch sẽ thuận lợi cho việc trang trí, xây dựng môi
trường cho trẻ học tập.
- Bản thân tôi không bị ngọng, phát âm chuẩn, luôn nhiệt tình tham gia
vào các hoạt động giáo dục. Thực sự yêu nghề mến trẻ, có ý thức học hỏi nghiên
cứu tìm ra cách dạy tốt nhất.
- Một số trẻ ở lớp có vốn từ phong phú, biết diễn đạt rõ ràng, phát âm đúng:
(Đức Anh, Bảo Hân, Khánh Linh, Anh Thư, Bảo Trung)
b. Khó khăn
- Trình độ dân trí không đều, đa số trẻ trong lớp là dân địa phương còn nói
ngọng phụ âm “l, n” do tiếp xúc với người lớn nói ngọng phụ âm “l, n” nên trẻ
cũng bị nói ngọng.
- Phụ huynh ít quan tâm tới việc trẻ nói đúng hay sai, thường bỏ mặc con
cho giáo viên.
- Nhận thức của trẻ không đồng đều domột số cháu chưa học qua các lớp dưới.
- Nhiều trẻ quá hiếu động không tập trung trong giờ học.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Để đánh giá kết quả sau khi nghiên cứu đề tài, Tôi tiến hành khảo sát thực
trạng trước khi thực hiện đề tài.
+ Đối với giáo viên :
Ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện 7 giờ hoạt động sửa lỗi nói ngọng cho
trẻ và mời BGH dự giờ đánh giá và kết quả đạt được như sau:
+ Đối với trẻ:
Tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá kết quả hoạt động trẻ của lớp tôi với
kết quả điều tra như sau:
Bảng khảo sát chất lượng 30 trẻ lớp 4 tuổi B3 đầu năm học.
Nội dung
Trước khi thực hiện các biện pháp
Số trẻ Tỉ lệ
Trẻ phát âm nhầm lẫn “l, n” 13/30 43,3%
Trẻ phát âm sai phụ âm “n” 17/30 56,7%
Trẻ phát âm sai phụ âm “l” 12/30 40%
Trẻ biết phát hiện ra bạn phát âm “l,
n” đúng
7/30 21,7%
Trẻ biết sửa sai khi được cô sửa 17/30 54,3%
Trẻ không phát âm sai “l, n” 11/30 34,7%
Từ những thực trạng trên, tôi suy nghĩ phải làm gì và làm như thế nào để
cho trẻ sửa được lỗi nói ngọng. Chính vì vậy tôi nghiên cứu đưa ra một số biện
pháp như sau:.
STT Phân loại Số tiết Tỷ lệ % Ghi chú
1 Tốt 0/7 0%
2 Khá 2/7 29%
3 Trung bình 4/7 57%
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn
Để nâng cao kỹ năng và phương pháp trong trong sửa lỗi nói ngọng l,n
cho trẻ theo hướng đổi mới lấy trẻ làm trung tâm là một vấn đề hết sức quan
trọng, bởi nó là cẩm nang, là kiến thức và kỹ năng cần thiết để tôi làm tốt việc tổ
chức dạy trẻ trong hoạt động theo hướng đổi mới bản thân là giáo viên nhưng
đôi khi có những kỹ năng như: “Nói các từ đông âm, trái nghĩa” tôi cũng cần
học hỏi thực hành nhiều lần để có thể nắm được kĩ năng để có thể hướng dẫn trẻ
thực hành. Bởi vậy tôi luôn tích cực học tập, nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu, tập
san về phương pháp sửa lỗi nói ngọng.
- Thường xuyên học tập qua những kênh thông tin truyền thông như mạng
internet, các chương trình trên đài truyền hình, phương pháp của các họa sĩ để áp
dụng vào thực tiễn nhu cầu của giờ học.
- Tìm hiểu học hỏi giáo trình phương pháp Monterssori: “Coi trọng sự
phát triển toàn diện một cách tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn”.
- Tích cực tham gia đầy đủ các chuyên đề do Phòng Giáo dục và đào tạo,
do nhà trường tổ chức.
- Tham gia dự giờ đồng nghiệp để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân
mỗi khi đồng nghiệp có biện pháp sửa sai cách phát âm cho trẻ.
- Sưu tầm sách báo có nội dung liên quan đến chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc
biệt là cách sửa sai lỗi phát âm “l, n” cho trẻ như: Tạp chí giáo dục mầm non,
tuyển tập thơ, truyện, câu đố, xem một số kênh thông tin đại chúng khác dành
cho thiếu nhi.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
Dự giờ đồng nghiệp
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
2. Biện pháp 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nói ngọng phụ âm “l,
n” của trẻ:
Qua trao đổi trò chuyện tôi đã tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ nói
ngọng chính là người thân trong gia đình trẻ nói ngọng, đặc biệt nơi đây là vùng
đất nông thôn mọi người thường nói tiếng địa phương, mà trẻ nhỏ thì có khả
năng bắt trước và hình thành thói quen từ người thân là rất nhanh.
Chính vì vậy trẻ dễ bị nói ngọng như bố mẹ, người thân của mình. Khi biết
được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ nói ngọng phụ âm “l, n”, tôi đã mạnh dạn
trao đổi với phụ huynh để cùng sửa lỗi cho trẻ trong mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt
phụ huynh quan tâm tự ý thức mỗi khi nói chuyện cùng con, muốn sửa lỗi nói
ngọng cho con thì cha mẹ phải phát âm đúng.
Tôi cũng gửi đến phụ huynh một số bài thơ để luyện cho trẻ cách phát âm
chuẩn “l, n” để phụ huynh cùng dạy trẻ tại gia đình, khuyến khích phụ huynh
nên mua băng đĩa CD, DVD về các bài thơ, bài hát câu truyện của nhà văn hóa
thiếu nhi hay của vụ giáo dục mầm non.
Trao đổi với phụ huynh
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
3.Biện pháp 3:Dạy trẻ phát âmđúng “l, n” qua các hoạt động có chủđích.
Theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm học tôi luôn quan tâm tới việc làm
sao để trẻ phát âm chuẩn phụ âm “l, n” trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Tùy từng hoạt động khác nhau tôi xây dựng giáo án lồng ghép tích hợp
nội dung để sửa sai cho trẻ.
* Hoạt động làm quen văn học: Đây chính là môn học giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ nhiều nhất, sửa ngọng phụ âm “l, n” hiệu quả nhất, chính vì vậy tôi lựa
chọn trong chương trình những bài thơ, câu truyện có chứa nhiều phụ âm “l, n”
để đưa vào dạy trẻ: ví dụ như: bài thơ
Cây đào
“Cây đào đầu xóm
Lốm đốm nụ hồng
Chúng em chỉ mong
Mùa đào mau nở
Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến”.
Hay bài thơ:
Kéo cưa lừa xẻ
“Kéo cưa lừa xẻ
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo”.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
Và còn rất nhiều các bài thơ khác như: Bắp cải xanh, “Con trâu”, “Bé
ngoan”
Cô sửa ngọng “l, n” cho trẻ qua hoạt động làm quen văn học
- Qua các bài thơ dạy trẻ đọc tôi đã kịp thời sửa sai ngay cho trẻ, không
nhắc lại câu từ sai của trẻ và dần dần trẻ ít nói sai hơn.
* Trong giờ hoạt động giáo dục âm nhạc:
Trog hoạt động này, tôi hay chọn các bài hát có phụ âm “l, n”như bài hát:
Vui đến trường: Con chim nó hót líu lo líu lo hay bài hát “Cá vàng
bơi’’: ..ngoi lên lặn xuống” ngoài việc dạy trẻ thuộc lời các bài hát tôi còn
chú ý dạy trẻ hát chuẩn các từ, khi trẻ hát có những lúc tôi cho trẻ hát không có
nhạc đệm để sửa cao độ, trường độ của bài hát, đồng thời sửa lỗi phát âm cho trẻ
và tôi cũng thường xuyên tổ chức trò chơi hát theo âm la và trẻ rất hứng thú với
trò chơi. Thông qua đó tôi đạt được mục đích rèn trẻ nói đúng không ngọng.
- Ngoài ra tôi còn tập trung nhiều cơ hội sửa lỗi phát âm hai phụ âm “l, n”
cho trẻ vào các hoạt động khác như: hoạt động tạo hình, hoạt động với môi
trường xung quanh, làm quen với toán.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
Cô sửa ngọng “l, n” cho trẻ qua hoạt động làm quen với âm nhạc
4. Biện pháp 4: Sửa lỗi phát âm “l, n” ở mọi lúc mọi nơi.
- Để sửa lỗi nói ngọng cho trẻ không chỉ chú ý đến hoạt động học tập mà
trẻ luôn cần có sự quan tâm của cô ở mọi lúc mọi nơi.
+ Trong giờ đón - trả trẻ: Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về
tình hình hoạt động của trẻ ở lớp cũng như ở gia đình.
Vào đầu giờ trò chuyện với trẻ, ở mỗi tháng khác nhau tôi luôn tìm cách
trò chuyện gợi cho trẻ những câu trả lời có chứa phụ âm “l, n” vẫn đảm bảo nội
dung giáo dục. Khi trẻ phát âm sai cô sẽ sửa sai luôn cho trẻ và từ đó dần hình
thành cách phát âm đúng cho trẻ khi giao tiếp.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
Cô trò chuyện với trẻ trong giờ đón trẻ
+ Trong giờ hoạt động góc: Vì ở hoạt động này trẻ được chơi thoải mái
tự nhiên nên trẻ thường không chú ý đến cách phát âm chính vì vậy khi thực
hiện đề tài này tôi luôn chú ý đến tổ chức hoạt động góc cho trẻ, hướng trẻ vào
các vai chơi phù hợp. Tôi sắp xếp một số đồ dùng ở các góc mà tên gọi có chứa
phụ âm “l, n”.
* Ví dụ: ở góc bán hàng: tôi chuẩn bị các mặt hàng như: nước khoáng la
vi, củ lạc, gạo nếp  bán với số tiền mệnh giá là 5000đ.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
Trẻ chơi hoạt động góc
Khi trẻ chơi tôi quan sát và nhắc trẻ khi trẻ nói sai tên đồ dùng, nói sai
mệnh giá tiền.
- VD: Khi trẻ mua bán đưa tiền cho chủ cửa hàng phải nói “Năm nghìn’’
chứ không phải “lăm nghìn” từ đó dần dần trẻ phát âm được chuẩn hơn.
+ Hoạt động ngoài trời: Đây là một hoạt động gây hứng thú rất lớn cho trẻ. Trẻ
thường háo hức mỗi khi cùng cô ra hoạt động ngoài trời.Vì vậy tôi thường cho
trẻ quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh để trẻ có thể cảm nhận tự nhiên
về đặc điểm, màu sắc(Nụ hoa này chưa nở, quan sát trò chuyện về hoa loa kèn:
Cây đang ra rất nhiều hoa, quan sát thời tiết: thời tiết hôm nay nắng nóng Tôi
cũng chọn một số trò chơi dân gian có nội dung vui tươi dí dỏm mà trẻ nào cũng
thích thú như trò chơi: Lộn cầu vồng, Rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa xẻ, nu na
nu nống, luồn luồn cẳng dế, nhảy lò còcho trẻ vừa đọc lời vừa chơi thông qua
sự bộc lộ ngôn ngữ này tôi sửa sai ngay nếu trẻ nói chưa đúng.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
Trẻ quan sát thời tiết, một số cây hoa.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
Trẻ chơi “Lộn cầu vồng”
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
Trẻ chơi “Rồng rắn lên mây”
5. Biện pháp 5: Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi sai cho
nhau
- Để hình thành được thói quen này tôi thường gần gũi giao tiếp yêu cầu
trẻ chú ý lắng nghe phát hiện chính bản thân và các bạn. Tôi động viên khen trẻ
kịp thời để khích lệ các trẻ khác cùng cố gắng để được cô khen mỗi khi trẻ nói
đúng, phát hiện ra các bạn khác nói sai, biết giúp bạn sửa sai bằng cách nhắc
nhở bạn sửa ngay.
* Ví dụ: Cho trẻ đọc các bài thơ theo nhóm, cá nhân rồi các trẻ khác lắng
nghe và phát hiện bạn đọc đúng hay sai, nếu sai thì đọc như thế nào là đúng rồi
cô đọc lại cho đúng nhiều lần như vậy sẽ giúp trẻ tự phát hiện lỗi phát âm của
mình và bạn trong lớp.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
Trẻ đọc theo nhóm
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
Qua thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện pháp trên rất
có hiệu quả, học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt, đặc biệt số cháu phát âm
chuẩn và biết phát hiện các bạn trong lớp phát âm chưa đúng tăng lên rõ rệt.
PHẦN C: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường và
qua các buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:
1. Kết quả
* Đối với cô giáo
- Bản thân tôi đã có ý thức đúng đắn về việc cần giữ gìn sự trong sáng
của tiếng việt không nói ngọng, không nói sai, đặc biệt không phát âm sai hai
phụ âm “l, n”. Tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nâng cao
nghệ thuật lên lớp, nhất là việc đưa ra các biện pháp sửa sai cách phát âm “l,
n”. cho trẻ.
- Trong thời gian qua những giờ thao giảng của tôi luôn được nhà trường
xếp loại tốt, được ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao trong việc lồng ghép
sửa sai cách phát âm “l, n” cho trẻ trong các giờ hoạt động trên lớp.
- Tôi nhận thấy mình cần phải tự ý thức về lời nói trước trẻ để luôn là tấm
gương sáng cho trẻ noi theo.
- Kết quả tổ chức 7 giờ hoạt động sủa lỗi nói ngọng cuối năm có sự so
sánh với đầu năm như sau:
* Đối với trẻ:
- Qua thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện pháp nêu
trên rất hiệu quả ở trẻ của lớp mình. Học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt, đặc
STT Xếp loại
Đầu năm Cuối năm
Tăng, Giảm
(+,-)
Số tiết TL % Số tiết TL % Số tiết TL %
1 Tốt 0.7 0% 6/7 86% +6 86%
2 Khá 2/7 29 % 1 14% -1 14%
3 Đạt yêu cầu 4/7 57 % 0 0 -4 57%
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
biệt số cháu phát âm chuẩn và phát hiện ra bạn trong lớp phát âm chưa đúng
tăng lên đáng kể
Bảng so sánh đối chứng
Nội dung
Trước khi
thực hiện các
biện pháp
Sau khi thực
hiện các biện
pháp So sánh
Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ
Trẻ phát âm nhầm lẫn “l, n” 13/30 43,3% 1/30 3,3% Giảm 40 %
Trẻ phát âm sai phụ âm “ n” 11/30 36,7% 2/30 6.7% Giảm 30%
Trẻ phát âm sai phụ âm “ l” 9/30 30% 1/30 3,3% Giảm 26,7%
Trẻ biết phát hiện ra bạn
phát âm “l, n” đúng
7/30 23,3% 28/30 93,3% Tăng 70%
Trẻ biết sửa sai khi được cô
sửa
17/30 56,7% 30/30 100% Tăng 43,3%
Trẻ không phát âm sai “ n,l” 10/30 33,3% 26/30 86,7% Tăng 53,4%
c. Đối với phụ huynh
- Phụ huynh rất yên tâm khi gửi con đến trường, đã nhận rõ được tính ưu
việt của việc sửa sai cho con em mình ở trường mầm non.
- Phụ huynh đã có ý thức hơn trong việc sửa lỗi cách phát âm “l, n” cho con
em mình khi ở nhà.
- Thường xuyên trao đổi với giáo viên về việc sửa sai cho con ở lớp.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Để thực hiện tốt các biện pháp sửa sai cách phát âm phụ âm “l, n” cho trẻ
4 - 5 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non. Bản
thân tôi tự nhận thấy phải tiếp tục học tập và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của mình.
2/20
“Một số biện pháp sửa lỗi nối ngọng l,n cho trẻ 4-5 tuổi”
- Làm tốt công tác tuyên truyền về cách sửa ngọng và phối hợp chặt chẽ với
các bậc phụ huynh để tạo sự thống nhất trong giáo dục giữa gia đình và nhà
trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tích cực sáng tạo trong các tiết dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy trẻ
ở trường mầm non.
- Ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn nữa trong việc dạy trẻ.
- Cần chú ý hơn nữa trong hành động cử chỉ của mình để luôn là tấm gương
sáng cho trẻ noi theo, để phụ huynh tin yêu quý mến và đồng nghiệp học hỏi.
II. KHUYẾN NGHỊ:
- Tôi mong muốn Phòng giáo dục và đào tạo huyện Phúc Thọ và nhà
trường tạo điều kiện cho chúng tôi tham quan nhiều trường điểm để học hỏi kinh
nghiệm, trau rồi kiến thức cho bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tổ chức nhiều lớp kiến tập với những tiết dạy sửa ngọng, các lớp tập huấn
về chuyên đề phát âm để giáo viên trong trường được tham quan học hỏi kinh
nghiệm.
- Trên đây là một số biện pháp sửa lỗi nói ngọng phụ âm “l, n” cho trẻ 4 - 5
lớp B3, tuy cũng đã đạt được một số kết quả song chưa phải là những biện pháp
hoàn hảo. Tôi rất mon

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_sua_loi_noi_ngong_l_n_cho_tre_4_5_tuoi.pdf