SKKN Một số biện pháp phối kết hợp giữa tổ chuyên môn và tổ công đoàn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

SKKN Một số biện pháp phối kết hợp giữa tổ chuyên môn và tổ công đoàn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

- Phân công chuyên môn và phân công nhiệm vụ: Việc phân công chuyên môn và phân công nhiệm vụ các đoàn viên trong tổ thì Ban cán sự tổ cũng như tổ trưởng công đoàn cần phải đảm bảo được yêu cầu sau: Căn cứ vào năng lực chuyên môn của giáo viên, tình hình cụ thể của tổ chuyên môn và tổ công đoàn, nguyện vọng của đoàn viên công đoàn, giáo viên, công nhân viên. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính liên thông, tức là giáo viên có thể theo dõi học sinh lớp mình, tránh tình trạng đảo lộn nhiều, gây khó khăn cho giáo viên trong việc nắm bắt tình hình học sinh và học sinh quen với phương pháp giảng dạy của giáo viên; đảm bảo giáo viên dạy từ 2 khối lớp khác nhau trong nhà trường; đảm bảo tính công bằng về lao động cho tất cả các giáo viên, phù hợp với yêu cầu của nhà trường. Để đảm bảo những yêu cầu trên, ban cán sự tổ cần phát huy cao độ tính dân chủ trong phân công chuyên môn và phân công nhiệm vụ đầu năm. Đầu năm học mới, Ban giám hiệu phối hợp với Ban châp hành công đoàn phải thông qua tổ chuyên môn thống nhất phương án phân công chuyên môn của tổ. Sau đó, tổ trưởng chuyên môn và tổ công đoàn đưa phương án về tổ bàn bạc thống nhất và sắp xếp rồi trình chuyên môn nhà trường duyệt, đưa vào thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn và kế hoạch giáo dục của cá nhân: Sau khi đã thống nhất phân công chuyên môn, thì tổ trưởng chuyên môn phối hợp với tổ công đoàn thống nhất chỉ tiêu phấn đấu của tổ, của các cá nhân rồi xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn cũng như kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn phải thể hiện được các nội dung như sau: Đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và tổ công đoàn đầu năm học; công việc được giao; phân công chuyên môn của tổ; các chủ đề sinh hoạt chuyên môn; biện pháp và phương hướng hoạt động thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với tổ chuyên môn, kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ công đoàn. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên được tổ trưởng tổ chuyên môn trình ban chuyên môn duyệt, kế hoạch hoạt động tổ công đoàn trình Ban chấp hành công đoàn duyệt và thực hiện, lưu hồ sơ quản lý năm học.

 

doc 28 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 264Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối kết hợp giữa tổ chuyên môn và tổ công đoàn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa tổ công đoàn và tổ chuyên môn 
Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và kế hoạch hoạt động tổ công đoàn là cương lĩnh hoạt động của tổ chuyên môn cũng như tổ công đoàn trong trường học. Vì tổ chuyên môn là “đơn vị sản xuất” chính trong nhà trường và tổ công đoàn là cầu nối trong mọi lĩnh vực. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. Bản kế hoạch mang tính chuyên môn hóa ở các tổ chuyên môn và tổ công đoàn là bản kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học của nhà trường và công đoàn trường. Kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn trong nhà trường phải đảm bảo được những yêu cầu: Thực hiện và cụ thể hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Sở GD&ĐT Nghệ An, Công đoàn GD nghệ An và Nhà trường về hoạt động chuyên môn, phù hợp với tình hình thực tế của từng tổ chuyên môn và tổ công đoàn trong nhà trường, phù hợp với đặc thù từng bộ môn, với đông đảo cá nhân trong tổ chuyên môn và tổ công đoàn, cụ thể rõ ràng về mục tiêu phấn đấu, thời gian và phải có tính khả thi.
Muốn xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và kế hoạch hoạt động tổ công đoàn nhằm phối kết hợp nâng cao chất lượng dạy và học thì Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn cần thực hiện các bước như sau:
- Quán triệt nhiệm vụ năm học: Đây là bước khởi đầu quan trọng được bắt đầu trong năm học và cũng là nhiệm vụ nhằm nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên đầu năm học. Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường phải tập trung toàn bộ giáo viên, đoàn viên công đoàn trong trường để học tập tất cả các văn bản, nghị quyết, quy định đối với Cán bộ, giáo viên và công nhân viên trong nhà trường. Phổ biến và quán triệt tình hình nhiệm vụ năm học của ngành đến từng giáo viên trong nhà trường, phân tích tình hình của nhà trường trong năm học mới trên cơ sở phân tích kết quả của năm học cũ, chỉ rõ nguyên nhân để hội đồng sư phạm rút kinh nghiệm cũng như làm căn cứ để xây dựng kế hoạch năm học mới. 
Giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần ở trường THPT Quỳnh lưu 4, năm học 2021-2022
 - Xây dựng và phát triển tổ chuyên môn và tổ công đoàn thành một khối thống nhất: Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường trong từng năm học, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chuyên môn và tổ công đoàn được triển khai gồm những công việc: Dự kiến phân công cho các tổ chuyên môn một cách khoa học trên cơ sở tính toán định mức lao động và quy mô học sinh ở từng khối lớp; Công tác bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn cũng như công tác xây dựng nguồn hàng năm của Ban chấp hành Công đoàn cần theo đúng quy định, có tổ chức đánh giá uy tín hàng năm và lưu hồ sơ đối với đội ngũ này; Phân công cụ thể trong Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn nhằm tạo điều kiện phối kết hợp trong hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường.
- Phân công chuyên môn và phân công nhiệm vụ: Việc phân công chuyên môn và phân công nhiệm vụ các đoàn viên trong tổ thì Ban cán sự tổ cũng như tổ trưởng công đoàn cần phải đảm bảo được yêu cầu sau: Căn cứ vào năng lực chuyên môn của giáo viên, tình hình cụ thể của tổ chuyên môn và tổ công đoàn, nguyện vọng của đoàn viên công đoàn, giáo viên, công nhân viên. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính liên thông, tức là giáo viên có thể theo dõi học sinh lớp mình, tránh tình trạng đảo lộn nhiều, gây khó khăn cho giáo viên trong việc nắm bắt tình hình học sinh và học sinh quen với phương pháp giảng dạy của giáo viên; đảm bảo giáo viên dạy từ 2 khối lớp khác nhau trong nhà trường; đảm bảo tính công bằng về lao động cho tất cả các giáo viên, phù hợp với yêu cầu của nhà trường. Để đảm bảo những yêu cầu trên, ban cán sự tổ cần phát huy cao độ tính dân chủ trong phân công chuyên môn và phân công nhiệm vụ đầu năm. Đầu năm học mới, Ban giám hiệu phối hợp với Ban châp hành công đoàn phải thông qua tổ chuyên môn thống nhất phương án phân công chuyên môn của tổ. Sau đó, tổ trưởng chuyên môn và tổ công đoàn đưa phương án về tổ bàn bạc thống nhất và sắp xếp rồi trình chuyên môn nhà trường duyệt, đưa vào thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn và kế hoạch giáo dục của cá nhân: Sau khi đã thống nhất phân công chuyên môn, thì tổ trưởng chuyên môn phối hợp với tổ công đoàn thống nhất chỉ tiêu phấn đấu của tổ, của các cá nhân rồi xây dựng kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn cũng như kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn phải thể hiện được các nội dung như sau: Đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và tổ công đoàn đầu năm học; công việc được giao; phân công chuyên môn của tổ; các chủ đề sinh hoạt chuyên môn; biện pháp và phương hướng hoạt động thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với tổ chuyên môn, kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ công đoàn. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên được tổ trưởng tổ chuyên môn trình ban chuyên môn duyệt, kế hoạch hoạt động tổ công đoàn trình Ban chấp hành công đoàn duyệt và thực hiện, lưu hồ sơ quản lý năm học.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Sau khi đã thống nhất được kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn sẽ phối kết hợp trong hoạt động dạy và học nhằm phát hiện các vấn đề và đề xuất cách giải quyết kịp thời và thường xuyên.
Nhà trường cần nhận thức rõ rằng: Quá trình quản lý thực hiện kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn và kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ thông qua tổ chuyên môn và tổ công đoàn, biến nó trở thành hoạt động thường xuyên. Có như vậy vai trò của tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng công đoàn trong trường mới được phát huy và chủ động trong công việc của mình.
Phối kết hợp giữa tổ chuyên môn và tổ công đoàn được cụ thể hóa bằng thời khóa biểu. Để sự phối hợp đó thật sự mang lại hiệu quả cao thì thời khóa biểu của nhà trường cần đảm bảo các yêu cầu: tính khoa học và tính sư phạm; đảm bảo đủ số giờ của giáo viên trên lớp theo kế hoạch giáo dục; phân bố thời khóa biểu để tổ chuyên môn và tổ công đoàn có thời gian sinh hoạt tổ, ban cán sự tổ và tổ trưởng công đoàn cần có một buổi sinh hoạt chung trên tháng; thời khóa biểu sắp xếp để các giáo viên có điều kiện tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, khá và phụ đạo học sinh yếu, kém, tham gia văn nghệ, thể dục thể thao; đảm bảo tính ổn định.
BGH nhà trường cùng Ban cán sự tổ và công đoàn tổ Toán – Tin – Văn phòng gặp gỡ đội tuyển HSG Toán, Tin lên đường tham dự kì thi chọn HSG cấp tỉnh năm 2021-2022
Để phối kết hợp tổ chuyên môn và tổ công đoàn có hiệu quả cao thì ban cán sự tổ và tổ trưởng công đoàn cần thực hiện tốt kế hoạch giáo dục chuyên môn và kế hoạch hoạt động tổ công đoàn, thống nhất kế hoạch kiểm tra hồ sơ, kế hoạch giảng dạy của giáo viên định kỳ 1- 2 lần/1 học kỳ, kế hoạch dự giờ, thao giảng,Các kế hoạch đó được thông qua cuộc họp tổ chuyên môn và tổ công đoàn ngay từ đầu năm, sau đó được chỉ đạo thực hiện theo đúng kế hoạch.
Phối kết hợp công đoàn và chuyên môn tổ chức kiểm tra hồ sơ định kì nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Quỳnh lưu 4
2.2.2. Phối kết hợp giữa tổ chuyên môn và tổ công đoàn trong việc quản lý thực hiện quy chế hoạt động dạy và học của giáo viên Trường THPT Quỳnh Lưu 4
Quy chế chuyên môn là các quy định, yêu cầu có tính pháp lý bắt buộc toàn nhà trường nói chung, tổ chuyên môn và tổ công đoàn nói riêng phải chấp hành nhằm tạo ra kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục diễn ra trên phạm vi nhà trường; đảm bảo các hoạt động giáo dục được tiến hành nghiêm túc, đồng bộ theo đúng pháp luật, theo đúng hướng dẫn sở GD&ĐT, Công đoàn ngành và cơ chế quản lý Nhà nước về giáo dục hiện hành.
Phối kết hợp tổ chuyên môn và tổ công đoàn trong việc thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường; từ đó góp phần tạo ra sản phẩm giáo dục đúng thực chất và có chất lượng cao.
Để phối kết hợp giữa tổ chuyên môn và tổ công đoàn nhằm quản lý thực hiện tốt quy chế chuyên môn của giáo viên trường THPT Quỳnh lưu 4 đòi hỏi ban cán sự tổ và tổ trưởng công đoàn phải: 
- Phối kết hợp để chỉ đạo và tổ chức lập kế hoạch quản lý thực hiện quy chế chuyên môn, trong đó chỉ rõ các biện pháp quản lý giáo viên thực hiện việc báo giảng, ghi sổ đầu bài, thực hiện chương trình bộ môn hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ và cuối năm học...
-Phối kết hợp để chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp kiểm tra việc ra đề, đáp án, làm ma trận đề các đề kiểm tra, duyệt đề trước khi tổ chức in sao đề và tiến hành thực hiện việc kiểm tra theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học của từng bộ môn.
- Phối kết hợp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các loại hồ sơ đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong từng học kỳ và cuối năm học; kịp thời nhắc nhở chỉ đạo những biểu hiện lệch lạc, tùy tiện, chủ quan hoặc thiếu quan tâm đầu tư xây dựng, thực hiện các loại hồ sơ theo quy định.
- Phối kết hợp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp định kỳ kiểm tra việc cập nhật điểm hoặc kết quả xếp loại (đối với môn quy định đánh giá bằng xếp loại) làm cơ sở để báo cáo, thực hiện công tác tuyển sinh,... đồng thời công khai, báo cáo kết quả, chất lượng học tập của học sinh với cha mẹ học sinh và xã hội.
- Phối kết hợp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp theo dõi, quản lý việc thực hiện nền nếp lên lớp, tham gia sinh hoạt, hội họp của giáo viên trong từng tháng, học kỳ và năm học; có sự nhắc nhở, uốn nắn kịp thời.
- Phối kết hợp chỉ đạo thực hiện gắn quản lý đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn với đánh giá viên chức quản lý, viên chức giáo viên và nhân viên, đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định của Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT và đánh giá kết quả thi đua cuối mỗi năm học nhằm nâng cao hơn nữa tính hiệu lực thi hành các quy định, quy chế chuyên môn...
Để thực hiện thành công

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phoi_ket_hop_giua_to_chuyen_mon_va_to.doc