Phong trào thi đua “Dạy tốt- Học tốt” với nội dung thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được Công đoàn trường xác định là nhiệm vụ xuyên suốt nhằm động viên mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo tích cực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thi đua đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”. Để phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả thiết thực, ngay từ đầu năm học, Công đoàn trường đã phối hợp chặt chẽ với chuyên môn xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, phát động và hướng dẫn tổ chức thực hiện phong trào thi đua một cách khoa học, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của đơn vị.
Phong trào được triển khai gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và lồng ghép với các phong trào thi đua, các cuộc vận động khác của ngành như: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Hai không”; “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”
Hưởng ứng phong trào thi đua “Dạy tốt- Học tốt”, mỗi cán bộ, giáo viên đã chủ động đề xuất các sáng kiến, giải pháp cụ thể để đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các hoạt động thiết kế bài giảng dạy học trực tuyến, dạy học theo chủ đề tích hợp, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm được triển khai rộng rãi với mục tiêu tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả giờ dạy, phát huy tính chủ động, tích cực, năng lực tư duy của học sinh.
iên công đoàn có ý kiến trái chiều, biểu hiện tư tưởng lệch lạc về cách thức tổ chức, quản lý, chỉ đạo của tập thể lãnh đạo nhà trường, Công đoàn phải chủ động gặp Hiệu trưởng bàn bạc đề xuất ý kiến để cùng giải quyết. Nếu có dấu hiệu không minh bạch, thiếu khách quan trong công tác thi đua khen thưởng hay chế độ chính sách cho đoàn viên không đảm bảo, Công đoàn xin ý kiến Hiệu trưởng và chỉ đạo ban thanh tra xác minh để đảm bảo các yếu tố khách quan, giải đáp thắc mắc của đoàn viên công đoàn. Chú ý phát huy dân chủ nhưng phải gắn với kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm của đoàn viên với cuộc vận động: Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương -Trách nhiệm. Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “ Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Ban Giám hiệu cùng BCH Công đoàn tổ chức phổ biến đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành đến CBCN-VC để giám sát thực hiện. Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn khi thực hiện những nội dung liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người lao động. Hiệu trưởng khi tham mưu với cấp trên về xây dựng, sửa đổi, bổ sung những chế độ, chính sách có liên quan đến nghề nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của CBCN-VC trong trường cần có ý kiến của tổ chức Công đoàn. Hiệu trưởng tạo điều kiện để Công đoàn thực hiện việc kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ của người lao động trong trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm xem xét giải quyết những kiến nghị (nếu có) của BCH Công đoàn sau khi kiểm tra. Hằng năm Hiệu trưởng lấy ý kiến của tổ chức Công đoàn về công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên theo kế hoạch và tạo điều kiện để Công đoàn thực hiện trách nhiệm động viên cán bộ giáo viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn kinh phí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đồng thời quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của hội nghị công chức, viên chức và người lao động. Công đoàn được cử đại diện tham gia các hội đồng tư vấn có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động trong cơ quan đơn vị. Khi bàn những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nữ cán bộ giáo viên, công nhân viên thì nhất định mời đại diện Ban nữ công cùng tham dự. Công đoàn phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên. Cần quan tâm đến hoàn cảnh, thu nhập thực tế của đoàn viên, đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách, lương bổng của đoàn viên. Công đoàn tham mưu sắp xếp bố trí lao động hợp lý, phân công nhiệm vụ phù hợp, tạo điều kiện cho cán bộ đoàn viên trong công việc. Chuyên môn chỉ đạo thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, viên chức, người lao động. Phối hợp với Chính quyền trong việc giám sát việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn trong trường. Công đoàn có trách nhiệm phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của cán bộ, viên chức, người lao động. Chuyên môn và Công đoàn đều thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi và ích lợi hợp pháp chính đáng của cán bộ, viên chức, người lao động. Công đoàn và Nhà trường luôn thông tin, báo cáo kịp thời cho nhau những chế độ chính sách của Nhà nước, của Ngành, của Công đoàn một cách chính xác đầy đủ. Công đoàn luôn quan tâm đến thu nhập thực tế của đoàn viên, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách lương bổng, phụ cấp của đoàn viên. Quan tâm nguồn thu nhập từ nguồn thu nhập phát triển kinh tế gia đình giáo viên, Công đoàn khuyến khích đoàn viên lựa chọn hình thức làm kinh tế phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến chuyên môn và uy tín nhà giáo. Ví dụ: Làm kinh tế vườn, chăn nuôi,Áp dụng những kiến thức khoa học tạo năng suất cao, tránh làm những việc tốn nhiều thời gian ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. Với quyền hạn cho phép Công đoàn tham mưu trong sắp xếp bố trí lao động hợp lý, phân công nhiệm vụ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong công việc. Vấn đề chăm lo sức khoẻ cán bộ giáo viên: Giám sát thực hiện đúng, kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xây dựng tủ thuốc học đường với cơ số thuốc tối thiểu để phục vụ. Ngoài ra, còn phối hợp với y tế nhà trường, Trung tâm y tế huyện về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Chăm lo đời sống tinh thần: một khi đời sống vật chất đã cải thiện tốt thì đời sống tinh thần càng được Công đoàn quan tâm hơn. Các hoạt động tinh thần thường đa dạng phong phú đã được tổ chức ở đơn vị như: Tham luận các chuyên đề: về gia đình, xã hội, về nữ công gia chánh, về nuôi con khoẻ dạy con ngoanvề những vấn đề đơn giản trong cuộc sống hàng ngày; kết hợp phổ biến đường lối chủ trương, chính sách, tài liệu, văn bản nghị quyết của Công đoàn cấp trên Với những vấn đề thực tế gần gũi như vậy, nên những kiến thức đã chuyển tải đến cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường một cách nhẹ nhàng, tăng thêm sự hấp dẫn tươi vui. Phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của CBNGNLĐ. Ban chấp hành Công doàn có trách nhiệm phản ánh kịp thời các kiến nghị của CBNGNLĐ lên lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm ngiên cứu, trao đổi, trả lời bằng văn bản về các kiến nghị của Ban chấp hành công đoàn. Lãnh đạo nhà trường phối hợp với Ban chấp hành công đoàn xem xét, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ trong nhà trường. -Trong suốt nhiều năm qua, Công đoàn và Chuyên môn đồng cấp trường THPT Diễn Châu 5 đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nên đã không xảy ra đơn thư khiếu nại, tố cáo. Phối hợp xây dựng và phát động phong trào thi đua; thực hiện các nhiệm vụ chính trị chuyên môn của nhà trường. Chuyên môn và Công đoàn phối hợp ban hành văn bản về phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn trong Ngành; phối hợp phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua. Công đoàn tham gia công tác thi đua khen thưởng, phối hợp xây dựng mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu thi đua, xây dựng tiêu chuẩn, chế độ khen thưởng, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của ngành, của đơn vị. Chuyên môn phối hợp với công đoàn trong việc phát động việc nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học và những sáng kiến kinh nghiệm đã được đúc kết để vận dụng trong công tác quản lý, giảng dạy; phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thao chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, phương pháp giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn. Chuyên môn phối hợp với công đoàn trong công tác định hướng phát triển giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và các mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ theo quy định của pháp luật. - Phong trào thi đua luôn được tập trung và thực hiện một cách sinh động, các phong trào thi đua và tiêu chí thi đua được Công đoàn phát động ngay từ đầu năm học. Chuyên môn và Công đoàn thống nhất quan điểm định hướng trong thi đua. Công đoàn Trường THPT Diễn Châu 5 luôn chú ý những điểm sau: - Tăng cường kỷ cương, nền nếp nhà trường, làm tốt công tác thi đua khen thưởng gắn với việc thực hiện nhiệm vụ được giao của từng cá nhân trong tập thể, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện của nhà trường như: + Phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” với nội dung thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” Ngay từ đầu mỗi năm học, Chuyên môn phối hợp với Công đoàn nhà trường đã chú trọng triển khai sâu rộng, phát động phong trào thi đua dạy tốt đến từng giáo viên và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt năm học. Cùng với việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh, nhà trường cũng luôn quan tâm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kích thích tư duy sáng tạo, chủ động, tự giác trong học tập của học sinh. Công đoàn đã phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường phát động phong trào thi đua rộng rãi tới tất cả các giáo viên và học sinh trong toàn trường, tập trung vào các nội dung: dạy học theo định hướng phát triển năng lực, xây dựng trường học hạnh phúc, phấn đấu tuần học tốt, giờ học tốt Nhà trường chỉ đạo các giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học online trong thời gian nghỉ dịch Covid-19. Để động viên phong trào và làm gương cho cán bộ, giáo viên, ngay từ khi có dịch covid -19 bùng phát của năm học 2019 - 2020, tất cả các 4 thầy cô trong Ban Giám hiệu đã đi tiên phong trong dạy học trực tuyến, từ việc làm của Ban giám hiệu nên tất cả các giáo viên nhà trường đã nhanh chóng khắc phụ khó khăn, tìm hiểu thêm về công nghệ thông tin, đến nay 100% cán bộ, giáo viên nhà trường đã ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong việc dạy học trực tuyến. Hình ảnh: Cô Phan Thị Thu Hương – Hiệu trưởng nhà trường dạy trực tuyến Phong trào thi đua “Dạy tốt- Học tốt” với nội dung thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được Công đoàn trường xác định là nhiệm vụ xuyên suốt nhằm động viên mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo tích cực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao tr
Tài liệu đính kèm: