A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới đất nước, Đảng
và Nhà nước ta luôn xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, sự quan tâm,
chỉ đạo, hướng dẫn để sự nghiệp giáo dục ngày càng lớn mạnh, nâng cao chất
lượng trong việc dạy và học, đào tạo những con người mới phát triển toàn diện,
góp phần xây dựng đất nước. Trong đó, thư viện trường học và các trung tâm
thông tin – tư liệu có một vị trí quan trọng trong việc tham gia vào sự nghiệp
phát triển giáo dục. Thư viện góp phần bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học,
xây dựng thói quen tìm tòi, tự học, nghiên cứu của giáo viên và học sinh, xây
dựng văn hóa trong nhà trường, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là
nơi cung cấp cho bạn đọc các loại: sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ
cho học tập các bộ môn; truyện cổ tích, truyện tranh, các tác phẩm văn học, các
cuốn từ điển tra cứu, sách báo, tạp chí, các tài liệu văn bản pháp luật về đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của
thông tin trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc ngồi đọc một
cuốn sách hay đã không còn thu hút mọi người như trước kia nữa và chỉ cần một
cái “click chuột” thì vô số thông tin hiện ra trước mắt, mọi người không cần đến
thư viện tìm kiếm hoặc ngồi hàng giờ trước một đống sách, báo để tìm kiếm một
thông tin nào đó mà họ cần. Thư viện hoạt động hiệu quả chính là việc làm sao
càng thu hút nhiều bạn đọc đến đọc và nghiên cứu tài liệu càng tốt. Có như vậy
tri thức mới được truyền bá một cách rộng rãi, tài liệu được sử dụng một cách có
hiệu quả. Nhưng làm được điều này không dễ bởi hiện nay có quá nhiều các trò
chơi giải trí chiếm phần lớn thời gian rảnh của các em. Nghiện Internet, đánh
bài, đánh xèng thu hút các em nhiều hơn là việc đọc sách. Bên cạnh đó nhu
cầu đọc, hứng thú đọc của học sinh ngày càng giảm do thư viện không đáp ứng
một cách phù hợp và kịp thời: bổ sung sách mới, tài liệu mới, các hình thức
phục vụ còn hạn chế Các em học sinh thường chỉ mấy tiết đầu đọc sách thấy
hứng thú, sau đó cảm thấy chán và không muốn đọc tiếp, nhiều em không muốn
lên thư viện vì không tìm thấy niềm vui, sự thích thú nữa. Số lượt sách giáo viên
và học sinh đến mượn chưa cao. Ngoài ra việc đọc sách của các em học sinh đều
mang tính thụ động, thấy thích mắt cuốn sách nào thì đọc, việc nắm bắt thông tin
và rút ra bài học kinh nghiệm chưa được chủ động. Qua công tác tại trường tôi
tự nhận thấy hiệu quả hoạt động thư viện chưa cao và còn nhiều thiếu xót. Vì
vậy tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng
thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh.”
cần. Vì vậy, lượt vòng quay của tài liệu đã tăng lên đáng kể. Công tác tuyên truyền trực quan như: trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề, tủ sách giáo dục đạo đức và tủ sách tự chọn cũng được thay đổi sách mới thường xuyên. Với những hình thức trên đều nhằm mục đích quảng bá và thu hút bạn đọc tiếp cận với tài liệu trong thư viện. Ví dụ: Về ngày nhà giáo Việt Nam, về Bác Hồ kính yêu, về Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, về người Mẹ, về người phụ nữ, về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Cán bộ thư viện phải là người chịu khó, hết lòng với công việc, biết tham mưu với lãnh đạo về công tác thư viện, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phải nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc như nhu cầu của chính bản thân mình, phải hòa nhã, gần gũi, thân thiện thì bạn đọc mới năng đến thư viện hơn. Chủ động đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường những nhu cầu tài liệu của bạn đọc đang cần để kịp thời cho vào danh mục sách bổ sung mỗi năm học. Cán bộ thư viện phải là người chịu khó học hỏi, biết cách sử dụng Internet cập nhật các tài liệu trên mạng, các phương thức làm tăng tính chủ động của giáo viên và học sinh trong việc đọc sách. Cán bộ thư viện giúp giáo viên lựa chọn sách nhanh chóng, thuận tiện 2.3. Tăng cường vốn tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. Tiếp nhận sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Nhà nước. Thông qua việc tổ chức quyên góp sách báo cũ từ các em học sinh với chủ đề: “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay” Thanh lý sách báo rách nát, đã không còn phù hợp để lấy thêm nguồn kinh phí mua sách mới. Xã hội hoá hoạt động thư viện, kêu gọi các cá nhân, cơ quan hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Làm giàu vốn tài liệu giúp bạn đọc có nhiều sự lựa chọn trong việc đọc sách, tìm kiếm thông tin, chắt lọc thông tin một cách hiệu quả hơn. Nhu cầu ở mỗi lứa tuổi đều khác nhau. Hằng năm trong công tác bổ sung tài liệu nên chú ý vào việc đáp ứng tài liệu phong phú cho bạn đọc. Học sinh Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh 8 khối 6, 7 nên chọn loại sách nội dung mang tính đơn giản, ít trừu tượng, nhiều hình ảnh, nhiều nhân vật anh hùng để các em noi gương, học tập. Chọn các loại tạp chí: Thiếu niên nhi đồng, Học trò cười, vì ở những loại tạp chí này có rất nhiều câu đố hay, kích thích trí tìm tòi, giải đáp; những mẩu truyện cười giúp bạn đọc bớt căng thẳng sau giờ học. Học sinh khối 8, 9 nên chọn những loại sách mang tính tham khảo phục vụ cho việc học tập, đặc biệt là những bài thi, ôn thi học sinh giỏi được tổ chức vào mỗi năm. Các tác phẩm văn học của các tác giả nổi tiếng Việt Nam và nước ngoài, giúp các em tiếp cận thông tin về tác giả, tác phẩm, về cuộc sống nhiều hơn, qua đó phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mình. Các cuốn sách về nghệ thuật cũng nên được đưa vào danh mục sách bổ sung vì sẽ giúp đời sống tinh thần của các em có nhiều màu sắc hơn, thú vị hơn. 2.4. Đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc. Để rút ngắn thời gian tra tìm tài liệu, chờ mượn tài liệu, giảm bớt công sức của cán bộ thư viện và đồng thời kích thích nhu cầu đọc, nhu cầu thông tin, tạo điều kiện cho người đọc được tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, thư viện nên chuyển từ hình thức phục vụ thông qua phiếu yêu cầu (Kho đóng) sang hình thức phục vụ tự chọn (Kho mở). Đây là hình thức phục vụ có nhiều ưu điểm, rất phù hợp với việc lưu thông tài liệu (mượn và trả tài liệu). Khi dựa vào ký hiệu mô tả của cuốn sách, những thông tin được viết trong phích mô tả, các em học sinh chỉ hình dung ra được một phần nội dung trong cuốn sách, có thể cần và giúp ích được nhưng có thể là không. Vì vậy việc mượn ra rồi lại cất hạn chế về khả năng đọc, mất thời gian, mất công sức của cả thủ thư và học sinh, nhiều lần mượn không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng chán nản và không muốn tiếp tục đọc nữa. Sau đây là một trong số những hình thức được trường tôi sử dụng nhiều trong việc khơi dậy thói quen và niềm say mê đọc sách của học sinh. Đổi mới phương pháp tuyên truyền giới thiệu sách. * Cách làm một bài giới thiệu sách như sau: + Phải xác định được đề tài mà mình giới thiệu . + Tìm sách đảm bảo về chính trị, tính thời sự nóng hổi, có tính giáo dục cao và có giá trị về nghệ thuật sâu sắc. Ví dụ : Hướng tới ngày kỷ niệm trong tháng, vấn đề đang được quan tâm hiện nay thông qua cuốn sách: năm 2015 vấn đề quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết + Nêu vị trí, tầm quan trọng của vấn đề chính được trình bày trong tác phẩm. Nêu một số thông tin đặc điểm hình thức của sách: Gồm có lời nói đầu, giới thiệu về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang, khổ sách, giá tiền. Quyển sách gồm có bao nhiêu chương, phần, tập... nêu bật cho độc giả hiểu rõ nội dung của tác phẩm. Từ đó sẽ gây cho họ sự tò mò, lòng say mê hứng thú và độc giả muốn tìm đọc ngay cuốn sách đó. + Giới thiệu, phân tích nội dung và nghệ thuật cuốn sách: Đây là phần chính của tác phẩm. + Phần kết của tác phẩm: Nêu bật được giá trị nghệ thuật, tính giáo dục. Hướng dẫn độc giả có thể tìm đọc sách ở đâu, thời gian nào. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh 9 + Kết quả: Sau lần giới thiệu, cuốn sách sẽ có rất nhiêu độc giả đến tìm và mượn đọc * Thư viện còn áp dụng một số hình thức giới thiệu sách: + Tuyên tuyền giới thiệu bằng miệng ở trong các buổi chào cờ đầu tuần, trong sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên đề, đọc trên loa phát thanh trong chương trình ra chơi giữa giờ. Tôi thường xuyên hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng giáo dục đạo đức... Nhằm mục đích gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy, kích thích sự tò mò, lòng ham mê đọc sách của người đọc. Khi các thư viện đã ứng dụng và sử dụng phần mềm quản trị thư viện sẽ tạo điều kiện cho phép quản lý người đọc và tài liệu, làm các thống kê và báo cáo. Cán bộ thư viện sẽ giúp bạn đọc tìm kiếm tài liệu trên mạng, hướng dẫn cách tra cứu, kích thích tìm tòi cái mới. Cán bộ thư viện chủ động tạo điều kiện cho giáo viên đọc sách bằng cách: chuyển một số sách báo mới xuống phòng Hội Đồng từ đầu giờ đến cuối giờ thu lại. Việc làm này đã giúp thời gian nghỉ ít ỏi giữa giờ của giáo viên vẫn có thể tiếp cận được sách, cập nhật thông tin mới hàng ngày. Cán bộ thư viện giúp bạn đọc lựa chọn tài liệu Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn tại thư viện. 2.5. Đào tạo người đọc cách lưu giữ thông tin, biết kỹ năng đọc sách. Xác định mục đích đọc sách bằng cách trả lời câu hỏi: “Đọc để làm gì? “Đọc sách gì, chỗ nào và đọc như thế nào?”. Điều này sẽ giúp giáo viên và học sinh tránh việc đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. .. Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách bằng cách đọc trang đầu và trang cuối để biết tên cuốn sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản và lần xuất bản. Thông tin trên sẽ giúp giáo viên và học sinh trong việc trích dẫn, giới thiệu sách, tìm kiếm sách trong thư viện hoặc đi mua sách. Xem mục lục vì phần này phản ánh dàn ý chung và tính logic của nội dung. Đọc mục giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu để biết cuốn sách đề cập vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả. Xem phần kết luận và tóm tắt ở cuối sách để thấy được kết luận chính và khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Trực tiếp tìm hiểu nội dung bằng cách đọc qua một vài đoạn sẽ phát hiện những thông tin lý thú, giá trị. Ghi chú lại bằng giấy những điều quan trọng. Cuối cùng, sau khi đọc xong, giáo viên và học sinh nên sắp xếp lại những gì đã thu hoạch được, lược hóa một số thông tin, nếu có thể thì vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa tri thức của cuốn sách. Tóm lại, cách đọc sách hiệu quả là phải gắn liền với việc ghi chép. Việc ghi chép sẽ làm cho quá trình mã hóa tri thức để chuyển vào bộ nhớ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Khi đọc, nên đọc với tốc độ biến đổi: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt. Nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề trình bày trong sách, hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu. Tuy nhiên, đọc nhanh không phải là đọc vội, đọc vàng, mà đọc nhanh là chọn cách đọc cần thiết, đúng lúc và đúng chỗ; nắm nhanh và đủ nội dung chứ không phải đưa mắt nhanh trên những câu chữ. Ngoài ra, bạn đọc cũng cần trau dồi cho được thói quen đọc mỗi ngày và không chỉ đọc duy nhất một loại sách mình ưa thích. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh 10 2.6 Tạo không gian thoải mái: - Xuất phát từ thực tế thư viện trường, tôi thấy đối tượng mà thư viện phục vụ chủ yếu là học sinh nhỏ tuổi, nhất là học sinh khối lớp 6. Các em còn chưa ý thức được việc đọc sách và tầm quan trọng của việc đọc sách nhưng lại rất thích nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại mà ông bà, bố mẹ thường kể. Vì vậy để thu hút các em lên thư viện tôi đã tiến hành một số việc làm sau: - Dán tranh ảnh ngộ nghĩnh, vẽ hình các nhân vật xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích nổi tiếng, tạo cho học sinh có cảm giác khi lên thư viện như là mình đang bước vào một thế giới cổ tích thần tiên. - Các em lên thư viện có thể tự do lựa chọn những cuốn sách mà mình yêu thích, lên thư viện bất cứ khi nào vào các giờ mở cửa . - Học sinh được đi lại tự do, trao đổi thông tin về các cuốn sách mà mình vừa tìm đọc với các bạn ngay tại thư viện. 2.7 Tổ chức “giới thiệu sách bằng bảng treo di động” - Kết hợp với các hình thức tổ chức giới thiệu sách theo chủ điểm hàng tháng, giới thiệu sách ở bảng giới thiệu sách, giới thiệu sách bằng bảng treo di động được tổ chức khi có sách mới nhập về hoặc phục vụ cho các cuộc thi: học sinh giỏi, các cuộc thi của Đoàn, Đội. - Thực hiện: Đóng bảng focmica khung nhôm gắn cặp sắt để bìa sách và bài giới thiệu cuốn sách (12 cặp). Các khối trưởng lựa chọn báo cần theo đề tài phù hợp với các chủ điểm hoặc sách báo mới nhập, viết bài giới thiệu cho từng cuốn sách báo. Phô tô bìa ( phô tô màu) hoặc trang tên sách kèm bài giới thiệu gắn lên bảng. Bảng được treo ở bảng tin, phòng đội hoặc gốc cây sân trường để học sinh xem được ở mọi lúc mọi nơi. Sau những buổi giới thiệu sách bằng bảng treo di động, học sinh lại đến thư viện đọc sách báo nhiều hơn. 2.8. Phát huy tối đa vai trò của cán bộ thư viện: Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều thì phải nói đến một nhân tố rất quan trọng không thể thiếu đó chính là vai trò nòng cốt của cán bộ thư viện trường học. Cán bộ thư viện phải là người hết lòng với công việc, biết tham mưu với lãnh đạo về công tác thư viện, nắm chắc những kiến thức chuyên môn cần thiết đồng thời thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ . Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên, thăm dò tìm hiểu học sinh để nắm bắt được trong buổi học đó có tài liệu gì cần dùng đến để có kế hoạch báo cáo với lãnh đạo nhà trường nhằm bổ sung kịp thời. Cán bộ thư viện cần có thái độ hòa nhã, gần gũi, thân thiện, tận tình phục vụ bạn đọc. Kịp thời nắm bắt nhu cầu bạn đọc như nhu cầu của chính bản thân mình. Hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng, tra tìm tài liệu khi họ cần. Tạo mối quan hệ tốt với thư viện các trường khác để thường xuyên trao đổi thông tin đa chiều, trao đổi vốn tài liệu giữa các thư viện nhằm đảm bảo thư viện luôn cập nhật tài liệu mới phục vụ bạn đọc trong và ngoài nhà trường. Ngoài việc đọc sách tại thư viện tôi còn tạo điều kiện để học sinh được mượn tài liệu về nhà nhằm mục đích tạo thói quen đọc sách cho các em. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh 11 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết quả của đề tài Qua thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao hoạt động đọc sách trong thư viện bằng việc tạo hứng thú đọc và nâng cao kỹ năng đọc sách, Thư viện trường THCS tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Học sinh thảo luận nhóm, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Các tiết đọc sách của học sinh khối 7 giờ đã được các em đón nhận một cách nồng nhiệt và chủ động hơn. Các em tìm đến sách, chủ động hỏi cán bộ thư viện quyển sách mình cần tìm, không e dè như trước mới đầu vào năm học nữa. Các em chủ động thi kể lại, tóm tắt nội dung cuốn sách mình vừa đọc, các bạn khác nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Vào các tiết ra chơi giữa giờ, các tiết trống hoặc các tuần đệm kết thúc của mỗi học kỳ, số học sinh lên thư viện ngày càng đông hơn, phần vì lý do đọc cho vui đọc để giải trí, phần vì các em đã có ý thức hơn trong việc đọc sách là một niềm vui mỗi ngày. Các em thích thú khi đọc một câu chuyện hay và mượn giấy bút cô Thủ thư để ghi lại, say mê vẽ tranh theo hình trong câu chuyện. Nhờ tổ chức và hoạt động có hiệu quả nên Thư viện và nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định: Đến nay thư viện nhà trường đã có tổng số 5300 bản, trong đó sách tham khảo là bản (4.02 bản / 1 học sinh), sách nghiệp vụ là: 746 bản (29 bản / 1 giáo viên), sách giáo khoa là: 1108 bản (đảm bảo 100 % học sinh có đủ sách giáo khoa, cấp miễn phí cho học sinh thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách), báo tạp chí có đến 7 loại như Giáo Dục, toán học& tuổi trẻ, Tạp chí giáo dục thủ đô. 1. Đối với học sinh: Thư viện đã thu hút 80% học sinh đã đến thư viện mượn và đọc sách tại chỗ. Nhờ đó, kết quả học tập văn hóa và rèn luyện đạo đức của học sinh ngày càng tiến bộ. Thời gian Giáo viên Học sinh Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Năm học 2015-2016 32 100% 351 70% Năm học 2016-2017 34 100% 385 75% Học kì I năm học 2017- 2018 37 100% 469 80% Nhờ đó, kết quả học tập văn hóa và rèn luyện đạo đức của học sinh ngày càng tiến bộ. * Về giáo dục đạo đức: Ý thức đạo đức của các em học sinh ngày càng tốt hơn, thể hiện thông qua việc đánh giá xếp loại đạo đức cuối năm học như: - Năm học 2015-2016: Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm: 80%, hạnh kiểm khá: 15%, hạnh kiểm TB : 4.5%, hạnh kiểm yếu: 0.5%. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt ngày một tăng - Năm 2016 - 2017 Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm: 81.2%, hạnh kiểm khá: 15%, hạnh kiểm TB : 3.5%, hạnh kiểm yếu: 0.3%. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh 12 - Học kì I năm 2017- 2018 đạt 83%, tỷ lệ học sinh xếp loại TB và yếu giảm dần. * Về kết quả học tập: Nhờ có thư viện mà các em học sinh chăm chỉ sưu tầm tài liệu, tìm hiểu kiến thức, có ý thức tự học và sáng tạo và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. - Chất lượng giáo dục đại trà: Tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi ngày một tăng và tỉ lệ học sinh xếp loại yếu giảm dần. - Chất lượng mũi nhọn: Tỷ lệ học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và đạt giải qua mỗi năm học tăng dần 2.Đối với giáo viên: Thư viện đã thu hút tất cả giáo viên trong trường đã đến thư viện mượn sách đọc. Nhiều giáo viên mượn hàng chục lượt sách mỗi tháng. Việc đọc đã có tác dụng tốt trong công tác giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn của mình, cụ thể như: Năm học 2015 – 2016: - GV giỏi cấp trường chiếm 30%. - 01 Giáo viên có học sinh đạt giải môn Sinh học cấp Thành phố. - 01 Giáo viên đạt giải kì thi giáo viên dạy giỏi môn GDCD - 03 Giáo viên có học sinh giỏi môn: Công nghệ, GDCD. Năm học 2016 – 2017: - 02 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Ngữ văn, Công nghê, Toán, Vật lí - Nhiều giáo viên trẻ có học sinh giỏi được công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Học kì I năm học 2017 – 2018: - 03 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD. II. Bài học kinh nghiệm: Bước đầu phong trào đọc sách của trường THCS có được ở giáo viên và các em học sinh. Đó là nhờ sự quan tâm giúp đỡ cuả các cấp lãnh đạo, của hiệu trưởng và cả ban giám hiệu, của hội cha mẹ phụ huynh học sinh cùng với tổ chuyên môn . Nề nếp này được duy trì và phát huy hơn nữa cần phải có những bài học kinh nghiệm sau: 1. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nhất thiết nhà trường phải có thư viện. Có phòng đọc sách cho giáo viên, phòng đọc sách cho học sinh . 2. Lịch đọc và mở cửa có quy định cụ thể , nề nếp duy trì tốt . 3. Người giáo viên thư viện phải là người có nhiệt tình, say mê với công tác sách, đồng thời phải có năng lực tổ chức xắp xếp công việc. Biết kết hợp với nội dung sinh hoạt của nhà trường. Có tinh thần dám nghĩ dám làm. Tham mưu tốt với các cấp lãnh đạo . 4. Công tác thư viện của nhà trường phải được ban giám hiệu, hội đồng giáo dục quan tâm, cho các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua. 5. Hàng năm có bổ sung sách, báo, tạp chí.... mới theo từng quý từng năm, phải thường xuyên và liên tục. 6. Giới thiệu tuyên truyền sách, báo ...cần có sự góp sức của những đồng chí giáo viên chủ nhiệm. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh 13 Với những hoạt động đồng bộ này tôi tin rằng công tác thư viện trường học sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh 14 III. Kiến nghị: Qua quá trình thực hiện đề tài tôi có những kiến nghị sau: 1. Với Phòng Giáo dục đào tạo: - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện một cách thường xuyên, tạo điều kiện cho họ có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm các thư viện tiên tiến trong và ngoài huyện. - Tham mưu, kết hợp với các tổ chức để đưa sách về phục vụ giáo viên và học sinh các vùng nông thôn, điều chỉnh và bổ sung kinh phí cho thư viện trường học. 2. Với nhà trường: - Ban giám hiệu nên xếp các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua của giáo viên . - Ban phụ trách đội đưa phong trào đọc sách của học sinh vào thi đua theo từng đợt mà hoạt động đoàn đội phát động . 3. Với đồng nghiệp: - Luôn luôn ủng hộ các phong trào của thư viện như phát động sách giáo khoa Đặc biệt là công tác tuyên truyền giới thiệu sách, đọc sách và tự học tập bồi dưỡng của giáo viên, học sinh. -Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng thư viện ngày một tốt hơn. Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh.”. Do điều kiện và khả năng hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự quan tâm góp ý của các cấp để tôi ngày một hoàn thiện hơn trong công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Gia Lâm, ngày 15 tháng 3 năm 2018 Hoàng Thi Thu Nhàn Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh 15 D. BÀI GIỚI THIỆU SÁCH MINH HỌA, TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI GIỚI THIỆU SÁCH: “NHỮNG NHÂN VẬT TÊN CÒN TRẺ MÃI” TÁC GIẢ: Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến! Để có thể hình thành, xây dựng và phát triển văn hóa đọc, trong xã hội hiện đại nói chung, trong giới trẻ chúng ta nói riêng, không phải chỉ cần những tấm lòng yêu sách, ham đọc sách mà còn rất cần những quyển sách chất lượng để phục vụ cho nhu cầu đọc ấy. Đến với buổi giới thiệu sách ngày hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh một quyển sách vô cùng tuyệt vời, quyển sách mang tên “Những nhân vật tên còn trẻ mãi” do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng biên soạn và được NXB Kim Đồng xuất bản năm 2012, tái bản lần 1 năm
Tài liệu đính kèm: