Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 8

5 Mô tả bản chất của sáng kiến:

5. 1. Tính mới của sáng kiến:

Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết

yếu trong nhà trường THCS, để hạn chế được những đối tượng học sinh cá biệt

góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Bản chất con người nói chung là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác

nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những biểu

hiện khác nhau như vậy. Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin:

"Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện

tượng học sinh cá biệt không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà

có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định.10

Tuổi học sinh lớp 8 là lứa tuổi có diễn biến phức tạp nhất là giai đoạn

chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, các em thấy mình đã lớn, thích được làm

người lớn, các em tò mò, thích khám phá, thích thể hiện sự mạnh mẻ, sự sành

điệu. nên dẫn đến các em dể bị lôi cuốn, dễ bị cám dỗ bởi các thành phần xấu

trong xã hội. Trẻ ở lứa tuổi này có những biến động mạnh mẽ về mặt tâm sinh lý.

Đó là quá trình thay đổi về cơ thể, sự phát triển của tự ý thức, sự hình thành kiểu

quan hệ mới. Tình bạn ở lứa tuổi này có những sắc thái mới so với lứa tuổi trước

đó, các em đã bắt đầu để ý đến bạn khác giới, chơi với bạn khác giới không còn tự

nhiên, hồn nhiên. Ở lứa tuổi này các em thường bộc phát, dám nói thẳng, nghĩ sao

nói vậy, nghĩ thế nào làm thế đó, không đắn đo cân nhắc vậy nên dễ có nhiều điều

mắc sai lầm, dễ gây rắc rối, nguy hiểm.

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 672Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 1. Tính mới của sáng kiến: 
Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết 
yếu trong nhà trường THCS, để hạn chế được những đối tượng học sinh cá biệt 
góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 
Bản chất con người nói chung là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác 
nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những biểu 
hiện khác nhau như vậy. Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: 
"Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện 
tượng học sinh cá biệt không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà 
có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định. 
10 
Tuổi học sinh lớp 8 là lứa tuổi có diễn biến phức tạp nhất là giai đoạn 
chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, các em thấy mình đã lớn, thích được làm 
người lớn, các em tò mò, thích khám phá, thích thể hiện sự mạnh mẻ, sự sành 
điệu... nên dẫn đến các em dể bị lôi cuốn, dễ bị cám dỗ bởi các thành phần xấu 
trong xã hội. Trẻ ở lứa tuổi này có những biến động mạnh mẽ về mặt tâm sinh lý. 
Đó là quá trình thay đổi về cơ thể, sự phát triển của tự ý thức, sự hình thành kiểu 
quan hệ mới. Tình bạn ở lứa tuổi này có những sắc thái mới so với lứa tuổi trước 
đó, các em đã bắt đầu để ý đến bạn khác giới, chơi với bạn khác giới không còn tự 
nhiên, hồn nhiên. Ở lứa tuổi này các em thường bộc phát, dám nói thẳng, nghĩ sao 
nói vậy, nghĩ thế nào làm thế đó, không đắn đo cân nhắc vậy nên dễ có nhiều điều 
mắc sai lầm, dễ gây rắc rối, nguy hiểm. 
Bên cạnh đó, xã hội phát triển theo cơ chế thị trường kéo theo một bộ phận 
không tích cực khác cũng phát triển như dịch vụ giải trí không lành mạnh, phim 
ảnh bạo lực, tình cảm trai gái quá mức; các dịch vụ bia, internet, karaoke được 
tổ chức gần trường học, lôi cuốn, hấp dẫn các em vào các trò chơi vô bổ dẫn đến 
trốn học và những vi phạm khác. Cha mẹ học sinh bộn bề với cuộc sống mưu sinh, 
ít quan tâm đến con em, phần lớn phụ huynh giao phó sự giáo dục con em cho nhà 
trường và không tạo điều kiện cho việc học tập của các em, học tập yếu, thua bạn 
bè dẫn đến chán học, bỏ học. 
Do đặc thù tâm sinh lí lứa tuổi mà khối lớp 8 là khối có nhiều học sinh cá 
biệt hơn hết. Học sinh cá biệt không được sự quan tâm giáo dục đúng mực của thầy 
cô, gia đình và tất cả các tổ chức trong xã hội dẫn đến trở thành HS cá biệt nhiều 
năm. Các em bỏ học lêu lỏng tham gia tệ nạn xã hội hoặc các em vẫn tham gia học 
tập nhưng sự phát triển nhận thức không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội 
trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội 
5. 2. Nội dung sáng kiến: Để thực hiện sáng kiến, tôi đưa ra giải pháp 
sau: 
5.2.1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: 
 Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp phải được thực hiện 
ngay khi được phân công chủ nhiệm. 
 + Lập sổ chủ nhiệm, sổ tay cá nhân : Ngoài việc nắm bắt thông tin thông 
thường như sĩ số lớp, số hs nam, nữ, dân tộc, hộ nghèo, địa chỉ, số điện thoại 
GVCN cần thu thập thông tin cụ thể chi tiết của cá nhân hs về mọi phương diện 
sống với ai, cha mẹ li dị, li thân, mồ côi, nhà nghèo, khuyết tật, thành phần gia 
đình, nghề nghiệp cha mẹ, số anh chị em, tôn giáo, gia đình có người rơi vào tệ 
10 
nạn, chất đọc da cam, con hiếm muộnđể từ đó chọn đối tượng HS cá biệt, có 
hoàn cảnh sống và sự phát triển khác biệt để áp dụng giải pháp giáo dục phù hợp 
từng đối tượng học sinh. GVCN thu thập thông tin hs từ học bạ, từ sổ chủ nhiệm 
của GVCN năm trước đó, từ vnedu, từ ban cán sự lớp.. bằng hình thức tải thông tin 
trên vnedu về in ra, chụp hình học bạ, ghi chép 
 + Tạo mạng lưới, kênh thông tin: GVCN lập ban cán sự lớp trên tinh thần 
đội ngủ xung phong, tự nguyện nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với lớp, tinh thần 
cộng tác với GVCN cao. GVCN đầu tư phương tiện liên lạc cho ban cán sự lớp 
thông tin tới GVCN và ngược lại một cách kịp thời (2 chiếc điện thoại di động với 
chức năng đơn giản là nhắn tin và gọi điện, giá trị kinh phí thấp, 2 sim điện thoại 
GVCN lắp đặt, giao cho lớp trưởng và lớp phó. Cuối năm GVCN thu lại, tiếp tục 
sử dụng cho năm học sau). GVCN lập nhóm facebook, zalo cho lớp để thông báo 
hoạt động chung sinh hoạt hoặc hỏi thăm nhau. 
 + Lập sơ đồ lớp: tuần đầu tiên cho hs tự chọn bạn để ngồi chung, điều kiện 
xen kẽ nam nữ cho phù hợp sĩ số lớp, tuần thứ 2 dựa trên kết quả hoạt động gvcn 
sẽ thay đổi một số chỗ ngồi phù hợp (bạn học tốt kèm bạn chưa học tốt, bạn chú ý 
kèm bạn chưa chú ý,..) dựa trên sơ đồ lớp và hình trong học bạ GVCN cần cố gắng 
nhớ tên và gương mặt và vị trí chổ ngồi của HS, ghi nhớ cá tính nổi trội của mỗi hs 
 + Tổ chức chu đáo cuộc họp PHHS đầu năm: trong buổi họp GVCN ghi 
tên hs vào vị trí các em ngồi và mời PHHS ngồi đúng ngay vị trí của con em mình 
để PHHS biết vị trí con ngồi học như thế nào, con ngồi với bạn nào, có ý kiến về 
chỗ ngồi của con không và cũng để GVCN dễ dàng nhớ mặt PHHS, điểm danh 
PHHS, đặt biệt là phụ huynh của hs cá biệt, nếu PHHS vắng, GVCN bố trí mời 
họp lại. Trao đổi kịp thời với PHHS những thông tin của HS đến PHHS, đồng thời 
lấy thông tin và kiểm chứng thông tin từ phía PHHS. Cuộc họp PHHS đầu năm, 
GVCN cần thống nhất với phụ huynh một số biện pháp giáo dục hs nói chung và 
hs cá biệt nói riêng, yêu cầu PHHS kí cam kết nếu đồng ý các biện pháp giáo dục 
của GVCN, hoặc trình bày rõ ý kiến nếu không đồng ý. 
 5.2.2. Phân tích đối tượng học sinh cá biệt: 
 + Lười biếng: thường xuyên không học bài, không làm bài, không ghi chép 
bài, không mang dụng cụ học tập, không tham gia hoạt động lớp, không vệ sinh cá 
nhân 
 + Bạo lực: Dọa nạt bạn bè thậm chí đánh nhau, ỷ mạnh hiếp yếu, bắt người 
khác phục vụ mình bằng việc sử dụng bạo lực cá nhân hoặc bạo lực do một nhóm 
10 
(Vd: bắt chỉ bài, trấn lột tiền, hay chỉ cần thấy bạn khác nhìn mình ánh mắt không 
thích, sẵn sàng săn tay áo, hất mái tóc hiên ngang đi tới để kiếm chuyện) 
 + Đua đòi: Tiêu sài các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà 
trường, thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia giàu có, chúng thích ăn chơi hơn 
là học hành tử tế. Thậm chí còn có cả ăn cắp, ăn trộm, cầm cố tài sản không chỉ 
của mình mà còn lừa lấy tài sản của bạn đi cầm cố. 
(Vd: Trộm tiền cha mẹ vài triệu đồng lên trường ăn xài, thậm chí “đãi” 1 nhóm ăn 
chơi) 
 + Tinh ranh: Khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với 
thầy cô, bạn bè, học sinh hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, 
bạn bè nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được sắp sẵn trong đầu óc 
chúng. 
(Vd: giả mạo chữ viết để thực hiện hành vi xúc phạm giáo viên, bằng nhiều cách 
để chối tội hoặc đổ tội cho người khác) 
 + Thích làm “ người lớn”: thích có người yêu, thích nhắn tin, viết thư yêu 
đương thậm chí thích được đụng chạm tay chân khi đứng gần nói chuyện với bạn 
khác giới, thích trang phục khiêu gợi, sẵn sàng bỏ học đi chơi cùng bạn trai (bạn 
gái). 
 + Không cộng tác: Ra mặt không cộng tác, chống đối không thực hiện 
theo yêu cầu của cha mẹ thầy cô..( Vd: yêu cầu lên kiểm tra thực hành bộ môn, học 
sinh đứng tại chỗ không lên, hỏi gì cũng không trả lời, thậm chí cho ngồi cũng 
không chịu ngồi) 
 + Sa vào tệ nạn: Nghiện game, nghiện thuốc lá, nghiện bài bạc rượu chè, 
sử dụng chất kích thích 
 5.2.3. Phân tích nguyên nhân: 
 + Nguyên nhân về phía nhà trường: 
Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn nhiều hạn 
chế, chưa có biện pháp phù hợp trong giáo dục học sinh cá biệt. Một số GV chưa 
thật tình tận tâm trong công tác giáo dục, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 
giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn. Một số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm, 
không có tính sáng tạo trong việc đề ra các biện pháp giáo dục học sinh đôi khi còn 
quá coi trọng thành tích của lớp, dẫn đến hiện tượng thờ ơ, bao che, cứng nhắc, gò 
ép học sinh. 
 + Nguyên nhân về phía gia đình: 
10 
Những em có dấu hiệu vi phạm đạo đức trong thời gian qua đều do gia đình thiếu 
quan tâm chăm sóc, giúp đỡ các em; một số gia đình do kinh tế khó khăn bố mẹ đi 
làm ăn xa chỉ biết đóng tiền cho con; một số gia đình không có phương pháp quản 
lý giáo dục con dẫn đến tình trạng buông lỏng. Gia đình không đầm ấm, bạo lực 
gia đình, gia đình đổ vở, chấp nối hôn nhân, .. 
 + Nguyên nhân về phía xã hội: 
Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động lối 
sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về 
chuẩn mực đạo đức. Tác động tiêu cực của bạn bè. Sự ảnh hưởng của khoa học 
công nghệ: điện thoại, internet, games. 
 + Nguyên nhân về phía bản thân: Bản thân học sinh không có sự rèn 
luyện tốt, không có ý chí cố gắng, tinh thần vượt khó, lười biếng, nhút nhát.. 
 5.2.4. Tiếp cận đối tượng học sinh cá biệt: 
 + Tạo ấn tượng đầu tiên 
 Ngày đầu gặp lớp tạo cảm giác thân thiện: giới thiệu thông tin cá nhân, cho 
HS số điện thoại di động của mình, cho nick facebook, zalo, địa chỉ nhà ở.. 
Lời chào thân thiện « Các em có biết là cô đã xin BGH mãi mới được chủ nhiệm 
lớp chúng ta không? Các em có biết vì sao cô lại xin BGH cho chủ nhiệm lớp mình 
không? Đơn giản vì cô thích lớp chúng ta, cô đã dõi theo lớp mình lâu rồi và cô 
phát hiện chúng ta rất thú vị, rất hợp tính cô. Cô muốn cho mình cơ hội được làm 
bạn với chúng ta.. và vì điều đó nên cô đã tìm hiểu rất kĩ chúng ta, cô rất hiểu 
chúng ta đấy! năm ngoái chúng ta đã hư như thế nào, chúng ta đã nghịch ngợm ra 
sao.. cô biết hết nha! không sao cả, năm nay cô và chúng ta sẽ thành 1 đội, miễn 
là tôn trọng nhau, cô có thể nghịch ngợm cùng các bạn. Cô cũng rất thú vị, các 
bạn có thể chưa tin.. nhưng chúng ta sẽ cho nhau cơ hội, các bạn đồng ý nha!» 
 + Mềm nắn rắn buông: 
 Đối với HS cá biệt thì biện pháp mời cha mẹ lên mắng vốn, bắt làm bản 
kiểm điểm, bắt nhận lỗi hay đánh đòn phê bình trước lớp... thì chưa chắc đã hiệu 
quả. HS có thể nhận lỗi trước mặt cô. Nhưng sau lưng chúng có thể thù cô giáo 
hơn thậm chí chúng còn trả thù bằng cách ném đá vào nhà GV. GV đừng nên 
nguyên tắc, cứng nhắc với trò. Cô phải có “chiêu” khác, bài lờ, bài tránh như 
không biết, biết mà không xử lí, xử lí tách riêng. không dùng bạo lực nhưng vẫn 
đặt ra những nguyên tắc, quy định. Không có kỷ luật cũng khiến trẻ tự do bừa bãi. 
Đặc biệt, trong giáo dục HS cá biệt không hẳn lúc nào cũng áp dụng lời nói động 
viên khuyến khích mà cần có những quy định. 
10 
Vd: 1 học sinh thường xuyên trốn học, có khi trốn học đi chơi từ sáng sớm tới 
chiều tối chưa về nhà 
 Ngay tiết đầu, ban cán sự lớp có trách nhiệm báo cáo sỉ số lớp cho GVCN, 
báo trực tiếp hoặc phương tiện di động mà GVCN đã cấp cho sử dụng. GVCN sẽ 
liên lạc với phụ huynh kiểm tra hiện HS đó đang ở đâu. Nếu có ở nhà trình bày rõ 
nguyên do. Nếu học sinh không có ở nhà PHHS cũng biết được và có kế hoạch tìm 
kíêm con em, nếu PHHS không thể tìm được con em mình, GVCN sẽ tiếp tục khai 
thác thông tin tại lớp, hoặc khai thác trên nhóm facebook, zalo khi học sinh đã tan 
buổi học về nhà (bạn ấy hay chơi với ai? Lớp nào? Bạn thích chơi những gì? ở 
đâu? Ai đã thấy bạn ấy trong thời gian gần nhất ?..) GVCN liên lạc với các GVCN 
lớp khác để có thông tin của học sinh mà học sinh lớp chủ nhiệm mình hay đi cùng 
để dò tìm manh mối. 
 GVCN có thể nhắn tin cho HS cá biệt:“ em đang ở đâu? Hôm nay cô ghé 
lớp 2 lần, tìm mãi mà không thấy em? Cô lo lắng lắm! em không nhớ cô sao? Trả 
lời tin nhắn cho cô nhé. Thương em!” 
+ Chúng ta là bạn: 
Học sinh ở lứa tuổi 12- 15 như đã phân tích sự thay đổi tâm sinh lí ở trên, 
các em thật sự cần lắm người chia sẽ những khủng hoảng tâm lí lứa tuổi, các em 
cần lắm một cầu nối giữa các em và gia đình và điều đó chỉ có thể là GVCN. Vì có 
những điều học sinh không dễ gì nói ra với phụ huynh, không thể nói với bạn, 
nhưng học sinh lại có thể chia sẽ cùng GVCN. GVCN làm bạn với học sinh bằng 
cách đặt mình vào vị trí của các em, cùng học, cùng lao động, cùng tham gia chơi 
một số trò mà học sinh yêu thích: Tham gia chơi trượt ba tin, đi dã ngoại, chơi bi 
da.. 
Vd: 1 Học sinh đang học tốt, nay thay đổi thích đứng tựa hành lang, nhìn xa xăm, 
không nói, không đùa thậm chí còn cáu gắt, mất tự tin lạc quan.. theo dõi và 
GVCN phát hiện em ấy đang yêu, và em ấy bị đối phương bỏ lơ không chú ý tới. 
Trường hợp này GVCN cần làm bạn với các em. Sinh hoạt lớp, kể cho tập 
lớp nghe “Ngày xưa cô học lớp 8, cô học không giỏi lắm, nhưng ngày ấy cô có 
thích một bạn nam, bạn ấy không hề thích cô. Cô muốn bạn ấy để ý thấy cô, và thế 
là cô học bài thật kĩ, xung phong trả bài để lấy điểm cao, cô sung phong tham gia 
thi văn nghệ, mỗi ngày đến lớp cô làm bài đầy đủ chỉ để mong khi bạn ấy cần cô 
có thể cho bạn ấy mượn vở xem tham khảo.. và kết quả học kì cô được học sinh 
khá. Các bạn trong lớp bắt đầu để ý tới cô, và bạn nam đó cũng vậy..” 
10 
GVCN có thể gặp riêng nói chuyện với hs “thích ai rồi phải không ta! lứa 
tuổi của các em biết yêu, biết thích một bạn khác giới là hết sức bình thường mà, 
ngày xưa ở độ tuổi em cô cũng như thế, cô còn giữ những cuốn vở có nét chữ bạn 
của cô viết cho cô á, khi nào có dịp cô sẽ cho em xem, những cảm xúc đầu đời thật 
đẹp, cô nhớ như in những cảm xúc không thể nào phai nhạt trong tâm trí.. cô thấy 
em rất đáng yêu, cô nghĩ cũng nhiều bạn đang thầm thích em, có cảm tình với em 
đó nha”” 
Bằng những câu nói mở đầu như vậy các em sẽ mở lòng. Rồi ta từ từ phân 
tích, hướng học sinh đến nhiệm vụ học hành để có thể đạt được tình cảm tốt đẹp đó 
trong tương lai. Với chuyện tình cảm, tất cả sự phản ứng gay gắt đều không mang 
lại hiệu quả, ngược lại các em sẽ giấu giếm, không chia sẻ, dẫn đến chúng ta không 
có cơ hội nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em để có cơ hội tìm ra giải pháp. 
Chỉ khi ta đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của các em, trở thành người bạn đồng 
hành khi đó sự khuyên bảo mới có giá trị". 
 + Chúng ta là gia đình: 
Điều cần thiết để kết nối giữa nhà trường với gia đình và làm cho nhà trường 
trở thành gia đình thứ hai của học sinh, GVCN là cha mẹ, bạn bè là anh em, ngoài 
việc lấy thông tin của phụ huynh học sinh (số điện thoại, tên phụ huynh, địa chỉ 
nhà), GVCN cần ghé nhà thăm gia đình, tiếp xúc trao đổi với phụ huynh tại nhà, 
qua việc tiếp xúc với phụ huynh GVCN ít nhiều biết được lí do học sinh trở nên cá 
biệt, trao đổi với PHHS để biết nề nếp truyền thống gia đình, điều kiện hoàn cảnh 
sống của học sinh để bồi đắp thêm cho các em những thiếu xót, đôi khi còn hổ trợ 
tuyên truyền tới PHHS biện pháp giáo dục con em cho phù hợp, GVCN cần truyên 
truyền giáo dục tinh thần đoàn kết của lớp, khi thấy bạn có dấu hiệu khác lạ, bất kể 
thành viên nào cũng có trách nhiệm hỏi thăm, động viên, báo cáo với GVCN để 
kip thời xử lí. Khi có 1 cá nhân lớp ốm, nằm viện, GVCN tổ chức cho lớp đi thăm, 
phân công lớp chép bài và giảng bài cho bạn. GVCN tổ chức các hoạt động tập thể 
tạo điều kiện cho lớp được tham gia cùng nhau, không loại trừ 1 thành viên nào 
không được tham gia (đặt áo lớp, nón lớp, băng reo cho lớp. khẩu hiệu chung của 
lớp, báo ảnh của lớp với những hình ảnh hoạt động cùng nhau như giờ lao động, 
giờ ra chơi, giờ học, giờ tập văn nghệ..bài múa tập thể) 
Vd: 1 học sinh nữ rất thông minh và xinh đẹp thế nhưng lại ăn chơi lêu lỏng, thích 
thể hiện là đàn chị, học 1 buổi, nghỉ 2 buổi, hay đăng facebook những lời lẽ thô tục 
thách thức. 
10 
GVCN thăm gia đình thì biết gia đình em, Khi mẹ em mang thai em thì ba 
em lãnh án tù, mẹ sinh em ra để lại cho ông bà nội rồi bỏ đi theo người đàn ông 
khác khi ba em chưa mãn hạn tù..ông bà nội rất thương em nhưng ông bà già rồi, 
không thể nào bù đắp cho em tình thương cha mẹ 
Một lần đang đi học thì em bị đau bụng. GVCN gửi lớp và đưa học sinh ra 
phòng cấp cứu, em bị chứng rối loạn chu kì, hỏi ra mới hay một tháng 30 ngày thì 
em đã phải chịu đựng chu kì tới 20 ngày, mà em không dám nói với ai, không còn 
ai khác GVCN lúc này phải vào vai người mẹ, nhắc nhở em uống thuốc đúng giờ, 
chỉ bảo cho em cần ăn gì, cần khiêng cử gì, cần làm gì, GVCN chở em đi mua 
những vật dụng cần dùng của con gái, trang phục phù hợp, tế nhị.. gần gủi động 
viên chia sẽ, phân công một số bạn nữ có tình cảm, khéo léo, tế nhị gần gủi động 
viên học sinh trong những ngày em ấy ốm và rồi một cách tự nhiên khi có 
chuyện xảy ra với em, em đã chủ động nói với GVCN, ông bà của em cũng chủ 
động gọi điện kể với GVCN những việc liên quan tới gia đình. 
+ Giao nhiệm vụ: 
Ở tuổi này các em có sức lực, đã hiểu biết nhiều, các em muốn được thừa 
nhận như một thành viên tích cực, được giao một số công việc nhất định trên nhiều 
lĩnh vực khác nhau phù hợp năng lực sẽ mang lại hiệu quả, tham gia nhưng hoạt 
động có tính chất tập thể, phù hợp với sở thích của thiếu niên sẽ làm cuộc sống của 
các em phong phú lên, các em sẽ thấy mình có giá trị, có vị trí quan trọng với tập 
thể, nhân cách các em được hình thành và phát triển. 
Vd: Giao cho hs cá biệt thi các bộ môn thể thao, tham gia đội tuyển thể dục thể 
thao, tập luyện văn nghệ (nhảy hiện đại), giao cho các em nghiên cứu thiết kế (liều 
trại trong hội trại của trường, thiết kế các vật dụng của lớp), giao các em làm cán 
sự lớp.. 
 + Tuyên dương và khiển trách đúng và kịp thời: 
GVCN cần phát hiện sự phát triển dù rất nhỏ để kịp thời tuyên dương động 
viên, khi đã giao nhiệm vụ hoặc ra 1 yêu cầu, GVCN theo sát, nhắc nhở riêng tư, 
có những giao kèo, những thống nhất cơ bản giữa GVCN và học sinh cá biệt, tạo 
điều kiện, hướng dẫn để học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ và tuyên dương trước 
tập thể. Khi học sinh cá biệt không hoàn thành tốt, GVCN gặp riêng em và nhắc lại 
những giao kèo, về uy tín, và nói về niềm tin của GVCN dành cho học sinh. 
5. 3 Khả năng áp dụng sáng kiến: 
10 
Sáng kiến được áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp 8c tại trường TH và 
THCS An Phú 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
+ Giáo viên cần có sự say mê nghề và yêu quý trẻ thơ, luôn hướng tới hình thành ở 
học sinh một tâm hồn trong sáng, lành mạnh, tư duy sắc sảo, khao khát sáng tạo, 
khơi dậy tình cảm, tư tưởng sống vui; Có sự nhiệt tình, chịu khó học tập nâng cao 
nghiệp vụ, biết vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với 
thời gian, không gian và đối tượng tham gia hoạt động trong chương trình giáo dục 
THCS. 
+ Cơ sở vật chất của nhà trường cần trang bị nhiều hơn, hiện đại hơn để hổ trợ giáo 
dục kỉ năng sống cho hs 
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả: 
Sau thời gian áp dụng biện pháp trên tôi đã thu gặt được kết quả như sau: 
Kết quả hạnh kiểm trên sĩ số 35 HS của lớp 8c 
Hạnh kiểm Tốt khá Trung bình Yếu 
2019-2020 
15 (42,8%) 
10 (28,57%) 
8 (22,85%) 
2 (5,71%) 
Hk1 2020-2021 
15 (42,8%) 
13 (37,14%) 
7 (20%%) 
0 (0%) 
GVCN đã vận động được 2 học sinh bỏ học ra lớp, số lượng HS nghỉ học 
trốn tiết giảm đáng kể, không còn học sinh nhuộm tóc, đeo bông tai không đúng 
quy định, không còn học sinh vi phạm trang phục phản cảm, hai học sinh nghiện 
game đã ý thức được việc lạm dụng game có hại với cuộc sống, các em đã giảm 
bớt thời gian chơi game để tham gia các hoạt động phong trào, học sinh không còn 
vi phạm việc sử dụng điện thoại di động không đúng qui định, các em đã gần gũi 
chia sẻ với GVCN nhiều hơn, hoà đồng, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong 
10 
lớp nhiều hơn, HS thích tham gia các hoạt động vui chơi, học tập thay cho việc la 
cà quán xá, tiệm nét, học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài. 
Lớp tham gia phong trào đầy đủ tích cực, đạt kết quả cao: giải nhì thi văn 
nghệ mừng 20/11, giải ba lồng đèn trung thu. Giải nhì hoạt động ngoại khoá. Được 
1 tuần thi đua hạng ba, nhận cờ luân lưu. 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: 
*Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của Hội đồng sáng kiến 
trường TH- THCS AnPhú 
........

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_lo.pdf