SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài nghị luận tư tưởng đạo lí tại trung tâm giáo dục từ xa Văn Bàn

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài nghị luận tư tưởng đạo lí tại trung tâm giáo dục từ xa Văn Bàn

Thông qua kết quả này cho thấy rằng hiệu quả giờ học chưa đạt yêu cầu giáo viên chưa có một phương pháp, một cách thức tổ chức giờ học phù hợp với đối tượng người học, học viên thì lúng túng trong việc triển khai luận điểm, thậm chí không hiểu đề, không biết cách làm bài nên số bài yếu, kém mới chiếm tỉ lệ cao như vậy (69.3 %).

Bản thân đã 7 năm được phân công giảng dạy chương trình lớp 12, trong số năm đó có tới 5 năm có nhiều giờ dạy Làm văn không thành công, trong đó phần nhiều có giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Qua nhiều lần khảo sát chất lượng cho thấy kết quả là rất thấp, học viên không hiểu bài, giáo viên chưa cảm thấy“nặng nề ” khi ra khỏi lớp sau mỗi giờ học Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí phần vì bản thân chưa có đủ kiến thức xã hội phần vì chưa biết nên làm như thế nào cho học viên hiểu bài và có thể viết bài tốt khi gặp đề bài này.

Trăn trở trước thực trạng dạy học Nghị luận xã hội nói chung, Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng, thiết nghĩ cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá thực chất vấn đề. Từ đó thay đổi phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học viên và nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài này. Trải qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế giảng dạy, bản thân đã bước đầu thấy hiệu quả giờ học có sự chuyển biến tích cực, thông qua đề tài người viết muốn đề xuất một số cách thức dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

 

doc 29 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 860Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài nghị luận tư tưởng đạo lí tại trung tâm giáo dục từ xa Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quan trọng mà trong đó cần vận dụng kĩ năng làm bài nhuần nhuyễn với kiến thức đa dạng, phong phú mà chính học sinh qua trải nghiệm mà có được để tích hợp vào bài viết của mình. Bên cạnh kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thì không thể không kể đến kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Về chương trình: Theo phân phối chương trình GDTX cấp THPT (do Sở Giáo dục và đào tạo Lào Cai biên soạn ) môn Ngữ văn thực hiện từ năm học 2011 – 2012 thì tới lớp 12 nghị luận xã hội mới chính thức được đưa thành bài học và hướng dẫn cách thức làm bài, cụ thể như sau:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: 02 tiết (Trong đó 01 tiết lí thuyết, 01 tiết thực hành)
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: 02 tiết (Trong đó 01 tiết lí thuyết, 01 tiết thực hành)
- Nghị luận về một vấn đề bàn về văn học: 0 tiết
	 Từ số tiết ít ỏi đó cho thấy, bài học nghị luận xã hội rất quan trọng nhưng số tiết được giảng dạy rất ít mà trong các đề thi, bài kiểm tra luôn có những câu hỏi, đề bài về nghị luận xã hội và trong đó không thể không nói tới nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	Có được mỗi điểm số là sự cố gắng nỗ lực học tập rèn luyện và tích lũy vốn sống không ngừng của học viên. Tuy nhiên yêu cầu của cấu trúc đề thi tốt nghiệp và thi Đại học, Cao đẳng luôn có mà số tiết được học và luyện tập lại rất ít.Như vậy vấn đề đặt ra là cần có một phương pháp, cách thức dạy và học nâng cao hiệu quả giờ học nghi luận xã hội mà phạm vi đề tài đang hướng tới kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí nhằm làm cho học viên có thể nắm được cách thức tiếp cận và giải quyết một vấn đề tư tưởng, đạo lí một cách theo trình tự khoa học và hiệu quả. Hơn thế nữa khi học viên đã hiểu và làm tốt bài tức là sẽ giúp người học có khả năng tư duy tổng hợp,tư duy sáng tạo, lô gic... Từ đó học viên tự được giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho bản thân mình.
II.2. Thực trạng của việc dạy học Nghị luận tư tưởng đạo lí ở Trung tâm GDTX Văn Bàn.
II.2.1.Thực trạng dạy học Nghị luận xã hội tại Trung tâm GDTX Văn Bàn.
Nhà giáo Đỗ Kim Hồi, một giáo viên giảng dạy lâu năm, có uy tín ở thủ đô cũng nhận xét: “Ai đã quan tâm đến tình hình học văn trong các trường THPT đều thừa nhận rằng Tập làm văn đang là một trong những vấn đề nhức nhối nhất. Rõ ràng là phân môn này đang đứng trước một sự nghịch thường. Cái phân môn chắc chắn phải coi là có lịch sử lâu đời trong các môn học, cái phân môn đáng lẽ phải tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nhất nhưng thành quả hoá ra lại ít ỏi và mong manh cũng vào bậc nhất. Và trong bộ môn Văn, những nguyên tắc dạy học văn đúng đắn như gắn văn học với đời sống, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh tưởng đâu phải tìm mảnh đất gieo trồng thích hợp nhất nơi Tập làm văn thì mới chỉ được bàn luận và thực hiện nhiều trong các khu vực giảng văn. Lại nữa tập làm văn, cái phân môn kết tinh đầy đủ hơn cả nguyên lí học đi đôi với hành và phân môn bộc lộ rõ nét hơn cả nhân cách học sinh thì cũng lại là phân môn đang chịu bạc bẽo” [67,213].
Về phía giáo viên, xem thường giờ Làm văn. Hiện tượng học vẹt, giờ lên lớp đơn điệu, giáo viên vẫn nặng về giảng giải còn học sinh thụ động ngồi nghe và ghi chép vẫn là phổ biến. Giáo viên thường coi nhẹ, ngại dạy Làm văn vì “khó, khô, khổ”. trong đó có nghị luận xã hội, thậm chí còn có hiện tượng giáo viên quá sa đà vào giảng dạy tác phẩm văn học, đôi khi còn lấn sang giờ học của làm văn. Chính điều này người dạy đã khiến cho học sinh không có điều kiện được tèn luyện kĩ năng làm bài Làn văn nói chung và nghị luận xã hội nói riêng và quan trọng hơn là học viên không có điều kiện được thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp vào viết bài văn, khi đó giáo viên cũng không biết học viên nắm được bài đến đâu và như thế nào.
Về phía học viên, nhìn chung có xu hướng không coi trọng môn văn, học cốt chỉ để thi tốt nghiệp hoặc có học viên lại cho rằng không cần rèn luyện, không cần có kiến thức vẫn có thể làm bài tốt....Đa số các em chỉ tập trung học các môn khoa học tự nhiên: Toán , Lý, Hoá, Đặc biệt các em không hứng thú và tập trung trong giờ học Làm văn, nên chỉ học một cách khiên cưỡng, thậm chí dùng giờ học này để học các môn khác hoặc làm việc riêng vì thế kết quả học tập môn này không cao. Mặt khác, phần lớn các em học viên Trung tâm GDTX Văn Bàn chưa đảm bảo được mặt bằng kiến thức ở các cấp học trước, không đồng đều về lứa tuổi. Cho nên giáo viên rất khó áp dụng phương pháp giảng dạy mới để phát huy tính tích cực, chủ động học viên trong các giờ học nghị luận văn học, đặc biệt là nghị luận xã hội.
II. 2.2. Thực trạng dạy học Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí tại Trung tâm GDTX Văn Bàn. 
* Thực trạng dạy học kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí tại Trung tâm GDTX Văn Bàn.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là kiểu bài cũng cùng chung số phận với cách nghĩ và cách làm đối với giờ học Làm văn. Nhiều giáo viên giảng dạy qua loa, về lí thuyết, giao cho học viên một đề thật dài, thật khó yêu cầu học viên làm sau đó là chữa. Đôi khi giáo viên còn máy móc trong đánh giá, nhận xét bài làm của học viên mà quên đi rằng: Với nghị luận xã hội nói chung nghị luận về một tư tưởng đạo lí nói riêng học viên được bày tỏ ý kiến, bộc lộ quan điểm của mình miễn sao là phù hợp, tích cực...
Tại trung tâm GDTX Văn Bàn không phải mới đây mà từ nhiều năm qua việc thiết kế và dạy học giờ nghị luận về một tư tưởng đạo lí còn gặp nhiều khó khăn về phía cả giáo viên và học viên dẫn đến việc giảng dạy giờ học này không đạt được hiệu quả cao.
Về phía giáo viên.
Trong nhiều năm qua mặc dù cũng đã cố gắng đổi mới thiết kế, giảng dạy nhưng giờ dạy Làm văn vẫn không mấy hiệu quả. Cứ giáo viên nào khi thi chọn giáo viên dạy giỏi bốc thăm vào bài làm văn trong đó có nghị luận về một tư tưởng thì “gay go”, cảm thấy mất tự tin vì kiểu bài này rất khó thành công.
Trong các hoạt động thảo luận nhóm sinh hoạt chuyên môn cách thức dạy cũng đã được đề cập song do nhiều yếu tố đặc điểm bài học, đối tượng học viên cụ thể cho từng của từng lớp... giờ học này cũng không mấy khi đạt hiệu quả như mong muốn.
Với bản thân giáo viên phần vì kiến thức xã hội nghèo nàn, phần vì thấy bài dạy khó đôi khi chỉ dạy qua loa, đại khái, giờ học trở nên nhạt nhẽo, cũng từ đó gây mất hứng thú học tập cho học viên.Nguyên nhân của hiện tượng này là do giáo viên chưa có được “con đường” đi đúng đắn, chưa tìm thấy một cách thức, phương pháp tốt để có một giờ giảng dạy nghị luận về một tư tưởng đạo lí đạt hiệu quả cao.
 - Về phía học viên.
Tại trung tâm GDTX Văn Bàn có khoảng 95 % học viên là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở những bản làng vùng sâu vùng xa, có những nơi đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp. Có nhưng học viên “đọc chưa thông, viết chưa thạo” vẫn đi học là một nỗ lực lớn của học viên. Nhưng cũng chính các em chưa thành thạo nói, viết việc nắm được kiến thức cơ bản của cách làm bài nghị luận cũng đã là một việc cố gắng không ngừng. 
Việc làm bài tốt nghị luận về tư tưởng, đạo lí là một thách thức lớn đối với phần lớn học viên trong khi kiểu bài này vừa yêu cầu cần giải thích được các khái niệm, thuật ngữ mà cần có kiến thức đa dạng của đời sống với tư duy lô gíc... Không đáp ứng được yêu câu đó cho nên giờ học nghị luận tư tưởng đạo lí thường “ngán ngẩm” đối với học viên, không phát huy được tính tích cực của học viên. 
* Bảng phân tích số liệu kết quả dạy học kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí (khi chưa áp dụng đề tài). Khi giáo viên ra đề bài như sau: 
“Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm không bao giờ nên”- Tuân Tử.
Anh/chị hãy viết một bài văn không quá (400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
Kết quả thu được ở 02 lớp 12A1 và 12A3 cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Số HV làm bài
Kết quả thu được
0 - <3
3 - <5
5 - <7
7 - <8
8 - 10
12A1
28
28
11
9
07
01
0
12A3
50
47
14
18
09
04
02
Tổng số
75
25
27
16
05
02
Tỉ lệ %
100%
33.3 %
36.0 %
21.3 %
6.7 %
2.7 %
Chia ra
Dưới TB chiếm 69.3 %
Từ TB trở lên chiếm
30.7%
Từ bảng số liệu cho thấy rằng kết quả thu được số bài khá, giỏi rất ít (7 bài – 9.4 %) và tổng số bài từ trung bình trở lên chỉ có 23/75 bài ( chiếm 30.7%) còn khi điểm dưới TB lại rất nhiều: 52/75 bài (69.3 %). Trong đó chia ra điểm từ 0 - < 3 là 25/75 bài (33.3%) và điểm từ 3- < 5 là 27/75 bài (36%).
Thông qua kết quả này cho thấy rằng hiệu quả giờ học chưa đạt yêu cầu giáo viên chưa có một phương pháp, một cách thức tổ chức giờ học phù hợp với đối tượng người học, học viên thì lúng túng trong việc triển khai luận điểm, thậm chí không hiểu đề, không biết cách làm bài nên số bài yếu, kém mới chiếm tỉ lệ cao như vậy (69.3 %).
Bản thân đã 7 năm được phân công giảng dạy chương trình lớp 12, trong số năm đó có tới 5 năm có nhiều giờ dạy Làm văn không thành công, trong đó phần nhiều có giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Qua nhiều lần khảo sát chất lượng cho thấy kết quả là rất thấp, học viên không hiểu bài, giáo viên chưa cảm thấy“nặng nề ” khi ra khỏi lớp sau mỗi giờ học Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí phần vì bản thân chưa có đủ kiến thức xã hội phần vì chưa biết nên làm như thế nào cho học viên hiểu bài và có thể viết bài tốt khi gặp đề bài này. 
Trăn trở trước thực trạng dạy học Nghị luận xã hội nói chung, Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng, thiết nghĩ cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá thực chất vấn đề. Từ đó thay đổi phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học viên và nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài này. Trải qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế giảng dạy, bản thân đã bước đầu thấy hiệu quả giờ học có sự chuyển biến tích cực, thông qua đề tài người viết muốn đề xuất một số cách thức dạy học nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Chương III:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ TẠI TRUNG TÂM GDTX VĂN BÀN.
Một trong những nguyên tắc quan trọng cần được chú ý trong giảng dạy Làm văn là làm sao thông qua bài học tạo điều kiện cho học viên được thực sự được bộc lộ ý kiến, quan điểm của mình trước những vấn đề xã hội. 
Dạy học kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí cũng được tiến hành theo trình tự giờ học nghị luận xã hội nói chung, đề tài không chủ đích đi sâu theo tiến trình tổ chức giờ học mà chú trọng sự hướng dẫn của giáo viên đối với học sinh từ quá trình tiếp cận được đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí đến việc học viên được thực hành và giáo viên kiểm tra và chữa bài cho học viên. Tức là tập trung đến cách thức nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài nghị luận này phù hợp với đối tượng học viên Trung tâm GDTX.
III.1. Tìm hiểu đề, lập dàn ý
	III.1.1. Tìm hiểu đề
	Từ phương pháp chung bài văn nghị luận, tìm hiểu đề là thao tác đầu tiên khi học viên tiếp cận với bất kì với đề thi nào. Đây là công việc rất quan trọng nhằm xác định hướng giải quyết đề bài đồng thời nhận dạng kiểu bài, yêu cầu về nội dung các thao tác lập luận cũng như phạm vi tư liệu của đề bài. Khi nhận diện được kiểu đề học viên sẽ biết được cách làm bài theo đặc trưng từng kiểu bài
	Với đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường yêu cầu về nội dung làm rõ một ý kiến, nhận định, quan điểm.... nào đó mà học viên cần nắm được ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí đó.
	Sau đó xác định các thao tác lập luận cho bài viết của mình: Nghị luận tư tưởng đạo lí có thể vận dụng khá linh hoạt các thao tác lập luận, tuy nhiên giải thích, chứng minh và bình luận là ba thao tác lập luận chính được sử dụng trong quá trình làm bài.
	Tìm hiểu đề cần thiết phải xác định được phạm vi sử dụng tư liệu cho kiểu bài này chủ yếu là trong đời sống xã hội (với một số đề bài cũng có thể sử dụng trong văn học nhưng không nhiều).
	Ví dụ 1: Viết một bài văn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về câu tục ngữ
	“Người là hoa của đất”
	Khi gặp đề như thế này học viên cần định hình ngay được: Đây là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Yêu cầu về nội dung: Con người là kết tinh vẻ đẹp tinh túy nhất.
Yêu cầu sử dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận
Yêu cầu về phạm vi tư liệu: Đời sống xã hội...
	Đối với đặc thù đối tượng học viên có sự khác biệt về vùng miền, văn hóa và lứa tuổi... giáo viên nhất thiết phải hướng dẫn tìm hiểu đề và xem đó là một khâu quan trọng nhất là với những đề luyện tập đầu tiên. Thực tế việc làm này đã được định hình trong quá trình tìm hiểu ngữ liệu khi học lí thuyết, tuy nhiên nó chưa được gọi tên một cách rõ ràng và mạch lạc, học viên khó hình dung. Vì thế khi bắt đầu luyện tập học viên cần nắm bắt được một cách chắc chắn và đó là những thao tác đầu tiên khi nhận được đề bài.
	Hơn nữa đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí luôn có bài học sâu sắc, ý nghĩa đối với cuộc sống, với đa số học viên hiểu biết xã hội còn hạn chế nếu giáo viên không hướng dẫn việc tìm hiểu đề thì việc việc hiểu trúng, hiểu đúng đề bài thì sẽ rất khó khăn cho học sinh tiếp cận đúng đề. Và nếu không hiểu hết các tầng hàm nghĩa của tư tưởng, đạo lí sẽ dẫn đến bài viết trở nên nông cạn, hời hợt, thiếu sức thuyết phục.
	III.1.2. Lập dàn ý
	 Sau khi tìm hiểu đề cũng như phương pháp chung của một bài văn nghị luận giáo viên hướng dẫn học viên tìm dàn ý cơ bản cho bài viết nhằm tạo ra bộ khung kiến thức cho ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài
	* Với phần mở bài giáo viên định hướng cho học viên giới thiệu vấn đề nghị luận. Ở phần này, với đối tượng học viên (với đặc điểm đã trình bày ở trên), nên hướng dẫn học viên mở bài một cách trực tiếp, giới thiệu vào thẳng vấn đề và thật sự ngắn gọn, trúng ý.
	Ví dụ 2: 
	Cho đề bài sau: Suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ Tây Ban Nha:
	“Mẹ là trường học vĩ đại nhất của những người con”
	Phần mở bài có thể có nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu ngắn gọn được hai ý sau:
	- Vai trò quan trọng của mẹ đối với những người con.
	- Dẫn chính xác câu tục ngữ.
	 * Đối với bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí giáo viên cần đặc biệt chú trọng vào phần hướng dẫn dàn ý phần thân bài. Vì đây là phần chính, phần lấy điểm của học viên. Giáo viên hướng dẫn học viên theo tiến trình như sau:
Bước 1: Giải thích, từ ngữ quan trọng và nêu ý nghĩa của câu nói
Bước 2: Bình luận, chứng minh: Ý kiến đó đúng hay sai hoặc vừa có phần đúng vừa có phần sai. Cần tìm ra những lí giải cơ bản cho nhận định đó học viên.
Bước 3: Thái độ và hành động: 
- Đồng tình với những vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực
- Lên án, phê phán đối với những vấn đề tiêu cực.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân
Từ đề bài của Ví dụ 2 phần thân bài giáo viên cần hướng dẫn học viên biết cách lập dàn ý theo các 3 bước cơ bản 
+ Giải thích: Mẹ không chỉ là người sinh ra ta mà cao cả hơn là mẹ là mẹ yêu thương, dưỡng dục ta từ khi ta bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh đến khi trưởng thành. Trong gia đình, học từ mẹ là nhiều nhất, là quan trọng nhất.
Ý nghĩa của câu nói là : Đề cao vai trò to lớn của người mẹ.
+ Bình luận, chứng minh:
/ Mẹ luôn bên ta dìu dắt, nâng bước cho ta, mẹ dạy ta từ những hành động cử chỉ nhỏ nhất, lời ăn, tiếng nói....(dẫn chứng)
/ Mẹ truyền cho ta đời sống tinh thần: biết yêu thương, buồn, vui... (dẫn chứng)
/Con là máu thịt của mẹ, với mẹ con là tất cả
/Vai trò của người là la vô cùng to lớn đối với con
/ Thật hạnh phúc khi những ai sinh đã có mẹ ở bên và đươc bên mẹ trong những năm tháng trong cuộc đời.
/ Song thực tế cuộc sống vẫn có những người mẹ vì quá yêu thương mà lại biến con minh thành một thứ “tầm gửi”, sống ích kỉ, dự dẫm vào người khác....(dẫn chứng). Hoặc lại có những người con không biết kính trọng, yêu thương mẹ của mình...
/ Trách nhiệm bổn phận của con cái đối với những người đã sinh thành ra mình đặc biệt là mẹ....	
	* Kết bài là đánh giá khái quát ý nghĩa tư tưởng đạo lí được bàn tới.
	Vẫn từ đề bài của ví dụ 2 kết bài cần khái quát khẳng định vai trò của người mẹ, sự dạy dỗ của mẹ là trường học lớn nhất của mỗi con người.
Việc hướng dẫn học viên kĩ lưỡng lập dàn ý cho một đề bài cụ thể, ban đầu sẽ mất khá nhiều thời gian vì khi mới được làm quen để tìm ra hướng giải quyết đề bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí học viên còn lúng túng chưa biết nên làm như thế nào và bắt đầu từ đâu. Để vừa có thể tiết kiệm được thời gian vừa có thể giải quyết vấn đề nhanh gọn giáo viên cần có sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng lớp, từng đối tượng nhằm huy nhiều học viên tham gia cùng tìm hiểu đề và lập dàn ý. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học tích cực: thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, đắp bông tuyết.... nhằm làm cho giờ học làm văn trở nên sinh sinh động, dễ hiểu hơn đối với học viên.
III.2. Hướng dẫn học viên viết bài nghị luận về một tu tưởng đạo lí.
Khi học viên đã hiểu được yêu cầu của đề bài và bước đầu đã có được những luận điểm của bài viết, tức là học viên đã định hình được hướng đi của bài viết của mình. Tuy nhiên phần việc quan trọng là lắp ráp hệ thống ý đó thành một bài văn hoàn chỉnh. Để có thể thành thạo và nhuần nhuyễn ngay đối với học sinh giỏi còn là một thách thức thì với đối tượng là học viên GDTX còn nhiều hạn chế về kiến thức, kĩ năng điều đó lại càng khó khăn hơn, trong khi số tiết quy định rất ít (02 tiết).
 Từ sự eo hẹp về thời gian và đăc điểm đối tượng học học viên của Trung tâm GDTX cần tìm ra một cách thức có thể phát huy tính tích cực của học viên đồng thời nâng cao chất lượng giờ học cho bài học nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Xuất phát từ thực tế đó giáo viên đã chuyển thể quá trình viết bài văn này thành yêu cầu học viên trả lời hệ thống câu hỏi ở phần thân bài của bài viết. 
III.2.1. Phần mở bài: trực tiếp, ngắn ngọn.
	Với phần mở bài và kết bài học viên có thể dễ dàng có thể nêu được và đánh giá khái quát ý nghĩa vấn đề nghị luận vì phần này chưa yêu cầu nhiều đến các kĩ năng phân tích, giải thích, bác bỏ hoặc bình luận...
Phần này giáo viên cần hướng dẫn học viên viết khoảng 3 – 4 câu (thậm chí có thể là 2 – 3 câu) sao cho phần mở bài đúng, trúng yêu cầu là giới thiệu được vấn đề cần nghị luận vì với học viên GDTX càng tinh giản, ngắn gọn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Thực tế giảng dạy cho thấy, nếu đối tượng người học này hướng dẫn mở bài dài, gián tiếp là thất bại.
Ví dụ 3: Với đề bài : Anh /chị hãy bàn luận về câu: Thất bại là mẹ thành công.
	Có thế mở bài như sau: 
Trong cuộc sống không phải lúc nào ta làm một việc gì đó cũng thành công ngay mà cũng có khi ta ta thất bại. Điều quan trọng là khi thất bại ta rút ra được những bài học kinh nghiệm để tiếp tục đứng lên theo đuổi ước mơ của mình. Nên mới có câu: 
“Thất bại là mẹ của thành công”.
Bằng cách mở bài này đã cho thấy học viên dễ dàng định hình được cần làm gì về hình thức và nội dung của của phần mở đầu của bài văn nghi luận về một tư tưởng đạo lí.
III.2.2. Phần thân bài:Trả lời câu hỏi.
Theo hướng dẫn chung cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, phần thân bài gồm ba luận điểm lớn, là phần trọng tâm kiến thức và yêu cầu vận dụng đa dạng các thao tác lập luận và hiểu biết phong phú của đời sống vào bài viết. Đồng thời, phần này cũng là phần khó khăn nhất đối với học viên vi không chỉ yêu cầu đảm bảo được kiến thức mà còn cần tư duy lôgíc, lập luận chặt chẽ thuyết phục người đọc... 
Giải thích: Nó là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Bình luận, chứng minh:
+ Câu nói (ý kiến) đúng hay sai (hoặc vừa đúng vừa sai)? Vì sao?(nếu là một ý kiến/ câu nói/ quan điểm ) 
+ Biểu hiện của nó như thế nào? Chứng minh
+ Đồng tình, trân trọng hay lên án, phê phán...? Chứng minh
Là học sinh/ công dân phải làm gì trước những vấn đề đó?
	Điều hạn chế của học viên khi viết bài thường chỉ giải thích, bình luận hời hợt nông cạn, chưa thấu đáo, thậm chí hiểu sai lệch vấn đề cũng có khi biết kiểu bài này được bộc lộ quan điểm của mình thì nói quá lên không có tác dụng giáo dục của đề bài mà người ra đề hướng tới. Cũng có trường hợp học viên khi bình luận chỉ đi theo một chiều (hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực) lại không biết nhìn nhận đánh giá sự việc một cách đa chiều, đa diện. Vì đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những vấn đề đúng, có vấn đề sai, cũng có những câu nói, ý kiến vừa đúng vừa sai.
	Việc đặt r

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giang_day_kieu_bai_n.doc
  • docCẤU TRUC BÁO CÁO ĐỀ TÀI HOÀNG CÚC- TT VĂN BÀN - 2014 -CUC.doc