Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng day và học của bộ môn

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng day và học của bộ môn

Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp là việc chuẩn bị dữ liệu để tích hợp (Dữ liệu được hiểu là các đơn vị kiến thức cần có để tích hợp). Như trên đã nói, giáo viên sẽ lúng túng và dễ mất uy trước học sinh. Để việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp có hiểu quả, tôi xác định mục tiêu, nguyên tắc, và phương pháp cụ thể để tích hợp. Ví dụ minh họa :

Khi dạy trích đoạn Đất nước trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, tôi thực hiện việc chuẩn bị các dữ liệu tích hợp như sau :

- Về mục tiêu (như đã xác định ở trên)

- Về nguyên tắc và phương pháp :

+ Tôi tiến hành lựa chọn các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có cùng đề tài, chủ đề với trích đoạn bài dạy Đất nước đã nêu. Đó là các bài thơ : Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Bên Kia sông Đuống (Hoàng Cầm)

+ Tiến hành xác định nội dung tích hợp. Đối với bài dạy này, tôi xác định lựa chọn nội dung tích hợp là ở đề tài, nội dung cảm hứng, chủ đề, cách thể hiện ở mỗi tác phẩm.

+ Tiến hành tạo các dữ liệu: Viết sẵn ý đồ vào thiết kế bài dạy hay các thẻ tư liệu cầm tay.

Sau đây là một dạng thẻ dữ liệu cầm tay :

Các bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi),Bên Kia sông Đuống (Hoàng Cầm) Đất nước (Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) có những điểm chung sau :

* Viết cùng một đề tài quê hương đất nước. Phần lớn viết trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm.

* Cảm hứng: bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước, tự hào, ngợi ca đất nước, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

* Cách thể hiện: Thơ trữ tình.

Điểm khác biệt :

Hoàng Cầm viết về chính quê hương mình trong nỗi đau bị giặc chiếm đóng và tàn phá. Tố Hữu viết về chiến khu Việt Bắc trong sự gắn bó với cách mạng và kháng chiến. Nguyễn Đình Thi viết về một đất nước đang lớn lên trong nhận thức, tư tưởng của mình còn Nguyễn Khoa Điềm lại viết về một đất nước vừa gần gũi gắn bó vừa rất đỗi thiêng liêng trong tâm thức mọi người. Tất cả góp phần làm phong phú thêm gương mặt đất nước trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

 

doc 41 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 351Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng day và học của bộ môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần nắm được hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể của từng giai đoạn để thấy được sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử văn học tới đặc điểm văn học của các giai đoạn. Ví dụ học về giai đoạn văn học 1930 -1945 học sinh cần hiểu được hoàn cảnh đất nước ta thời bấy giờ đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Theo bước chân xâm lược của thực dân Pháp là văn hóa phương Tây. Chúng mở ra các trường học nhằm đào tạo các viên chức giúp việc, tạo thuận lợi cho kế hoạch khai thác thuộc địa. Văn hóa Phương Tây ồ ạt xâm nhập vào Việt Nam, từ đó xuất hiện một tầng lớp trí thức Tây học với những quan niệm thẩm mỹ và lối sống mới. Chính tầng lớp trí thức tây học này đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho văn học nước nhà giai đoạn 1930 – 1945. Bên cạnh đó nhu cầu thẩm mĩ của người đọc cũng được nâng cao, trình độ tiếp nhận mới của người tiếp nhận yêu cầu nhà văn cần có những thay đổi trong phương pháp sáng tác và nội dung phản ánh. Chính vì vậy văn học giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể cả về hình thức lẫn nội dung.
Với các bài đọc – hiểu văn bản, học sinh cũng cần nắm được hoàn cảnh sáng tác văn bản đó, đặc biệt là hoàn cảnh rộng (hoàn cảnh xã hội). Tìm hiểu hoàn cảnh xã hội cũng giúp học sinh hiểu hơn về văn bản.
* Với các bài Văn học sử như Khái quát lịch sử văn học các giai đoạn, các bài về tác gia Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...việc nắm được các kiến thức về lịch sử sẽ lí giải được những yếu tố chi phối đến sự phát triển văn, chi phối đến việc hình thành tài năng phong cách văn chương của mỗi tác giả.
Chẳng hạn để có một tài năng văn chương như Nguyễn Du thì hoàn cảnh lịch sử với nhiều biến đổi, nhiều phen thay đổi sơn hà Lê - Trinh, Nguyễn, Tây Sơn có tác động không nhỏ đến thế giới quan sáng tác của Nguyễn Du. Thêm vào đó là các yếu tố gia đình, quê hương cũng là những là những yếu tố hun đúc nên tài năng của Nguyễn Du 
* Với các bài Đọc hiểu văn bản văn học 
Đọc hiểu Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ở Ngữ văn 10 việc tiếp cận văn bản này không thể tách rời với cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Khi giảng về những chiến thắng của cuộc khởi nghĩa lam Sơn cần tích hợp các kiến thức lịch sử. Bởi để có được những chiến thắng biến yếu thành mạnh phải do những kế sách tài giỏi đã được thực hiện trong cuộc khởi ngĩa đó. Đó là Trận Bồ Đằng, Trà Lân với mưu kế của tướng Nguyễn Chích ta đánh từ Thanh Hóa vào NGhệ An nơi đich không phòng bị, không ngờ tới để rồi có được chiến thắng oanh liệt tạo khí thế tinh thần cho cuộc khởi nghĩa. Không những thế từ đây lực lượng đi theo nghĩa quân, ủng hộ cuộc khởi nghĩa càng nhiều. Từ đó lực lượng quân đội mạnh lên để ta có được những trận đánh vang dội với Ninh Kiều, Tốt Động. Khi giảng về chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang những kiến thức lịch sử về trận chiến Chi Lăng ta đánh bại lực lượng hùng mạnh của giắc ở ải Chi Lăng để rồi giặc rút tàn quân về co ra ở Bắc Giang ta tuyệt nguồn lương thực của giặc, giặc không đánh mà đã chủ động ra hàng. Từ đó làm sáng lên kế sách tâm công của Nguyễn Trãi, cánh quan của Mộc Thành chưa đánh đã tự mở cửa ra hàng . Tích hợp với kiến thức về lịch đã làm cho giờ văn tránh được sự đơn điệu nhàm chán ngược lại làm cho học được sống thực trong một cảm hứng hào hùng của những áng văn chương và những trang sử oai hùng của dân tộc. Cũng vì thế mà chức giáo dục trong dạy Văn cũng được thực hiện nhẹ nhàng mà hiệu quả.
 Với bài Tuyên ngôn độc lập ở Ngữ văn 12, học sinh cần nắm được tình hình của xã hội nước ta sau Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945. Yêu cầu cấp thiết phải có bản Tuyên ngôn độc lập khi từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam quân đội Anh và đằng sau là Pháp mang danh nghĩa là vào dải giáp quân đội Nhật ra khỏi nước ta nhưng thực chất là chúng có âm mưu vào xâm chiếm nước ta một lần nữa. Từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch và đằng sau là Mĩ cũng với âm mưu và mục đích như vậy. Tích hợp các kiến thức lịch sử về đặc điểm xã hội giai đoạn này, học sinh sẽ hiểu rõ, sâu sắc được mục đích và ý nghĩa của bản bản tuyên ngôn độc lập .
Có thể khẳng định rằng việc đọc hiểu Ngữ văn không thể tách rời với môn Lịch sử, đây cũng là lí do vì sao thời trung đại có hiện tượng văn sử triết bất phân vì vậy mà những trang sử của Ngô Sĩ Liên lại có chất văn chương sống động và trở thành những văn bản văn chương được dạy trong chương trình như Thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn...
b. Tích hợp với môn Giáo dục công dân
	Môn Ngữ văn có một mục tiêu rất gần với môn Giáo dục công dân đó là dạy học sinh trở thành người công dân gương mẫu, sống có ích, hướng học sinh đến chân – thiện – mĩ. Nếu môn Giáo dục công dân dạy học sinh biết làm thế nào để trở thành một người công dân mẫu mực thì môn Ngữ văn giúp các em có tư tưởng, tình cảm, cảm xúc tốt đẹp để các em có động lực thực hiện các hành vi cao đẹp.
	Tích hợp với môn Giáo dục công dân, học sinh sẽ biết hình thành cho mình những chuẩn mực đạo đức gần gũi với cuộc sống. Môn Ngữ văn dạy các em biết thế nào là yêu ghét rạch ròi. Học sinh biết phê phán những cái xấu, cái ác, cái không đúng chuẩn mực. Chẳng hạn học về các bài ca dao yêu thương tình nghĩa, Tương tư học sinh có thể liên hệ tới bài học về tình yêu trong môn Giáo dục công dân - hướng các em tới nhận thực về tình yêu cao thượng, trong sáng, hay Tình cảm gia đình xã hội mà các em được học trong chương trình. Từ đó các em hiểu được thế nào là một tinh yêu đẹp, thế nào là một người con hiếu thảo. một người công dân tốt.
	Học về bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, học sinh học về lối sống thanh cao, lánh xa những dục vọng thấp hèn, không quá ham bả vinh hoa phú quí mà đánh mất mình. Đó cũng là một phẩm chất cao đẹp mà môn Giáo dục công dân hướng đến để hình thành cho học sinh.
 Trong Chương trình Ngữ văn 12 những tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi mang đậm cảm hứng sử thi anh hùng của con người Việt Nam yêu nước kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm. Nội dung của những văn bản này thiết thức với các bài dạy giáo dục về Truyền thống yêu nước của con người Việt Nam trong môn Giáo dục công dân.
 Văn bản "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, "Số phận con người" của Sô lô khốp lai có thể tích hợp với vấn đề về quyền sống của con người, đặc biệt là trách nhiệm của xã hội đối với mỗi con người, đặc biệt là với trẻ thơ 
c. Tích hợp với môn Địa lí
	Môn Địa lý cũng là một môn có những nội dung có thể tích hợp với môn Ngữ văn. Đặc điểm về tự nhiên môi trường luôn có sự tác động mạnh mẽ đến con người và các hiện tượng xã hội, từ đó cũng có những ảnh hưởng đến nội dung sáng tác văn chương. Chẳng hạn như Nguyễn Du được tiếp nhận văn hóa của nhiều vùng quê (quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bắc Ninh, quê vợ ở Thái Bình) đã giúp ông có một hồn thơ mang đậm dấu ấn của các làn điệu dân ca quan họ, ngôn ngữ thơ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Đó là một trong những ảnh hưởng của các điều kiện văn hóa đến thơ văn Nguyễn Du. Hiểu được điều này, học sinh sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn đối với hồn thơ Nguyễn Du, giải thích được một số đặc điểm thơ văn của ông.
 Với Ngữ văn 12, ta thấy kiến thức Địa lí được tích hợp rất hiệu quả, những yếu tố nào đã góp phần làm cho Nguyễn Trung Thành trở thành nhà văn của Tây Nguyên, Nguyễn Thi trở thành nhà văn của Nam Bộ và Tô Hoài thì trở thành nhà văn của đồng bào người H’Mông nới Tây Bắc. Điều này không chỉ làm cho học sinh hứng thú học tập mà giáo viên còn tạo niềm ham mê khám phá về những đặc điểm địa lí văn hóa rất phông phú sinh động trên khắp các vùng miền của đất nước ta. Dạy những tác phẩm Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) hay Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) kiến thức về địa lí càng trở nên đặc biệt quan trọng bởi các hình tượng dòng sông trong các văn bản trên được soi chiếu từ nhiều phương diện, trong đó có góc độ địa lí. Am hiểu về địa lí tự nhiên sẽ giúp học sinh hứng thứ và hiểu sâu hơn về các văn bản này.
d. Tích hợp với các vấn đề xã hội 
Văn học là nhân học. Văn học phản ánh mọi mặt của đời sống từ những vấn đề tích cực đến tiêu cực của xã hội. Môn học Ngữ văn có thể nói là một trong số những môn có nội dung gần gũi với các vấn đề xã hội. Chính vì vậy dạy học Ngữ văn cần thiết phải tích hợp với các vấn đề xã hội nhằm giáo dục học sinh biết tiếp nhận những điều hay lẽ phải, những hành động nên làm và không nên làm cũng như phê phán những hiện tượng tiêu cực.
Ví dụ như học sinh học môn Ngữ văn sẽ có thái độ phê phán, lên án vấn đề ma túy. Người học hiểu được tác hại của ma túy, những ảnh hưởng tiêu cực của ma túy đối với con người và xã hội qua những bài học cụ thể.
Bên cạnh đó môn Ngữ văn cũng giúp nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Những tác phẩm văn học luôn chứa đựng những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, những môi trường sống thanh cao, trong sạch. Khi học những tác phẩm này, học sinh có ý thức đầy đủ về môi trường sống xung quanh qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, bào vệ môi trường tự nhiên, sống thân thiện với thiên nhiên và môi trường xung quanh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một vấn đề có thể tích hợp trong môn Ngữ văn. Những vấn đề về lập trường tư tưởng luôn là vấn đề được giáo dục, uốn nắn khi học văn. Học sinh luôn được rèn luyện về vấn đề đạo đức, lối sống, tinh thần yêu nước qua những tác phẩm văn chương ca ngợi phẩm chất con người và tinh thân đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Những tác phẩm văn học mang nội dung yêu nước cũng góp phần củng cố tình yêu gia đình, quê hương, dân tộc qua đó hướng người học đến những hành động có ý nghĩa xây dựng và bảo vệ quê hương, đề phòng và tránh những tư tưởng tiêu cực của các thế lực chống phá cách mạng.
Hiện nay, chương trình Ngữ văn đáng thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh cho nên ngoài các văn bản văn chương thì các bài viết nghị luận xã hội giáo viên cũng sẽ giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề xã hội. Điều này đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén trong việc ra đề. Đề bài phải gần gũi với đối tượng HS của lớp mình. Chẳng hạn với HS lớp 10 có thể ra những đề bài: 
Suy nghĩ của em về câu nói: 
+ Thế giới rất cần sự tri ân
+ Hãy biết nói lời xin lỗi 
+ Hãy biết nói lời cảm ơn 
+ Hãy hướng về phía mặt trời bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn .
Với lớp 11 có thể là những bài viết gắn với việc giáo dục những nhận thức về tình yêu đúng đắn cho HS như:
+ Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhận thấy không có chân để đi giày
+ Mải nâng niu những rung động tình yêu đầu đời như một quà tặng vô giá hay dập tắt nó như những vướng bận đời thường. Bạn sẽ làm gì nếu một ngày nào đó tình yêu đến với bạn 
+ Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào 
Với HS lớp 12 bài viết văn nghị luận xã hội có thể hướng đến các vấn đề:
+ Vào Đại học có phải là con đường duy nhất? 
+ "Dùng điều tốt để trả ơn thì ai cũng làm được nhưng dùng điều tốt để đáp lại điều xấu thì đó mới là con người thực sự " 
+ Yêu thương gắn với hành động sẽ tạo cho con người niềm tin vào cuộc sống. Yêu thương không gắn với hành động sẽ làm cho tình nghĩa trở nên phai nhạt 
e. Tích hợp với các vấn đề giáo dục địa phương
 Trong chương trình giảng dạy giáo dục phổ thông, chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo có dành một phần thời lượng đáng kể cho việc dạy học phần kiến thức địa phương. Chính vì vậy trong quá trình dạy học việc tích hợp với chương trình giáo dục địa phương mang đến hiệu quả tích cực cho dạy học Ngữ văn và giáo dục nhận thức cho học sinh về các vấn đề liên quan đến đặc điểm văn hóa địa lí lối sống của từng vùng miền.
Ở địa phương Lào Cai đã thành lập nhóm biên soạn chương trình giáo dục địa phương. Trong quá trình tham gia vào biên soạn SGK địa phương môn Ngữ văn của Lào Cai, tác giả biên soạn đã có chủ ý đưa vấn đề tích hợp dạy học trong quá trình dạy chương trình địa phương. Khi dạy học các văn bản văn học địa phương: Sự tích đền Ông Bảy, Ca dao Trẩy hội mùa xuân, thơ Con trai người Pa Dí, hay tản văn Phansiphang – Đỉnh hùng sơn hùng vĩ học sinh có cơ hội được hiểu biết về địa lí, lịch sử, phong tục tập quán văn hóa của địa phương, đặc biệt là sự hùng vĩ khoáng đạt của thiên nhiên và bề dày lịch sử phong tục, chiều sâu của vẻ đẹp văn hóa và phẩm chất của các dân tộc thiểu số ở Lào Cai, những tri thức phong phú đó sẽ là cội nguồn cho niềm tự hào và tình yêu quê hương xứ sở của học sinh. Nội dung biên soạn chương trình Ngữ văn địa phương sẽ được người viết đưa vào phần phụ lục của SKKN này.
4. Ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp.
Kiểm tra là khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp giáo viên dựa vào kết quả dạy học mà điều chỉnh phương pháp dạy học hợp lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Kiểm tra theo hướng tích hợp là một hướng kiểm tra hiện đại được áp dụng trong nhà trường những năm gần đây, nhất là trong các kì thi lớn.
Đề kiểm tra luôn thể hiện xu hướng tích hợp kiểu thức theo hai kiểu hình thức tích hợp đã nêu. Đối với môn ngữ văn, trong đề kiểm tra, người ra đề đồng thời kiểm tra các tri thức Tiếng Việt,Văn học và Làm văn. Thậm chí, xuất phát từ một ngữ liệu (đoạn văn, tác phẩm ngắn), người kiểm tra đồng thời kiểm tra kiến thức của các phân môn (Tích hợp ngang trong kiểm tra).
Trong đề kiểm tra, cần kiểm tra đơn vị kiến thức có liên quan đến nhiều đơn vị bài học về đề tài, chủ đề, nội dung cảm hứng (Tích hợp dọc).
Ví dụ :
Câu 1: (1đ) Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố giao tiếp nào?
Câu 2: (2đ) Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”của Hô-me-rơ.
Câu 3: (7đ) Thân phận của người phụ nữ qua những bài ca dao than thân, trích đoạn Lời tiễn dặn trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu.
Như vậy, ba câu hỏi kiểm tra trên có các nội dung kiểm tra Tiếng Việt (câu 1 ), Văn học (câu 2), tích hợp kiểm tra kiến thức tổng hợp của ba phân môn trong câu 3. Đồng thời câu 3 cũng là câu tích hợp kiểm tra kiến thức ở hai bài học cùng đề cập đến thân phận người phụ nữ. Tóm lại,qua việc ra đề kiểm tra theo hướng tích hợp, tôi thấy cần phải nắm vững các nội dung sau:
a.Mục tiêu: 
+ Kiểm tra kiến thức của nhiều phân môn trong bộ môn.
+ Kiểm tra khả năng nhận thức, nắm kiến thức cũng như kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp của học sinh.
b. Nguyên tắc :
+ Nội dung kiểm tra phải nằm trong chương trình.
+ Nội dung kiểm tra là những đơn vị kiến thức có khả năng tích hợp.
c. Phương pháp :
+ Đề kiểm tra chứa các nội dung tích hợp theo hai hình thức : tích hợp ngang và tích hợp dọc.
+ Trường hợp áp dụng: Bài viết định kì, kiểm tra 15 phút.
IV. Thống kê đánh giá hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp:
Áp dụng dạy học tích hợp vào dạy học tại trường THPT Chuyên bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực trong dạy học Ngữ văn và đổi mới phương pháp dạy học. 
100% học sinh hứng thú với phương pháp dạy học mới.
	Đối với các lớp chuyên Văn, học sinh được chủ động tiếp nhận tri thức từ 70%– 80%. 
 Đối với các lớp nâng cao, học sinh được chủ động tiếp nhận tri thức từ 60%– 70%. 
 Đối với các lớp cơ bản, học sinh được chủ động tiếp nhận tri thức từ 40%– 60%. 
	Kết quả kiểm tra đánh giá hiệu quả dạy học theo hướng tích hợp như sau:
 Lớp
Tiêu chí
10 Văn
11 Văn
12 Văn
10 Anh
11 Anh
11 Trung
Đưa kiến thức thực tế vào bài học
79%
83%
90%
75%
85%
88%
Học sinh tích cực, nâng cao khả năng tự học
90%
92%
95%
91%
88%
90%
HS hứng thú, hiểu bài, có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập và thực tế cuộc sống
86%
87%
98%
80%
83%
79%
* Bảng thống kê về chất lượng học tập của HS - trước khi áp dụng tích hợp trong dạy học 
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
 12 Văn 
5
15
7
0
 11 Văn
3
24
5
1
 10 Văn
4
23
4
2
 12 Anh 
3
23
8
3
 11 Anh
3
21
4
5
 10 Anh
4
20
5
5
11 Trung
0
8
11
0
 11A1
2
19
21
1
* Bảng thống kê về chất lượng học tập của HS - sau khi áp dụng tích hợp trong dạy học 
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
 12 Văn 
12
15
0
0
 11 Văn 
9
26
0
0
 10 Văn
10
23
0
0
 12 Anh 
10
25
2
0
 11 Anh
8
22
3
0
 10 Anh
8
23
3
0
11 Trung
3
14
2
0
 11A1
4
20
19
0
PHẦN KẾT LUẬN
Tư tưởng “tích hợp” trong giáo dục được thể hiện ở việc xây dựng chương trình dạy học và được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất. 
Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục mà dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phát để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục.
Có thể khẳng định dạy học theo quan điểm tích hợp đã góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
	Tuy nhiên, khi thực hiện dạy học tích hợp cũng gặp phải không ít khó khăn vì đây còn là một quan điểm còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, với tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên gia, các nhà sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ trách môn học rất khó để chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới trong đó cần sự kết hợp với chuyên ngành khác mà họ đã gắn bó; Giáo viên và các cán bộ thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học, không dễ để thực hiện chương trình tích hợp các môn học. Vì vậy điều kiện cần thiết là giáo viên phải kiên trì thực hiện từng bước để đạt được mục tiêu đề ra. Người thực hiện đề tài này cũng mong sẽ được tiếp tục triển khai đề tài này ở một mức động cao hơn, phạm vi rộng hơn để góp phần thiết thực cho việc dạy học Ngữ văn ở Trường THPT Chuyên và trong toàn ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các địa phương khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Drake, S. M. and. Burns, R. C (2004). Meeting Standards Through Integrated Curriculum. Association for Sup
ervision and Curriculum Development (ASCD), Alexandria- Virginia U.S.A.
2. Cao Văn Sâm (2006). Một số định hướng về dạy học tích hợp. Tổng Cục dạy nghề. Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc 2006.  
3. Nguyễn Minh Thuyết (2012). Giáo dục Việt Nam đến lúc phải lột xác. VnExpress tháng 9/2012, tại 
4. Nhóm Nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2012). Đề xuất phương án tích hợp và phân hóa trong chương trình Giáo dục phổ thông sau năm 2015. Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông”. Bộ Giáo dục-Đào tạo tháng 11/2012.
5. Vũ Quang Việt (2005). So sánh chương trình giáo dục đại học ở Mỹ và Việt Nam. Cục Thống kê Liên Hợp Quốc.
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
A. Ngữ văn 10
Phần Văn - VĂN HỌC DÂN GIAN Ở LÀO CAI 
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT 
- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm dã sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật và khắc họa chân dung nhân vật trong dã sử.
- Cảm phục, yêu mến về nhân vật dã sử. Có những nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng dân gian ở đền Bảo Hà.
 TIỂU DẪN 
 Ở Lào Cai, truyện cổ của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, H Mông... phát triển rất phong phú, đa dạng với nhiều những câu chuyện hay, đặc sắc, thú vị. Truyện chủ yếu tập trung vào việc lí giải về các vùng đất như: Sự tích Mưng Kháng ( nay là huyện Mường Khương của tỉnh Lào Cai )...các tập tục gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai như: Sự tích bộ trang phục cô dâu người Nùng, Huyền thoại mồng một tháng bẩy, Sự tích ăn Tết lúa mới, Huyền thoại về nạn hồng thủy... Những câu chuyện gắn với các danh thắng của Lào Cai như Động Mường Vi...Có thể nói qua các câu chuyện của những người d

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_mon_ngu_van_theo_huong_tich_ho.doc
  • docBAO CAO TOM TAT HIEU QUA SKKN.doc