SKKN Một số biện pháp hỗ trợ học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 3

SKKN Một số biện pháp hỗ trợ học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 3

Hoạt động 1: Giúp HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài và chuẩn bị thông tin ý tưởng để nói. Trước hết GV phát phiếu học tập cho học sinh và dẫn dắt học sinh hoàn thành bài tập a, b trên phiếu (theo nhóm)

- GV treo bảng phụ có ghi các bài tập a, b trên bảng. Cho các nhóm tự nêu kết quả bài làm của mình, các nhóm khác nhận xét, GV bổ sung hoàn thành bài tập. Giới thiệu nội dung chủ đề “Nói về quê hương”.

Hoạt động 2: HS tập trung động não nghĩ về quê hương đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến quê hương mà mình đang nghĩ tới.

- GV treo bài tập c (ghi sẵn ở bảng phụ) lên bảng kèm với lời dẫn dắt để kích thích học sinh hồi tưởng.

- HS làm vào giấy nháp; GV đồng thời gọi hai em làm vào bảng phụ ghi vào khung chủ đề cụm từ “Quê hương em” rồi sau đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề ấy (lưư ý HS chỉ ghi từ hoặc cụm từ)

 

doc 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2647Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hỗ trợ học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nên hiệu quả chưa cao.
	- Việc tổ chức giờ học trên lớp của giáo viên chưa phát huy dược vốn ngôn ngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin trong học tập.
* Khó khăn về phía học sinh
 	- Môn tập làm văn là một môn khó, nhiều em còn ngại làm văn, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết bài sơ sài. Cách dùng từ đặt câu chưa đúng, viết đoạn văn còn nghèo ý, chưa có sự sáng tạo. Hầu hết học sinh chỉ trả lời hay viết đúng theo câu hỏi gợi ý.
	Đây là những vấn đề nan giải đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp thích hợp để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập làm văn.
b. Thành công, hạn chế
b.1. Đối với học sinh
Khi tôi vận dụng các biện pháp này trong giờ dạy Tập làm văn, học sinh buộc phải có sự tư duy động não suy nghĩ vấn đề mà giáo viên nêu ra, tìm tòi các từ ngữ, hình ảnh phù hợp với chủ đề trong bài nói, viết. Học sinh phải sắp xếp ý, hình ảnh phù hợp sau đó sắp xếp câu để thành đoạn văn phù hợp chủ đề. Tóm lại biện pháp này giúp học sinh học tập rất tích cực, hiệu quả.
- Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Qua kiểm tra, chất lượng các bài văn của học sinh nâng lên rõ rệt. Bài Tập làm văn dạng Kể hay nói, viết về một chủ đề đã có những ý tưởng độc lập, sáng tạo, có màu sắc riêng; một số em còn có những ý tưởng độc đáo, mới lạ. Hầu hết học sinh đã biết nói (viết) một đoạn văn ngắn theo chủ đề, diễn đạt khá lưu loát, trôi chảy.
- Ở các tiết học Tập làm văn, khi đã làm quen với cách học này, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập cũng như giao tiếp nhất là đối với những học sinh trung bình và yếu.
 	- Khi vận dụng các giải pháp trên vào dạy Tập làm văn ở lớp 3, giờ học không trầm như trước mà học sinh chú ý học hơn nhiều, qua thực hành giao tiếp cho thấy khả năng hoạt động học tập của học sinh rất tích cực, hiệu quả, chất lượng phân môn Tập làm văn và môn Tiếng Việt nói chung được nâng lên rõ rệt.
b.2. Đối với giáo viên
Khi dạy các bài tập dạng này, giáo viên hoàn thành mục tiêu bài dạy, không còn cảm thấy áp lực vì học sinh đã viết được đoạn văn theo yêu cầu dễ dàng hơn.
b.3. Hạn chế
Phương pháp này yêu cầu người giáo viên phải tổng hợp được kiến thức từ các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng phân tích, tổng hợp, tóm lại phải nắm chắc nội dung chương trình của môn Tiếng Việt lớp 3.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
Giúp cho học sinh nói (viết) được đoạn văn đúng chủ đề theo yêu cầu của đề bài.
Học sinh phải nắm được các từ ngữ thuộc chủ đề, mạnh dạn trình bày ý kiến của bản thân.
d. Nguyên nhân
- Nguyên nhân thành công: Bản thân tích cực tìm tòi học hỏi, nghiên cứu kĩ chương trình, sách giáo khoa và kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm. Đặc biệt có sự quan tâm của đồng nghiệp, của lãnh đạo nhà trường trong việc giúp đỡ bản thân trong công tác chuyên môn.
- Nguyên nhân hạn chế: Một số giáo viên chưa tổng hợp được kiến thức trong quá trình giảng dạy, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng học sinh nói chung và chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng.
e. Phân tích, đánh giá về các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Vậy làm thế nào để thực hiện được mục tiêu dạy học của môn Tập làm văn, khắc phục thực trạng học Tập làm văn như đã nói trên? Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phát hành bộ sách Hướng dẫn dạy Tiếng Việt lớp 3 dành cho giáo viên. Người giáo viên có thể lấy đó làm cơ sở để tham khảo, tiến hành thiết kế bài giảng Tập làm văn của lớp mình phụ trách. Tuy nhiên, sách giáo viên (SGV) khi hướng dẫn dạy dạng bài Kể hay nói, viết về một chủ đề hầu hết chỉ hướng dẫn theo một cách, dẫn đến GV thụ động kiến thức ở SGK, SGV mà ít tìm tòi đọc thêm tài liệu khác liên quan đến giảng dạy đặc biệt là khi dạy Tiếng Việt nên ngôn ngữ của giáo viên còn hạn hẹp, bí từ. Khi tổ chức các hoạt động trong giờ học, một số giáo viên chưa phân định được hoạt động nào là trọng tâm nên hình thức tổ chức dạy còn dàn trải, chưa có sự liên kết giữa các hoạt động. Một số giáo viên chưa chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức dạy học khác nhau vào các tiết dạy mà chỉ giảng dạy theo một quy trình áp đặt rập khuôn đã hướng dẫn trong SGV.
Một số đề bài trong Sách giáo khoa còn thiếu thực tế, xa rời vốn sống của học sinh. Khi làm bài, các em chỉ dựa vào các hình ảnh, tư liệu mà giáo viên cung cấp nên bài viết còn sơ sài, chưa có sự sáng tạo.
Do cách tổ chức giờ học còn nhàm chám, rập khuôn nên trong giờ Tập làm văn, đa số học sinh chỉ trả lời câu hỏi theo gợi ý mà ít chịu tìm tòi các chi tiết, hình ảnh phù hợp chủ đề, dẫn đến nói, viết bài Tập làm văn cho có, lấy lệ.
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Sử dụng mạng ý nghĩa, bản đồ tư duy để giúp học sinh tìm kiếm và phát triển diễn đạt ý tưởng, giúp cho các em khi làm bài tập làm văn dạng “Kể hay nói, viết về một chủ đề” có thêm vốn từ ngữ, tạo cho các em có sự liên tưởng các chi tiết hình ảnh trong cùng một chủ đề, biết sắp xếp các chi tiết hình ảnh ấy tạo thành một ngôn bản (nói) hay văn bản (viết). Từ đó, có sự mạnh dạn tự tin trong học tập cũng như trong giao tiếp.
b. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1. Nội dung các bài tập làm văn trong Chương trình Lớp 3 dạng “Kể hay nói, viết theo chủ đề”.
Tuần
Yêu cầu
Chủ điểm
6
Kể về buổi đầu em đi học
Tới trường
8
Kể về người hàng xóm
Cộng đồng
11
Nói về quê hương
Quê hương
16
Nói về thành thị, nông thôn
Thành thị và nông thôn
17
Viết về thành thị, nông thôn
Thành thị và nông thôn
21
Nói về trí thức
Sáng tạo
22
Nói, viết về người lao động trí óc
Sáng tạo
23
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
Nghệ thuật
25
Kể về lễ hội
Lễ hội
26
Kể về một ngày hội
Lễ hội
28
Kể lại trận thi đấu thể thao
Thể thao
29
Viết về một trận thi đấu thể thao
Thể thao
31
Thảo luận về bảo vệ môi trường
Bầu trời và mặt đất
32
Nói, viết về bảo vệ môi trường
Bầu trời và mặt đất
Nội dung các bài tập thuộc dạng bài này nhằm rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt bằng lời nói (viết) về một chủ đề thuộc các chủ điểm của môn học: Nói, viết về thành thị hoặc nông thôn thuộc chủ điểm Thành thị và Nông thôn; Kể về gia đình thuộc chủ điểm Mái ấm; Kể về một buổi thi đấu, kể về lễ hội, 
Xem xét cách triển khai câu hỏi gợi ý ở mỗi đề, chúng ta có thể thấy dạng đề này hầu như là sự kết hợp của nhiều thể loại: miêu tả, tường thuật, thuyết minh và phát biểu cảm nghĩ. Trong sách giáo viên, các kiểu đề này chủ yếu được tiến hành theo một trình tự như sau:
- Giáo viên giới thiệu bài:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài:
+ Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập
+ GV cho học sinh tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong SGK hay hệ thống câu hỏi trong SGV hoặc giải thích cho học sinh cách làm bài.
+ Một học sinh kể mẫu và giáo viên nhận xét
- Học sinh tập nói theo tổ (nhóm).
- Đại diện một số nhóm nói trước lớp. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Cả lớp viết bài vào vở nếu bài yêu cầu cả nói và viết.
Trình tự dạy học như vậy bài nào cũng giống bài nào, dẫn đến sự nhàm chán, thiếu sự sáng tạo và không tích hợp được các phân môn học khác của môn Tiếng Việt.
Khi dạy dạng đề này, ngoài phương án được nêu trên (trong sách giáo viên), tôi đã tham khảo một số kinh nghiệm trên mạng internet của đồng nghiệp và của chính bản thân, trước hết là nghiên cứu dạy thật tốt các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, sau đó sử dụng mạng ý nghĩa và bản đồ tư duy để giúp học sinh tìm kiếm và phát triển diễn đạt ý tưởng, giúp cho các em khi làm bài tập làm văn dạng “Kể hay nói, viết về một chủ đề” có thêm vốn từ ngữ, giúp cho các em dựa vào mạng ý nghĩa hay bản đồ tư duy, có thể nói (viết) thành đoạn văn theo yêu cầu đề bài một cách dễ dàng hơn, tạo sự mạnh dạn tự tin trong học tập.
 b.2. Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b.2.1. Hình thành và phát triển “môi trường tư liệu ở lớp học”
Trước tiên tôi thực hiện hình thành “môi trường tư liệu ở lớp học” để giúp học sinh có điều kiện dễ dàng sử dụng từ ngữ khi sử dung mạng ý nghĩa hay bản đồ tư duy mà tôi trình bày ở phần sau.
 + Thu thập và trưng bày các bài văn mẫu của học sinh khá giỏi năm trước.
+ Phân tích điểm hay của các bài đọc tiêu biểu cho các thể loại văn bản, giới thiệu thành bộ sưu tập và trưng bày.
+ Xây dựng từ điển lớp: Giáo viên đưa ra hoặc hướng dẫn học sinh thu thập danh mục các từ mà các em đã biết theo chủ đề Tập làm văn trong sách giáo khoa.
+ Tập cho học sinh có thói quen quan tâm đến các trường hợp sử dụng từ hay trong khi đọc, kể chuyện hay luyện từ và câu.
b.2.2. Sử dụng “Mạng ý nghĩa”:
Sử dụng “Mạng ý nghĩa” như là sử dụng một đồ dùng dạy học, một biện pháp dạy học cụ thể. Sử dụng mạng ý nghĩa là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy học Tập làm văn. Phương pháp này hướng đến việc cá thể hoá tối đa hoạt động nói và viết của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của các em vừa bảo đảm được chuẩn mực cơ bản của một thể loại văn bản, vừa thể hiện bản chất cái tôi của mỗi học sinh trên cơ sở khai thác khái niệm và hiểu biết có trước của các em cũng như những ý tưởng và ngôn từ trong các bài đọc theo chủ đề mà các em đã được học trong SGK. 
 *Tiến trình thực hiện phương pháp mạng ý nghĩa:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đề
Trong hoạt động này, học sinh định hình cụ thể đối tượng nói hay viết trong trí nhớ để xác định đối tượng đó là ai? Là gì? ở đâu? Lúc nào?.. vào khung chủ đề. 
Trong trường hợp dùng vật thật hay tranh ảnh thì khung chủ đề cũng chính là chúng.
Để thực hiện hoạt động này tôi sử dụng một trong các hình thức sau:
- GV trò chuyện khơi gợi rồi đề nghị học sinh nhắm mắt nghĩ về đối tượng,
- Tạo tình huống khơi gợi rồi đề nghị học sinh nghĩ đến chủ đề hay đề tài.
- Kể một mẩu chuyện nhỏ liên quan đến đề bài, kết hợp đặt câu hỏi hướng học sinh đến đề tài.
- Dùng tranh ảnh hoăc mẫu vật thật do giáo viên mang đến lớp hay do học sinh tự sưu tầm.
- Cho học sinh tô màu rồi đặt tên cho một hình vẽ nào đó (do giáo viên cung cấp) liên quan đến đề tài.
- Sử dụng mô hình (khung ngôi nhà, khung ngôi trường ...). Trên nền khung giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hay viết thêm chi tiết vào.
- Sử dụng một đoạn văn mẫu lấy từ bài tập đọc đã học hay từ các bài làm của học sinh.
 Hoạt động 2: Tìm ý 
Học sinh tập trung động não nghĩ về đối tượng đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến đối tượng ấy. 
Khi tiến hành hoạt động này tôi thực hiện theo các bước sau:
- Sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát triển ý. Cần lưu ý câu hỏi phải có tính chất mở, hướng đến việc khơi gợi kinh nghiệm riêng, vốn sống thực tế của các em. Ví dụ đối với văn miêu tả, câu hỏi có thể được triển khai theo hướng mở sau: Em thấy gì? Em nghe gì? Em nghĩ gì? Em cảm thấy gì?...
- Đưa ra một khung mạng trong đó cho sẵn vài ý, phần còn lại để học sinh suy nghĩ và đưa thêm ý vào để hoàn thành mạng (khung mạng ý nghĩa có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo nội dung từng bài : Bông hoa, chùm bong bóng, mạng nhện, một cây với những cành lá...
- Đối với học sinh khá giỏi hay học sinh đã quen với việc sử dụng mạng, giáo viên nên để các em tự nghĩ và viết ra các ý mà không cần đưa một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh.
- Học sinh viết các ý dưới dạng từ hay cụm từ xung quanh chủ đề. Giáo viên tuyệt đối tránh viết chốt lại một số từ về đề bài. Cần xoá đi những ý đã được ghi lên bảng trong giai đoạn làm mẫu nghĩa là khi học sinh làm việc cá nhân trong phiếu học tập thì trên bảng chỉ còn lại khung mạng trống. 
 Hoạt động 3: Lập dàn ý : Sắp xếp ý đã có trong mạng. 
- Hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho các ý tìm được, lưu ý trình tự chung của thể loại văn đang làm và hướng dẫn có tính chất mở (đoạn văn miêu tả thì lưu ý những chi tiết nào có ý nghĩa giới thiệu chung thì nói trước, ý nào miêu tả chi tiết, cụ 
thể thì nói sau).
- Mỗi học sinh xem lại các ý trong mạng và đánh số thứ tự.
- Gọi vài học sinh lên thể hiện mạng ý nghĩa của mình đã làm trước lớp để cả lớp theo dõi. Ngoài khung mạng làm mẫu, GV vẽ sẵn trên bảng các mạng tương tự và che chúng lại. Sau khi HS đã tìm ý và hình thành mạng ý nghĩa trong phiếu bài tập, giáo viên cho một số em lên thể hiện lại ý của mình vào các khung mạng trên bảng.
 Hoạt động 4: Học sinh diễn đạt các ý trong mạng ý nghĩa thành bài dưới dạng nói hay viết 
- Nếu là bài tập nói, giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn mạng ý nghĩa của mình diễn đạt thành câu, thành bài trước lớp hay theo nhóm, cặp, theo nhóm đôi là tốt nhất.
- Nếu là bài tập viết, giáo viên hướng dẫn học sinh diễn đạt mỗi từ ngữ xoay quanh mạng ít nhất một câu.
 Hoạt động 5: Trao đổi, sửa chữa và nhận xét:
- Nếu là bài nói, cho vài nhóm học sinh thể hiện lại trước lớp rồi tổ chức trao đổi nhận xét và rút kinh nghiệm về cách nói phù hợp với yêu cầu của nội dung và thể loại của đề bài .
- Nếu là bài viết: Tổ chức cho học sinh đọc sửa chữa bản nháp của mình theo hình thức nhóm/cặp (đổi vở cho nhau sửa chữa). Giáo viên theo dõi giúp đỡ chung.
 Hoạt động 6: Dựa vào bản nháp đã được sửa, học sinh viết lại bài hoàn chỉnh.
*Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Đề bài: Nói về quê hương em (BT2-TV3 -Tập1- Tr92)
1. Chuẩn bị: 
Phiếu học tập
a..Hoàn thành bảng dưới đây
Tên bài đọc
Quê hương là...
Chi tiết làm em xúc động nhất
Giọng quê hương
......................................
......................................
..............................................................
..............................................................
Quê hương 
.....................................
.....................................
...............................................................
..............................................................
Đất quý, đất yêu
.....................................
.....................................
.............................................................
.............................................................
Vẽ quê hương
.....................................
.....................................
...............................................................
..............................................................
b. Đánh dấu X trước mỗi câu nếu em đồng ý, đánh XX trước mỗi câu nếu em rất đồng ý.
 Qua các bài đọc trên em thấy quê hương:
 Là tất cả những gì gần gũi, thân thương đối với mình.
 Là nơi mình sinh ra và lớn lên.
 Là những điều mình có thể nghe, có thể thấy, có thể sờ, có thể nếm.
 Là nơi mà khi xa mình thấy nhớ thương.
 c. Các em hãy nghĩ về quê hương mình:
 Quê em ở đâu? Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
2. Cách tiến hành
 Hoạt động 1: Giúp HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài và chuẩn bị thông tin ý tưởng để nói. Trước hết GV phát phiếu học tập cho học sinh và dẫn dắt học sinh hoàn thành bài tập a, b trên phiếu (theo nhóm)
- GV treo bảng phụ có ghi các bài tập a, b trên bảng. Cho các nhóm tự nêu kết quả bài làm của mình, các nhóm khác nhận xét, GV bổ sung hoàn thành bài tập. Giới thiệu nội dung chủ đề “Nói về quê hương”.
Hoạt động 2: HS tập trung động não nghĩ về quê hương đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ ngữ nào liên quan đến quê hương mà mình đang nghĩ tới.
- GV treo bài tập c (ghi sẵn ở bảng phụ) lên bảng kèm với lời dẫn dắt để kích thích học sinh hồi tưởng.
- HS làm vào giấy nháp; GV đồng thời gọi hai em làm vào bảng phụ ghi vào khung chủ đề cụm từ “Quê hương em” rồi sau đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề ấy (lưư ý HS chỉ ghi từ hoặc cụm từ)
 Ví dụ: 
 Vườn cây công viên thành phố	yêu
 con sông Quê hương em bờ đê, bãi cỏ 
 nông thôn đường phố	 nhà cao tầng
 Hoạt động 3: HS đánh số thứ tự các ý mình vừa tìm được, GV hướng dẫn các em sắp xếp các ý bằng số thứ tự 1,2,3.
- GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý HS trung bình và yếu để giúp các em điều 
chỉnh.
 Chẳng hạn với ví dụ trên, học sinh có thể đánh số thứ tự như sau:
 vườn cây (4) công viên (4) thành phố (1) yêu (5)
 con sông (2) Quê hương em bờ đê, bãi cỏ (3) 
 nông thôn (1) đường phố (3)	 nhà cao tầng (2)
Hoạt động 4: HS nhìn mạng của mình và nói 
Cho hai em nói mẫu trước lớp . 
 Ví dụ : Quê hương em thuộc một vùng nông thôn yên bình. Ở đó có cây đa cổ thụ che bóng rợp cả một vùng. Giếng nước trong veo. Trước mặt ngôi nhà em là con sông quê hương uốn lượn quanh làng. Ven sông là bờ đê với bãi cỏ xanh mượt, những chú trâu béo tròn đang ung dung gặm cỏ. Em rất thích tắm mình dưới con sông ấy khi mùa hè đến. Em yêu quê hương của mình.
 Hoặc: Em và gia đình sống ở thành phố. Ở đó em thấy có nhiều ngôi nhà cao tầng. Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại tấp nập. Ngày nghỉ, em thường được bố mẹ dẫn đi chơi công viên, được ngồi trên cái ghế đá mát rượi. Cảm giác của em lúc đó rất là thích. Em yêu quý nơi này.
- Cả lớp nhận xét, GV bổ sung.
Hoạt động 5: Học sinh nói theo cặp (hoặc nhóm 4). GV bao quát lớp đặc biệt lưu ý giúp học sinh yếu.
Hoạt động 6: HS nói thể hiện trước lớp
- GV gọi đại diện các nhóm lên nói trước lớp (không nhìn mạng ý nghĩa). Nếu là học sinh yếu, có thể cho học sinh nhìn mạng để nói.
- Tổ chức cho HS thể hiện mở rộng cảm xúc về quê hương mình. Khuyến khích HS tự tìm đặt và trả lời thêm câu hỏi mở rộng. Chẳng hạn: Quê em có gì đặc biệt? Em mơ ước gì về quê hương của mình? GV nhận xét chung.
Ví dụ 2: Dạy bài : Kể về gia đình (BT1-TV3 -tập1- tr 28) 
 Đối với bài tập này, giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng nói : Kể được một cách đơn giản về gia đình mình với một người bạn mới quen.
1.Chuẩn bị : Bảng phụ: Gia đình em có những ai? Làm công việc gì? Tính tình như thế nào? Tình cảm của em đối với gia đình?
2.Cách tiến hành 
Hoạt động 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho bạn mới quen biết.
- Học sinh tập trung động não nghĩ về gia đình và viết ra bất kỳ những từ ngữ nào liên quan đến gia đình mình.
- Giáo viên treo bảng phụ lên bảng. HS đọc thầm và hồi tưởng.
- HS làm vào giấy nháp. GV gọi đồng thời hai em làm vào bảng phụ, ghi vào khung chủ đề cụm từ “gia đình mình” rồi sau đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề đó.
 Ví dụ: 
 Làm ruộng anh, chị học sinh 
 Ông, bà Gia đình mình bố, mẹ
 Yêu thương em hạnh phúc
 Hoạt động 2: Học sinh đánh số thứ tự của mình vừa tìm được theo thứ tự 1,2,3...
 Chẳng hạn có thể đánh số thứ tự như sau: 
 Làm ruộng anh, chị (3) học sinh (4) 
 Ông, bà (1) Gia đình mình bố, mẹ (2)
 Yêu thương (5) em (3) hạnh phúc (6)
 - GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh trung bình và yếu để giúp các em điều chỉnh.
 Hoạt động 3: Học sinh nhìn mạng ý nghĩa của mình và nói
 - GV gọi 2 em đại diện kể về gia đình mình trước lớp.
 Ví dụ : Gia đình mình có 6 người : Ông bà, bố mẹ tớ, anh Hà và tớ. Ông bà mình đã lớn tuổi rồi. Bố mẹ tớ đều ở nhà làm ruộng. Anh Hà là học sinh lớp 7. Ông bà mình rất hiền, thường kể chuyện cho mình nghe. Mẹ mình luôn bận bịu với việc nhà, vì thế mình yêu mẹ lắm. Lúc nào rảnh việc học, mình lại giúp đỡ bố mẹ. Gia 
đình mình rất hạnh phúc.
- Cả lớp nhận xét, GV sửa lỗi và cách diễn đạt cho các em (nếu có sai sót).
b.2.3. Sử dụng “Bản đồ tư duy”:
 Ngoài việc sử dụng mạng ý nghĩa nêu trên, trong khi dạy tập làm văn lớp 3, tôi sử dụng bản đồ tư duy thay cho sơ đồ mạng ý nghĩa. Bản đồ tư duy là một phương tiện trực quan, muốn xây dựng được nó để dạy tập làm văn, người giáo viên cũng phải suy nghĩ, tìm tòi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo yêu cầu của từng chủ đề, đề bài. Giáo viên thiết kế bản đồ tư duy cần phải đảm bảo đúng kiến thức của từng bài, từng chủ đề và đảm bảo tính thẩm mĩ để qua đó học sinh tiếp nhận kiến thức bài một cách tích cực và mang lại hiệu quả giờ học cao hơn.
	Ví dụ khi dạy đề bài: Nói, viết về người lao động trí óc (BT1, 2 - TV3 - Tập 2 – Tr38), các bước đi như đã trình bày ở trên, giáo viên sử dụng bản đồ tư duy như sau thay cho việc sử dụng mạng ý nghĩa:
 Qua bản đồ tư duy này, học sinh sẽ dựa vào các dữ liệu (các từ ngữ phục vụ cho đề bài) để hoàn thành bài nói về người lao động 

Tài liệu đính kèm:

  • docBUITHIKIMTHOA_TAPLAMVAN_THKRONGANA.doc