Các giải pháp đã tiến hành
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 5 cùng với những khó khăn mà học sinh mắc phải. Qua kết quả khảo sát đầu năm cũng như tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học sinh sử dụng sai quan hệ từ và xác định sai mối quan hệ mà quan hệ từ đó biểu thị, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, giúp học sinh lớp 5 hạn chế việc nhầm lẫn trong xác định quan hệ từ như sau:
- Giải pháp 1: Giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
- Giải pháp 2: Giúp học sinh học tốt quan hệ từ thông qua trò chơi
hát huy được tính tự học, tự giác, tự quản, sáng tạo, sự tự tin và hứng thú trong học tập. - Với phương pháp dạy học mới này các em phát triển được kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. * Từ Nhà trường - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, được sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường lớp học đầy đủ đồ dùng dạy học, phòng học khang trang rộng rãi, số lượng học sinh trên mỗi lớp đảm bảo phù hợp với điều kiện dạy mô hình mới. - Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, tập huấn rút kinh nghiệm theo mô hình mới. * Từ giáo viên - Giáo viên giảng dạy một cách nhiệt tình, tận tâm, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo những phương pháp giảng dạy sao cho học sinh có thể tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất. - Luôn học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. * Từ phụ huynh học sinh - Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con em mình, luôn động viên, nhắc nhở con em trong việc học. - Thường xuyên trao đổi với giáo viên về các vấn đề liên quan đến việc học cũng tâm lí của học sinh. - Tạo điều kiện cho giáo viên hiểu học sinh hơn và đồng thời tạo ra mối liên hệ giữa phụ huynh với giáo viên và Nhà trường. 2. Khó khăn * Từ mô hình VNEN - Mô hình VNEN đòi hỏi học sinh phải có khả năng giao tiếp tốt, tuy nhiên học sinh của chúng tôi là học sinh nông thôn, các em ít có cơ hội tiếp xúc bên ngoài nên kĩ năng giao tiếp của các em còn hạn chế. - Mô hình này đòi hỏi các em phải tự tìm tòi, khám phá kiến thức nhưng khả năng phân tích của các em còn hạn chế nên một số em có dấu hiệu “theo không kịp” dẫn đến chán nản hoặc lười làm việc. * Từ giáo viên - Giáo viên tiếp xúc với chương trình VNEN lớp 5 chưa nhiều nên còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong quá trình giảng dạy. - Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong dạy học mô hình mới. * Từ học sinh - Ở lứa tuổi này, tâm lí của học sinh vẫn còn ham chơi, ít tập trung nên khó khăn trong việc học thuộc các quan hệ từ và vận dụng một cách linh hoạt các quan hệ từ vào những trường hợp cụ thể. Đôi khi các em học thuộc nhưng lại rất mau quên. - Việc học ngồi theo nhóm cả buổi học tạo điều kiện cho một bộ phận học sinh nói chuyện riêng. - Làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng khiến một số em ỷ lại vào nhóm trưởng không tập trung học. * Từ phụ huynh - Một số phụ huynh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải đi làm ăn xa nên ít có thời gian quan tâm đến việc học của con em dẫn đến tình trạng giao hẳn việc học của con mình cho giáo viên. - Sự tiếp cận của phụ huynh đối với mô hình mới còn nhiều hạn chế nên việc giúp đỡ con em khi ở nhà còn gặp khó khăn. 3. Nguyên nhân Qua quá trình tìm hiểu cũng như trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc học sinh gặp khó khăn trong việc sử dụng quan hệ từ là do những nguyên nhân sau: * Nguyên nhân khách quan - Trong chương trình Tiểu học thì đến lớp 5 học sinh mới được làm quen với quan hệ từ . Phân phối chương trình cho phần này rất ít mà yêu cầu học sinh nắm được nhiều quan hệ từ và cặp quan hệ từ cũng như sử dụng chúng một cách linh hoạt thì tương đối khó khăn đối với các em. - Học sinh Tiểu học thì có đặc điểm nhanh nhớ nhưng cũng rất mau quên. Các bài tập được phân bố không tập trung, xen lẫn nhiều nội dung trong một tiết học dễ khiến học sinh nhầm lẫn nội dung này với nội dung kia. - Một số học sinh có khả năng tiếp thu chưa tốt lại rơi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến việc học của con nên giao hết việc học của con cho giáo viên. - Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động, ít chịu khó suy nghĩ, tìm tòi cách học để nhớ lâu kiến thức. - Học sinh chưa thuộc kỹ các quan hệ từ. - Học sinh chưa thành thạo khi xác định mối quan hệ mà mỗi quan hệ từ biểu thị. - Học sinh nhầm lẫn mối quan hệ giữa quan hệ từ này với quan hệ từ khác. * Nguyên nhân chủ quan - Một số học sinh có khả năng tiếp thu chậm, kĩ năng phân tích chưa tốt nên không theo kịp các bạn dẫn đến chán và lười học. - Tư duy của lứa tuổi Tiểu học chịu ảnh hưởng nhiều bởi trực quan sinh động nhưng yếu tố quan hệ từ đòi hỏi các em phải nắm được thuộc tính bên trong nó dẫn đến các em hay nhầm lẫn khi sử dụng. - Khả năng tập trung ghi nhớ của học sinh chưa vững nên dễ nhớ nhưng rất nhanh quên. Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, bản thân tôi nhận thấy việc giúp học sinh học thuộc các quan hệ từ và sử dụng chúng một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh nhất định là vô cùng quan trọng. Qua thời gian tìm tòi, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm, tôi đã tìm được một số giải pháp giúp giải quyết vấn đề nêu trên. III. Các giải pháp đã tiến hành Qua nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 5 cùng với những khó khăn mà học sinh mắc phải. Qua kết quả khảo sát đầu năm cũng như tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học sinh sử dụng sai quan hệ từ và xác định sai mối quan hệ mà quan hệ từ đó biểu thị, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, giúp học sinh lớp 5 hạn chế việc nhầm lẫn trong xác định quan hệ từ như sau: - Giải pháp 1: Giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ. - Giải pháp 2: Giúp học sinh học tốt quan hệ từ thông qua trò chơi 1. Giải pháp 1: Giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ. 2.1 Hình thành khái niệm quan hệ từ Muốn học sinh sử dụng quan hệ từ đúng thì việc giúp các em nắm chắc khái niệm “quan hệ từ” là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ trên, khi hình thành kiến thức cho học sinh về quan hệ từ ở hoạt động 2 bài 11C: Môi trường quanh ta, tôi cho học sinh phân tích thật kĩ và cho biết từ in đậm dùng để làm gì trong các ví dụ sau: Ví dụ: Rừng say ngay và ấm nóng. Ma Văn Kháng Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. Võ Quảng Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam Bước 1: Tôi giao việc cho tất cả các cá nhân đọc, phân tích ví dụ và tìm câu trả lời. Bước 2: Cá nhân trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình. Bước 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thống nhất ý kiến trong nhóm rồi báo cáo với giáo viên. Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp: Các từ in đậm dùng để nối các từ ngữ và biểu thị quan hệ giữa các từ ngữ được nối. Tôi yêu cầu học sinh thảo luận và cho biết các từ in đậm đó dùng để nối các từ ngữ nào với nhau? Sau khi thảo luận, tôi cho học sinh chia sẻ câu trả lời và chốt lại câu trả lời đúng: Từ và nối từ say ngay với từ ấm nóng Từ của nối từ tiếng hót với từ Họa Mi Từ như nối từ hoa mai với hoa đào Từ nhưng: trường hợp này khác những trường hợp trước, tôi giúp học sinh phân tích: từ nhưng đứng ở đầu một câu nên nó không nối các từ ngữ với nhau mà nó nối nội dung của hai câu văn với nhau. Từ những ví dụ trên, học sinh dễ dàng rút ra được khái niệm về quan hệ từ. 2.2 Một số lỗi học sinh thường mắc phải Muốn giải quyết được một vấn đề nào đó thì bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu được vấn đề phát sinh từ đâu, như vậy chúng ta mới có hướng giải quyết đúng đắn và hiệu quả. Đối với vấn đề học sinh học tập chưa tốt phần quan hệ từ, căn cứ vào các bài làm của học sinh, tôi thống kê được những lỗi thông thường mà học sinh mắc phải như sau: Thứ nhất: Lỗi dùng sai quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. Thứ hai: Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. Thứ ba: Lỗi dùng thừa quan hệ từ. Thứ tư: Lỗi dùng thiếu quan hệ từ. Thứ năm: Lỗi dùng sai quan hệ từ trong viết văn. 2.3 Cách khắc phục lỗi khi sử dụng quan hệ từ a) Lỗi dùng sai quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. Hình 1 & 2: Bài làm của học sinh - mắc lỗi sử dụng sai quan hệ từ, cặp quan hệ từ Từ những ví dụ trên ta có thể thấy nguyên nhân dẫn đến học sinh làm bài sai là vì chưa thuộc quan hệ từ. Học sinh muốn làm đúng các bài tập về quan hệ từ thì trước hết các em cần phải thuộc tên các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ. Vì vậy, để giúp học sinh ghi nhớ các quan hệ từ một cách bền vững tôi dành thời gian cho các cá nhân học thuộc tại lớp, đọc cho bạn bên cạnh nghe, thi đọc thuộc trong nhóm, tổ chức cho các nhóm thi đọc thuộc các quan hệ từ và nêu tên các mối quan hệ mà chúng biểu thị. Ngoài ra, tôi còn yêu cầu các em kiểm tra bài nhau vào đầu giờ mỗi buổi học. Đây cũng là một biện pháp giúp học sinh rèn luyện thêm trí nhớ của mình. Đối với những học sinh khó khăn trong học tập, khả năng ghi nhớ chậm, tôi áp dụng cách cho các em lập bảng các quan hệ từ vào những tờ giấy bìa cứng sau đó kẹp vào bìa cuốn vở Tiếng Việt, khi nào quên có thể lấy ra xem. Trong trường hợp các em thay vở thì chỉ cần lấy tờ giấy đó kẹp sang vở mới tránh mất công phải viết lại nhiều lần. Với cách làm như trên, tôi nhận thấy học sinh đã có thể ghi nhớ tên của các quan hệ từ và cặp quan hệ từ một cách bền vững. b) Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa Hình 3: Bài làm của học sinh - mắc lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa Ví dụ trên cho ta thấy học sinh dùng đúng quan hệ từ nhưng lại chọn vế câu chưa phù hợp với quan hệ từ. Nguyên nhân là vì các em chưa chú ý đến nghĩa của câu văn và chưa nắm rõ mối quan hệ mà mỗi quan hệ từ biểu thị. Với ví dụ trên ta có thể thấy việc học sinh hiểu được mối quan hệ mà mỗi quan hệ từ biểu thị và sử dụng chúng vào đúng trường hợp, đúng ngữ cảnh cũng không kém phần quan trọng. Do đó, tôi dẫn dắt học sinh tìm hiểu mối quan hệ mà một số quan hệ từ thường gặp như sau: Trước khi kết thúc hoạt động cơ bản của bài 20C tiết 1 hướng dẫn học Tiếng Việt 5: Hoạt động tập thể. Học sinh đọc xong phần ghi nhớ về các quan hệ từ và cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong câu ghép. Tôi giúp học sinh diễn giải về nghĩa của một số từ ngữ hay một số mối quan hệ mà quan hệ từ đó biểu thị để khi nối các vế trong câu ghép học sinh biết các phân tích và sử dụng quan hệ từ chính xác hơn. Chẳng hạn: Quan hệ từ “của” dùng để nối các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động, của bản thân sự vật đó hay nói cách khác quan hệ từ “của” dùng để biểu thị quan hệ “sở hữu”. Quan hệ từ “nhưng” dùng để biểu thị quan hệ “tương phản” nghĩa là hai sự vật, hiện tượng có tính chất trái ngược, đối chọi nhau rõ rệt. Quan hệ từ “rồi” dùng để nối các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động, theo một trình tự “trước – sau”. Đối với các cặp quan hệ từ, sách hướng dẫn học Tiếng Việt đã cung cấp cho các em một số cặp quan hệ từ và mối quan hệ mà chúng biểu thị. Tuy nhiên để giúp học sinh sử dụng thành thạo và làm tốt một số bài tập chẳng hạn : Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm – dạng bài tập này rất hay dùng trong nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Đối với dạng bài tập này, học sinh phải phân tích được nội dung, ý nghĩa của các vế câu thì mới có thể lựa chọn được quan hệ từ thích hợp. Do đó, tôi hướng dẫn đồng thời cung cấp cho học sinh một số khái niệm như sau: Cặp quan hệ từ : Vì nên ; Do nên ; Nhờ mà ( biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả) + Nguyên nhân là nhân tố tạo ra kết quả hoặc làm phát sinh sự việc đang nói đến. + Kết quả là cái do một hay nhiều hiện tượng khác gọi là nguyên nhân gây ra, tạo ra trong quan hệ với các hiện tượng ấy. Cặp quan hệ từ : Nếu thì ; Hễ thì ( biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả) + Giả thiết: điều coi như là có thật, nêu ra để phân tích, suy luận. + Điều kiện là cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra. + Kết quả là cái do một hay nhiều hiện tượng khác gọi là nguyên nhân gây ra, tạo ra trong quan hệ với các hiện tượng ấy. Cặp quan hệ từ: Tuy nhưng ; Mặc dù nhưng ( biểu thị quan hệ tương phản). + Tương phản là hai sự vật, sự việc, hiện tượng, có tính chất trái ngược nhau, đối chọi nhau rõ rệt. Cặp quan hệ từ: Không những mà còn ; Không chỉ mà còn ( biểu thị quan hệ tăng tiến) + Tăng tiến nghĩa là tiến hơn, vượt hơn so với trước một cách rõ rệt. Với những khái niệm này, tôi cũng yêu cầu học sinh học thuộc và cũng lưu trữ vào sổ tay tài liệu của mình như đã làm ở mục a phần 2.3a. Ngoài ra, tôi giúp học sinh phân tích mẫu một số ví dụ: Tôi cho học sinh làm phiếu bài tập bổ sung: PHIẾU BÀI TẬP Tìm và nêu tác dụng của quan hệ từ trong các câu sau bằng cách thực hiện các yêu cầu bên dưới: - Hoa hồng lung linh và rực rỡ. - Bạn Lan học giỏi và hát hay. - Trần Quốc Khái là người truyền cho dân ta nghề thêu và nghề làm lọng. Yêu cầu 1: Quan hệ từ trong các câu trên là quan hệ từ . Yêu cầu 2: Gạch chân dưới những từ ngữ được nối với nhau bởi quan hệ từ vừa tìm được. Yêu cầu 3: Chọn từ trong ngặc đơn điền vào chỗ chấm: Yêu cầu 4: Các từ ngữ vừa gạch chân chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động của ( cùng một sự vật, nhân vật; hai hay nhiều sự vật, nhân vật) Các nhóm thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Cá nhân đọc, phân tích ví dụ và tìm câu trả lời. Bước 2: Cá nhân trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình. Bước 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thống nhất ý kiến trong nhóm rồi báo cáo với giáo viên. Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp. Sau khi học sinh chia sẻ nội dung câu hỏi, chốt lại ý kiến đúng, tôi giúp học sinh đi đến kết luận về tác dụng của quan hệ từ và bằng cách đặt câu hỏi: Qua các ví dụ trên, em nào có thể cho biết quan hệ từ “và” có tác dụng gì? Học sinh trả lời: quan hệ từ “và” dùng để nối các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động của cùng một sự vật. Giáo viên bổ sung thêm cho học sinh: mối quan hệ mà từ “và” biểu thị được gọi là quan hệ “liên hợp”. Với cách làm như vậy, học sinh sẽ biết cách phân tích, lựa chọn quan hệ từ, cặp quan hệ từ phù hợp với nghĩa của câu. Đồng thời giúp học sinh sử dụng từ ngữ đúng hơn trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. c) Lỗi dùng thừa quan hệ từ. Ví dụ: Khi thực hiện hoạt động 3 trang 18 của bài 11C: Môi trường quanh ta Đề bài yêu cầu: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của. Có học sinh đặt câu như sau: Hình 4: Bài làm của học sinh - mắc lỗi dùng thừa quan hệ từ Với việc đặt câu như vậy, tôi gọi học sinh khác nhận xét. Kết quả chỉ được một vài em phát hiện ra lỗi của bạn là dùng “thừa quan hệ từ”. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng thừa quan hệ từ còn khá phổ biến trong học sinh. Để khắc phục lỗi vừa nêu, tôi hướng dẫn học sinh như sau: Bước 1: Tôi cho hai câu văn sau: + Bạn Mai, bạn Lan và bạn Hồng đều là những học sinh giỏi. + Bạn Mai và bạn Lan và bạn Hồng đều là những học sinh giỏi. Bước 2: Tôi yêu cầu học sinh nhận xét: Trong hai câu văn trên, cách sử dụng từ ngữ có gì khác nhau? Học sinh trả lời: trong hai câu văn trên, cách sử dụng từ ngữ khác nhau ở chỗ: một câu dùng một “dấu phẩy” và một từ “và” còn câu kia dùng hai từ “và”. Khi đọc lên, ta thấy câu nào hay hơn? Vì sao? Học sinh trả lời: Khi đọc lên, ta thấy câu thứ nhất hay hơn. Vì ở câu thứ nhất, lời văn mạch lạc, rõ ràng; câu thứ hai dùng hai từ và làm cho câu văn lặp từ ngữ dẫn đến không hay. Giáo viên chốt lại câu trả lời đúng và lưu ý học sinh: Trong một câu văn, ta không nên dùng hai hoặc nhiều quan hệ từ giống nhau sẽ dẫn đến lỗi lặp từ ngữ làm cho câu văn không hay. d) Lỗi dùng thiếu quan hệ từ. Ví dụ: khi thực hiện hoạt động 2 trang 159 của bài 28A: Ôn tập 1 Đề bài yêu cầu: Tìm ví dụ điền vào bảng tổng kết. Đối với câu ghép dùng cặp quan hệ từ. Có học sinh đặt câu như sau: Hoa phượng không những đẹp chúng còn tượng trưng cho lứa tuổi học trò. Hình 5: Bài làm của học sinh - mắc lỗi dùng thiếu quan hệ từ Với ví dụ này, ta thấy học sinh đã sử dụng thiếu một quan hệ từ để tạo thành cặp quan hệ từ. Cách khắc phục: Bước 1: Tôi cho học sinh đọc lại kĩ yêu cầu của bài tập. Đề bài yêu cầu viết câu ghép sử dụng cặp quan hệ chứ không phải một quan hệ từ. Bước 2: Tôi cho học sinh nhắc lại kiến thức về các cặp quan hệ từ. . Quan hệ từ “không những” đi với quan hệ từ “mà còn”. Bước 3: Tôi yêu cầu học sinh đọc lại câu văn trên và xác định quan hệ từ còn thiếu. Với cách làm này, học sinh sẽ tự phát hiện ra lỗi và sửa lỗi. Từ đó giúp học sinh rút được kinh nghiệm và ghi nhớ lâu hơn. e) Lỗi dùng sai quan hệ từ trong viết văn. Việc sử dụng quan hệ từ không những giúp học sinh làm tốt các bài tập về luyện từ và câu mà cao hơn chúng còn được học sinh thể hiện trong bài văn của mình. Khắc phục được lỗi sử dụng quan hệ từ cũng góp phần làm cho cách dùng từ của học sinh trong viết văn được chính xác, câu văn được rõ ý và logic hơn. Tuy nhiên, trên thực tế các bài làm văn của học sinh mắc lỗi sử dụng quan hệ từ tương đối nhiều. Chẳng hạn: Hình 6: Bài văn tả cây cối của học sinh - mắc lỗi dùng sai quan hệ từ trong viết văn Có thể thấy trong ví dụ trên, học sinh mắc lỗi sử dụng quan hệ từ rơi vào nhiều trường hợp, có thể là lỗi chưa thuộc quan hệ từ, có thể là lỗi dùng quan hệ từ chưa phù hợp nghĩa của câu, và một lỗi học sinh thường mắc phải là sử dụng quan hệ từ để liên kết các đoạn văn với nhau. Để giúp học sinh khắc phục lỗi sử dụng không đúng quan hệ từ trong liên kết đoạn văn, tôi thường làm như sau: Sau mỗi bài viết của học sinh sẽ có một tiết trả bài văn. Tôi sẽ dành thời gian tiết này đọc các bài văn của học sinh trước lớp và lựa chọn những bài có lỗi gần giống nhau để phân tích, giúp học sinh nhận ra tồn tại của mình từ đó khắc phục. Hoặc trong bài văn của học sinh có những câu sử dụng quan hệ từ chưa đúng, tôi sử dụng những câu đó làm ví dụ khi dạy bài liên quan đến quan hệ từ để học sinh phân tích, tìm ra lỗi của mình. Có như vậy mới giúp các em nhớ được lâu và không mắc phải lỗi ấy nữa. 2. Giải pháp 2: Giúp học sinh học tốt quan hệ từ thông qua trò chơi Để học sinh học tốt môn Tiếng Việt trong đó phải kể đến quan hệ từ thì mỗi người giáo viên không chỉ tổ chức hướng dẫn cho học sinh theo các tài liệu sẵn có của sách giáo khoa, sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng mà còn phải tích cực tìm hiểu, vận dụng đổi mới phương pháp gây hứng thú học tập, kích thích các em tìm tòi, sáng tạo. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung về từ ngữ lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những kiến thức của ngữ pháp Tiếng Việt một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi học tập một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học sẽ ngày một nâng cao. Hình 7: Trò chơi học tập Trên thực tế, phần lớn học sinh không ham thích khi học kiến thức Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt bởi các em cho rằng môn học này có nhiều quy tắc rườm rà, khó nhớ và dễ nhầm lẫn. Để giúp học sinh không nảy sinh cảm giác không hứng thú khi học các kiến thức liên quan đến quan hệ từ, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi học tập sau các tiết học có nội dung về quan hệ từ, nhằm giúp các em vừa củng cố vừa khắc sâu kiến thức hơn để các em nhớ được lâu hơn. *Ví dụ: Trò chơi Đi chợ : Trước khi kết thúc Bài 11C tiết 1 hướng dẫn học Tiếng Việt 5: Môi trường quanh ta. + Đối tượng: Học sinh lớp 5 + Mục tiêu Ôn luyện cho học sinh cách xác định quan hệ từ - cặp quan hệ từ và mối quan hệ mà cặp quan hệ từ đó biểu thị. Rèn tính nhanh nhẹn, suy nghĩ độc lập, tinh thần đồng đội và tạo hứng thú học tập. + Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị một số phiếu mua hàng : Ví dụ: - Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. - Bạn Trang không những học giỏi mà còn rất hiếu thảo với ba mẹ. - Tuy trời mưa rất to nhưng các bạn vẫn đến lớp đúng giờ. .. + Thời gian : khoảng 5 phút đến 7 phút. + Luật chơi : CTHĐTQ (Chủ tịch hội đồng tự quản) nêu cách chơi, luật chơi (phần này giáo viên chuẩn bị trước cho học sinh). Sau đó bốc phiếu, đọc nội dung phiếu mua hàng, học sinh nào có kết quả nhanh và chính xác thì thưởng một bông hoa điểm tốt đồng thời được quyền bốc thăm câu hỏi. Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên tổng kết tuyên dương những học sinh có thành tích xuất sắc. Hình 8: Trò chơi học tậ
Tài liệu đính kèm: