SKKN Một vài giải pháp giúp phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 5

SKKN Một vài giải pháp giúp phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 5

Các giải pháp đã tiến hành đề giải quyết vấn đề

1. Giải pháp 1: Rèn luyện kỹ năng phát âm, nhấn trọng âm và ngữ điệu trong từ và câu cho học sinh.

- Mục đích: Giúp học sinh phát âm đúng, nhấn đúng trọng âm và nói đúng ngữ điệu của từ, câu, tạo thói quen phản xạ nhanh cho học sinh khi trả lời các câu hỏi.

- Cách thức thực hiện: hướng dẫn học sinh cách học phát âm, nhấn trọng âm và ngữ điệu trong từ, câu qua các bài học cụ thể.

- Cách dạy (tùy vào từng giáo viên và đối tượng học sinh nên bài giảng cũng khác nhau).

+ Bước 1: Giới thiệu từ hoặc câu, hướng dẫn học sinh đánh trọng âm và ngữ điệu của từ và câu;

+ Bước 2: Bật băng, đĩa (giáo viên đọc); học sinh lặp lại nhiều lần (3-4 lần).

+ Bước 3: Học sinh thực hành đọc theo cặp đôi, nhóm;

+ Bước 4: Kiểm tra cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu của học sinh sau đó sửa lỗi và hướng dẫn học sinh luyện đọc ở nhà.

- Ví dụ: áp dụng cách rèn luyện kỹ năng phát âm, nhấn trọng âm, ngữ điệu trong phần Lesson 3 (Phần 1: Listen and repeat) của các bài học (sách Tiếng Anh 5, tập 1, 2).

 

doc 36 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2722Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài giải pháp giúp phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Anh ngoài giờ lên lớp 
Đa số học sinh phát âm và nhấn trọng âm sai do các em bị ảnh hưởng giọng nói vùng miền, học sinh ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai, thiếu tự tin, chưa tự giác trong học tập. 
Thời gian thực hành nói tiếng Anh trên lớp chưa đủ đảm bảo cho tất cả các em học sinh, cho nên đa số các em học sinh còn chưa tự giác thực hành tại lớp và tham 
gia vào tiết học một cách nghiêm túc. 
Do lớp học quá đông nên giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Ngoài ra, hệ thống bài tập luyện kỹ năng nói chưa phong phú để cuốn hút học sinh. Giáo viên dành nhiều thời gian cho việc dạy chưa chú trọng hướng dẫn học sinh tự thực hành nói tại nhà. 
Đa số cha mẹ học sinh trong địa bàn xã Ea Bông còn khó khăn về kinh tế nên họ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình, đa số cha mẹ học sinh không biết và hiểu nhiều về tiếng Anh. Vì vậy, họ không thể chủ động trong việc hướng dẫn con học tiếng Anh và hướng dẫn con em mình sử dụng một số phần mềm tiện ích trong việc học và giao tiếp tiếng Anh. 
Để đánh giá chính xác về khả năng học tập cũng như nhu cầu học tập của học sinh tôi đã tiến hành cuộc khảo sát về kỹ năng nói tiếng Anh đối với lớp 5A và 5B năm học 2018-2019 kết quả khảo sát như sau:
Kỹ năng phát âm:
Lớp
Tổng số học sinh
Trước khi thực hiện đề tài
Phát âm và ngữ điệu tốt
Phát âm và ngữ điệu chưa tốt
Tổng số HS
%
Tổng số HS
%
5A
29
9
31%
20
69%
5B
27
5
18,5%
22
81,5%
Kỹ năng sử dụng mẫu câu: 
Lớp
Tổng số học sinh
Trước khi thực hiện đề tài
Sử dụng mẫu câu tốt
Sử dụng mẫu câu chưa tốt
Tổng số HS
%
Tổng số HS
%
5A
29
11
38%
18
62%
5B
27
7
26%
20
74%
Kỹ năng giao tiếp:
Lớp
Tổng
số học sinh
Trước khi thực hiện đề tài
Tự tin
giao tiếp
Giao tiếp chưa lưu loát
E ngại không giao tiếp
Tổng số HS
%
Tổng số HS
%
Tổng số HS
%
5A
29
6
21%
16
55%
7
24%
5B
27
3
11%
18
67%
6
22%
Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập: 
Lớp
Tổng số học sinh
Trước khi thực hiện đề tài
Nhà có máy tính kết nối internet
Nhà không có máy tính kết nối internet
Thường xuyên học tiếng Anh trực tuyến
Không học Tiếng Anh trực tuyến
Tổng số HS
%
Tổng số HS
%
Tổng số HS
%
Tổng số HS
%
5A
29
9
31%
20
69%
5
17%
24
83%
5B
27
10
37%
17
63%
3
11%
24
89%
Sinh hoạt ngoại khóa dành cho các môn học:
Lớp
Tổng
số HS
Trước khi thực hiện đề tài
Môn Giáo dục kỹ năng sống
Môn Tiếng Anh
Thích
Không thích
Trung tính
Thích
Không thích
Trung tính
5A
29
15
7
7
9
15
5
%
52%
24%
24%
31%
52%
17%
5B
27
14
8
5
5
15
7
%
51,9%
29,6%
18,5%
18,5%
55,5%
26%
	Để khắc phục và phát triển kỹ năng nói cho học sinh tôi đã áp dụng các giải pháp mới đối với học sinh lớp 5B và các giải pháp cũ đối với học sinh lớp 5A như sau:
 + Đầu tiên là luyện kỹ năng phát âm, nhấn trọng âm và nói theo ngữ điệu cho học sinh (đây là bước quan trọng để các em học nói được tiếng Anh). (áp dụng với 2 lớp)
+ Thứ hai là hướng dẫn học sinh học cách giao tiếp theo nhóm qua mỗi bài học. (áp dụng với 2 lớp)
+ Thứ ba là hướng dẫn cách tự học nói bằng các phần mềm và trang web học tiếng 
Anh hữu ích. (áp dụng lớp 5B).	
+ Thứ tư là học nói tiếng Anh theo chủ đề qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa. (áp dụng lớp 5B).
+ Cuối cùng phát triển kỹ năng nói bằng hình thức đi trải nghiệm thực tế và viết bài 
thu hoạch. (áp dụng lớp 5B).
	III. Các giải pháp đã tiến hành đề giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Rèn luyện kỹ năng phát âm, nhấn trọng âm và ngữ điệu trong từ và câu cho học sinh.
Mục đích: Giúp học sinh phát âm đúng, nhấn đúng trọng âm và nói đúng ngữ điệu của từ, câu, tạo thói quen phản xạ nhanh cho học sinh khi trả lời các câu hỏi.
Cách thức thực hiện: hướng dẫn học sinh cách học phát âm, nhấn trọng âm và ngữ điệu trong từ, câu qua các bài học cụ thể. 
Cách dạy (tùy vào từng giáo viên và đối tượng học sinh nên bài giảng cũng khác nhau).
+ Bước 1: Giới thiệu từ hoặc câu, hướng dẫn học sinh đánh trọng âm và ngữ điệu của từ và câu;
+ Bước 2: Bật băng, đĩa (giáo viên đọc); học sinh lặp lại nhiều lần (3-4 lần).
+ Bước 3: Học sinh thực hành đọc theo cặp đôi, nhóm; 
+ Bước 4: Kiểm tra cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu của học sinh sau đó sửa lỗi và hướng dẫn học sinh luyện đọc ở nhà.
Ví dụ: áp dụng cách rèn luyện kỹ năng phát âm, nhấn trọng âm, ngữ điệu trong phần Lesson 3 (Phần 1: Listen and repeat) của các bài học (sách Tiếng Anh 5, tập 1, 2).
 Unit 1: What’s your address? – Lesson 3 / Part 1: Listen and repeat/ trang 10 SGK Tiếng Anh 5 tập 1.
Unit 17: What would you like to eat? Lesson 3/ part 1: Listen and repeat/ trang 50 SGK Tiếng Anh 5 tập 2.
Để cải thiện và phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh giáo viên cần phải
kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen nhấn trọng âm và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, nếu các em bước đầu học tiếng Anh mà phát âm không đúng thì sẽ thành thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này. 
Sau đây tôi xin đưa ra một số kiến thức hiểu biết mà giáo viên cần có để rèn cho học sinh khi dạy kỹ năng nói cho học sinh.
Cách phát âm của một số nguyên âm trong tiếng Anh:
Nguyên âm đơn
Nguyên âm đôi
/ i /
/ ei /
/ e /
/ ɔu /
/ ɔ /
/ eə /
/ ʊ /
/ ʊə /
/ ʌ /
/ ɑi /
/ ə /
/ ɑu /
/ i: /
/ iə /
/ æ /
/ ɔi /
/ ɔ: /
/ u: /
/ a: /
/ ɜ: /
 + / i:/ âm / i:/dài thực hành đọc âm /i/ ngắn sau đó kéo dài ra một chút ví dụ : sheep, meal, read, tea .
+ / i/ âm / i/ ngắn ship, it, sit, bin
+ / e/ âm e ngắn pen, ten, leg, check, men
+ / æ/ âm e dài (mở miệng to hơn âm e) man, hat, cat, bag, apple, maths.
+ /Λ/ thực tập âm /æ/ trước, sau đó đưa lưỡi ra sau một chút. /Λ/ là âm rất ngắn. 
cup, suck, burn, luck, fun, sun.
+ /a:/ Đưa lưỡi xuống và ra sau, /a:/ là âm dài: heart, carp, march.
+ /o/ Thực tập âm /æ/ trước, sau đó đưa lưỡi ra sau và đưa môi ra trước một chút. /o/ la âm ngắn: hot, sock, top.
+ / ɔ: / Thực tập âm /o/ trước, sau đó đua phần cuối lưỡi lên trên một chút. /o:/ là âm dài: ball, call, sport, four, door, floor
+ / u/ Thực tập âm /o/ trước, sau đó đưa phần cuối lưỡi ra trước và lên một chút. /u/ là âm ngắn: book, look, good, cook, 
+ / u:/ Thực tập âm /u/ trước, sau đó đưa lưỡi lên trên và ra sau /u:/ là âm dài: afternoon, spoon, moon, pool
+ / ɜ: / Thực tập âm / ɔ: / trước, sau đó đưa lưỡi ra trước và lên trên một chút / ɜ: / là âm dài : skirt, shirt, nurse .
+/ ә / Phát âm / ɜ: / trước, rồi phát âm / ә / thật ngắn: son, a camera
+ / ei/ âm này gồm 2 âm: e và i. Trước hết phát âm e, rồi phát âm dài hơn : eee rồi âm i: wait, game, name, paper..
+ /au/ Thực tập âm æ trước, bây giờ thêm âm u vào: cow, house, brown, town
+ / әu/ âm này gồm 2 âm: ә và u. phát âm ә trước, bây giờ phát âm dài hơn: әәә rồi them âm u vào. Âm này thật ngắn: phone, woke, some, home 
+ /iә/ âm này gồm 2 âm i và ә, phát âm i trước, rồi thêm ә vào . iә. : ear, tear, hear, beer
+ /eә/ Thực tập âm e trước, phát âm dài hơn, rồi thêm âm ә. eә. :air, bear, pear, hair, tear.
+ /ө/ Đặt lưỡi ở hai hàm răng. Thổi không khí giữa lưỡi và răng lên trên: thin, thick, think, three, thirst.
+ /ð/ Thực tập âm /ө/ . dùng giọng của bạn phát âm /ð/.: Than, they, there, either
	Các quy tắc nhấn trọng âm cơ bản:
 	Quy tắc 1: Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
Ví dụ: be'gin, be'come, for'get, en'joy, dis'cover, re'lax, de'ny, re'veal,
Ngoại lệ: 'answer, 'enter, 'happen, 'offer, 'open
 	Quy tắc 2: Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ví dụ: 'children, 'hobby, 'habit, 'labour, 'trouble, 'standard
Ngoại lệ: ad'vice, ma'chine, mis'take
Quy tắc 3: Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ví dụ: 'basic, 'busy, 'handsome, 'lucky, 'pretty, 'silly
Ngoại lệ: a'lone, a'mazed, 
Quy tắc 4: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2
Ví dụ: be'come, under'stand
Quy tắc 5: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.
Ví dụ: e'vent, sub'tract, pro'test, in'sist, main'tain, my'self, him'self 
Quy tắc 6: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, - eer, -ese, -ique, -esque, -ain.
Ví dụ: ag'ree, volun'teer, Vietna'mese, re'tain, main'tain, u'nique, pictu'resque, engi'neer
Ngoại lệ: com'mittee, 'coffee, em'ployee
Quy tắc 7: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity -> trọng âm rơi vào âm tiết liền trước.
Ví dụ: eco'nomic, 'foolish, 'entrance, e'normous 
Quy tắc 8: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm.
Ví dụ: dis'cover, re'ly, re'ply, re'move, des'troy, re'write, im'possible, ex'pert, re'cord, 
Ngoại lệ: 'underpass, 'underlay
Quy tắc 9: Danh từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ví dụ: 'birthday, 'airport, 'bookshop, 'gateway, 'guidebook, 'filmmaker,
Quy tắc 10: Tính từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1
Ví dụ: 'airsick, 'homesick, 'carsick, 'airtight, 'praiseworthy, 'trustworth, 'waterproof 
Ngoại lệ: duty-'free, snow-'white 
Quy tắc 11: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2.
Ví dụ: ,bad-'tempered, ,short-'sighted, ,ill-'treated, ,well-'done, well-'known
Quy tắc 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi. -ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less
Ví dụ: ag'ree – ag'reement;  'meaning – 'meaningless;  re'ly – re'liable;   'poison – 'poisonous;  'happy – 'happiness;   re'lation – re'lationship;   'neighbour – 'neighbourhood;  ex'cite - ex'citing
Quy tắc 13: Những từ có tận cùng là: –graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên.
Ví dụ: eco'nomical, de'moracy, tech'nology, ge'ography, pho'tography, in'vestigate, im'mediate,
	Các quy tắc ngữ điệu thường gặp:
Quy tắc 1: Câu nói bình thường: chính là câu trần thuật, câu bình thường thì 
đều xuống giọng cuối câu.
Vd: I’m from England; In my free time, I often go camping with my family. 
Quy tắc 2: Câu hỏi WH: what, where, when, why, whose, whom, whovà How: xuống giọng ở cuối câu.
Vd: Where are you from?/ How are you?
Quy tắc 3: Câu hỏi Yes/ No: Lên giọng ở cuối câu.
Vd: Do you like pets?/ Is your father a doctor?
Quy tắc 4: Câu liệt kê: Cuối câu xuống, sau mỗi dấu phẩy và trước từ “and” lên giọng.
Vd: There are four seasons in my country: spring, summer, autumn and winter. 
Quy tắc 5: Câu hỏi lựa chọn: cuối câu xuống
Vd: Would you like some tea or coffee? 
	Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân đã chắt lọc và áp dụng khi dạy trọng âm, ngữ điệu cho học sinh. Qua giảng dạy tôi thấy chúng rất hiệu quả và có ích trong việc dạy phát âm và ngữ điệu cho học sinh.
Giải pháp 2: Phát triển kỹ năng nói cho học sinh bằng hình thức thi nói theo nhóm đôi, nhóm lớn sử dụng tranh ảnh và tạo tình huống.
	Mục đích: tăng cường cơ hội tham gia đóng góp xây dựng bài của học sinh; tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian; tăng thêm cơ hộ cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng một lúc; tăng cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của học sinh và tạo điều kiện cho giáo viên làm việc với tư cách là hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.
	Hình thức luyện tập: luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ điệu mới, đoạn hội thoại, tạo tình huống tương tự giống đoạn hội thoại mà học sinh đã họcLuyện tập giữa giáo viên-cả lớp; nửa lớp-nửa lớp; cặp mở (hai học sinh không ngồi gần nhau); cặp đóng (hai học sinh ngồi cạnh nhau).
	Tiến trình thực hiện: Các bước luyện nói cho học sinh:
+ Chuẩn bị nói (Pre-Speaking):
Giới thiệu chủ đề của bài bằng cách đặt câu hỏi (Who, what, where, how, why)
Giới thiệu kiến thức ngôn ngữ mới nếu có hoặc ôn lại những kiến thức đã học để giúp các em dễ dàng trong khi luyện nói.
+ Luyện nói có kiểm soát (While-Speaking)
Học sinh dựa vào tranh hoặc mẫu câu gợi ý để luyện nói.
Học sinh luyện nói theo cá nhân, cặp, nhóm dưới sự kiểm soát của giáo viên.
+ Luyện nói tự do (Post-Speaking)
Một vài cặp, nhóm học sinh thực hành nói.
Học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ để áp dụng vào thực tế
	Ghi chú: khích lệ động viên học sinh bằng phần thưởng để tạo sự sôi nổi, tạo không khí cạnh tranh và sự tích cực của từng cá nhân học sinh trong khi thực hành 
nói. Ví dụ như: tặng stickers, sao học tập
Học sinh thực hành nói theo nhóm đôi:
	Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai là trường áp dụng dạy theo mô hình trường học mới VNEN nên giáo viên dễ dàng chia nhóm đôi, nhóm lớn khi thực hành nói tiếng Anh. Học sinh tự giác hơn trong việc làm nhóm vì các em thường xuyên được học và thực hành theo mô hình này. 
Ví dụ một tiết thực hành nói tại lớp 5B trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai: Unit 15: What would you like to be in the future? Lesson 1; part 2: point and say.
Ví dụ: A: What would you like to be in the future? 
	 B: I’d like to be a nurse
	 A: Why would you like to be a nurse?
 B: Because I’d like to look after patients
 Mô hình chia nhóm
 Học sinh thực hành nói theo tranh	 Giáo viên hướng dẫn	 
 Trình bày trước lớp
 Học sinh thực hành nói theo nhóm lớn:
	 Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm, trong đó nhóm trưởng chỉ đạo và theo dõi các thành viên trong nhóm khi thực hành nói, sau đó báo lại cho giáo viên để giáo viên khen thưởng kịp thời, nhận xét học sinh và sửa lỗi cho các em.
Ví dụ: Unit 17: What would you like to eat? Lesson 1: Part 1, 2/ trang 45 SGK Tiếng Anh 5 tập 2.
Mô hình nhóm
 Học sinh thực hành theo nhóm	 Giáo viên hướng dẫn và kiểm tra
Nhóm trình bày trước lớp
 Học sinh thực hành nói theo tình huống: 
Giáo viên tạo tình huống theo đoạn hội thoại đã học trong chương trình, sau đó phân vai cho học sinh; học sinh diễn theo tình huống trước lớp. Dạng bài thực hành nói này áp dụng trong tất cả các bài hội thoại trong sách giáo khoa (Lesson 1 part 1/ Lesson 2 part 1).
	Tùy theo bài học và ngữ liệu giáo viên tạo ra các tình huống sao cho phù hợp với chủ đề để học sinh linh hoạt trong thực hành nói. 
	Ví dụ: Unit 16: Where’s the post office? Lesson 1
 	Tình huống trong bài: 
Giáo viên tạo tình huống thực tế: “ Bạn Tom / Tony/ Linda... đến thăm Việt Nam (nơi bạn đang sống). Các bạn nhỏ muốn bạn chỉ đường đến một số địa điểm mà bạn biết. Học sinh đóng vai trước lớp các tình huống giáo viên đưa ra. 
Tình huống nêu ra phải thực tế và phù hợp với địa điểm mà học sinh biết; giáo viên chủ động tạo không khí sôi nổi để tất cả học sinh tham gia. Tạo sự giao tiếp, hợp tác tích cực trong học sinh để các em thực hành giao tiếp có hiệu quả. Đặc biệt giáo viên cần để học sinh tự sáng tạo ra các tình huống và các câu hội thoại đơn giản mà các em đã học để các em dễ dàng hơn trong giao tiếp. Không nên quá áp đặt về các câu theo khuôn mẫu đã có trong bài học.
Ví dụ: Đoạn hội thoại 1:
Tom: Excuse me, where’s Sen lake, please?
You: Go straight ahead. Turn right. It’s on your left.
Tom: Thanks a lot.
You: You’re welcome
 Đoạn hội thoại 2:
Tony: Excuse me, where’s Dray Nur waterfall, please?
You: It’s in Kuop village, EaNa commune. It’s about 10 kilometers from Krong Ana district. 
Tony: How can I get there?
You: You can go by motorbike or take a taxi.
Tony: Thanks a lot.
You: You’re welcome 
Giải pháp 3: hướng dẫn học sinh cách tự học trên phần mềm và trang web học tiếng Anh trực tuyến để phát triển kỹ năng nói cho học sinh.
	Ưu điểm: học tiếng Anh trực tuyến bằng phần mềm hay trang web giúp học sinh có cơ hội học với thầy, cô nước ngoài; tiết kiệm được chi phí cho việc học tập; chủ động thời gian, địa điểm học tập cũng như được nâng cao được kiến thức; học sinh được trải nghiệm và sử dụng công nghệ thông tin trong học tập.
	Hạn chế: hình thức học tập trên bị hạn chế so với các em học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn.
	Biện pháp khắc phục: giáo viên thường xuyên sử dụng các trang web và phần mềm vào trong các bài giảng trên lớp để các em có cơ hội học như nhau.
	Có rất nhiều trang web, phần mềm hay để học tiếng Anh phù hợp với học sinh tiểu học như: https://www.sachmem.vn/; https://www.tienganh123.com; https://English sing sing, https://learnenglishkids.britishcouncil.org....
	Sau đây tôi xin giới thiệu hai trang web học tiếng Anh phù hợp và hữu ích cho học sinh tiểu học:
Trang web https://www.sachmem.vn
Ưu điểm: là nguồn tài liệu học tiếng Anh phong phú dành cho học sinh và giáo viên tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Được thiết kế sát với chương trình phổ thông, dễ học, không tốn phí. Chỉ cần tạo nick (tên đăng nhập) theo hướng dẫn và sử dụng xuyên suốt năm học. Học sinh có thể tự học ở nhà một cách dễ dàng, theo thời gian biểu tự xắp xếp và có thể được sự hỗ trợ từ gia đình. Với mỗi lớp học có nhiều tài liệu học như: Sách giáo khoa (SGK), sách bài tập (SBT), vở bài tập Tiếng Anh, bài tập cuối tuần, sách bồi dưỡng học sinh giỏi, các bài kiểm tra
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh đăng ký như giao diện bên dưới:
Ví dụ: tên đăng nhập là: annguyen123@gmail.com
+ Bước 2: đăng nhập và chọn bài phù hợp cho từng khối lớp để học. 
	Học sinh có thể chọn các loại sách để làm thêm như bên dưới:
	Học sinh có thể chọn các bài kiểm tra gồm 4 kỹ năng như bên dưới:
Trang web https://www.tienganh123.com
Ưu điểm: bài giảng trên web sinh động, hấp dẫn do đội ngũ giáo viên nước ngoài và giáo viên người Việt thực hiện; nội dung bài giảng tương đương với bài học trong sách giáo khoa, sau mỗi bài học sinh có thể thực hành 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết thông qua làm bài tập. Sau khi học xong 20 đơn vị bài học, học sinh sẽ làm bài kiểm tra cuối khóa nhằm đánh giá lực học của mình. Đặc biệt học trên Tiếng Anh 123 học sinh có cơ hội học tập với thầy, cô người nước ngoài, các em học được cách phát âm, ngữ điệu, trọng âm và học nói với thầy, cô. Như vậy, Tiếng Anh 123 rất hữu ích đối với mỗi học sinh.
Hạn chế: để là thành viên Vip và thời gian sử dụng trang web này, học sinh phải mua thẻ giá 200 nghìn thời gian học là 1 năm. Tuy nhiên lợi ích của trang web 
này mang lại thì phụ huynh có thể mua cho con em mình học.
Biện pháp khắc phục: giáo viên có thể tạo một tên đăng nhập cho học sinh sử dụng chung dưới sự kiểm tra, giám sát của giáo viên. Như vậy, học sinh sẽ không bị tốn tri phí cho việc học trên tiếng Anh 123.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đăng ký thành viên.
	Sau khi đã đăng ký học sinh có thể lựa chọn chương trình học cho riêng cá nhân mình. 
	Ví dụ: một bài học có đầy đủ nội dung cho học sinh học: 
Unit 18: What will the weather be like tomorrow? Sách Tiếng Anh 5 tập 2.
	Học sinh được học với thầy, cô nước ngoài:
Một bài giảng về ngữ điệu của thầy Nick
Giải pháp 4: phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh theo chủ đề qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tiết học ngoài giờ lên lớp.
Mục đích: tạo cho học sinh môi trường học tập sinh động, thú vị, không bị gò bó và thu hẹp theo sách vở. Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin nói trước đám đông; hình thành thói quen giao tiếp, phản xạ bằng tiếng Anh khi trả lời các câu hỏi; học sinh biết tự trình bày quan điểm của bản thân. Giảm áp lực thi nói vào cuối học kỳ 1 và cuối học kỳ 2 (giáo viên có thể nhận xét và chấm điểm cho cá nhân học sinh trong các bài nói mà học sinh đã trình bày). Tạo tiền đề cho học sinh tham gia cuôc thi “Tài năng nói Tiếng Anh cấp tiểu học” dành cho học sinh lớp 5.
Chủ đề: các chủ đề tập trung trong chương trình học trong sách giáo khoa và 
sách Giáo dục địa phương.
Location / talk about the Geography where you live
People / talk about the people where you live
Climate / talk about the climate where you live
Festivals / talk about the festivals where you live
Traditional Craft villages / talk about the traditional craft villages
Local Specialities / talk about the local specialities
Sightseeing tours / talk about some famous places where you live
Cách thức thực hiện:
+ Trước buổi sinh hoạt ngoại khóa: 
Giáo viên: đưa ra chủ đề cụ thể, các câu hỏi liên quan, chuẩn bị tranh ảnh, các stickers, sao hoặc hoa cộng điểm.
Học si

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyễn Thiị Thanh Thúy.doc