SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp Tiếng Việt

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp Tiếng Việt

Đàm thoại là hình thức trò chuyện nhưng có sự chuẩn bị trước về nội dung, có mục đích và được thực hiện trên tiết học. Đàm thoại được sử dụng để dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói liên kết.

Qua đàm thoại, từ những câu hỏi định hướng vào những nội dung nhất định buộc trẻ phải chú ý suy nghĩ để trả lời, buộc trẻ phải đặt câu, phải diễn đạt để thể hiện những suy nghĩ của mình. Đồng thời đàm thoại cũng là cách thức cung cấp cho trẻ những mẫu câu chính xác.

Đàm thoại vừa là hình thức vừa là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là trong việc dạy trẻ nói đúng mẫu câu tiếng việt. Để chuẩn bị tốt cho đàm thoại giáo viên cần cung cấp những kiến thức, khắc sâu những biểu tượng về nội dung cần đàm thoại từ trước khi tổ chức buổi đàm thoại.

Đàm thoại phải nhẹ nhàng thoải mái, không áp đặt trẻ, nội dung đàm thoại phải đầy đủ, có ý nghĩa, không đi lệch đề tài và phải hướng vào mẫu câu cần rèn, cần hình thành cho trẻ.

Đàm thoại không đặt nhiều câu hỏi quá vụn vặt mà câu hỏi phải đa dạng, đảm bảo tính phát triển, tính mục đích đồng thời khuyến khích sự tư duy của trẻ, khuyến khích trẻ nêu nhận xét, trình bày ý kiến sự hiểu biết của mình.

Biện pháp đàm thoại có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp biện pháp khác như phương pháp trực quan, thực hành

Nhận thức được vai trò của việc đàm thoại đối với việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt, tôi đã tích cực chú ý trò chuyện, đàm thoại với trẻ thường xuyên hơn theo một chủ đề hoặc theo hứng thú của trẻ, trong khi trò chuyện tôi đặt ra những tình huống để dẫn trẻ vào việc sử dụng các mẫu câu mà tôi định luyện cho trẻ.

 

doc 23 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 51Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Để chuẩn bị tốt cho đàm thoại giáo viên cần cung cấp những kiến thức, khắc sâu những biểu tượng về nội dung cần đàm thoại từ trước khi tổ chức buổi đàm thoại. 
Đàm thoại phải nhẹ nhàng thoải mái, không áp đặt trẻ, nội dung đàm thoại phải đầy đủ, có ý nghĩa, không đi lệch đề tài và phải hướng vào mẫu câu cần rèn, cần hình thành cho trẻ.
Đàm thoại không đặt nhiều câu hỏi quá vụn vặt mà câu hỏi phải đa dạng, đảm bảo tính phát triển, tính mục đích đồng thời khuyến khích sự tư duy của trẻ, khuyến khích trẻ nêu nhận xét, trình bày ý kiến sự hiểu biết của mình.
Biện pháp đàm thoại có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp biện pháp khác như phương pháp trực quan, thực hành	
Nhận thức được vai trò của việc đàm thoại đối với việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt, tôi đã tích cực chú ý trò chuyện, đàm thoại với trẻ thường xuyên hơn theo một chủ đề hoặc theo hứng thú của trẻ, trong khi trò chuyện tôi đặt ra những tình huống để dẫn trẻ vào việc sử dụng các mẫu câu mà tôi định luyện cho trẻ.
Ví dụ: Trò chuyện với trẻ về đồ dùng trong lớp học của bé.
Trẻ sẽ kể trong lớp có những đồ dung gì (quạt, tủ, bàn, ghế,) tôi đã hướng trẻ vào các mẫu câu có các nhóm danh từ: Những cái bàn này, những cái ghế kia và câu có trạng ngữ chỉ mục đích: Đây là những quyển sách; những quyển sách ấy cô mua để các cháu học; hoặc Đây là những cái tủ để đựng quần áo, giày dép,
Ví dụ: Trò chuyện về chủ đề: Gia đình, trẻ sẽ nói về những người trong gia đình, đồ dùng trong gia đình, nhu cầu của gia đình. Những nội dung trò chuyện, đàm thoại đó sẽ làm xuất hiện các kiểu câu khác nhau như: Bố đưa con đi chơi ở công viên, Nhà con có ti vi, tủ lạnh, bàn ghế...
Trong quá trình đàm thoại tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt trẻ sử dụng các mẫu câu cô định rèn cho trẻ. Chẳng hạn, tôi định rèn luyện cho trẻ sử dụng một số câu ghép, tôi đã tạo ra một hệ thống câu hỏi buộc trẻ phải trả lời bằng các câu ghép.
Ví dụ: Sau khi kể cho trẻ chuyện: Cô bé quàng khăn đỏ. Cô hỏi trẻ.
Tại sao mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ? “Trẻ phải trả lời: Bởi vì cô bé thích quàng khăn đỏ nên người ta gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ”. Sử dụng cặp từ quan hệ: Bởi vìnên.
Nếu cô bé nghe lời mẹ thì sao? “Trẻ sẽ trả lời: Nếu cô bé nghe lời mẹ thì Bà Ngoại của cô sẽ không bị con sói ăn thịt”. Sử dụng cặp từ: Nếu .. thì.
 Một điều quan trọng mà rất nhiều giáo viên không chú ý khi trò truyện đàm thoại với trẻ đó là không dành thời gian cho trẻ suy nghĩ trả lời câu hỏi, nói lên suy nghĩ của trẻ mà giáo viên thường đặt câu hỏi rồi lại tự mình trả lời vì sợ trẻ không trả lời được. Cho nên một số hoạt động chủ yếu do giáo viên độc thoại mà trẻ ít được hoạt động, ít được trao đổi thảo luận, ít được nói. Chính vì vậy, sau mỗi một vấn đề tôi luôn luôn dành thời gian để trẻ suy nghĩ, trao đổi thảo luận với nhau và trả lời câu hỏi, bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể.
Khi trò chuyện, đàm thoại với trẻ, tôi sử dụng lời nói nhẹ nhàng, tình cảm với ngữ điệu khác nhau, xen kẽ các loại câu hỏi thu hút sự chú ý lắng nghe của trẻ. Đồng thời tôi luôn kích thích trẻ nói các từ, các câu, nói được những hiểu biết của trẻ về chủ đề mà tôi đang trò chuyện với trẻ.
b. Biện pháp 2: Sử dụng lời nói mẫu.
	Sử dụng lời nói mẫu giúp trẻ định hình, nhận biết được các mẫu câu tiếng việt một cách dễ dàng, chính xác.
Lời nói mẫu là lời nói cụ thể đảm bảo chuẩn mực về ngữ pháp tiếng việt, để trẻ học theo. Đây là phương pháp cô giáo tạo ra các mẫu câu khác nhau, cô nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ lặp lại theo mẫu.
Mẫu câu cô đưa ra phải đạt được các yêu cầu sau: 
Câu phải đầy đủ thành phần chính (chủ ngữ- vị ngữ).
Từ ngữ trong câu phải chính xác, sắp xếp đúng trật tự của câu tiếng việt.
Nội dung thông báo của câu phải đơn giản, rõ ràng.
Mẫu câu đưa ra phải từ những mẫu câu đơn giản đến những mẫu câu phức tạp như: Dạy trẻ câu đơn trước sau đó mới dạy đến những câu ghép, câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập
Muốn cho trẻ làm quen với mô hình câu, cô giáo phải xây dựng kế hoạch, xây dựng các mô hình câu và thường xuyên cho trẻ luyện tập. 
Trẻ mầm non học nói chủ yếu bằng cách bắt chước. Vì thế cô phải làm mẫu cho trẻ. Lời nói mẫu của cô phải đảm bảo chuẩn mực về phương diện ngữ pháp. Chính vì vậy trong quá trình dạy trẻ nói đúng các mẫu câu, tôi luôn lựa chọn chủ đề phù hợp với mẫu câu sẽ sử dụng và để hình thành các mẫu câu dạy trẻ tập nói, tôi đặt các câu hỏi. Mô hình câu hỏi sẽ ứng với mô hình mẫu câu sẽ dạy. Sau khi đặt câu hỏi, tôi trả lời mẫu một câu hoặc vài câu rồi hướng dẫn trẻ tập nói.
Ví dụ: Cô hỏi: Con gì nằm trên bàn? 
Trẻ trả lời: Con mèo nằm trên bàn. (Câu đơn) 
Cô hỏi: Con gì nằm trên bàn kêu meo meo? 
Trẻ trả lời: Con mèo nằm trên bàn kêu meo meo. (Câu phức) 
Tôi thường lặp đi lặp lại một cách có ý thức những mô hình câu. Trẻ nghe nhiều lần sẽ bắt chước, ghi nhớ và khi giao tiếp trẻ sẽ vận dụng những mẫu câu đó một cách tự nhiên. 
Tôi luôn chú ý xây dựng các mẫu vừa đa dạng về hình thức vừa gần gũi về nội dung để tránh sự đơn điệu khi dạy trẻ. Mỗi giờ hoạt động tôi vừa củng cố các mẫu câu đã có, vừa cung cấp các mẫu câu mới.
Ví dụ: Trẻ kể chuyện theo đề tài “Ngày nghỉ của bé”. 
Ngoài những mẫu câu đơn: Chủ -Vị, tôi đã phát triển các mẫu câu có trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm: Hôm qua, con cùng bố mẹ đi siêu thị. Ở trong siêu thị có rất nhiều đồ chơi đẹp,
Khi dạy trẻ nói theo mẫu câu để trẻ khỏi nhàm chán, thu hút sự chú ý của trẻ tôi đã sử dụng kết hợp các loại đồ chơi, đồ dùng, tranh ảnh. Sau đó tôi dựa vào nội dung các đối tượng mà cho trẻ nói.
Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình, tôi có bức tranh con gà.
Hỏi trẻ: Cô có bức tranh con gì?
 Con gà đang ở đâu? 
Trong câu hỏi của cô đã qui định câu trả lời của trẻ.
Sau khi tôi xây dựng mẫu câu cần rèn, cho trẻ tập nói theo mẫu và tôi tổ chức luyện nói cho trẻ qua trò chơi, qua hình thức chơi tự do. Trong quan hệ chơi, trẻ nói chuyện với nhau, trẻ đóng vai các nhân vật và thể hiện lời nói của các nhân vật đó.
Ví dụ: Chơi trò chơi: Cửa hàng thực phẩm.
Chuẩn bị: Một số đồ chơi mô phỏng bánh, kẹo, hoa, quả, rau, tôm, cá
Cách chơi: Cô chia trẻ thành 4 nhóm, một nhóm đóng làm người bán hàng sắp xếp thực phẩm theo từng loại.
Các nhóm khác đóng vai làm người đi mua thực phẩm phải đưa ra yêu cầu như: Bác ơi, bán cho tôi mớ rau ngót hoặc Bác bán cho tôi cân mận “Người mua” trả tiền và nói cảm ơn. “Người mua” và “người bán” chào tạm biệt
Ví dụ: Trò chơi: Tam sao thất bản.
Chuẩn bị: Mẫu câu cần rèn cho trẻ như: Quả bóng màu đỏ hoặc Con bò đang gặm cỏ; Con mèo đang bắt chuột
Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội chơi, đội trưởng của 3 đội sẽ lần lượt lên nghe cô nói thầm một câu (mẫu câu cần rèn). Khi nào có hiệu lệnh bắt đầu, thì đội trưởng của các đội sẽ nói thầm vào tai bạn phía sau mình câu nói mà cô giao cho đội, bạn nhận được câu nói lại truyền(nói thầm) cho bạn phía sau của mình, cứ tiếp tục như vậy đến bạn cuối cùng phải nói to câu nói đó lên. Đội nào truyền, nói đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
Luật chơi: Khi truyền tin chỉ được phép nói thầm, không được nói to để đội khác nghe tiếng. 
c. Biện pháp 3: Đưa thêm một số mẫu câu vào truyện kể cho trẻ nghe.
Việc soạn lại văn bản- đưa thêm một số mẫu câu mới vào văn bản được sử dụng chủ yếu trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giúp trẻ hình thành các mẫu câu một cách nhẹ nhàng và dễ nhớ.
	Việc rèn trẻ nói đúng mẫu câu tiếng việt có thể được lồng ghép vào trong rất nhiều các hoạt động và ở mọi lúc mọi nơi nhưng rèn mẫu câu tốt nhất cho trẻ là thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, nhất là hoạt động kể chuyện. 
Qua hoạt động kể chuyện trẻ không những được rèn luyện các mẫu câu tiếng việt mà trẻ còn được phát triển về tất cả các mặt ngôn ngữ như: Khả năng nghe, nói, đọc, viết Chính vì vậy, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung và dạy trẻ nói đúng mẫu câu tiếng việt nói riêng, giáo viên cần biết lựa chọn tác phẩm văn học có nội dung phù hợp với trẻ, với chủ đề có ý nghĩa giáo dục. Sau đó xây dựng các mẫu câu để đưa vào tác phẩm sao cho nội dung của tác phẩm vẫn không thay đổi. Học thuộc nội dung truyện và tập kể diễn cảm trước khi kể cho trẻ nghe; Khi kể cho trẻ nghe cần kết hợp các đồ dùng minh họa để trẻ dễ nhớ.
Tôi thường lựa chọn những câu chuyện để soạn thảo lại và dạy cho trẻ những mẫu câu mới như câu ghép, câu hỏi, câu cầu kiến
Ví dụ: Để dạy trẻ sử dụng các mẫu câu ghép, tôi đã lựa chọn câu chuyện: “Cây tre trăm đốt”, để soạn lại và kể cho trẻ nghe.
Đoạn đầu của câu truyện: cây trẻ trăm đốt: “Ngày xưa, ở làng kia có một lão nhà giàu. Lão thuê một anh nông dân nghèo, khoẻ mạnh để cày ruộng cho lão. Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại keo kiệt. Lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân vì thế lão suy tính ngày đêm”
Tôi đã soạn lại văn bản như sau:
Câu 2: Mặc dù Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại rất keo kiệt.
Câu 3: Bởi vì lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân cho nên lão suy tính ngày đêm.
Trong quá trình kể mẫu cho trẻ, tôi luôn chú ý tập trung vào các mẫu câu này và khi cho trẻ kể lại truyện, tôi cũng chú ý để sửa cho trẻ khi trẻ dùng sai mẫu câu.
d. Biện pháp 4: Thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Mục đích của các biện pháp nêu trên đều phải đưa đến việc trẻ tham gia vào nói năng, giao tiếp (Thực hành ngôn ngữ). Vậy giao tiếp là gì? Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. 
Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin với người khác. Chính vì vậy, qua quá trình giao tiếp trẻ được học, được rèn luyện nói các mẫu câu, điều đó tác động rất lớn tới việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt. 
Biện pháp cho trẻ thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ đã thoả mãn một nhu cầu rất lớn của trẻ mầm non đó là trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học”. Trẻ học các mẫu câu mà như được chơi và khi chơi trẻ cũng học được các mẫu câu.
Thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ có tác động rất lớn đến việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt bởi vì qua giao tiếp sẽ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_4_5_tuoi_noi_dung_ngu.doc