SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào Vở sạch chữ đẹp cho học sinh trong trường tiểu học Võ Thị Sáu

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào Vở sạch chữ đẹp cho học sinh trong trường tiểu học Võ Thị Sáu

Kiểm tra – đánh giá việc thực hiện kế hoạch

 Nhà trường luôn chú trọng công tác kiểm tra đánh giá. Đây là phong trào nên trong quá trình kiểm tra đánh giá, không gây áp lực cho giáo viên và học sinh. Do đó là người trực tiếp tổ chức các hoạt động của phong trào, tôi thường lưu ý đưa ra các hình thức kiểm tra và đánh giá mà nó không ảnh hưởng đến giáo viên nhưng lại có tác dụng kích thích giáo viên trong quá trình rèn chữ giữ vở. Cụ thể như sau:

 * Hình thức kiểm tra

 - Thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề hàng tháng đã đề ra.

 - Tổ chức kiểm tra dưới hình thức cho các lớp viết bài thơ hay bài văn trong chương trình ( cho HS về nhà viết ); kiểm tra tập vở học sinh, kiểm tra qua các phong trào thi đua của trường của lớp.`

 + Kiểm tra qua sản phẩm:

 Mỗi tháng tổ chức kiểm tra vở viết của học sinh. Tổ chức quá trình kiểm tra như sau:

 - Chọn lớp viết đẹp nhất cho giáo viên có lớp viết chưa tốt kiểm tra để cho giáo viên đó có điều kiện rút kinh nghiệm.

 - Chọn giáo viên có cách trình bày chưa tốt kiểm tra vở của lớp có cách trình bày tốt.

 

docx 28 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1109Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào Vở sạch chữ đẹp cho học sinh trong trường tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm học: kế hoạch từng tháng, từng tuần. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽ tổng hợp và đưa ra kế hoạch hợp lý nhất. Xây dựng kế hoạch hội thi Vở sạch chữ đẹp ngay từ đầu năm. Thời gian tổ chức chấm ở kì 2 của năm học. Điều quan trọng là vấn đề rèn chữ, giữ vở cho học sinh được đặc biệt quan tâm và nó là một nội dung quan trọng trong kế hoạch hoạt động của nhà trường.
 Cụ thể “ Kế hoạch thực hiện phong trào rèn chữ giữ vở” theo từng tháng. 
 Ví dụ:
Tháng
Nội dung công việc
Mục tiêu đề ra
9
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch rèn chữ giữ vở cho lớp
- Họp CMHS đầu năm kết hợp tuyên truyền vận động PHHS quan tâm đến công tác rèn VSCĐ của lớp, trường.
-Tổ chức họp khối thảo luận và đúc kết những kinh nghiệm trong công tác rèn chữ giữ vở.
- Tiến hành rèn theo tiến độ 
- Kiểm tra tiến độ (qua việc kiểm tra chuyên đề hàng tháng )
- GV xây dựng kế hoạch cụ thể
 cho lớp.
-CMHS hỗ trợ tích cực: trang bị sách vở, DDHT, nhắc nhở HS. 
- GV nắm được quy trình, đúc kết thêm một số kinh nghiệm.
 - Đạt được đúng tiến độ đề ra.
- Nắm tình hình, tư vấn thúc đẩy phong trào rèn chữ, giữ vở của học sinh. 
 Chỉ đạo Hiệu phó phụ trách chuyên môn hướng dẫn khối trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể ở khối, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân; đặc biệt tập trung vào kế hoạch năm, kế hoạch tháng của phong trào rèn chữ giữ vở, xem đây là mảng cốt yếu thứ hai cần đạt trong năm học (Tùy tình hình từng lớp, GVCN tự đề ra kế hoạch của lớp mình nhưng phải hướng đến mục tiêu mà khối, nhà trường đã đề ra).	
 * Biện pháp thứ 2: Hình thành thói quen cho đội ngũ giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch rèn chữ, giữ vở tiến đến phong trào thi Vở sạch chữ đẹp cấp trường và các cấp.
 - Để hoàn thành kế hoạch đề ra, trong quá trình quản lý, tôi cùng Phó Hiệu trưởng, khối trưởng và tập thể giáo viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực tham gia hỗ trợ phong trào rèn chữ giữ vở cho học sinh. Cụ thể:
 - Trong sinh hoạt tổ chuyên môn:
 - Như thường lệ, cứ đầu năm học khi giáo viên vừa nhận lớp xong, khối trưởng yêu cầu giáo viên tiến hành khảo sát chữ viết của học sinh lớp mình phụ trách. Bài khảo sát được giáo viên đánh giá và ghi nhận xét thật cẩn thận. Sau đó giáo viên tiến hành thống kê các lỗi sai phổ biến của lớp và tự đề ra cách khắc phục cho lớp mình. Để đạt hiệu quả tốt thì việc này phải tổ chức cho giáo viên thực hiện ngay khi vừa nhận lớp vì thực tế cho thấy đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để giáo viên chủ nhiệm nắm thực tại chữ viết của lớp và đề ra biện pháp khắc phục. 
 - Để nắm vững tình hình thực tại chữ viết của học sinh các lớp, tôi yêu cầu giáo viên thực hiện một số việc như sau:
 Trong quá trình thống kê các lỗi sai của học sinh cần chú ý các lỗi phổ biến như:
 + Cách cầm bút chưa đúng.
 + Khoảng cách giữa mắt nhìn bảng, nhìn giấy viết.
 + Tư thế ngồi viết.
 + Viết sai chính tả
. Thiếu nét
 Thừa nét
 Sai nét
 Sai dấu
 + Viết ẩu, trình bày chưa khoa học:
 Sai mẫu chữ
 Sai cỡ chữ
 Sau khi giáo viên chủ nhiệm thống kê xong nộp cho khối trưởng để tổng hợp các lỗi phổ biến của học sinh cần khắc phục và lỗi sai chung của từng lớp. Đây là việc làm cần thiết vì thực tế trong khối sẽ có giáo viên không quan tâm nhiều đến vấn đề rèn chữ viết hoặc ngại phát biểu khi họp; nếu như vậy thì giáo viên đó sẽ không cùng khối trao đổi biện pháp khắc phục khó khăn thậm chí lúng túng khi rèn chữ viết cho lớp mình. Để khắc phục tình trạng đó cần đặt câu hỏi trực tiếp đối với giáo viên đó hoặc đưa ra vấn đề đó nhờ những giáo viên có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ cách khắc phục lỗi.
 Giáo viên phân tích nguyên nhân và cách khắc phục. 
 Nội dung này vừa mang tính chất thực tiễn nhưng lại dựa trên lý luận khoa học. Do vậy tôi yêu cầu giáo viên phải dùng phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu để thực hiện.
 Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc nhở thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì thêm vào cho đủ và cho tập lại ngay bài vừa sửa.
 Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc phục là hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái. Chú ý nếu học sinh sai chữ nào chỉ hướng dẫn lại quy trình chữ đó bao giờ viết đúng, đẹp mới thôi.
 Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần ngòi bút hoặc tay cầm bút bị cong, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục là nhắc học sinh cầm bút cho đúng. Khi viết ngón tay cử động linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay và cánh tay.
 Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách chữ là 1 ô đơn vị chữ, khoảng cách giữa các con chữ thay đổi theo từng nét chữ khoảng từ 1/2 đến 3/4 ô đơn vị. Viết liền mạch xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu thanh.
 Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.
 Người quản lí cũng đã từng là giáo viên, từng làm khối trưởng do vậy cần lưu ý những chi tiết nhỏ để nhắc nhở đội ngũ giáo viên tìm hiểu nắm một số đặc điểm sau. Để có kết quả chữ viết đẹp ta cần lưu ý sử dụng bút, mực, giấy vở như sau:
 Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13 cm là vừa phải
 Bút không to hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7 mm là vừa
 Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.
 Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực đều.
 Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ (khoảng 8 - 10 g/cây bút là vừa).
 Bút thông thường thì phần đầu ngòi bút thường tròn đó là bi hoặc hạt gạo có tác dụng viết trơn, xoay được các chiều. Để viết được nét thanh nét đậm cần phải cải tiến phần đầu ngòi - Mài hết hạt gạo sao cho đầu ngòi bút mỏng dẹt.
 Độ mỏng của đầu ngòi có thể đạt tới mức 0,1mm, chiều rộng của đầu ngòi bút phụ thuộc theo yêu cầu của mẫu chữ kiểu chữ viết thông thường từ 0,5 - 2mm. Tạo ra độ nghiêng phù hợp với tay viết (nghiêng sang phải khoảng 20,5 độ). Đầu ngòi bút phải có các góc, các cạnh để chữ viết có độ nét.
 Ngòi bút không quá trơn để điều khiển được bút theo ý người viết, không quá sắc để khi viết không bị gai tránh việc rách giấy và nhòe mực. Điều chỉnh rãnh dẫn mực đến đầu ngòi nhiều hơn bút bình thường vì nét đậm cần xuống mực nhiều hơn.
 * Về việc sử dụng bút, các thao tác chuẩn bị.
 Chuẩn bị giấy, vở là loại giấy tốt không nhòe vì hiện nay thị trường bút bi rất nhiều loại phong phú, đa dạng nên các nhà sản xuất giấy ít quan tâm đến chất lượng giấy viết cho bút mực do vậy nhiều loại giấy không sử dụng được cho viết bút mực.
 Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ là loại vở ô li có dòng kẻ carô nhỏ, dòng kẻ nghiêng dể luyện chữ nghiêng cho thuận lợi. 
 Chọn mực cần đảm bảo chất lượng độ lỏng và độ mao dẫn vừa phải không bị lắng cặn. Rửa sạch bút bằng nước trước khi hút mực lần đầu, hút đầy mực và lau sạch mực ở phần đầu ngòi.
 * Cách viết:
 Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài.
 Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi.
 Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng.
 Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên.
 * Cần lưu ý học sinh biết sửa chữa các hỏng hóc thông thường như
 - Bút ra mực quá đậm
 Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá rộng, cựa gà quá nhỏ.
 Khắc phục: ép lại hai lá ngòi ở phần đầu ngòi sao cho khít lại đủ để ra mực vừa phải.
 - Bút ra ít mực hoặc không ra mực
 Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá khít, ngòi bút không ôm sát cựa gà, do mực quá đặc hay bị nhiều cặn. Khắc phục: Lấy lưỡi dao tem tách nhẹ vào rãnh thoát mực làm cho rộng ra. Chèn cho ngòi bút ép sát vào cựa gà. Nếu do mực cặn hoặc quá đặc thì thay mực
 Từ cách làm này sẽ giúp những giáo viên đó định hướng khắc phục cho lớp mình.
 Song song đó tôi phân công giáo viên có năng lực và kĩ năng về rèn chữ, giữ vở chịu trách nhiệm về phong trào chung cho toàn khối. Người chịu trách nhiệm về phong trào có nhiệm vụ hỗ trợ khối trưởng trong việc kiểm tra việc rèn chữ giữ vở và định hướng, tư vấn giáo viên hướng khắc phục. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽ kiểm tra theo dõi và báo kịp thời về hiệu trưởng.
 Phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn giáo viên chưa có kinh nghiệm, ít kinh nghiệm.
 Ngoài việc tổ chức thảo luận trong sinh hoạt tổ chuyên môn; tôi còn tiến hành tổ chức cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện việc rèn chữ cho lớp mình (hoặc đến rèn lớp đồng nghiệp nếu giáo viên có yêu cầu) để giáo viên trong khối cùng tham dự. 
 Thông qua các buổi họp chuyên môn, phụ trách chuyên môn định hướng cho giáo viên tiến hành khâu rèn chữ cho học sinh qua nhiều hình thức và rèn mọi lúc mọi nơi. 
 - Trong công tác giảng dạy, rèn chữ: Công tác rèn chữ giữ vở được thực hiện ngay trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình rèn chữ, tôi vận động giáo viên vận dụng một cách linh hoạt các SKKN về rèn chữ giữ vở đã triển khai kết hợp với kinh nghiệm của bản thân mà mình tích lũy được. Bên cạnh đó, thường xuyên nhắc nhở giáo viên thực hiện việc rèn chữ viết cho học sinh mọi lúc mọi nơi. Ví dụ:
 + Thời gian học sinh viết bài là lúc mà giáo viên phải theo sát các em, theo dõi và uốn nắn các em từng nét chữ, từng con số. Công việc này nếu được giáo viên tiến hành thường xuyên thì sẽ tạo cho học sinh thói quen và ý thức rèn chữ.
 + Lúc học sinh làm bảng con hay trình bày bảng lớp cũng là thời gian giáo viên động viên khuyến khích học sinh, sửa chữa và uốn nắn từng nét chữ, từng con số cho các em. Trong quá trình giảng dạy, việc giáo viên ghi lời nhận xét cho học sinh; viết bảng lớp thì nhất thiết giáo viên phải viết đúng vì chữ viết của giáo viên là chữ mẫu giúp học sinh quan sát và tự điều chỉnh chữ viết của bản thân (nhất là mẫu chữ sáng tạo).	
 Tổ chức thi VSCĐ cấp trường, thành lập đội tuyển học sinh viết chữ đẹp. Đội tuyển HS viết chữ đẹp sẽ do giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc rèn chữ đảm nhiệm. Bên cạnh đó việc thành lập đội tuyển sẽ có nhiều lợi ích cho phong trào rèn chữ giữ vở. Cụ thể như sau:	
+ Các em trong đội tuyển hàng tuần được giáo viên có nhiều kinh nghiệm rèn tập trung và thi đua lẫn nhau. Các em được tuyên dương trước cờ, bài viết được đưa tin lên chương trình phát thanh măng non của trường. Đó là niềm vinh dự và là động lực cho các em trong đội tuyển tích cực hơn trong việc rèn chữ, giữ vở. Đồng thời qua đó sẽ lôi kéo và kích thích nhiều học sinh khác cùng tích cực tham gia rèn chữ viết.	
 + Các em trong đội tuyển còn là lực lượng tích cực hỗ trợ cho giáo viên của mình trong công tác rèn chữ, giữ vở bởi vì đây là lực lượng được giáo viên có nhiều kinh nghiệm rèn và khi về lớp GVCN sẽ tìm hiểu cách rèn để bổ sung kinh nghiệm và áp dụng rèn cho cả lớp.	
 + Song song với việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh, mỗi giáo viên cần phải tự mình rèn chữ viết, chữ số để khi thể hiện trong vở học sinh các em đều ngưỡng mộ và học tập, noi gương theo.
 - Song song với việc cung cấp kiến thức kĩ năng rèn chữ, tôi chú trọng chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên trong việc đam mê rèn chữ viết đẹp. Bởi vì không có gì tốt hơn hình ảnh trực quan mà giáo viên đem lại đó là chữ viết bảng và lời nhận xét của giáo viên trên trang vở của học sinh. Giáo viên trang bị cho mình quyển rèn chữ viết, Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra và đánh giá kịp thời.
 Khuyến khích đội ngũ giáo viên học tập trên chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng rèn chữ viết một cách đúng mẫu chữ, đep và trình bày sạch.
 Giáo viên có trách nhiệm tuyên truyền cho cha mẹ học sinh hiểu và nhắc nhở các em trong việc rèn chữ, giữ vở. Tuyệt đối cha me, anh chị, em không xé hoặc lấy vở của học sinh làm những việc khác. 
 Tổ chức chấm thi phong trào giữ vở sach, viết chữ đẹp của học sinh vào học kì II, bắt đầu từ cấp tổ. Thành lập Hội đồng chấm thi cấp trường và thực hiện nghiêm túc, công tâm để chọn lựa ra những tập thể lớp, cá nhân có thành tích tiêu biểu đạt giải và công nhận. Tham gia hội thi cấp huyện và cấp tỉnh khi được thông báo.
 Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh giữ vở sạch:
 Là một giáo viên chủ nhiệm, ngay từ đầu năm hướng các em biết cách dùng bút, màu mực phù hợp, thống nhất. Hướng dẫn cách trình bày vở của học sinh trong từng thể loại bài, cách kẻ vở khi hết bài và cách trình bày các thể thơ khi viết để thống nhất trong cả lớp. Các em cần có một tờ giấy thấm, một giẻ để lau bút, trong mỗi vở đều có một tờ giấy kê tay đẻ vở không bị giây bẩn, không bị ướt mồ hôi khi viết, hướng dẫn học sinh cách gọt bút chì, cách bơm mực, không bơm quá đầy để tránh mực tràn bẩn vở. Trước khi viết cần thử bút ra giấy nháp ,khi nào thấy mực ra đều đặn ,nét đẹp mới viết vào vở. Không gấp trang giấy, không cuốn vở để chơi.
	 Hàng ngày bàn học của học sinh phải được lau sạch trước khi vào lớp, học sinh cần phải rửa tay sạch trước khi vào giờ học .Nếu viết sai trong vở cần dùng thước kẻ chân dưới chữ viết sai, không được tẩy xoá, không tùy tiện gạch hoặc thêm dòng, thêm hình ảnh vào vở. Thường xuyên động viên, tuyên dương những em viết sạch, đẹp để các em học tập và nhân rộng.
	 Hướng dẫn học sinh viết chữ đẹp:
	 Ngay từ đầu năm, giáo viên chủ nhiệm kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh. Phân loại chữ viết của học sinh theo từng loại để có phương pháp rèn luyện chữ cho phù hợp.
	 Để rèn học sinh viết chữ  đúng, giáo viên cần đọc các tài liệu tham khảo để nắm chắc cách viết các nét, chữ cái cho đúng, đẹp, từ đó hướng dẫn học snh thực hiện.
 	 Kế hoạch phải được thực hiện từ đầu năm. Hướng dẫn các em cách cầm bút, để vở và tư thế ngồi viết. Khi ngồi viết, học sinh phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực  vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 25-30 cm . Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào vở, giữ vở không bị xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết bàn tay  và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải một cách dễ dàng .
	 Cách cầm bút : Khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút viết bằng cả ba ngón tay của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra, động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay khuỷu tay và cả cánh tay. Chú ý vị trí đặt vở khi viết chữ: Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn  một góc 300 (nghiêng về bên  phải ). Sở dĩ phải đặt như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải. Chú ý nhắc nhở các em và sửa cho các em kịp thời.	
 *Biện pháp thứ 3: Kiểm tra – đánh giá việc thực hiện kế hoạch
 Nhà trường luôn chú trọng công tác kiểm tra đánh giá. Đây là phong trào nên trong quá trình kiểm tra đánh giá, không gây áp lực cho giáo viên và học sinh. Do đó là người trực tiếp tổ chức các hoạt động của phong trào, tôi thường lưu ý đưa ra các hình thức kiểm tra và đánh giá mà nó không ảnh hưởng đến giáo viên nhưng lại có tác dụng kích thích giáo viên trong quá trình rèn chữ giữ vở. Cụ thể như sau:	
 * Hình thức kiểm tra
 - Thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề hàng tháng đã đề ra.
 - Tổ chức kiểm tra dưới hình thức cho các lớp viết bài thơ hay bài văn trong chương trình ( cho HS về nhà viết ); kiểm tra tập vở học sinh, kiểm tra qua các phong trào thi đua của trường của lớp.`	
 + Kiểm tra qua sản phẩm:
 Mỗi tháng tổ chức kiểm tra vở viết của học sinh. Tổ chức quá trình kiểm tra như sau:	
 - Chọn lớp viết đẹp nhất cho giáo viên có lớp viết chưa tốt kiểm tra để cho giáo viên đó có điều kiện rút kinh nghiệm.	
 - Chọn giáo viên có cách trình bày chưa tốt kiểm tra vở của lớp có cách trình bày tốt.
 + Kiểm tra bằng cách quan sát trực tiếp trên lớp:
 Kiểm tra qua các tiết dự giờ : xem cách học sinh viết bảng con, bảng nhóm, viết bảng lớp và cách thức sửa chữa lỗi chữ viết của giáo viên mỗi lúc học sinh viết chưa tốt.	
 * Đánh giá
- Trong quá trình kiểm tra, người kiểm tra cần lưu ý ghi nhận những khuyết điểm của HS và đưa ra hướng khắc phục. Đó là thông tin giúp giáo viên khắc phục khuyết điểm.
 * Lưu ý khi kiểm tra đánh giá : 
 + Nhận xét là nhận xét sản phẩm của học sinh chứ không phải nhận xét giáo viên.
 Đánh giá là để tìm chỗ chưa đạt của học sinh để động viên và tư vấn cho giáo viên tìm hướng khắc phục khó khăn đó.
 Sau khi chấm thi, công bố giải và danh sach học sinh được công nhận để nhà trường tổ chức trao giải, vinh danh.
 * Biện pháp thứ 4: Khuyến khích phong trào Vở sạch chữ đẹp bằng công tác khen thưởng	
 Để phong trào Vở sạch chữ đẹp đạt kết quả, trong công tác chỉ đạo tôi luôn chú trọng công tác khen thưởng.
 * Khen thưởng cho giáo viên:
 - Đề xuất các hình thức khen thưởng cho giáo viên trong hội nghị CBCC.
 - Đề xuất với BĐDCMHS thưởng vào cuối năm.	
 * Khen thưởng Học sinh:
 - Tổ chức tuyên dương vào các buổi chào cờ và chương trình phát thanh măng non của Đội thiếu niên.
 - Khen thưởng các em đạt giải qua các hội thi cấp trường, cấp huyện.
 - Trưng bày bài viết lên bản tin đội và trình bày sản phẩm ở các lớp.
 + Khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời chính là động lực rất lớn giúp cho HS tích cực rèn chữ viết, giữ vở sạch và phong trào rèn chữ, giữ vở của trường được nhân rộng hơn.
 *Biện pháp thứ 5: Làm tốt công tác phối hợp
 Phối hợp với TPT Đội
 - Phối hợp với TPTđội tổ chức các phong trào nhằm kích thích việc rèn chữ viết như: Phong trào văn hay chữ đẹp ( tổng kết hàng tháng có phát thưởng ); phong trào nét chữ đẹp tặng thầy cô (tổ chức viết lời cảm ơn thầy cô nhân ngày 20/11); Phong trào viết thư gửi các chú bộ đội; phong trào làm thư vẽ thiệp; viết thư tuyên truyền phòng chống tai nạn giao thông. 
 * Khi tiến hành triển khai kế hoạch tham gia phong trào, tôi yêu cầu giáo viên vận động 100% HS tham gia để các em có cơ hội được thi đua viết chữ đẹp và đặc biệt là các em trình bày sản phẩm của mình ở nhà. Sau đó, chọn ra các bạn có bức thư hay và chữ đẹp phát thưởng và trưng bày sản phẩm ở lớp, ở phòng Đội.
 Phối hợp với Công Đoàn
- Phối hợp với công đoàn nhà trường tổ chức các phong trào thi VSCĐ cấp trường.
- Phối hợp đề xuất các hình thức khen thưởng cho giáo viên và học sinh.
 Phối hợp với BĐD CMHS- Cha mẹ học sinh
- Đề xuất với BĐDCMHS kinh phí phát thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích tốt trong phong trào Vở sạch, chữ đẹp.
- Phối hợp với CMHS hưởng ứng và đôn đốc học sinh tích cực rèn chữ ở nhà, vì đây là thời gian, là động lực thúc đẩy quan trọng nhất giúp các em cố gắng trong việc rèn chữ.
* Lưu ý: Để CMHS tích cực hỗ trợ, đôn đốc con em mình tích cực rèn chữ viết, giữ vở sạch và trang bị đồ dùng học tập thích hợp thì tổ khối, giáo viên cần làm những việc làm như sau:	
+ Tranh thủ thời gian họp khối tuyên truyền với CMHS ý nghĩa và ích lợi của phong trào Vở sạch chữ đẹp.	
+ Lời tuyên truyền nhiều khi không có hiệu quả bằng những việc làm cụ thể. Đối với lớp có CMHS không tâm đắc vấn đề rèn chữ, yêu cầu giáo viên tập trung rèn con em đó nhiều hơn để lấy sản phẩm này thuyết phục họ trong kì họp CMHS.	
+ Qua các kì họp CMHS, yêu cầu GV trưng bày tập vở đẹp nhất của lớp để

Tài liệu đính kèm:

  • docxTHU- VO SACH CHU DEP.docx