SKKN Một số bài tập bổ trợ thể lực và kỹ thuật nâng cao thành tích thi đấu môn đẩy gậy của đội tuyển học sinh Trường THCS Lê Qúy Đôn

SKKN Một số bài tập bổ trợ thể lực và kỹ thuật nâng cao thành tích thi đấu môn đẩy gậy của đội tuyển học sinh Trường THCS Lê Qúy Đôn

Bài tập bật cóc

Cách thực hiện: Hai tay chống hông với tư thế thân người đứng thẳng sau đó hạ thấp thân lấy đà, dùng lực bàn chân, lực cơ đùi, để đưa cơ thể lên cao về trước, tiếp xúc đất bằng mũi bàn chân, cố gắng bật cao, xa càng tốt.

Bài tập này tôi chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất khi các em bắt đầu tập luyện tôi cho các em thực hiện bật cóc tiến lùi. Các em thực hiện bật cóc về phía trước 1lần nhưng không dừng lại hay bất tiếp về trước nữa mà dùng lực bật ngược về phía sau. Động tác lặp lại nhiều lần (Nam 10 - 12 nhịp, nữ 7 - 10 nhịp. Mỗi buổi tập 4 - 5 lần).

Giai đoạn hai tôi cho các em thự hiện kỹ thuật bật cóc lên cầu thang. (mỗi buổi tập tập 4 - 5 lần bật lên hết cầu thang).

 

doc 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2581Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập bổ trợ thể lực và kỹ thuật nâng cao thành tích thi đấu môn đẩy gậy của đội tuyển học sinh Trường THCS Lê Qúy Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người dân sẽ đam mê hoạt động này và trẻ em không ngoại trừ. Trường đóng trên địa bàn dân cư có nhiều học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, vì thế các em thích chơi các môn thể thao truyền thống.
Các em trước khi tham gia đội tuyển Đẩy gậy chỉ tập theo sở thích, chủ yếu là phô trương sức mạnh của mình mà chưa biết sử dụng kỹ thuật, chưa khéo léo, kinh nghiệm trong thi đấu còn ít, phần lớn thành tích đạt được là do sử dụng sức mạnh bản thân vốn có, chưa biết xây dựng một kế hoạch tập luyện cụ thể để nâng cao thành tích thông qua các bài tập bổ trợ.
Trước đây khi tham gia thi đấu tại các kỳ thi học sinh giỏi hay hội khỏe phù đổng kết quả đạt được chưa cao vì: 
Nguyên nhân thứ nhất: Một phần là do giáo viên được cử huấn luyện chưa có kinh nghiệm trong huấn luyện môn đẩy gậy nên kết quả đạt được chưa cao vì các em chưa được trang bị tốt về mọi mặt.
Nguyên nhân thứ hai: Bản thân các em thích môn Đẩy gậy nhưng chưa hiểu rõ bản chất của môn Đẩy gậy cho nên các em chưa chú trọng rèn luyện kỹ thuật để có thể nâng cao thành tích .
Nguyên nhân thứ ba: Đây là một môn thể thao dân tộc thường tổ chức vào các dịp lễ, tết nên không thường xuyên tập luyện, chỉ khi nào tổ chức thi đấu mới tập luyện. 
Nguyên nhân thứ tư: Đây là một môn đối kháng đòi hỏi các em luôn phải tập trung dưới mọi hình thức, tuy nhiên các em đang trong giai đoạn tâm lý lứa tuổi chưa ổn định nên tâm lý thi đấu chưa tốt, còn lo sợ, bất an.
Do đó việc nghiên cứu nội dung Một số bài tập bổ trợ và kỹ thuật nâng cao thành tích thi đấu môn đẩy gậy của đội tuyển học sinh Trường THCS Lê Qúy Đôn là mục tiêu yêu cầu hết sức cần thiết trong việc huấn luyện. Những năm trước đây học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn so với các đơn vị trường bạn trong địa bàn huyện Krông Ana thì thành tích về môn đẩy gậy còn thấp. Hơn bao giờ hết, là một giáo viên dạy thể dục được trực tiếp phân công huấn luyện môn đẩy gậy, tôi nghĩ rằng: Người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong công tác huấn luyện đẩy gậy bằng cách khơi dậy niềm đam mê của các em, kích thích sự cố gắng sau mỗi lần tập và giúp cho các em định hình các bài tập, xây dựng một kế hoạch tập luyện hiệu quả. Vì vậy, bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra cách đơn giản nhất hướng dẫn các em các bài tập cũng như kỹ thuật bộ môn một cách nhanh và dễ hiểu, dễ thực hiện, thông qua các bài tập các em hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích. Nhiều năm trở lại đây thành tích môn đẩy gậy của trường đã tiến bộ rõ rệt cụ thể là hai năm học gần đây, năm học 2016 - 2017; 2017 - 2018 khi tôi áp dụng để tài này thì học sinh tham gia học sinh giỏi cũng như hội khỏe phù đổng đã đạt thành tích cao. Bởi vì:
+) Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chi bộ, BGH, cùng với sự giúp đỡ động viên của các đoàn thể trong nhà trường, các đồng nghiệp trong công tác giảng dạy mỗi khi gặp khó khăn.
+) Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục luôn có tinh thần thái độ làm việc hăng hái, tích cực, thích tìm tòi, chịu khó học hỏi và nghiên cứu bộ môn để đưa ra các bài tập phù hợp, tập luyện thường xuyên cho các em nên học sinh hứng thú tập luyện. 
+) Đa số học sinh ham thích bộ môn, tham gia tập luyện tích cực, thường xuyên, tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định về giờ giấc cũng như kỷ luật tập luyện do giáo viên đề ra.
+) Tham gia các lớp tập huấn của ngành tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp xu thế đổi mới hiện nay.
	3. Giải pháp, biện pháp.
	a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
	Nhằm giúp học sinh phát huy được tối đa các tố chất sẵn có đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác, hứng thú luyện tập của học sinh với các môn thể thao truyền thống, rèn luyện sức khỏe của bản thân, có tâm lý tốt để đạt được thành tích cao, giúp học sinh yêu thích bộ môn, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Xuất phát từ kinh nghiệm giảng dạy và công tác huấn luyện trong suốt những năm qua, bản thân tôi nhận thấy để tập luyện cho học sinh môn đẩy gậy cần có các bài tập phát triển về nhóm cơ tay, bài tập phát triển về nhóm cơ chân, phát triển sức mạnh, phát triển sức bền chuyên môn, phát triển kỹ thuật, phát triển khả năng phối hợp vận động.
Cần lưu ý khi thực hiện các bài tập thì cần phải khởi động kỹ, thả lỏng hợp lý nhằm nâng cao tính đàn hồi của cơ bắp tránh hiện tượng mệt mỏi, căng cơ ảnh hưởng đến quá trình tập luyện. Vì thế quá trình tập luyện phải tuân thủ nguyên tắc nâng dần lượng vận động, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc phù hợp, tuyệt đối không được đốt cháy giai đoạn làm ảnh hưởng tới quá trình tập luyện và thi đấu của học sinh.
Lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Thu thập và xử lý số liệu.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
b.1. Tuyên truyền và giới thiệu về môn đẩy gậy.
Hằng năm, vào đầu năm học nhóm giáo viên bộ môn thể dục của trường tôi, thường tổ chức cuộc họp để phân công nhiệm vụ bồi dưỡng cho các thành viên trong nhóm.
 Ba năm gần đây tôi được phân công huấn luyện môn đẩy gậy. Tôi đã lồng ghép việc giới thiệu các môn thi đấu trong kỳ thi học sinh giỏi, hội khỏe phù đổng vào tiết lý thuyết bộ môn, thông qua hoạt động này tôi đã giới thiệu thêm về môn thi đấu đẩy gậy.
Lồng ghép các trò chơi dân gian vào các tiết học để gây hứng thú cho các em cũng như kích thích các em tìm hiểu thêm các trò chơi dân gian mà dần dần trở thành môn thi đấu thể thao trong các kỳ thi như đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co,...
b.2. Tuyển chọn VĐV vào tập luyện môn đẩy gậy.
 Thông qua kỳ thi học sinh giỏi, HKPĐ cấp trường tôi đã chọn ra các em đạt giải nhất nhì của các hạng cân để tham gia tập luyện.
Tuy nhiên để tìm được một đội tuyển đẩy gậy có thể lực và năng khiếu về môn đẩy gậy tốt không chỉ thông qua thi học sinh giỏi, HKPĐ mà còn phải đến tận các lớp để tìm hiểu và tìm thêm VĐV.
 Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2016 – 2017, chúng tôi đã thi đấu tất cả các nội dung môn đẩy gậy và đã chọn ra đội tuyển gồm: có 7 hạng cân chọn được 6 VĐV(ở nội dung nam chọn được 4 VĐV thi đấu và ở nội dung nữ chọn được 2 VĐV thi đấu). Vì vậy tôi phải tiếp tục xuống các lớp để tìm kiếm các VĐV ở các hạng cân còn lại. Ban đầu tôi chọn được 6 vận động viên qua kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, sau khi đến lớp tôi bổ sung thêm 5 VĐV thành 11 VĐV tham dự học sinh giỏi cấp huyện.
Đối với năm học 2017- 2018 theo thường niên, hai năm tổ chức hội khỏe phù đổng một lần, thông qua hội khỏe phù đổng cấp trường tôi đã chọn được 7 vận động viên cho 5 hạng cân. 
Sau khi tuyển chọn được số lượng vận động viên để tham gia huấn luyện tôi trang bị thêm kiến thức về môn Đẩy gậy cho các em. Môn Đẩy gậy còn gọi là môn Đẩy cây, nó là trò chơi dân gian, phổ biến và phát triển mạnh nhất là ở các đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thuộc miền bắc của nước ta.
Để tổ chức thi đấu môn Đẩy gậy chỉ cần có gậy thi đấu làm bằng tre già (tre đực) thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4- 5cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng (mỗi màu 1m); đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau. Sân thi đấu là một vòng tròn có đường kính 5m, vạch giới hạn rộng 5 cm nằm trong phạm vi của sân có màu trắng hoặc khác với màu nền sân. Sau khi các VĐV đã hoàn tất thủ tục chuẩn bị thi đấu, trọng tài chính dùng khẩu lệnh “cầm gậy”, các VĐV mới được phép cầm gậy theo quy định của luật; trọng tài chính một tay cầm chính giữa gậy, khi các VĐV đã ở tư thế sẵn sàng, đúng luật, hô dự lệnh “chuẩn bị”, sau đó thổi một hồi còi phát lệnh cho hiệp đấu bắt đầu, đồng thời buông tay cầm gậy ra. Theo quy định luật chơi, bên nào chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc. Mỗi cuộc thi đẩy gậy thường diễn ra trong 2- 3 hiệp. Khi kết thúc trận đấu, trọng tài chính và 2 VĐV mặt hướng về BTC, trọng tài chính hai tay cầm tay 2 VĐV, giơ tay VĐV thắng cuộc lên cao, sau đó các VĐV rời sân.
b.3. Tổ chức huấn luyện môn đẩy gậy.
Để có kết quả tốt trong thi đấu môn đẩy gậy là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó yếu tố sức mạnh là vô cùng quan trọng và yếu tố này có thể được nâng cao thông qua quá trình tập luyện thường xuyên.
Theo kinh nghiệm của bản thân tôi để có thành tích cao trong môn đẩy gậy cần kết hợp các yếu tố:
+ Đôi tay khoẻ: Để có thể tấn công nhanh, phòng thủ nhanh, lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy, ép gậy, nâng gậy hạn chế sự tấn công của đối phương.
+ Tư thế vững vàng: Tập tư thế hai chân trụ ngang bằng nhau, một tay nắm chặt đầu gậy để trong lòng bàn tay, ngay giữa xương chậu, tay kia thẳng nắm chặt thân gậy, lưng thẳng, trọng tâm dồn vào hai chân, mắt quan sát đối phương để tìm chổ yếu của đối phương.
+ Tâm lí ổn định: Cần cho các em tập luyện, thi đấu nhiều vào những khoảng thời gian, địa điểm khác nhau.
+ Kiểm soát được thể lực của bản thân: Để phân phối sức, dùng sức khi tấn công hoặc phòng thủ.
Các bài tập thể lực sử dụng phải phù hợp với mục đích nhiệm vụ của quá trình tập luyện, lựa chọn một cách hợp lý từng bài tập thể lực thông qua việc phân chia một cách tối ưu khối lượng vận động và cường độ vận động của cùng bài tập hoặc từng nhóm bài tập. Các bài tập phải được sắp xếp trình tự, hệ thống nhằm phát triển đầy đủ những năng lực cần thiết phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. 
Việc tập luyện phải diễn ra đều đặn hàng ngày, phối hợp cùng lúc nhiều bài tập nhằm phát triển các nhóm cơ nhỏ khác nhau. Do đó luyện tập phải là quá trình luân phiên liên tục trong từng thời kỳ khác nhau, tính chất và yêu cầu từng bài tập cũng mang ý nghĩa khác nhau. Trên cơ sở để học sinh có thể thực hiện tốt các yêu cầu của bài tập tôi đã đề ra các nhóm bài tập như sau: Các bài tập bổ trợ cơ tay, bài tập phát triển cơ chân, bài tập phát triển sức bền, bài tập hoàn thiện kỹ thuật.
b.3.1. Các bài tập bổ trợ cơ Tay.
Các bài tập nhằm tăng sức mạnh cơ tay, sức chịu đau lòng bàn tay, cơ bụng, cơ lưng, làm cho đôi tay khỏe mạnh và rắn chắc.
b.3.1.1. Bài tập nằm sấp chống đẩy.
Chống đẩy là một động tác đơn giãn, luyện tập cho cơ bắp phần thân trên đồng thời làm săn chắc phần cơ bụng và cho phép cử động hết tầm vận động của cơ bả vai.
Cách thực hiện: Hai tay chống đất rộng bằng vai, duỗi thẳng ngay dưới vai. Giữ tư thế người thẳng bằng cách duỗi thẳng chân, nâng trọng lượng cơ thể lên bằng tay và chân. Căng cơ lưng để giữ toàn thân thẳng rồi hạ thấp người xuống đất, khuỷu tay gập lại, hạ thấp cho đến khi ngực gần chạm đất quay trở lại vị trí ban đầu và lặp lại. 
Thực hiện 20 đến 25 nhịp đối với nam và 10 đến 15 cái đối với nữ, lặp lại đối với nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số lần lên. Cũng có thể giữ nguyên số lần nhưng khi hít lên xuống làm chậm hơn.
Hình 1: Động tác nằm sấp chống đẩy
b.3.1.2. Bài tập kút kít cầu thang.
	Cách thực hiện: Nằm sấp chống hai tay lên và nhờ bạn tập cầm lấy 2 chân. Hai tay thay chân di chuyển về trước. Di chuyển lên cầu thang; lặp lại nam 3 lần, nữ 2 lần; thời gian nghĩ giữa các lần là 2 – 3 phút. Các buổi sau có thể tăng số lần hoặc tăng độ dài.
Hình 2: Động tác kút kít cầu thang.
b.3.1.3. Bài tập Nhúng người
Thực hiện từ 15-20 lần/hiệp, ít nhất 4-5 hiệp/buổi tập.
Cách thực hiện: Đặt phần má bàn tay (vùng tiếp giáp giữa bàn tay và cổ tay) lên một cái ghế . Giữ lưng thẳng, đặt chân trên cái ghế đã được giữ ổn định.
Giữ phần mông-hông của bạn sát với băng ghế và kéo phần vai sau để bạn có thể hạ thấp người xuống, mông không chạm mặt đất.Từ từ hít sâu xuống sau đó dùng lực cơ tay sau hạ hông xuống chậm cho tới khi cánh tay và cẳng tay vuông góc với nhau. Bạn giữ lại 1-2 giây. Tiếp tục gồng cơ tam đầu bắp tay để nâng cơ thể về tư thế bắt đầu. Cùng lúc đó bạn thở ra bằng miệng.
* Lưu ý: không nên xuống quá sâu sẽ dễ gây chấn thương cho vai.
Hình 3: Động tác nhúng người.
b.3.1.4. Bài tập trụ tay ngồi xổm trên không.
Cách thực hiện: Ngồi xổm kiễng chân, hai đầu gối mở rộng, hai tay chống xuống sàn. Từ từ dồn trọng tâm về phía trước và nhấc cả hai chân sau lên, giữ nguyên tư thế này trong 10 giây, 20 giây, 30 giây,1 phút giây, sau đó trở về tư tế chuẩn bị, lặp lại động tác này từ 4 đến 5 lần.
Hình 4: Động tác trụ tay ngồi xổm trên không.
	b.3.2. Các bài tập phát triển cơ chân.
	Các bài tập bổ trợ chân nhằm tăng sức trụ, sức mạnh bàn chân và sức tấn công đối phương.
b.3.2.1. Bài tập bật cóc
Cách thực hiện: Hai tay chống hông với tư thế thân người đứng thẳng sau đó hạ thấp thân lấy đà, dùng lực bàn chân, lực cơ đùi, để đưa cơ thể lên cao về trước, tiếp xúc đất bằng mũi bàn chân, cố gắng bật cao, xa càng tốt.
Bài tập này tôi chia thành hai giai đoạn: 
Giai đoạn thứ nhất khi các em bắt đầu tập luyện tôi cho các em thực hiện bật cóc tiến lùi. Các em thực hiện bật cóc về phía trước 1lần nhưng không dừng lại hay bất tiếp về trước nữa mà dùng lực bật ngược về phía sau. Động tác lặp lại nhiều lần (Nam 10 - 12 nhịp, nữ 7 - 10 nhịp. Mỗi buổi tập 4 - 5 lần).
Giai đoạn hai tôi cho các em thự hiện kỹ thuật bật cóc lên cầu thang. (mỗi buổi tập tập 4 - 5 lần bật lên hết cầu thang).
Hình 5: Động tác bật cóc.
b.3.2.2. Bài tập ngồi xổm tường.
Cách thực hiện: Hai chân rộng bằng vai, cách tường khoảng 30-40cm lưng dựa vào tường, từ từ ngồi xuống cho đến khi đùi vuông góc với cẳng chân, tay buông dọc thân, giữ nguyên tư thế trong khoảng 2-3 phút. Mỗi buổi thực hiện từ 4- 6 lần.
Hình 6: Động tác ngồi xổm tường.
b.3.2.3. Bài tập bật lên bục cao
Cách thực hiện: Hai tay chống hông với tư thế thân người đứng thẳng sau đó hạ thấp thân lấy đà, dùng lực bàn chân, lực cơ đùi, để đưa cơ thể lên bục cao tiếp xúc đất bằng mũi bàn chân, cố gắng bật cao lên bục. Thực hiện động tác 7-10 lần/hiệp, mỗi buổi thực hiện từ 4- 6 hiệp.
Hình 6: Động tác bật lên bục cao
b.3.2.4. Bài tập xuống tấn cuối người.
 Cách thực hiện: Đứng một chân co với chân còn lại làm chân trụ . Nâng cả hai tay ra phía trước mặt để giữ cơ thể thăng bằng. Gập phần hông và đầu gối sau đó hạ thấp người xuống thấp nhất có thể. Đứng người thẳng về tư thế ban đầu và thực hiện 10-12 lần rồi đổi chân trụ(mỗi buổi tập 5-7 hiệp).
Hình 6: Động tác xuống tấn cúi người 
b.3.2.4. Bài tập nâng tạ di chuyển.
 Cách thực hiện: Ở tư thế chuẩn bị đẩy gậy. Tay nắm đầu gậy giữ chắc đầu gậy, dùng lực ép đầu gậy xuống, để nâng đầu gậy đối diện kết hợp tay nắm thân gậy dùng lục nâng tạ lên. Giữ nguyên tư thế và di chuyển chậm bằng mũi bàn chân về phía trước, khoảng cách giữa vạch đích và xuất phát là 5m. Động tác này giúp học sinh tập cơ tay, cơ chân và đặc biệt là tăng khả năng bám sân. Thực hiện 5-7 lần /mỗi buổi tập.
Hình 6: Động tác nâng tạ di chuyển
b.3.3. Các bài tập phát triển sức bền.	
Sức bền là năng lực duy trì sức mạnh trong một thời gian vận động kéo. Quá trình này tạo nên những kích thích và những biến đổi về chức năng của cơ thể và cơ bắp. Tổng hợp hiệu quả của tập luyện thường xuyên và liên tục sẽ đạt được những thích ứng nâng cao năng lực sức mạnh.
b.3.3.1. Bài tập nhảy dây đơn.
Cách thực hiện: Khi nhảy dây, bạn nên thả lỏng hai vai xuống dưới. Giữ khuỷu tay gần thân mình và đảm bảo cho cổ tay chỉ hơi thấp hơn khuỷu tay của bạn một chút. Nên sử dụng cổ tay và cẳng tay để thực hiện mỗi nhịp nhảy. Mỗi lần thực hiện trong khoảng thời gian quy định lần lượt 5 phút, 7 phút, 10 phút rồi nghĩ sau đó lại tiếp tục lần tiếp theo.
* Lưu ý: Khi tập bài này giáo viên cần chú ý tăng dần độ khó của động tác:
Bài tập 1: Nhảy dây bình thường.
Bài tập 2: Nhảy đổi chân (tức là tiếp đất bằng một chân luôn phiên nhau). 
Bài tập 3: Một lần nhảy lên hai lần quay dây.
Một buổi tập giáo viên chỉ nên cho thực hiện bài tập này 2-3 lần là tối đa.
b.3.3.2. Bài tập Chạy liên tục
Đây là bài tập mà người chạy phải chạy liên tục trên một quãng đường quy định (300-400m), chạy với tốc độ vừa phải nhằm mục đích làm cho cơ thể khỏe mạnh.
* Lưu ý: Bài tập này chỉ thực hiện khi đã khởi động kỹ càng.
b.3.4. Các bài tập kỹ thuật
Để gây hứng thú, để học sinh tích cực, tự giác luyện tập, nên bản thân tôi tăng cường các bài tập sinh động hơn và nhằm mục đích là bản thân học sinh vận dụng để tự tập hằng ngày và nâng cao thành tích trong thi đấu.
b.3.4.1. Bài tập kỹ thuật trụ
Cách thực hiện: Tập tư thế hai chân trụ ngang bằng nhau, một tay nắm chặt đầu gậy để trong lòng bàn tay, ngay giữa xương chậu, tay kia thẳng nắm chặt thân gậy, lưng thẳng, trọng tâm dồn vào hai chân, hạ thấp trọng tâm, mắt quan sát đối phương. Bài tập này tôi cho người hạng cân trên đẩy cho hạng cân dưới trụ (Hạng cân trên đẩy không hết sức, chỉ kéo đẩy), để hạng cân dưới tập trụ.
b.3.4.2. Bài tập kỹ thuật ép gậy
Cách thực hiện: Ở tư thế cơ bản cố định chặt tay nắm đầu gậy, tay nắm thân gậy ép gậy xuống, kết hợp dùng lực của cả cơ thể để tỳ gậy xuống. Bài tập này tôi cho học sinh tập như sau:
Bài tập 1: Hạng cân trên tấn công cao, hạng cân dưới trụ thấp ép gậy.
Bài tập 2: Cùng một hạng cân, một người tấn công cao một người ép gậy.
b.3.4.3. Bài tập kỹ thuật nâng gậy
Cách thực hiện: Ở tư thế trụ thấp cố định chặt tay nắm đầu gậy, tay nắm thân gậy bẩy đối phương lên. Bài tập này tôi cho học sinh tập như sau:
Bài tập 1: Hạng cân dưới trụ, hạng cân trên tập nâng gậy (Bài tập này nhằm giúp học sinh thuần thục kỹ thuật).
Bài tập 2: Cùng một hạng cân, một người nâng gậy một người ép gậy.
Bài tập 3: Hạng cân trên trụ, hạng cân dưới tập nâng gậy (Bài tập này nhằm giúp học sinh tập hạn chế sự tấn công của đối phương).
b.3.4.5. Bài tập lắc gậy, thúc gậy và xoay gậy
Cách thực hiện: Ở tư thế chuẩn bị thi đấu, khi có lệnh của trọng tài người đẩy gậy dùng lực của tay nắm thân gậy liên tục nâng gậy và hạ gậy làm cho đối phương lỏng tay trụ hoặc đầu gậy tuột khỏi vị trí an toàn, Sau đó liên tục lắc gậy kết hợp thúc gậy và xoay gậy để đối phương không kịp trở tay. Kỹ thuật này đuợc dùng khi các VĐV làm chủ được sức mạnh của mình và có kỹ thuật tốt. Bài tập này tôi cho học sinh tập như sau:
Bài tập 1: Hạng cân dưới trụ, hạng cân trên tập lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy ( Bài tập này nhằm giúp học sinh thuần thục kỹ thuật).
Bài tập 2: Cùng một hạng cân, một người tập lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy một người trụ.
Bài tập 3: Hạng cân trên trụ, hạng cân dưới tập lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy.
b.3.4.4 . Bài tập kỹ tấn công nhanh phòng thủ nhanh
Cách thực hiện: Trước khi vào thi đấu phải quan sát kỹ đối thủ, đưa ra chiến thuật thi đấu cho bản thân. Ở tư thế chuẩn bị thi đấu khi nghe lệnh của trọng tài theo phán đoán của bản thân, nếu đối thủ nhẹ hơn ta, ta có thể tấn công nhanh dồn dập. Nhưng đối thủ mạnh hơn ta thì nhanh chóng phòng thủ tìm cơ hội tấn công lại. Bài tập này tôi cho học sinh tập như sau:
Bài tập 1: Khi có lệnh của trọng tài. Hạng trên trụ, hạng cân ngay lập tức tấn công.
Bài tập 2: Cùng một hạng cân, khi có lệnh (tín hiệu do giáo viên đưa ra) một người tấn công nhanh một người phòng thủ nhanh.
Bài tập 3: Hạng cân trên nữ phòng thủ nhanh, hạng cân dưới của nam tấn công nhanh. Và ngược lại hạng cân trên nữ tấn công nhanh, hạng cân dưới của nam phòng thủ nhanh.
b.3.4.5. Bài tập thi đấu
Đây là hình thức tạo hứng thú cho học sinh sau các giai đoạn tập. Khi tổ chức giáo viên cho học sinh thi đấu với nhau, để học sinh phát huy được thế mạnh, hạn chế nhược điểm của mình, thông qua đó các VĐV trao đổi và học tập được kinh nghiệm của nhau và đặc biệt giúp các em bình tĩnh, không hồi hộp, lo âu, sợ hãi, không quá căng thẳng trước khi thi đấu, đó là yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trận đấu.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các bài tập đã nêu ở trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc nâng cao kỹ thuật động tác, phát triển cơ tay, phát triển cơ chân, phát triển sức bền, bài tập hoàn thiện kỹ thuật, nhằm giúp cho các em có sự phát triển toàn diện về kỹ thuật động tác cũng như phát triển thể lực chung từ đó thành tích ngày một được nâng cao.
Sau khi chọn được đội tuyển tôi sẽ kiểm tra về sức khỏe của các em, nếu em nào không đủ điều kiện sẽ loại khỏi đội tuyển, hướng dẫn các bài tập thực hiện ở nhà để tăng cường sức khỏe.
Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, với phụ huynh và địa phương để động viên, khích lệ kịp thời giúp cho các em yêu thích bộ môn và hăng say tập luyện nâng cao thành tích.
Trước khi đi vào thực hiện áp dụng các bài tập đã nêu ở trên, giáo viên sẽ tổ chức kiểm tra một đến hai lần để đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTRẦN THỊ HẠ.doc