Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh THCS

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1 Tính mới của sáng kiến:

Phương pháp huấn luyện được xem là phương tiện tư tưởng nhằm đạt mục đích

của huấn luện. Do đó thực chất của việc tạo hứng thú tập luyện bóng đá cho HS trên

thực tế chính là phương pháp và hình thức tổ chức huấn luyện, tạo ra được các tình

huống để HS tiếp cận, vận dụng phương pháp huấn luyện vào thực tế trong thi đấu.

Sự hình thành mỗi phương pháp huấn luyện như là sự phát triển tất yếu của hệ thống

các nhu cầu nắm bắt được các phương pháp và kỹ thuật cơ bản của HS trong tập

luyện. Khi các em nắm được các phương pháp và kỹ thuật cơ bản thì nhu cầu nhận

thức về tập luyện bóng đá tạo được hứng thú, thõa mãn thì đó chính là bản chất bên

trong của phương pháp huấn luyện bóng đá. Phương pháp huấn luyện thể hiện vai trò

là phương tiện, hình thành được những kỹ năng, kỹ xảo và tạo được một nền tảng để

HS tự trải nghiệm, tự vận dụng các phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo sẵn có trong tập2

luyện cũng như thi đấu thể thao của từng cá nhân HS. Yêu cầu trên chỉ được hiện thực

thông qua việc tập luyện từng giai đoạn cho mỗi phương pháp huấn luyện và có sự

đam mê, hứng thú về bóng đá, cần sự kiên trì siêng năng tập luyện của HS.

Qua nhiều năm huấn luyện đã cải tiến những phương pháp huấn luyện củ nhằm

kích thích niềm đam mê về bóng đá của HS trong quá trình huấn luyện, nhằm tạo cho

HS hứng thú tập luyện các môn thể thao nói chung cũng như môn bóng đá nói riêng

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1718Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Ngành giáo dục thị xã Bình Long 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên 
Ngày tháng 
năm sinh 
Nơi công tác 
(nơi thường 
trú) 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
Đóng góp 
vào việc 
tạo ra sáng 
kiến 
1 ĐIỂU VẾT 10/09/1985 
Trường THCS 
An Lộc B 
Giáo 
viên 
Đại học 
TDTT 
100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sang kiến: Phương pháp huấn luyện đội 
tuyển bóng đá học sinh THCS. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sang kiến:Điểu Vết 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Môn thể dục). 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu ngày 20/12/2019. Tại trường THCS 
An Lộc B. 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1 Tính mới của sáng kiến: 
Phương pháp huấn luyện được xem là phương tiện tư tưởng nhằm đạt mục đích 
của huấn luện. Do đó thực chất của việc tạo hứng thú tập luyện bóng đá cho HS trên 
thực tế chính là phương pháp và hình thức tổ chức huấn luyện, tạo ra được các tình 
huống để HS tiếp cận, vận dụng phương pháp huấn luyện vào thực tế trong thi đấu. 
Sự hình thành mỗi phương pháp huấn luyện như là sự phát triển tất yếu của hệ thống 
các nhu cầu nắm bắt được các phương pháp và kỹ thuật cơ bản của HS trong tập 
luyện. Khi các em nắm được các phương pháp và kỹ thuật cơ bản thì nhu cầu nhận 
thức về tập luyện bóng đá tạo được hứng thú, thõa mãn thì đó chính là bản chất bên 
trong của phương pháp huấn luyện bóng đá. Phương pháp huấn luyện thể hiện vai trò 
là phương tiện, hình thành được những kỹ năng, kỹ xảo và tạo được một nền tảng để 
HS tự trải nghiệm, tự vận dụng các phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo sẵn có trong tập 
2 
luyện cũng như thi đấu thể thao của từng cá nhân HS. Yêu cầu trên chỉ được hiện thực 
thông qua việc tập luyện từng giai đoạn cho mỗi phương pháp huấn luyện và có sự 
đam mê, hứng thú về bóng đá, cần sự kiên trì siêng năng tập luyện của HS. 
Qua nhiều năm huấn luyện đã cải tiến những phương pháp huấn luyện củ nhằm 
kích thích niềm đam mê về bóng đá của HS trong quá trình huấn luyện, nhằm tạo cho 
HS hứng thú tập luyện các môn thể thao nói chung cũng như môn bóng đá nói riêng. 
5.2 Nội dung sáng kiến 
5.2.1 Thực trạng: 
Hàng năm Phòng GD- ĐT thường xuyên tổ chức Hội khỏe Phù Đổng học sinh 
phổ thông đã thu hút sự tham gia rất đông đảo học sinh các Trường TH, THCS. Tuy 
nhiên các đội bóng đá của các trường phần lớn còn thi đấu một cách bộc phát chưa có 
chiến thuật thi đấu cụ thể, các em thi đấu chủ yếu còn dựa vào cảm hứng và khả năng 
của cá nhân, chưa có sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ vì thế mà chất lượng trận đấu 
chưa cao. 
5.2.2 Cơ sở lý luận: 
Bộ môn TD (Giáo dục thể chất) có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các 
trường học nói chung và bậc THCS nói riêng, là một trong năm mặt giáo dục hiện 
nay: “Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao động”. TDTT đã góp phần tích cực để giáo dục rèn 
luyện học sinh phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt, minh mẫn, cơ thể khỏe 
mạnh, có thể chất cường tráng. 
Nhiệm vụ cụ thể là: “công tác giáo duc thể chất trong trường học góp phần vào 
việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí tuệ, cường trá về 
thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng cho công cuộc xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như ý thức 
học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”. 
Để đi đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có 
thể chất cường tráng, có sức khỏe dồi dào, sức khỏe là vốn quý. Chỉ có tập luyện bằng 
động tác, các bài tập có định hướng thì mới có khả năng đáp ứng được những mong 
muốn của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục thể chất là một vấn 
đề được xã hội quan tâm nhất, phục vụ cho nhu cầu phát triển và hoàn thiện của con 
người. Do đó, việc đưa nội dung bóng đá vào giảng dạy chính khóa có tác dụng rất 
lớn để giáo dục và nâng cao thể lực cho học sinh, chơi bóng đá là một hình thức vận 
động mà thanh thiếu niên rất ưa thích, đặc điểm và sức hấp dẫn của bóng đá có thể thu 
hút rất nhiều người hâm mộ, bóng đá còn mang lại rất nhiều hữu ích đối với tâm hồn, 
3 
thân thể, tâm lý, công việc và đời sống của con người. Ngoài ra, bóng đá còn có tác 
dụng bồi dưỡng rất nhiều tính cách của con người như dũng cảm, ngoan cường, kiên 
nhẫn không mệt mỏi, thắng không kiêu, bại không nản. Nhiều tình huống đòi hỏi 
người chơi phải dũng khí và can đảm để thực hiện động tác kỹ thuật, trong quá trình 
học và vận dụng những động tác kỹ thuật đó chính là quá trình bồi dưỡng dần dần 
tinh thần dũng cảm, ngoan cường. Sân bóng là một “vũ đài”, cái cần là dũng khí 
không sợ gian nan, hiểm nguy, tinh thần tích cực tiến thủ và lòng tin sẽ giành được 
thắng lợi, nhất là khi mình đang ở thể yếu, đang bị dẫn bàn, thời gian chuẩn bị hết thì 
càng phải phấn đấu ngoan cường hết mức, có tinh thần quyết dành thắng lợi. Tinh 
thần này càng có ích đối với sự trưởng thành của học sinh. 
Ở đây trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ đề cập đến một vấn 
đề đó là “phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh TH, THCS” với mục 
đích hoàn thiện các kỹ năng cơ bản mà các em đã có và trang bị cho các em một số 
chiến thuật thi đấu cơ bản phục vụ cho học tập và thi đấu đạt hiệu quả cao. 
5.2.3 Các biện pháp cần áp dụng trong huấn luyện 
a. Kỹ thuật cơ bản bóng đá 
Đặc điểm chung của các phương pháp đá bóng là các kỹ thuật đều được thực 
hiện thông qua 5 giai đoạn: Chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc bóng và 
giai đoạn kết thúc. Trong đó giai tiếp xúc bóng là quan trọng nhất, bởi vì nó quyết 
định việc dùng kỹ thuật nào để đá bóng và đá bóng như thế nào cho chuẩn đúng như 
mình mong muốn thể hiện pha bóng đó. 
- Giai đoạn chạy đà: Chạy như thế nào và tác dụng của chạy đà? 
Khi đá bóng, chạy đà có tác dụng điều tiết khoảng cách giữa người và bóng, tạo 
ra tốc độ nhất định, làm tăng sức đá bóng. Chạy đà trong đá bóng được chia làm 2 loại 
là chạy đà đường thẳng và chạy đà đường chéo. Tùy từng kỹ thuật cụ thể mà có các 
phương pháp chạy đà thích hợp. Nếu hướng chạy đà và hướng đá bóng đi trùng nhau 
thì gọi là chạy đà đường thẳng, còn hướng chạy đà và hướng đá bóng đi cắt nhau gọi 
là chạy đà đướng chéo. 
- Vị trí đặt chân trụ: Đặt chân trụ như thế nào? 
Khi đá bóng, một chân phải đứng chắc chắn trên mặt đất, đỡ trọng lượng của 
toàn thân, chân này được gọi là chân trụ. Khi đá bóng chân trụ đặt ở vị trí có đúng hay 
không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động tác kỹ thuật đá bóng và hiệu quả đá bóng. 
Thực hiện kỹ thuật bóng đá khác nhau thì yêu cầu vị trí đặt của chân trụ cũng không 
giống nhau. Do vậy, khi đá bóng phải căn cứ vào phương pháp vận dụng kỹ thuật đá 
4 
bóng để chọn vị trí đặt chân trụ sao cho chính xác, mới có thể đá bóng tốt, đá chuẩn 
vào bóng. 
Vị trí đứng của chân trụ chủ yếu là chỉ khoảng cách và phương hướng giữa 
chân trụ và bóng bởi vì trong thực hiện có kỹ thuật đá bóng bắt buộc chân trụ để ở 
phía trước bóng, cách bóng khoảng 10-15cm đối với đá bóng bằng mu giữa bàn chân. 
Vị trí đặt cách bóng 25-30cm về phía bên và lùi về sau của bóng đối với đá bóng bằng 
mu trong bàn chân . Có kỹ thuật đá bóng thì chân trụ phải để ngang với bóng do 
mõi kỹ thuật đá bóng đặt chân trụ khác nhau. 
- Giai đoạn vung chân lăng 
Là giai đoạn phát lực chủ yếu, tạo tốc độ vung chân lớn nhất để tác dụng lực 
vào bóng mạnh. Tốc độ vung chân lăng kết hợp với tốc độ chạy đà quyết định sức 
mạnh của động tác đá bóng. Do vậy, khi đá bóng, cần lưu ý tới động tác kỹ thuật sao 
cho có lợi tới việc tăng biên độ chuyển động và tăng nhanh tốc độ chuyển động của 
chân khi đá bóng. 
- Giai đoạn tiếp xúc bóng 
Là giai đoạn quan trọng nhất quyết định toàn bộ kỹ thuật đá bóng mặc dù chỉ 
xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn khi chân chạm bóng. 
Vị trí tiếp súc chỉ rõ kiểu đá bóng và điều chủ yếu là bảo đạm độ chính xác và 
sức mạnh của động tác đá bóng. Do vậy, chân tiếp xúc với bóng là khâu quan trọng 
trong việc học tập động tác kỹ thuật trong bóng đá. 
- Giai đoạn kết thúc 
Sau khi đá bóng, do quán tính vận động, cơ thể cũng tự nhiên sẽ chuyển về phía 
trước, điều này không chỉ có lợi cho tính chính xác khi đá bóng, mà còn có thể bảo vệ 
cho cơ thể người học. 
Nắm vững được 5 giai đoạn này thì có thể học được tất cả các động tác kỹ thuật 
đá bóng cơ bản của bóng đá, chính vì thế mà trong quá trình huấn luyện giáo viên cần 
phải truyền đạt cho học sinh tất cả những nguyên lý cơ bản của kỹ thuật đá bóng, dựa 
vào khả năng của học sinh và vốn kỹ thuật đã có để giáo dục, huấn luyện nâng cao. 
b. Chiến thuật cơ bản bóng đá chia làm hai loại (tấn công và phòng thủ): 
- Chiến thuật tấng công 
Là các biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức thi đấu để tấn công cầu 
môn đối phương. Trong tấn công phải nắm được được các nguyên tắc cơ bản: Tạo ưu 
5 
thế về số lượng trong tấn công, khi có bóng mỗi cầu thủ phải triển khai tấn công và 
chiếm lĩnh các vị trí có lợi. 
Tấn công nhanh và bất ngờ là yếu tố rất quan trọng, điều này làm cho đối 
phương không kịp tổ chức phòng ngự hoặc phòng ngự không chặt chẽ. 
Mở rộng diện tấn công, tấn công trên nhiều hướng khác nhau làm cho hàng 
phòng ngự phải dàn mỏng và phòng thủ thiếu chiều sâu. 
Lôi kéo người, tạo khoảng trống. Trong tấn công phải liên tục di chuyển nhằm 
lôi kéo đối phương để đồng đội hành động. 
Tổ chức tấn công có nhiều lớp, nhiều tuyến, phối hợp nhịp nhàng giữa tấn công 
nhanh. 
Tận dụng các tình huống cố định để tổ chức tấn công như đá những quả phạt 
gần vòng cấm địa, phạt góc. 
Bật tường phối hợp nhóm 
- Chiến thuật phòng thủ: 
Chiến thuật phòng thủ là các biện pháp, phương pháp tổ chức thi đấu được sử 
dụng trong phòng thủ.Trong phòng thủ phải nắm được các nguyên tắc cơ bản:Trong 
mọi trường hợp phải đặt sự an toàn lên cao nhất. 
Phòng thủ toàn đội, phòng thủ tích cực, phòng thủ nhiều lớp bọc lót hỗ trợ và 
nhắc nhở nhau trong phòng thủ. Tranh cướp, ngay khi đối phương mới dành được 
quyền khống chế bóng. 
Thu hẹp khu vực phòng thủ, phòng thủ chặt ở những khu vực nguy hiểm, kèm 
chặt các cầu thủ nguy hiểm, giữ vững cự ly trong phòng thủ. 
 3 ▲ 
 ▲ ▲ 2 
1 
6 
Tạo ưu thế về số lượng trong phòng thủ. Khi đối phương có ưu thế về số lượng 
nên thu hẹp khu vực phòng thủ, khi có ưu thế về số lượng tích cực tranh cướp. 
Chiếm lĩnh vị trí trong khu cầu môn khi đối phương sút bóng sử dụng lợi thế 
mà luật cho phép. 
c. Phân phối bài tập và thời gian huấn luyện năm học 2019-2020. 
Thời gian 30h Lý thuyết 2h Thực hành 20h Thi đấu 8h 
 - Học một số luạt về 
bóng đá. 
- Kỹ thuật bóng đá 
- Chiến thuật bóng đá 
- Các kỹ thuật: Đá 
bóng, dẫn bóng, 
nhận bóng, niếm 
biên, tập thể lực 
- Đấu tập 
- Đấu giao 
hữu 
d. Tiến trình huấn luyện thời gian 30h/15 ngày. 
TT 
Nội dung/ 
Ngày 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 
I Thực hành 
1 
Đá bóng 
bằng lòng 
bàn chân 
+ * * * * * * 
2 
Đá bóng 
bằng mu 
giữa bàn 
chân 
+ * * * 
3 
Đá bóng 
bằng mu 
trong bàn 
chân 
+ * * * * * 
4 Dẫn bóng + * * * 
5 Nhận bóng + * * 
6 Ném biên + * * * 
7 Thể lực ▼ ▼ ▼ ▼ ▼ ▼ ▼ 
8 Chiến thuật ▲ ▲ ▲ ▲ 
II 
Lý thuyết 
2h 
1 
Luật bóng 
đá sân 7 
+  
2 
Luật ném 
biên 
+  
7 
3 
Kỹ thuật 
bóng đá 
 +  * 
4 Chiến thuật +  * * * * * * * 
III Thi đấu 
1 Đấu tập + ► + ► ► ► ► 
2 
Đấu giao 
hữu 
 ► ► ► 
Ghi chú: 
- Học mới: + 
- Ôn luyện: * 
- Lý thuyết:  
- Thi đấu: ► 
- Thể lực:▼ 
- Chiến thuật: ▲ 
Một số sơ đồ chiến thuật được sự dụng có hiểu quả nhất hiện nay: (3-2-1, 2-
1-2-1, 2-3-1). 
8 
 Sơ đồ 2-3-1 dưới đây là sự lựa chọn phổ biến 
Đây là một trong những sơ đồ thông dụng nhất trong bóng đá sân 7. Sơ đồ 2-3-
1 đặt trọng tâm vào vai trò của các tiền vệ, những cầu thủ có nhiệm vụ hỗ trợ trong cả 
khâu phòng ngự lẫn tấn công. Bởi vì sơ đồ này đạt được sự cân bằng khá tốt giữa 
công và thủ nên nó trở thành sơ đồ phổ biến ở nhiều đội bóng sân 7 hiện nay. 
Ưu điểm: 
- Chiếm ưu thế về quân số trong phòng ngự. 
- Tiền vệ có thể tham gia phòng ngự khi cần thiết, cũng như hỗ trợ các đợt tấn 
công, giúp lối chơi vận hành linh hoạt. 
- Tạo không gian mở ở hai biên. Sơ đồ này đặc biệt hiệu quả với các cầu thủ 
chạy cánh tốc độ vào dẻo dai có khả năng lên công về thủ liên tục. 
- Phù hợp với thế trận cần kiểm soát nhiều bóng. 
Nhược điểm: 
- Đòi hỏi rất cao nơi những tiền vệ. Họ phải là những người rất linh hoạt mới có 
thể chơi tốt với sơ đồ này. 
5.2.4 Kết luận 
9 
Trong tập luyện và thi đấu bóng đá tấn công và phòng thủ là hai mặt mâu thuẫn 
của một thể thống nhất, chúng có mối quan hệ biện chứng: Cái này là cơ sở, là tiền đề 
của cái kia. Hai mặt ấy dựa vào nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Vì vậy, trong việc bố 
trí các bài tập kỹ thuật, chiến thuật người giáo viên, huấn luyện viên phải đặc biệt 
quan tâm tới việc thúc đẩy các mối quan hệ giữa tấn công và phòng thủ. Phải lấy các 
bài tập tấn công để nâng cao hiệu quả phòng thủ và ngược lại nâng cao trình độ phòng 
thủ là tiền đề đưa khả năng tấn công lên một mức cao hơn. Chính vì thế trong quá 
trình giảng dạy hay huấn luyện đội tuyển giáo viên (Huấn luyện viên) phải kết hợp 
một cách hài hòa và có khoa học các nội dung với nhau. 
Thực tế trong quá trình huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh việc áp dụng các 
chiến thuật vào thi đấu chưa thực sự có hiệu quả, từ tập luyện đến thi đấu có sự khác 
biệt rất lớn. Phần lớn trong quá trình thi đấu các em chủ yếu dựa vào khả năng của các 
cá nhân, chưa có sự phối hợp gắn kết cả đội trong tấn công cũng như trong phòng thủ. 
Vì thế trong từng buổi huấn luyện, huấn luyện viên phải hướng dẫn cho các em 
tập luyện các chiến thuật, các miếng đánh một cách thuần thục, tạo thành “kỹ năng 
chiến thuật”. Khi đó các em mới thực hiện được ý đồ chiến thuật mà huấn luyện viên 
đề ra. 
5.3. Khả năng áp dung của sáng kiến. 
Sáng kiến này có thể áp dụng cho GV dạy năng khiếu bóng đá, tập luyện đội 
tuyển bóng đá HS khối TH, THCS và bóng đá phong trao. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Giáo viên nhiệt tình, có đam mê, say mê với nghề giảng dạy và tập luyện, luôn 
luôn tìm hiểu các phương pháp mới, tạo hứng thú kích thích sự đam mê cho học sinh 
trong các tiết học và tập luyện. 
Học sinh phải có năng khiếu, kiên trì siêng năng trong tập luyện và hơn bao giờ 
hết là phải có đam mê đối với bóng đá. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến tác giả: 
Trong quá trình tập luyện năm vừa qua (2019-2020) khi áp dụng kinh ngiệm 
của mình để tập luyện và vận dụng vào thực tế thì tôi thấy có hiểu quả. 
Học sinh đã hứng thú tích cực siêng năng trong tập luyện, bên cạnh đó những 
bài tập mà tôi đưa ra các em nắm được kiến thức cơ bản nghiêm túc thực hiện sau khi 
được sự hướng dẫn của tôi. 
Qua kì Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) năm học 2019-2020 trường đạt giải III 
toàn đoàn khối THCS, riêng môn bóng đá đạtgiải IIcấp Thị xã và đứng thứ I cấp tỉnh, 
kết quả thật sự khả quan rất nhiều. 
10 
Tiếp tục vận dụng thực hiện phương pháp nghiên cứu để áp dụng các bài tập và 
nâng cao thành tích hơn trong những kì đại hội thể thao sắp tới. 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể 
cả áp dụng thử (nếu có). 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thực và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
Bình Long ngày 5 tháng 1 năm 2021 
Người viết 
Điểu Vết 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huan_luyen_doi_tuyen_bong.pdf