SKKN Làm đồ dùng, đồ chơi bằng một số nguyên vật liệu mở nhằm gây hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi và học tập

SKKN Làm đồ dùng, đồ chơi bằng một số nguyên vật liệu mở nhằm gây hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi và học tập

- Hộp thả bi : Chọn và cắt thùng giấy cactong theo kích cỡ mình thích ( tùy độ dài và độ dầy của đồ dùng), trang trí bên trong và bên ngoài của đồ dùng gây được sự hứng thú cho trẻ với nhiều màu sắc, hình ảnh đẹp. Ở phần dưới của hộp, tôi chia nhiều ô màu để bi rơi xuống.

- Tấm chắn để bi rơi : Để bi lăn được vào các màu( theo ý thích của mỗi người), tôi sử dụng những tấm nhỏ của thùng cactong, cắt thành hình chữ nhật ( tùy theo ý thích), sau đó tôi dùng giấy màu dán lại và dùng keo súng dính chúng vào với “hộp thả bi”

Tôi dùng nhựa plastic dán mặt trước của “ hộp thả bi”, có thể dán chừa một phần nhỏ ở dưới “ hộp thả bi” để bi có thể rơi ra ngoài được.

Sau đó tôi trang trí thêm bên ngoài để bi không thể rơi ra bên ngoài và kiểm soát được số lượng bi mà trẻ chơi.

Có thể làm đồ dùng 1 mặt, hoặc 2 mặt để tiện cho trẻ chơi và sử dụng.

 

doc 16 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1225Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Làm đồ dùng, đồ chơi bằng một số nguyên vật liệu mở nhằm gây hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi và học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ THAM GIA HOẠT ĐỘNG 
VUI CHƠI VÀ HỌC TẬP 
I / PHẦN MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài
	Ngày nay, trước sự phát triển toàn diện của xã hội, các loại đồ chơi của bé ngày càng nhiều góp phần làm đa dạng, phong phú các bộ sưu tập đồ chơi của bé. Tuy nhiên, với thể loại đồ chơi làm từ các nguyên vật liệu mở vẫn tạo được sự thích thú bất ngờ cho trẻ mầm non. Hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường mầm non là hoạt động vui chơi ,đồ chơi, đồ dùng là những phương tiện chính giúp trẻ vui chơi, đồng thời cũng giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, chơi hứng thú và nhiệt tình hơn, thông qua đó trẻ lĩnh hội tri thức qua các hoạt động phong phú và đa dạng trong cuộc sống hàng ngày.
Và để đáp ứng thêm các yêu cầu vui chơi, trẻ đến lớp được vui hơn khi tham gia vào giờ học, hứng thú khi chơi với các bạn, biết rủ các bạn cùng chơi bằng những loại đồ dùng, đồ chơi được làm bằng những nguyên vật liệu dễ tìm, tận dụng được những đồ dùng tưởng chừng như loại bỏ để từ bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của cô giáo đã đem lại cho trẻ những đồ dùng, đồ chơi mới lạ, đem đến cho trẻ sự vui vẻ, hứng thú khi chơi các loại đồ dùng, đồ chơi tự làm. Và để phần nào thỏa mãn được nhu cầu thiết yếu của trẻ thơ cô giáo cần quan tâm đến: 
+ Thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ
Từ những lý do trên, dựa vào kinh nghiệm của mình, tôi đã lựa chọn đề tài: “Làm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu mở nhằm gây được sự hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi và học tập”. với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ trong nhà trường.
2. Điểm mới của đề tài
 Đề tài có phạm vi áp dụng đối với trẻ độ tuổi 4 - 5 tuổi.	
 II / PHẦN NỘI DUNG
 1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện và ứng dụng các loại đồ dùng, đồ chơi do tôi và trẻ cùng làm ra thì bản thân tôi đã gặp những khó khăn và thuận lợi sau:
a) Thuận lợi:
- Được Hiệu Trưởng nhà trường quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho tôi được đi học bồi dưỡng về chuyên môn, học tập tham quan các cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi bằng các loại nguyên vật liệu ở các trường bạn. Đồng thời tham khảo thêm tài liệu sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm ra được nhiều các loại đồ dùng, đồ chơi và bản thân tự nghiên cứu tài liệu và học hỏi trao đổi với đồng nghiệp về cách thực hiện.
- Phụ huynh cũng luôn quan tâm đến việc học tập, vui chơi của con em, phối hợp thường xuyên với cô giáo, đóng góp những vật liệu phế phẩm dễ tìm làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
b) Khó khăn: 
- Giáo viên mầm non dành khá nhiều thời gian trong việc chăm sóc và giáo dục các cháu, nên còn rất ít thời gian đầu tư cho việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Đa số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo bé nên còn bỡ ngỡ và nhút nhát, khả năng tiếp thu bài chậm.
Từ những khó khăn và thuận lợi trên trong quá trình thực hện tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra kế hoạch lựa chọn những đồ dùng đồ chơi cần thiết đối với trẻ 4 -5 tuổi do tôi phụ trách. Nhằm tạo sự hứng thú, vui vẻ, giúp trẻ có thêm những hiểu biết đơn giản về thế giới xung quanh.
Chính vì lẽ đó, tôi đã suy nghĩ tìm tòi nhiều nguyên phế liệu sẳn có ở địa phương cùng trẻ tạo ra nhiều bộ đồ dùng, đồ chơi có giá trị sử dụng cao trong việc dạy và học
2. Các giải pháp
* Giải pháp 1: Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng bản thân
 Để có thể thực hiện tốt hoạt động “ Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ 4-5 tuổi lớp tôi làm được một số đổ dùng đồ chơi thì tôi đã:
 - Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 4- 5 tuổi
	- Tham gia các đợt tập huấn, các chương trình chuyên đề do phòng tổ chức.
	- Tìm đọc tham khảo những cách làm đồ dùng đồ chơi đơn giản trên sách báo.
	- Xem các chương trình truyền hình về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trên các kênh truyền hình như VTC11 ( Chương trình “ Những tờ giấy diệu kỳ” dạy trẻ cách làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, vào mạng xem chương trình “Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non”
 	Như vậy, qua tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi đồng nghiệp cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ làm dược một số đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
 * Giải pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh.
Tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tổ chức tuyên truyền với phụ huynh về mục đích ý nghĩa của việc tự làm đồ dùng, đồ chơi vận động phụ huynh tham gia cùng cô làm đồ chơi cho trẻ, giúp phụ huynh hiểu rỏ và cùng hưởng ứng vào các hội thi như. “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường. Bản thân tôi phối hợp cùng phụ huynh và các cháu tham gia tích cực các phong trào mà nhà trường tổ chức nên kết quả các hội thi lớp tôi luôn đạt giải cao. 
Ngoài ra tôi còn phối kết hợp cùng phụ huynh sưu tầm tìm kiếm các phế liệu có hình dạng khác nhau, để cho cô giáo và trẻ cùng làm đồ dựng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. Việc phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu như vậy đó góp phần tăng thêm hứng thú và sự tích cực của trẻ trong việc tham gia vào hoạt động làm đồ dùng đồ chơi.
	Và để làm được điều này tôi đã phải xây dựng một hệ thống bài tập dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi, lên kế hoạch cụ thể, cô hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu về một bài tập dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi nào đó và phụ huynh có thể cùng tham gia, phối kết hợp với giáo viên dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi ngay cả khi ở nhà.
Ví dụ: Với chủ đề “ Thế giới động vật” tôi xây dựng một loạt các bài tập dạy trẻ làm các con vật như làm con thỏ, con gấu, con lợn.....kèm theo đó là những hướng dẫn cách làm cụ thể đưa cho phụ huynh để phụ huynh có thể cùng với trẻ làm đồ chơi khi ở nhà
	Hay với chủ đề “ Thế giới thực vật” tôi xây dựng một loạt các bài tập dạy trẻ làm các loại hoa từ những nguyên vật liệu khác nhau như: Lõi giấy vệ sinh, vá kẹo, hốp sữa chua...và kèm theo đó cũng là những hướng dẫn cách làm cụ thể để phụ huynh có thể dạy trẻ làm.
	Ngoài ra, tôi thường xuyên mời phụ huynh tham quan góc học tập, xem các đồ dựng đồ chơi do chính tay trẻ làm để phụ huynh thấy được rằng con em mình hoàn toàn có thể làm được đồ chơi từ những nguyên vật liệu thiên nhiên đó qua sử dụng. Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh một số kiến thức về việc dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi trong các giờ đón và trả trẻ, từ đó phụ huynh có thể đóng góp cho cô giáo những kiến thức mới trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi và đóng góp những nguyên vật liệu thiên nhiên đó qua sử dụng cho nhà trường. Tôi nghĩ đây cũng là một hình thức khá hay trong việc phát huy ở trẻ tính tích cực sáng tạo trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
Giải pháp 3: Chuẩn bị nguyên phế liệu:
 	Tôi sưu tầm các nguyên phế liệu sinh hoạt trong gia đình như, lỏi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, hộp sữa, hột hạt, lá khô, ngao sò, sỏi đá v..v. Tận dụng những nguyên phế liệu sẳn có đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề, chủ điểm phù hợp với khã năng của cô và trẻ trong lớp. Đối với những nguyên vật liệu sẳn có ở trong trường hay gần nơi đi dạo của lớp thì tôi có kế hoạch bản thân tôi chuẩn bị nguyên vật liệu cho trẻ làm.
	 Tôi xác định mức độ tham gia của trẻ ( Trẻ tham gia ở công đoạn nào của trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu)
	 Xác định nguyên phế liệu cần dùng cho một hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ chơi để có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo an toàn, sạch sẽ và dễ sữ dụng.
*Giải pháp 4: Thiết kế làm đồ dùng đồ chơi trong các thời điểm.
Có thể nói đây là một hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia một cách tự nguyện, tự giác. Các hoạt động này có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau trong ngày một cách hợp lý như dạo chơi, sinh hoạt chiều. Tổ chức các cuộc thi có thể là “ Bé khéo tay” để cho trẻ có cơ hội được làm đồ chơi dự thi.
	Với hoạt động chiều và trong các cuộc thi, tôi thường chuẩn bị cho trẻ những nguyên vật liệu đơn giản và phổ biến. Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của trẻ hầu hết là nhằm rèn luyện, củng cố những kỹ năng đã học, khuyến khích trẻ vận dụng những kỹ năng cũ để sáng tạo ra những sản phẩm mới có thể là trẻ tự tưởng tượng hoặc cô có thể gợi ý. 
	Ví dụ: Trong giờ dạo chơi ngoài sân trường tôi cho trẻ nhặt những chiếc lá rụng và hướng dẫn trẻ từ những chiếc lá đó có thể làm được rất nhiều đồ chơi , các con cuộn lá lại để làm những chiếc kèn thổi rất hay, hoặc có thể cuộn dọc lá rồi dùng dây buộc lại sau đó lấy một chiếc dây khác buộc phần cuống lại làm con cào cào... ngoài ra từ chiếc lá còn có thể làm con châu chấu.
	Làm như vậy trẻ vừa được tham gia vào hoạt động dạo chơi, lao động lại vừa góp phần làm sạch sân trường và đặc biệt trẻ làm được một đồ chơi do chính tay mình làm ra, trẻ sẽ rất hứng thú và tham gia một cách rất tích cực.
	Như vậy, hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi luôn được trẻ ủng hộ và tham gia khá nhiệt tình. 
	Ngoài ra, trong những giờ sinh hoạt chiều, tôi thường tổ chức cho trẻ tự làm một đồ chơi cho riêng mình từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng, tuy đó chỉ là những đồ chơi rất đơn giản nhưng đây là một việc làm hết sức ý nghĩa đối với trẻ, hơn thế nữa tôi tổ chức một cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và chắc chắn không khí của tiết học sẽ trở nên tưng bừng và náo nhiệt hơn. Sản phẩm của trẻ làm ra vừa để ngắm vừa là một món quà độc đáo của trẻ nhỏ dành cho người thân bằng chính sức lao động và khả năng cùa mình, lại vừa thoả mãn chính nhu cầu chơi của trẻ.
 * Giải pháp 5: Tiến hành làm một số đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ cùng làm
2.1. Bảng vẽ hai mặt
a) Mục đích : Trẻ phát triển được các cơ của bàn tay, ngón tay; Phát triển vận động tinh; biết chơi phối hợp ăn ý với bạn.
b) Chuẩn bị:
- Meca, đề can đủ màu, giấy nhám, dao cắt giấy, keo 502, keo súng.
- Bút viết bảng nhiều màu.
c) Cách làm:
- Cắt meca theo ý thích ( 35x40 ), dùng thước làm dấu, sau đó lấy dao rọc giấy cắt theo đường đã vạch sẵn và bẻ mạnh theo đường mình đo. Dùng giấy nhám mài các cạnh của tấm bảng .
- Các tấm bảng sau khi được mài những cạnh nhọn, tôi dùng de can nhiều màu cắt theo hình mình thích và trang trí vào những tấm bảng meca, để có những tấm bảng nhiều màu sắc gây sự thu hút cho trẻ.
- Để làm tấm bảng được đứng thẳng khi trẻ chơi, tôi cũng cắt những tấm meca với chiều dài và chiều rộng nhỏ bằng 1/3 tấm bảng lớn, dùng keo 502 dán chúng lại với nhau.
- Có nhiều cách để làm bảng vẽ, có thể làm bảng vẽ 3,4 mặt, tùy theo cách dán của mình.
d) Cách sử dụng: 
- Với loại đồ dùng này, tôi có thể sử dụng để trẻ chơi ở góc chơi nghệ thuật, trẻ có thể chơi kết hợp cùng bạn, hoặc cũng có thể trẻ tự chơi tập vẽ một mình và nhất là có thể sử dụng cho cả trẻ ở các khối lớp.
- Ví dụ: Trẻ nhỏ, cô vẽ sẵn mắt, mũi, đầu của búp bê, trẻ chỉ tô màu hoặc đồ theo hình vẽ là được. Với trẻ lớn hơn, cô để trẻ tự vẽ, hoặc vẽ các hình vẽ còn thiếu, các bộ phận của hình vẽ.
 Hình ảnh 1 – Bảng vẽ hai mặt
 Hình ảnh 2 – Trẻ chơi phối hợp với bạn khi vẽ bông hoa
2.2. Vòng tròn nhảy múa
a) Mục đích : Trẻ phát triển được các cơ của bàn tay, ngón tay; Phát triển vận động tinh; Rèn sự chú ý cho trẻ khi quan sát một vấn đề gì xảy ra quanh mình. Trẻ phát triển được ngôn ngữ, trẻ làm quen được với các hình khối trong toán học, trẻ biết đếm theo khả năng ( trả lời được hình tròn, hình vuông, hình tam giác, .có màu gì? Có bao nhiêu cái?)
b) Chuẩn bị:
- Bu lông, long đền, hũ sữa chua, xi măng, keo dán, bìa nhựa A4
- Đề can nhiều màu, sơn nhiều màu
c) Cách làm: ( Có 2 cách)
- Cách 1: Vòng tròn nhảy múa 1 đầu
+ Chọn loại bu lông mình thích ( có nhiều cỡ), chọn một hũ sữa chua, trộn xi măng và đổ vào cho đầy hũ, sau đó tôi cho 1 đầu của bu lông vào, giữ yên trong vài phút, cây bu lông sẽ đứng thẳng.
+ Tôi dùng sơn đủ màu, quét lên 1 mặt của long đền. 
+ Đề can cắt theo hình mình thích ( có thể là hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình bông hoa,..), dán lên tấm nhựa A4, sau đó tôi cắt ra theo mẫu của các hình.
+ Những tấm đềcan đã được cắt ra, tôi dùng keo dán lên mặt sau của long đền.
- Cách 2: Vòng tròn nhảy múa 2 đầu
Cũng như cách làm vòng tròn nhảy múa 1 đầu, nhưng thay vì tôi đổ xi măng 1 đầu, thì vòng tròn nhảy múa này tôi sẽ đổ xi măng hai đầu của bu lông, trước khi đổ xi măng vào đầu kia, tôi sẽ thả hết những cái long đền vào và sau đó tôi sẽ dùng đồ giữ những long đền kia lại và đổ xi măng vào đầu kia của bu lông. Tôi sẽ được vòng tròn nhảy múa hai đầu.
d) Cách sử dụng: 
Khi trẻ chơi cô có thể cho trẻ lấy những cái long đền theo hình, theo màu sắc thả vào bu lông để những cái long đền này sẽ chạy xoắn theo cây bu lông, tạo nên được nhiều hình, nhiều màu sắc rất đẹp. Trẻ có thể chơi xắp xếp theo quy tắc từng màu một hoặc từng hình khối theo ý thích của trẻ.
Trẻ có thể chơi lật một đầu bu lông cho đứng lên và tập đếm, trẻ sẽ biết được bao lâu thì các long đền này nhảy múa hết. Hoặc cũng có thể trẻ sẽ nhìn xem có được bao nhiêu màu trong vòng tròn nhảy múa đó.
 Hình ảnh 3 – Vòng tròn nhảy múa 
 Hình ảnh 4 – Trẻ chơi cùng với các hình khối, 
 và nhận biết màu sắc qua đồ chơi.
2.3. Lắc nhạc dễ thương
a) Mục đích : Trẻ phát triển được các cơ của bàn tay, ngón tay; Phát triển được thị giác, thính giác khi sử dụng sản phẩm
b) Nguyên liệu:
- Chai nước suối, vỏ lon bia, những hạt sạn nhỏ, đe can đủ màu, hột – hạt cườm đủ loại, keo súng.
c) Cách làm:
-	Những chai nước suối có kiểu đẹp, tôi dùng kéo cắt ½ chai, sau đó lựa chọn những loại hột – hạt cườm đủ loại cho vào chai, dùng keo dán hai đầu chai suối với nhau, lấy đe can trang trí bên ngoài theo ý thích.
- Vỏ lon bia tôi dùng kéo cắt đôi, dùng đinh đục hai lỗ ở lon bia, xỏ dây vào một đầu lon bia, đầu kia tôi cũng sẽ dùng nửa lon bia đậy lại và trang trí thêm đe can cho đẹp.
d) Cách sử dụng: 
- Khi trẻ chơi ở góc chơi âm nhạc, trẻ có thể sử dụng sản phẩm làm lắc nhạc, trẻ vừa hát vừa lắc nhẹ, những âm thanh vui tai sẽ kích thích trẻ khi hát và trẻ quan sát được trong đó có những hột – hạt màu gì khi lắc nhẹ chúng theo điệu nhạc.
 Hình ảnh 5 – Lắc nhạc dễ thương 
 Hình ảnh 6 – Trẻ chơi kết hợp với đồ dùng âm nhạc 
2.4. Thả bi vào lỗ
a) Yêu cầu của trò chơi : Trẻ phát triển được các cơ của bàn tay, ngón tay; Phát triển vận động tinh; phát triển trí tưởng tượng và sự suy đoán trong khi chơi.
b) Nguyên liệu:
Thùng giấy cactong, giấy màu, hồ dán, keo súng, bi nhựa, nhựa plastic dẻo, chai nước suối .
c) Cách làm:
- Hộp thả bi : Chọn và cắt thùng giấy cactong theo kích cỡ mình thích ( tùy độ dài và độ dầy của đồ dùng), trang trí bên trong và bên ngoài của đồ dùng gây được sự hứng thú cho trẻ với nhiều màu sắc, hình ảnh đẹp. Ở phần dưới của hộp, tôi chia nhiều ô màu để bi rơi xuống.
- Tấm chắn để bi rơi : Để bi lăn được vào các màu( theo ý thích của mỗi người), tôi sử dụng những tấm nhỏ của thùng cactong, cắt thành hình chữ nhật ( tùy theo ý thích), sau đó tôi dùng giấy màu dán lại và dùng keo súng dính chúng vào với “hộp thả bi”
Tôi dùng nhựa plastic dán mặt trước của “ hộp thả bi”, có thể dán chừa một phần nhỏ ở dưới “ hộp thả bi” để bi có thể rơi ra ngoài được.
Sau đó tôi trang trí thêm bên ngoài để bi không thể rơi ra bên ngoài và kiểm soát được số lượng bi mà trẻ chơi.
Có thể làm đồ dùng 1 mặt, hoặc 2 mặt để tiện cho trẻ chơi và sử dụng.
c) Cách sử dụng: 
Trẻ chơi “Thả bi vào lỗ” , chơi cùng cô và bạn, trẻ đoán trước được bi sẽ rơi vào ô màu nào? Và trẻ có thể biết dùng lực của các cơ ngón tay và bàn tay khi thả bi rơi.( Nếu thả bi nhẹ tay, bi sẽ không lăn xuống và nếu thả bi với lực mạnh, bi sẽ lăn nhanh và xuống được ô màu trẻ đoán)
Hình ảnh 7 – Thả bi vào lỗ
Hình ảnh 8 – Trẻ chơi thả bi cùng với các bạn
2.5. Kính vạn hoa
a) Mục đích: Trẻ phát triển được các cơ của bàn tay, ngón tay; Phát triển được thị giác, khi sử dụng sản phẩm
b) Nguyên liệu:
Mảnh gương soi,hai chai nước suối, đe can đủ màu, hột – hạt cườm đủ loại, keo súng.
c) Cách làm:
Tôi nhờ thợ cắt gương cắt và mài dũa những cạnh nhọn của gương ( theo kích cỡ mình chọn), tôi sử dụng 3 mảnh, dán chúng lại với nhau, dùng nhựa plastic dán 1 đầu, sau đó tôi cho vài loại hột – hạt cườm đủ màu, dùng nhựa plastic dán tiếp đầu còn lại.
Bên ngoài tôi dùng giấy mềm bọc quanh 1-2 lớp ( đề phòng trẻ chơi rớt xuống đất), sau đó tôi sử dụng đe can dán xung quanh, tạo được những ống kính nhiều màu sắc.
Cũng có thể làm ống kính vạn hoa bằng hai chai nước suối, tôi cắt đôi chai nước và bỏ vào chai một số hột hạt cườm, hoặc giấy ánh xung quanh chai nước, sau đó trang trí thêm đe can để sản phẩm đẹp hơn.
d) Cách sử dụng: 
Trẻ chơi ở hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, trẻ nhìn vào ống kính, vừa xem, vừa xoay ống kính. Trẻ sẽ thấy được nhiều loại hình, nhiều màu sắc của các loại hột – hạt trong sản phẩm.
Hình ảnh 9 – Kính vạn hoa
Hình ảnh 10 – Trẻ chơi và xem kính vạn hoa ở hoạt động chiều
3. Kết quả đạt được:
Sau khi thử nghiệm tại lớp tôi phụ trách, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo được sử dụng và đưa vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ, tôi thấy chất lượng học và vui chơi của trẻ được nâng cao.
*Về phía trẻ
	- 100% trẻ rất hứng thú với hoạt động này, không những vậy trẻ rất sáng tạo trong cách trang trí cho đồ dùng đồ chơi của mình.
	- Với cách làm đồ dùng đồ chơi hết sức đơn giản, trẻ mấu giáo nhỡ có thể trang trí bằng nhiều hình thức khác nhau, bạn thì thích trang trí bằng giấy màu cho chiếc kèn của mình thêm xinh xắn, bạn thì lại thích sử dụng màu nước như những họa sĩ chuyên nghiệp, bạn thì lại rất tâm đắc với cái tài cắt dán bằng giấy màu....
	- Nhìn chung trẻ trở nên sáng tạo hơn, linh hoạt hơn trong hoạt động tạo hình, thông qua việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trẻ khám phá ra nhiều điều mới lại trong cách cắt dán trang trí....Mỗi khi làm xong một đồ chơi, trẻ rất phấn khởi và vui sướng.
1. Về phía giáo viên:
 	- Bản thân được trau dồi kiến thức kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ.
	- Được phụ huynh tín nhiệm.
	- Bản thân đã có sự sáng tạo trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
III./KẾT LUẬN
	Tóm lại, với những biện pháp đã nêu trên đã giúp tôi xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng của việc dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi. 
Những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi của cô giáo làm ra, dưới sự giúp đỡ của trẻ theo khả năng, đã tạo động lực mạnh mẽ khi trẻ tham gia chơi cùng bạn, khi trẻ đến lớp và có thể nhờ một phần nào đó thông qua các đồ dùng, đồ chơi tự làm bằng nguyên vật liệu mở tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, khám phá bằng nhiều giác quan khác nhau và từ đó kích thích trẻ quan sát, suy luận, nêu ý kiến, mạnh dạn đưa ra câu hỏi, giúp trẻ phát huy được tính tự lập, hành động tích cực và tự giải quyết vấn đề qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
	 Sau thời gian thực hiện làm đồ dùng đồ chơi bằng một số nguyên vật liệu mỡ nhằm gây hứng cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi và học tập. Kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng đã góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường. Trong quá trình triển khai thực hiện, bản thân tôi đã rút ra được những bài học bổ ích cho thời gian tiếp theo và không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Kính mong sự đóng góp ý kiến bổ sung của lãnh đạo để các giải pháp tổ chức hoạt động cho trẻ tại trường mầm non Hải Thành được hoàn chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện và được áp dụng rộng rãi ./.
 Xin chân thành cảm ơn!
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƯỜI VIẾT
 NHÀ TRƯỜNG
 Trương Thị Thanh Huyền
Một số hình ảnh trẻ trải nghiệm với các đồ dùng, đồ chơi
cô và trẻ cùng làm bằng các nguyên vật liệu mở
	 Hình ảnh 2 – Trẻ chơi phối hợp với bạn khi vẽ bông hoa
 Hình ảnh 4 – Trẻ chơi cùng với các hình khối, 
 và nhận biết màu sắc qua đồ chơi.
 Hình ảnh 6 – Trẻ chơi kết hợp với đồ dùng âm nhạc
 Hình ảnh 8 – Trẻ chơi thả bi cùng với các bạn
Hình

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lam_do_dung_do_choi_bang_mot_so_nguyen_vat_lieu_mo_nham.doc