SKKN Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí

SKKN Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí

Vai trò của giáo viên Vật Lí đối với hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống

Theo thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường phổ thông quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên. Theo đó, trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết Vật Lí được quy định là một tiết học bắt buộc, trong đó giáo viên phải đảm bảo số tiết theo quy định (19 tiết/ tuần), học sinh cũng thực hiện đủ thời lượng của một tiết học (45 phút/ tiết). Vì vậy giáo viên cần xây dựng kế hoạch, thực hiện tiết học một cách hiệu quả thỏa mãn được mục tiêu về kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ cho học sinh.

Do đó giáo viên cần có sự nhiệt tình, tận tụy, thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp để tiết học trở nên thú vị, hiệu quả.

 Để nâng cao hiệu quả của tiết học thì giáo viên phải nắm vững các văn bản hướng dẫn liên quan đến tiết học Vật Lí, các nội dung giáo dục kĩ năng sống và hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm cơ sở lý luận trong những tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình tổ chức tiết học.

 Giáo viên cần nắm vững tác dụng của tiết học Vật Lí đối với thực tế công tác giáo dục, các nội dung giáo dục kĩ năng sống và hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS nhằm giúp học sinh: củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội; làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm học tập, sinh hoạt tập thể của học sinh.

 

doc 32 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2087Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ năng sống và tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên cần xây dựng và lựa chọn chủ đề phù hợp. Sau đây tôi xây dựng một số chủ đề có thể thực hiện lồng ghép trong tiết học Vật Lí lớp 7 và lớp 9:
TT
Nội dung
Bài
Lớp
1
Sự truyền ánh sáng (Giáo dục kĩ năng cắm cọc hàng rào)
2
7
2
Gương cầu lồi ( Giáo dục kĩ năng an toàn giao thông)
7
7
3
Chống ô nhiễm tiếng ồn ( Giáo dục kĩ năng chống ô nhiễm tiếng ồn thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo)
15
7
4
Tác dụng từ, hóa học, sinh lí (Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn điện)
23
7
5
An toàn khi sử dụng điện (Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn điện)
29
7
6
Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện (Giáo dục kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả)
19
9
7
Mắt cận và mắt lão (Giáo dục kĩ năng bảo vệ mắt)
49
9
8
Ánh sáng trắng và ánh sáng màu (Giáo dục kĩ năng an toàn giao thông)
52
9
- Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi chủ đề, thay đổi thời gian thực hiện sao cho phù hợp với đặc điểm của trường, của học sinh từng lớp.
 	- Sau khi lựa chọn được chủ đề giáo viên cần thông báo cho học sinh chủ đề sẽ được thực hiện để các em cần chuẩn bị. 
	- Tiếp theo giáo viên cần chuẩn bị bài giảng, nội dung bám sát chủ đề đã chọn để thực hiện. Sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung, chủ đề cũng như điều kiện của lớp. Cùng với học sinh xây dựng kịch bản phù hợp với nội dung theo chủ đề đã chọn. Hướng dẫn học sinh thực hiện chủ đề theo kịch bản.
- Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị các vật dụng theo yêu cầu của giáo viên.
+ Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
Tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể về tiết học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
Tổ chức tiết học Vật Lí lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
Môn Vật Lí 7
 Tiết 1: 
Tuần 16, 17. Tiết 16, 17.
Bài 15, 16. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN – TỔNG KẾT CHƯƠNG II, LỒNG GHÉP TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN CHO TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI.
- Thời gian thực hiện: Tùy vào thời gian và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể tổ chức lồng ghép vào tiết dạy hoặc tổ chức vào tiết ngoại khóa, tiết chuyên đề của tuần 16,17. 
- Phương pháp áp dụng: Làm việc nhóm, trò chơi gameshow, trải nghiệm.
- Giám khảo: Giáo viên và cán sự bộ môn
- Kịch bản chương trình: Dẫn chương trình giới thiệu: Các bạn thân mến! Trường chúng ta nằm trên đường quốc lộ thường xuyên có xe cộ qua lại, tiếng của động cơ xe, tiếng còi xe phát ra làm ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô và việc học tập của các bạn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường mình.
+ Phần 1. Trò chơi gameshow: 
Câu hỏi: Hãy tích vào âm mà bạn thích nghe nhất, âm nào không thích nghe nhất? 
Chọn 4 học sinh đại diện 4 nhóm tham gia phần thi, học sinh nào có đáp án được nhiều người đồng tình ủng hộ nhất sẽ đem lại 30 điểm cho nhóm mình.
STT
Nội dung
Thích nghe
Không thích nghe
Ghi chú
1
Tiếng nổ mìn, phá đá
2
Tiếng nhạc cổ điển
3
Tiếng ồn ngoài chợ
4
Tiếng chim hót líu lo
5
Tiếng ồn giao thông
6
Tiếng ồn công trình xây dựng
7
Tiếng sét
8
Tiếng sáo
9
Tiếng động cơ phản lực
10
Tiếng nhạc rock, disco
Đáp án
STT
Nội dung
Thích nghe
Không thích nghe
Ghi chú
1
Tiếng nổ mìn, phá đá
x
2
Tiếng nhạc cổ điển
x
3
Tiếng ồn ngoài chợ
x
4
Tiếng chim hót líu lo
x
5
Tiếng ồn giao thông
x
6
Tiếng ồn công trình xây dựng
x
7
Tiếng sét
x
8
Tiếng sáo
x
9
Tiếng động cơ phản lực
x
10
Tiếng nhạc rock, disco
x
+ Phần 2. Phần thi kiến thức (Thu thập thông tin): Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi kiến thức về chống ô nhiễm tiếng ồn (gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm). Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
Câu 1. Vật phản xạ âm tốt là:
Miếng xốp. C. Cao su xốp.
Mặt gương. D. Đệm cao su.
Câu 2. Vật liệu nào không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
Tường bêtông. B. Cửa kính hai lớp.
Rèm treo tường. D. Cửa gỗ.
Câu 3. Trường hợp nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
Tiếng nói chuyện trong phòng học.
Trường học nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe qua lại.
Tiếng sấm rền. D. Tiếng sóng biển ầm ầm.
Câu 4. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Giảm độ to của tiếng ồn phát ra. B. Ngăn chặn đường truyền âm.
Làm cho âm truyền theo hướng khác. D. Cả 3 ý trên.
Câu 5. Ô nhiễm tiếng ồn có tác hại gì?
Căng thẳng, giảm tập trung.
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây rối loạn chức năng thần kinh của con người.
Làm giảm thính lực, thậm chí điếc tai. D. Cả 3 ý trên.
Câu 6. Kết luận nào sau đây là đúng?
Vật phản xạ âm tốt là vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề.
Vật phản xạ âm tốt là vật có kích thước lớn.
Vật phản xạ âm kém là vật mềm, không nhẵn.
Vật phản xạ âm kém là vật có bề mặt nhẵn, cứng.
Câu 7. Đâu là việc làm nhằm giảm ô nhiễm tiếng ồn?
Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà. B. Hát karaoke to vào ban đêm.
Bóp còi liên tục khi tham gia giao thông. D. Hét to sát tai bạn khác. 
Câu 8. Trường học em nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe qua lại. Biện pháp nào có thể chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường em?
Trồng nhiều cây xanh xung quanh. B. Đóng kín cửa, treo rèm.
Xây tường bê tông quanh trường. D. Cả 3 ý trên.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
B
B
D
D
C
A
D
Ngoài ra giáo viên cho học sinh tìm hiểu thêm những thông tin qua các phiếu thu thập thông tin trong sách trải nghiệm sáng tạo lớp 7.
+ Phần 3. Trải nghiệm: 
Từ những thông tin thu thập được ở trên, học sinh nghiên cứu thêm tài liệu, tìm kiếm thêm thông tin trên mạng. Sau đó giáo viên định hướng cho các nhóm xây dựng ý tưởng thiết kế phương án: lựa chọn thiết bị, sơ đồ thiết kế, vật tư để thiết kế sản phẩm hình thức báo cáo, đánh giá tính khả thi của các phương án. Lưu ý với các nhóm về tính sáng tạo của sản phẩm. Học sinh các nhóm trải nghiệm hoàn thành sản phẩm qua 1 tuần. 
+ Phần 4. Khởi động: Đố vui có thưởng: (40 điểm) Để có không khí vui tươi, thân thiện trong giờ trải nghiệm. Chúng ta hãy cùng nhau tham gia cuộc thi "đố vui có thưởng":
Câu 1. Bên trái đường có một căn nhà màu xanh, bên phải đường có một căn nhà màu đỏ? Vậy, nhà trắng ở đâu?
Đáp án: Ở Mỹ
Câu 2. Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?
Đáp án: Hôm qua, hôm nay, ngày mai
 Câu 3. Có 01 cây lê có 2 cành, mỗi cành có 2 nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có 2 nhánh 
nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có 2 quả. Hỏi trên cây có bao nhiêu quả táo?
2 B. 8
C. 16 D. Không có quả táo nào.
 Đáp án D. Không có quả táo nào vì trên cây lê nên không có táo
 Câu 4. Con gì đầu dê mình ốc?
	Đáp án: Con dốc 
 	Câu 5: Hai con vịt đi trước hai con vịt, hai con vịt đi sau hai con vịt, hai con vịt đi 
giữa hai con vịt?Hỏi có mấy con vịt?
 	Đáp án: 4 con
Câu 6. Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này?
 Đáp án: Bác tài cứ đi qua còn xe thì ở lại
Câu 7. Bạn Lan đánh rơi mẩu bánh mì xuống đất, bạn nhặt lên để ăn lại. Hỏi bạn đã làm mất gì? 
Đáp án: Mất vệ sinh.
Câu 8. Vừa bằng một thước. Mà bước không qua. Là cái gì?
Đáp án: Cái bóng của mình
+ Phần 5. Báo cáo kết quả các nhóm đã trải nghiệm: Mời các bạn cùng xem các
nhóm báo cáo lại kết quả mà các bạn đã được trải nghiệm.
Sản phẩm trải nghiệm sáng tạo chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường học.
2. Tổ chức tiết học Vật Lí lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
Môn Vật Lí 9
Tiết 2: 
Tuần 11. Tiết 21
Bài 19. SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
- Thời gian thực hiện: Tùy vào thời gian và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể tổ chức lồng ghép vào tiết dạy hoặc tổ chức vào một tiết ngoại khóa, tiết chuyên đề của tuần 11. Lồng ghép vào phần II – Sử dụng tiết kiệm điện năng. 
- Phương pháp áp dụng: Làm việc nhóm, trò chơi gameshow. 
- Giám khảo: Giáo viên và cán sự bộ môn
	- Kịch bản chương trình: Dẫn chương trình giới thiệu về vấn đề sử dụng năng lượng hiện nay: Năng lượng là năng lực làm vật thể hoạt động. Ví dụ như nhiên liệu cung cấp năng lượng cho xe chạy, năng lượng có thể tạo ra điện. Tuy nhiên tổng số năng lượng trong vũ trụ là có hạn. Hiện nay, năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống con người. Ngày nay, có thể thấy rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng thường có tác động rất lớn tới kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Do vậy, nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thành vấn đề “an ninh năng lượng” đối với sự phát triển quốc gia. 
Vì sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, vì sự phát triển của thế giới và vì một thế giới hòa bình, xanh, sạch, đẹp, thiết nghĩ mỗi bản thân trong chúng ta hơn bao giờ hết hãy hiểu vấn đề: Năng lượng - Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Phần 1. Trò chơi ô chữ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
	Dẫn chương trình: Các bạn ạ, các bạn có biết năng lượng điện được tạo ra từ năng lượng của gió, năng lượng của dòng nước, năng lượng nguyên tử, năng lượng của than và khí đốt không... Chính vì vậy sử dụng điện tiết kiệm cũng chính là sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau giải mã trò chơi ô chữ này nhé.
Dẫn chương trình: mời bạn thứ nhất của 4 nhóm lên bảng mới thông báo nội dung từ cần điền, lần lượt đến các bạn tiết theo. Nhóm nào hoàn thành trò chơi ô chữ chính xác nhất sẽ đem lại 70 điểm cho nhóm mình.
	1. Dụng cụ gì có thể làm đông đá?
	2. Cái gì dùng để xem phim không phải là điện thoại, máy tính, ipad?
3. Trời nóng em dùng gì để tạo gió mát?
	4. Dụng cụ dùng tạo lập văn bản?
	5. Dụng cụ có thể tạo lỗ trên vật đặc?
	6. Cái gì dùng để nướng mà không phải lò nướng?
	7. ...... sáng khi có dòng điện chạy qua.
	8. Để hút nước từ giếng lên bể ta dùng......
	9. Dụng cụ dùng đun sôi nước?
	10. Nếu trời không nóng xin đừng bật ..............., tốn điện lắm.
	11. Dụng cụ có thể dùng để nấu, chiên, xào.
	12. Dùng làm áo quần phẳng là cái ......
	Đáp án
T
U
L
A
N
H
T
I
V
I
Q
U
A
T
Đ
I
E
N
M
A
Y
V
I
T
I
N
H
M
A
Y
K
H
O
A
N
L
O
V
I
S
O
N
G
B
O
N
G
Đ
E
N
M
A
Y
B
O
M
N
U
O
C
A
M
Đ
I
E
N
M
A
Y
Đ
I
E
U
H
O
A
B
E
P
Đ
I
E
N
B
A
N
L
A
+ Phần 2. Trò chơi gameshow: 
Câu hỏi: Theo bạn, những hành vi nào được xem là sử dụng tiết kiệm, lãng phí năng lượng? Chọn 4 học sinh đại diện 4 nhóm tham gia phần thi, học sinh nào có đáp án được nhiều người đồng tình ủng hộ nhất sẽ đem lại 30 điểm cho nhóm mình.
STT
Nội dung
Tiết kiệm
 năng lượng
Lãng phí 
năng lượng
1
Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, khi không cần thiết.
2
Dùng nước tiết kiệm, mở cửa phòng học để tận dụng không khí tự nhiên.
3
Tích cực chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
4
Bạn Lan rửa tay xong không khoá vòi nước lại.
5
Khi trời có gió mát, bạn Huy lại bật quạt điện.
6
Hưởng ứng giờ trái đất.
7
Dùng máy tính chơi game cả ngày.
8
Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không dùng nữa thì tắt ngay.
9
Sử dụng một lượng điện năng ít nhất mà vẫn thoả mãn nhu cầu sử dụng điện hàng ngày.
10
Đi bộ, đạp xe đến trường để tiết kiệm nhiên liệu nếu nhà gần trường.
	Đáp án
STT
Nội dung
Tiết kiệm 
năng lượng
Lãng phí 
năng lượng
1
Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, khi không cần thiết.
x
2
Dùng nước tiết kiệm, mở cửa phòng học để tận dụng không khí tự nhiên.
x
3
Tích cực chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
x
4
Bạn Lan rửa tay xong không khoá vòi nước lại.
x
5
Khi trời có gió mát, bạn Huy lại bật quạt điện.
x
6
Hưởng ứng giờ trái đất
x
7
Dùng máy tính chơi game cả ngày
x
8
Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không dùng nữa thì tắt ngay.
x
9
Sử dụng một lượng điện năng ít nhất mà vẫn thoả mãn nhu cầu sử dụng điện hàng ngày.
x
10
Đi bộ, đạp xe đến trường để tiết kiệm nhiên liệu nếu nhà gần trường.
x
+ Phần 3. Phần thi kiến thức: Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi kiến thức về: Năng lượng - Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm). Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
	Câu 1. Học sinh cần làm gì để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?
Trang trí lớp học bằng cây xanh, dọn vệ sinh bản làng thôn xóm.
Đi xe máy đến trường.
Đi xe đạp đến trường để tăng cường vận động và tiết kiệm năng lượng.
Bật quạt phòng học suốt buổi kể cả khi lạnh.
Câu 2. Theo bạn hoạt động nào là hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?
Hoạt động vui chơi B. Hoạt động phát triển ngôn ngữ.
Hoạt động học D. Hoạt động thực hành trải nghiệm giờ trái đất.
Câu 3. Theo bạn nguồn năng lượng gồm những gì ?
A. Điện, nhiên liệu B. Năng lượng mặt trời 
C. Gió + Nước. D. Cả 3 đáp án trên . 
Câu 4. Thế nào là sử dụng năng lượng điện không tiết kiệm?
A. Là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không dùng nữa thì tắt ngay.
B. Là sử dụng một lượng điện năng ít nhất mà vẫn thoả mãn nhu cầu sử dụng điện hàng ngày.
C. Mở ti vi khi đang học bài. 
Câu 5. Theo bạn tiết kiệm năng lượng mang lại những lợi ích gì?
A. Tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình, góp phần đảm bảo nhu cầu điện, ga, xăng cho gia đình bạn và thế hệ con cháu.
B. Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên, bảo vệ sự trong lành của môi trường, sức khoẻ cho cộng đồng.
C. Làm ô nhiễm môi trường. D. Cả A và B.
Câu 6. Năng lượng tái tạo gồm?
A. Là năng lượng nước, năng lượng thuỷ triều, địa nhiệt.
B. Là năng lượng gió, năng lượng mặt trời. C. Cả hai phương án trên. 
Câu 7. Bạn đã sử dụng năng lượng tiết kiệm tại gia đình như thế nào ?
A. Tận dụng năng lượng từ tự nhiên.
B. Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, khi không cần thiết.
C. Sử dụng khi cần thiết. D. Cả 3 phương án trên.
 Câu 8. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng để làm gì?
A. Xuất khẩu, tăng thu nhập cho đất nước. B. Giảm hiệu ứng nhà kính.
C. Giảm ô nhiễm môi trường. D. Cả 3 ý trên. 
Đáp án 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
D
C
D
C
D
D
+ Phần 4. Thông điệp về hành động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: 
Sau tiết học hôm nay tôi cùng các bạn hãy:
Vận dụng vốn hiểu biết của mình để tuyên truyền cho bạn bè, người thân và mọi xung quanh biết được vai trò của năng lượng, thực trạng của vấn đề năng lượng và những tác động trái chiều khi sử dụng năng lượng để mọi người hiểu hơn về ‎ý nghĩa của việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả.
 Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thế giới hiện tại, nguồn dự trữ năng lượng xa xưa đến nay gần đến ngày cạn kiệt. Khủng hoảng năng lượng do cạn kiệt nguồn dự trữ là điều xảy ra nếu con người không nhanh chóng tìm các nguồn năng lượng thay thế.
Nhưng trước tiên, khi vẫn chưa tìm ra nguồn năng lượng nào đó đủ sức thay thế cho nguồn năng lượng chính hiện nay như than, dầu mỏ, khí đốt..., thì cần tất cả mọi công dân có ý thức tốt trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 
Một khi đã có ý thức tiết kiệm năng lượng thì mỗi người dân, ở vị trí công việc của mình, sẽ giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng và luôn tìm tòi các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên cho mai sau, đó cũng là một thái độ sống có trách nhiệm với cộng đồng và với những thế hệ tương lai.
Học sinh hưởng ứng cuộc thi: Tiết kiệm năng lượng Hưởng ứng giờ trái đất 
Qua hoạt động giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống tai nạn điện, để học sinh về tuyên truyền đến gia đình không dùng điện để dí cá vì dòng điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Môn Vật Lí 9
Tiết 3: 
Tuần 29. Tiết 58
Bài 52. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG AN TOÀN GIAO THÔNG
“Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”
	- Thời gian thực hiện: Tùy vào thời gian và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể tổ chức lồng ghép vào tiết dạy hoặc tổ chức vào một tiết ngoại khóa, tiết chuyên đề tuần 29. Lồng ghép vào phần mở bài và phần II – Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
	- Phương pháp áp dụng: Gameshow, tình huống, thảo luận nhóm.
	- Giám khảo: Các tổ trưởng bộ môn, giáo viên
	- Kịch bản chương trình: 
	+ Khởi động: Để tạo bầu không khí vui nhộn giáo viên tổ chức một trò chơi đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng: 
	Bốn tổ cử 4 bạn tham gia trò chơi với thể lệ: dùng hai tay quay tròn trước ngưc, khi có tín hiệu đèn xanh thì hai tay quay nhanh, tín hiệu đèn vàng thì quay chậm, đèn đỏ thì ngừng lại. Hai tổ thắng sẽ dành được hai phần quà.
+ Giới thiệu (người dẫn chương trình): 
Các bạn thân mến! 
Giao thông ngày nay đang là vấn nạn của học sinh, nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Nhận thức của thế hệ trẻ hiện nay về giao thông chưa thật cao. Mỗi ngày ta vẫn bắt gặp đâu đó hình ảnh những cô cậu học trò đi hàng hai hàng ba, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách trên đường, rú ga phóng nhanh vựơt ẩu làm hoang mang tinh thần các em nhỏ, những người đang đi trên đường. Hành động đó thật đáng trách đúng không các bạn?
Hôm nay trong tiết học lớp 7A7 sẽ tổ chức cuộc thi "Kĩ năng an toàn giao thông". Thông qua cuộc thi ngày hôm nay, mỗi chúng ta sẽ có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông và góp phần xây dựng văn hóa trong giao thông, đem lại nụ cười cho nhiều người khi tham gia giao thông trên khắp mọi nẻo đường.
Hình ảnh thi tìm hiểu văn hóa trong giao thông lớp 7A7 trường THCS Nguyễn Trãi
+ Phần 1. “Giao thông tuổi thơ”. Chọn 4 học sinh đại diện cho 4 tổ tham gia trò chơi gameshow: bằng cách điền từ vào chỗ trống. Mỗi từ điền đúng sẽ được 5 điểm. 
BÀI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Mẹ mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện giao thông
Máy bay bay đường (1).
Ô tô chạy (2)bộ.
Tàu thuyền ca nô đó
Chạy đường (3) mẹ ơi
Con nhớ lời cô rồi
Khi đi trên đường bộ
Nhớ đi trên (4).
Khi ngồi trên tàu xe
Không thò đầu(5).
Đến ngã tư đường phố
Đèn (6)con phải dừng.
Đèn vàng con (7).
Đèn (8). con mới đi
Lời cô dạy con ghi
Không bao giờ quên được.
Đáp án. (1) không (2) đường (3) thủy (4) vỉa hè (5) cửa sổ (6) đỏ (7) chuẩn bị (8) xanh.
Qua phần trò chơi này giáo viên có thể đặt vấn đề vào bài. Vậy ánh sáng xanh, đỏ, vàng của đèn tín hiệu giao thông được tạo ra như thế nào?
+ Phần 2. Phần thi kiến thức: Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi kiến thức an toàn giao thông (gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm). Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
	Câu 1. Phát biểu nào không đúng với tiêu chí văn hóa giao thông đối với người tham gia giao thông? 
	A. Bảo đảm tình trạng sức khỏe khi tham gia giao thông.
	B. Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.
	C. Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông.
	D. Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông.
	Câu 2. Khi đi tới nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, hành động nào là đúng quy tắc?
	A. Vẫn giữ tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.
	B. Dừng lại, dắt xe qua vạch kẻ đường.
	C. Quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ.
	D. Giảm tốc độ, cẩn thận vượt qua phía trước người đi bộ.
	Câu 3. Khi đã đủ 18 tuổi và có sức khỏe tốt, trước khi lái xe mô tô hai bánh, người điều khiển xe cần phải trang bị những gì?
	A. Học và thông hiểu Luật giao thông đường bộ.
	B. Tìm hiểu các tính năng an toàn cũng như đặc điểm của xe máy.
	C. Học và thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1.
	D. Cả 3 ý trên. 
Câu 4. Đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn chất lượng khi đi xe đạp, xe đạp điện, hay 
xe máy có tác dụng như thế nào?
	A. Giúp bảo vệ đầu, tránh nguy cơ chấn thương sọ não khi không may xảy ra tai nạn.
	B. Chỉ có tác dụng làm đẹp.
	C. Chỉ có tác dụng tránh mưa, nắng.
	D. Chỉ có tác dụng đối phó với công an.
	Câu 5. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe đạp điện là bao nhiêu?
	A. 25km/h. B. 30km/h. C. 40km/h. D. 35km/h.
	Câu 6. Hành vi đi xe đạp nào dưới đây vi phạm quy tắc an toàn giao thông?
	A. Đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp và đi về phía bên phải theo chiều đi của mình.
	B. Sử dụng điện thoại, ô khi đang điều khiển xe. 
	C. Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.
	D. Điều khiển xe bằng hai tay, đặt h

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_Trưng 18-19 môn Lí.doc
  • docBia SKKN.doc