Đề tài Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN

Đề tài Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN

Thuận lợi:

- Ngày càng có nhiều em học sinh quan tâm, lựa chọn môn Vật lý là môn học ưa thích và cần thiết cho mình vì đây sẽ là cơ sở để các em trước mắt vượt qua các kì thi, góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.

- Đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao nên đa số các gia đình đã có điều kiện để đầu tư cho con em mình học tập cũng như quan tâm đến việc học tập của con em mình tốt hơn.

- Đa số học sinh được trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn học và đồ dùng học tập.

- Học sinh trong lớp và trường thích học mô hình trường học VNEN do các em mạnh dạn, có điều kiện trao đổi về kiến thức một cách tự tin.

- Bản thân giáo viên thích nghiên cứu sâu và dạy học thí nghiệm theo nhóm ở học sinh có hiệu quả.

 - Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng ba trong một, điều đó rất tiện cho giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học.

- Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động học của học sinh. Tức là chuyển từ phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp học tích cực của học sinh.

 

doc 17 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1446Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng sử dụng và diễn đạt ngôn ngữ Vật lý cho học sinh. Qua đó việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ được phát huy tối đa.
2) Thực trạng:
2.1. Thuận lợi – khó khăn: 
* Thuận lợi:
- Ngày càng có nhiều em học sinh quan tâm, lựa chọn môn Vật lý là môn học ưa thích và cần thiết cho mình vì đây sẽ là cơ sở để các em trước mắt vượt qua các kì thi, góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.
- Đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao nên đa số các gia đình đã có điều kiện để đầu tư cho con em mình học tập cũng như quan tâm đến việc học tập của con em mình tốt hơn.
- Đa số học sinh được trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn học và đồ dùng học tập.
- Học sinh trong lớp và trường thích học mô hình trường học VNEN do các em mạnh dạn, có điều kiện trao đổi về kiến thức một cách tự tin.
- Bản thân giáo viên thích nghiên cứu sâu và dạy học thí nghiệm theo nhóm ở học sinh có hiệu quả. 
 	- Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng ba trong một, điều đó rất tiện cho giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học.
- Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động học của học sinh. Tức là chuyển từ phương pháp dạy truyền thống  sang phương pháp học tích cực của học sinh.
* Khó khăn: 
- Thiết bị dạy và học, đặc biệt là thiết bị thí nghiệm ở nhà trường còn thiếu, bị hư hỏng nhiều.
- Một lớp học với số lượng đông cũng là một trở ngại rất lớn cho dạy học thí nghiệm theo nhóm thành công. Nếu như giáo viên không kiểm soát cẩn thận tương tác trong nhóm, thì một vài học sinh có thể không hoạt động, hoặc có thể có học sinh làm thay công việc cho các bạn trong nhóm.
- Trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng đối địch, ganh đua quá mức. Thường khó để đánh giá từng học sinh một cách công bằng và một vài em có thể cảm thấy không thoải mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của nhóm và sự bình xét của các bạn.
2.2. Thành công – Hạn chế:
Dạy học thí nghiệm theo nhóm đã được coi là phương pháp dạy học hữu hiệu mang lại một số ích lợi như: 
- Giáo viên thấy rõ tác dụng của dạy học thí nghiệm theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động tham gia của học sinh, mọi học sinh đều được trình bày ý kiến, tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.
 - Phát triển những kĩ năng xã hội cho học sinh như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến.
 - Học sinh có những kĩ năng làm việc theo nhóm hiệu quả. Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí, điều hành và tham gia việc chung của cả nhóm. 
 	Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn tại nhất định. Dạy học thí nghiệm theo nhóm nói riêng, dạy học nhóm nói chung chưa được sử dụng đồng đều ở tất cả các môn học; đôi khi còn đơn điệu trong việc sử dụng các hình thức tiến hành; nhiệm vụ giao cho nhóm còn đơn giản, ít phương án trả lời, không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân. 
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu.
* Mặt mạnh : 
 Dạy học thí nghiệm theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng học sinh, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Dạy học thí nghiệm theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm. 
 	- Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới. Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề. 
- Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ.
- Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, từng người và trở thành niềm vui chung của tất cả. 
 * Mặt yếu:
 	Một số khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học thí nghiệm theo nhóm: bàn ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp cho dạy học nhóm, một số học sinh lúng túng và nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong nhóm; một số học sinh còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm; việc quan sát, đánh giá của giáo viên đôi khi chưa kịp thời, đúng mức.
2.4. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động. 
Dạy học thí nghiệm theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động tham gia của học sinh. Việc học của học sinh tất nhiên là phải phụ thuộc vào khâu tổ chức của giáo viên, vì vậy dạy học thí nghiệm theo nhóm tốt sẽ giúp học sinh tiếp thu bài dễ hơn. 
Thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học thí nghiệm theo nhóm là một yếu tố quan trọng trong việc tổ chức hoạt động hình thành kiến thức, các thiết bị dạy học cần được trang bị đầy đủ, kịp thời. 
Cơ sở vật chất như bàn ghế chưa phù hợp, phòng học thiếu không gian cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giáo viên ngại tổ chức hoạt động dạy học thí nghiệm theo nhóm. 
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Trước kia, việc dạy học của giáo viên chủ yếu là lên lớp cố gắng truyền tải hết khối lượng kiến thức theo yêu cầu trong sách giáo khoa cho học sinh, các tiết học của học sinh thật sự rất đơn điệu, hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là ngồi nghe thầy cô giảng bài sau đó luyện tập theo những gì các em tiếp thu được.Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu thông qua học thuộc lòng hoặc việc áp dụng bài học vào thực tiễn một cách máy móc. 
 	Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy học thí nghiệm theo nhóm còn ít, hư hỏng, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Việc thiếu các hoạt động thí nghiệm làm cho học sinh lên lớp chỉ ngồi nghe, ghi nhớ kiến thức mà giáo viên truyền đạt sau đó học thuộc bài, học sinh không có cơ hội chia sẻ bài học với bạn. Chính vì điều đó mà học sinh rụt rè, nhút nhát trong các hoạt động, kết quả học tập không cao, khả năng tự bộc lộ bản thân yếu.
Dạy học thí nghiệm theo nhóm nhằm để khắc phục thực trạng trên, đồng thời rèn kĩ năng tổ chức hoạt động dạy học thí nghiệm theo nhóm theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo.
Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm là đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học, tạo cơ hội tới mức tối đa để học sinh được tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động trên lớp. Đây cũng chính là cách học có hiệu quả nhất. Học qua các hình thức sau:
 	- Trải nghiệm: Khi học sinh tham gia hoạt động thí nghiệm theo nhóm chính là học qua thực tế, học từ những kinh nghiệm thông qua việc làm và qua khám phá tìm tòi của các em. 
 	- Giao tiếp: Hoạt động thí nghiệm theo nhóm yêu cầu các em thông qua trao đổi, tranh luận các em để chia sẻ cho nhau những gì mình biết được, học được và cách học của mình cho bạn bè. Điều này là rất tốt cho cá nhân học sinh vì:“ Học thầy không tày học bạn”
 	- Học qua tương tác: Chia sẻ với bạn bè những kinh nghiệm của mình và học kinh nghiệm từ bạn bè. 
- Rút kinh nghiệm: Sau những lần thất bại khi tiến hành thí nghiệm theo nhóm, các em cố gắng làm lại lần nữa, lần sau sẽ tốt hơn lần trước. Từ những kinh nghiệm học tập đó, các em có thể áp dụng vào các tình huống khác.
Bốn hình thức trên chính là biểu hiện của quan điểm dạy học này. Biết được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động thí nghiệm theo nhóm và để thực hiện được điều đó thì giáo viên cần phải biết đặc trưng của hoạt động này là giúp học sinh tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư duy. 
Bản thân tôi đã áp dụng vào lớp 7A5, 7A6 Trường THCS Buôn Trấp và chia sẻ kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp.
3) Giải pháp – Biện pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:	
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học thí nghiệm theo nhóm trong bộ môn Vật lý nói riêng.
- Đề tài này thực hiện mục tiêu cụ thể như sau:
+ Tóm tắt trình tự tổ chức một thí nghiệm theo nhóm.
	+ Đưa ra một số tiết học trong chương trình KHTN 7 có các hoạt động thí nghiệm theo nhóm.
+ Một số kinh nghiệm tổ chức một thí nghiệm theo nhóm.
 * Các biện pháp tiến hành:
- Biện pháp điều tra: 
 	Trước hết, tôi phát mẫu các đối tượng học sinh để các em cung cấp những thông tin cần thiết 
- Biện pháp nghiên cứu sản phẩm:
 	Dựa vào hoạt động dạy và học, kết hợp với việc phân tích bài báo cáo thực hành của học sinh, nhóm học sinh, tôi đã tìm ra được tỉ lệ học sinh nắm được kiến thức cơ bản. Từ đó tôi tìm ra những tồn tại của các em trong quá trình lĩnh hội, tái tạo kiến thức và vận dụng kiến thức sau đó tìm biện pháp tháo gỡ và đưa ra một số kinh nghiệm giúp cho học sinh hoạt động thí nghiệm theo nhóm có hiệu quả.
- Biện pháp thực nghiệm: 
Áp dụng đề tài vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp.
- Biện pháp nghiên cứu lí thuyết: 
Dựa vào các tài liệu tham khảo, tiến hành lọc và tìm ra những nội dung có liên quan đến đề tài của mình, sau đó sắp xếp chúng theo trình tự để tiện theo dõi.
3.2. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp, biện pháp:
* Một số giải pháp chung về “Thí nghiệm theo nhóm”
	Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm nhóm, bản thân tôi luôn cố gắng thực hiện tốt các nội dung sau:
	- Chuẩn bị tốt nội dung bài giảng đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng và có điều chỉnh nội dung dạy học (nếu thấy phù hợp với đặc trưng của lớp ).
- Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình các bài có thí nghiệm ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách đề xuất nhà trường mua thêm hay tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy học.
 * Trình tự tổ chức một thí nghiệm theo nhóm:
Quá trình tổ chức hoạt động thí nghiệm theo nhóm có thể chia thành 3 giai đoạn ( 3 bước) sau: 
- Làm việc chung cả lớp, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Làm việc theo nhóm.
- Làm việc chung với cả lớp, trình bày kết quả của mỗi nhóm và đánh giá kết quả 
a/ Bước 1: Làm việc chung cả lớp, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
 Giai đoạn này thực hiện chung với cả lớp bao gồm các hoạt động chính sau đây:
- Giáo viên nêu vấn đề, xác định mục đích yêu cầu của thí nghiệm, xác định nhiệm vụ nhận thức cho học sinh.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Giáo viên tổ chức cùng học sinh xác định phương án thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm (Giáo viên chỉ rõ những vấn đề cần lưu ý đối với học sinh trong quá trình thí nghiệm).
- Bố trí địa điểm làm việc cho mỗi nhóm.
b/ Bước 2: Làm việc theo nhóm
	- Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm:
	+ Trưởng nhóm: có vai trò hướng dẫn hoạt động của nhóm.
+ Thư ký: Ghi chép lại kết quả các công việc của nhóm sau khi có sự thống nhất của cả nhóm.
	+ Báo cáo viên: Thay mặt nhóm để báo cáo kết quả.
	+ Các thành viên khác có trách nhiệm tham gia tích cực mọi hoạt động của nhóm.
- Thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm.
- Tiến hành thực hiện nhiệm vụ:
+ Sắp xếp, bố trí thí nghiệm.
+ Tiến hành thí nghiệm.
+ Thảo luân ghi kết quả, thông tin cần báo cáo.
- Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
c/ Bước 3: Trình bày kết quả của mỗi nhóm và đánh giá kết quả 
- Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả của nhóm trước toàn lớp.
- Giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả và nhóm tự rút ra kết luận.
* MINH HỌA TIẾT DẠY MẪU : 
Trình tự tổ chức một thí nghiệm theo nhóm ở lớp VNEN cho bài dạy “sự truyền ánh sáng” trong môn KHTN lớp 7 như sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
	- Giáo viên nêu vấn đề, xác định mục đích yêu cầu của thí nghiệm là biết được đường truyền của ánh sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính, hướng truyền của ánh sáng khi gặp mặt sáng, nhẵn bóng, vận dụng tính chất của đường truyền thẳng của ánh sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính hay hiện tượng phản xạ ánh sáng để giải thích được các hiện tượng đơn giản trong thực tế.
	- Chia 7 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
	- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ra phương án thí nghiệm, cho học sinh nêu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. 
- Tổ chức phân chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 – 8 học sinh.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm: Các nhóm tự phân trưởng nhóm, thư ký và báo cáo viên.
- Các nhóm thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm.
- Tiến hành thực hiện nhiệm vụ:
+ Sắp xếp, bố trí thí nghiệm.
+ Tiến hành thí nghiệm.
+ Thảo luận, ghi kết quả thông tin cần báo cáo.
	- Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
Bước 3: Trình bày kết quả của mỗi nhóm và đánh giá kết quả 
	- Giáo viên thu báo cáo thí nghiệm của các nhóm học sinh.
	- Giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết luận.
Tiết 39: Bài 11. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
	Sau khi học sinh hoàn thành hoạt động khởi động thì giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm rút ra nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong ba trường hợp, ghi vào phiếu giao việc kết quả thảo luận của nhóm mình vào phiếu.
Yêu cầu học sinh đưa ra phương án thí nghiệm để chứng minh nhận xét. Dựa vào phương án đó để tiến hành thí nghiệm kiểm tra, chúng ta nghiên cứu hoạt động sau:
* Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
- Dựa vào phương án đề ra (trùng với sách) để làm thí nghiệm.
- GV dạy và GV trong tổ hỗ trợ nếu học sinh gặp khó khăn.
- Xong thí nghiệm yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi về:
 + Nhận xét như thế nào về đường truyền của ánh sáng trong môi trường trong suốt, đồng tính? So sánh với kết quả nhận xét ở hoạt động A.
- Nếu ánh sáng truyền đi trong không khí mà gặp một vật có bề mặt sáng nhẵn bóng thì đường truyền của ánh sáng sẽ như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu ra phương án làm thí nghiệm cho trường hợp ánh sáng truyền đi gặp mặt sáng, nhẵn.
- Cho học sinh làm thí nghiệm theo phương án các em đã nêu ra.
- GV tiếp tục hỗ trợ cho học sinh khi gặp khó khăn.
- Xong thí nghiệm yêu cầu học sinh thảo luận hóm trả lời câu hỏi.
 + Nhận xét như thế nào về hướng truyền của ánh sáng khi gặp một vật có mặt sáng, nhẵn bóng?
- Nếu ánh sáng truyền trong môi trường không khí sau đó tiếp tục sang môi trường nước thì đường truyền sẽ như thế nào?
- Từ kết quả thí nghiệm ta rút ra được kết luận gì?
- Làm thí nghiệm về sự truyền của ánh sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính.
- HS làm thí nghiệm H 12.1
Từ kết quả thí nghiệm rút ra được kết luận:
Kết luận: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Có thể bị đổi hướng hoặc dừng lại
- HS nêu ra nhiều cách khác nhau, tuy nhiên có phương án trùng với sách.
- HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm 2:
Kết luận: Ánh sáng bị đổi hướng, hắt trở lại môi trường cũ khi gặp mặt sáng, nhẵn bóng của một vật. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Học sinh thiếp tục thực hiện thí nghiệm 3
Kết luận: Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Tiết 45: Bài 12. MÀU SẮC ÁNH SÁNG
	Từ các hình ảnh 13.1 trang 129 sách hướng dẫn học KHTN và cho biết: Tại sao em nhìn thấy các vật trong hình có màu xanh, đỏ, tím, vàng.... khác nhau như vậy? Nếu ban đêm hoặc ban ngày trong phòng kín không có ánh sáng chiếu vào hình 13.1 đó thì em có thấy được màu của các vật đó không?
	Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về nguyên nhân chính làm cho ta nhìn thấy các vật có màu sắc khác nhau từ đó đưa ra các giải pháp kiểm tra. Dựa vào các giải pháp học sinh nêu ra giáo viên cho học sinh nghiên cứu hoạt động hai.
* Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
- Ánh sáng trắng là gì? Kể một số nguồn phát ra ánh sáng trắng.
- Ánh sáng màu đơn sắc là gì? Kể tên một số nguồn phát ra ánh sáng màu đơn sắc.
- Ánh sáng màu không đơn sắc là gì?
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm làm thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để kiểm tra xem 
- Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm phân tích ánh sáng màu đơn sắc.
- Qua thí nghiệm các em chỉ thu được các ánh sáng đơn sắc
- Ta có thể trộn nhiều ánh sáng màu đơn sắc lại để được ánh sáng trắng hay không?
- Tiếp tục cho học sinh hoạt động nhóm để trộn các ánh sáng đơn sắc lại với nhau.
- Ánh sáng trắng là tập hợp nhiều ánh sáng màu. VD: Ánh sáng Mặt trời, đèn xe ôtô, đèn huỳnh quang trong phòng học....
- Ánh sáng màu đơn sắc là ánh sáng không thay đổi màu sắng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. VD: Đèn laze, đèn LED...
- Ánh sáng màu không đơn sắc là tập hợp của một số chùm sáng màu đơn sắc.
- Qua thí nghiêm nhóm các em thu được trong ánh sáng trắng có nhiều ánh sáng màu biến thiên từ đỏ đến tím.
- Kết quả của thí nghiệm là cho thấy nếu trộn từ ba ánh sáng (Đỏ, lục lam) ta thu được ánh sáng trắng.
	Từ các hoạt động làm thí nghiệm theo nhóm mà các em đã tự trả lời được kiến thức của bài học màu sắc ánh sáng.
Tiết 57: Bài 15. NGUỒN ÂM
- Học sinh qua sát hình 15.1 và từ kinh nghiệm cuộc sống các em nêu được các vật phát ra âm thanh.
- Các âm thanh được phát ra có gì giống và khác nhau?
- Các vật phát ra âm có đặc điểm gì chung?
	Học sinh có thể đưa ra nhiều nhận định như: Âm phát ra từ thùng đàn, từ cái trống, từ cái chuông....tiếng trống kêu to, tiếng đàn kêu nhỏ...
Để kiểm tra các nhận định này, thầy tổ chức cho các em tìm hiểu qua hoạt động sau:
* Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm (Thí nghiệm 1) trong 148 sách hướng dẫn học khoa học tự nhiên 7.
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm thí nghiệm 2 và tìm cách kiểm tra bộ phận nào dao động.
- Qua thí nghiệm 1, 2 hãy thảo luận và rút ra kết luận.
- Học sinh nghe âm phát ra và đồng thời kiểm tra được hai nhánh của âm thoa dao động.
- Học sinh đã làm thí nghiệm nghe được âm thanh từ trông phát ra đồng thời thấy mặt trống dao động (thông qua quả bóng)
Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động.
Tiết 59: Bài 15. SỰ LAN TRUYỀN VÀ PHẢN XẠ ÂM
- Âm thanh lan truyền từ nguồn âm đến tai người nghe qua những môi trường nào?
- Học sinh nêu ra dự đoán là âm thanh có thể truyền qua nhiều môi trường khác nhau như: Rắn, lỏng, không khí và kể cả chân không. Ta có thể kiểm tra các dự đoán đó bằng cách tiến hành các thí nghiệm thông qua hoạt động sau:
* Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
- Khoảng không gian giữa hai cái trống là môi trường gì?
- Nếu quả bóng bàn ở trống 2 không có hiện tượng hoặc có hiện tượng xảy ra chứng tỏ điều gì?
- Tổ chức và định hướng cho học sinh hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm 1.
- Mặt trống 2 dao động khi gõ trống 1 chứng tỏ điều gi?
- Ngoài môi trường không khí thì âm thanh có thể truyền qua được trong môi trường nào?
- Nêu lên phương án kiểm tra.
- Một học sinh B áp tai sát trên mặt bàn, mặt quay về hướng không nhìn thấy bạn A từ đầu bàn bên kia.
- Bạn học sinh A gõ bàn rất nhẹ ở đầu bên kia thì bạn C không áp tai sát mặt bàn không nghe thấy gì nhưng bạn B áp tai sát mặt bàn thì nghe rất rõ.
- Đặt nguồn âm ngoài không khí ta cả lớp nghe âm thanh phát ra tít tít.
- Nhấn chìm hoàn toàn nguồn âm đó vào cốc nước nhưng vẫn nge được âm thanh
- Từ thí nghiệm đã tiến hành em rút ra được nhận xét gì?
- Làm thí nghiệm 1:
- Gõ trống 1, nghe âm thanh phát ra đồng thời thấy mặt trống 2 dao động.
* Nhận xét: Âm thanh từ trống 1 truyền đến mặt trống 2 trong môi trường không khí.
- Âm còn truyền qua được chất rắn, chất lỏng.
- Thí nghiệm 2:
* Nhận xét: Âm thanh truyền rất rõ qua cái bàn (chất rắn) đến tai bạn B.
- Thí nghiệm 3: 
Nguồn âm
* Nhận xét: Âm thanh truyền được qua môi trường nước đến tai ta.
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. 
 	- Tài liệu, phương tiện học tập đủ, đồng bộ hoặc không đồng bộ và điều kiện về cơ sở vật chất phù hợp hay không phù hợp đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hành thí nghiệm theo nhóm. Tổ chức theo hình thức này, nếu không quan tấm đến những

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_59_8652_2010954.doc