SKKN Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”

SKKN Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”

d. Đề xuất các biện pháp tuyên truyền giáo dục kỷ luật tích cực tới giáo viên, phụ huynh:

+ Tổ chức tuyên truyền vận động

Tuyên truyền, vận động là một trong những biện pháp quan trọng để cán bộ quản lý giáo dục tác động đến nhận thức của giáo viên. Công tác tuyên truyền, vận động càng rộng rãi, thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú như treo panô, khẩu hiệu, tờ rơi sẽ giúp giáo viên thay đổi nhận thức trong thời gian sớm nhất.

+ Cung cấp sách báo, tài liệu:

Sách báo, tài liệu là một trong những nguồn cung cấp thông tin không thể thiếu, giúp cho việc thay đổi nhận thức của giáo viên. Thông qua nguồn thông tin này, giáo viên tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm giao dục học sinh mà không dung hình phạt.

+ Tổ chức các lớp tập huấn:

Các lớp tập huần, hội thảo luôn mang lại cho giáo viên những ý tưởng hay. Cánbộ quản lý giáo dục cần tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn để giáo viên nhận thức được mục đích việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, giúp họ chọn lọc, sáng tạo những hình thức giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.

+ Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực

Nhà trường cần có cơ chế cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực. Cơ chế này được xây dựng trên cơ sở thống nhất của Hội đồng sư phạm bao gồm đầy đủ các nội dung như kiểm tra giám sát việc thực hiện, khen thưởng, tôn vinh những giáo viên thực hiện tốt, kỷ luật nghiêm khắc những giáo viên vi phạm nội quy. Việc nhà trường thực hiện tốt cơ chế này sẽ đảm bảo tất cả học sinh để được hưởng lợi ích của biện pháp giáo dục tích cực.

 

docx 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 707Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm “Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc thiểu số tại trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong để các em tự vẽ lại thì rất khó khăn, nhất là phải sử dụng dụng cụ học tập như Compa, thước kẻ.
Tính kế hoạch và sự kiên trì quan sát trong quá trình học tập hạn chế. Các em không thể tập trung được lâu. Nếu giờ dạy thiếu đồ dung dạy học trực quan, thiếu ngôn ngữ dân tộc để giải thích, giáo viên (GV) nói nhanh không nhấn mạnh nội dung quan trọng cần giáo dục (GD), hoặc nói quá to thì sự chán nản của các em đến rất nhanh, khi đó các em không quan sát, không nói chuyện, không phá phách như học sinh người kinh, các em vẫn ngồi yên, song trong đầu không hoạt động. Một giáo viên tâm sự “Giáo viên chỉ nói to hơn bình thường một chút là học sinh nghĩ là chúng tôi mắng các em, vì vậy chúng tôi phải thận trọng hơn khi giáo dục kỷ luật”.
1.2 Đặc điểm nhận thức ngôn ngữ tiếng Việt
Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, là phương tiện để thực hiện quá trình nhận thức của bất cứ dân tộc nào trẻ em sinh ra đã nói tiếng mẹ đẻ. Các em giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Khi đến trường các em học bằng tiếng Việt, các em đã gặp khó khăn về ngôn ngữ trong học tập và giao tiếp.
Qua thảo luận nhóm với học sinh, qua xem bài kiểm tra của các em, xem vỡ ghi chép hàng ngày của các em và quan sát các em giao tiếp với nhau Từ đó có thể kết luận nhận thức về ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh DTTS:
Vốn tiếng Việt của học sinh DTTS còn nghèo nàn;
Các em hiểu rất ít về ngôn ngữ tiếng Việt;
Khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
Khó khăn trong tư duy và nhận thức khoa học.
Theo nhận thức của tôi, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của học sinh dân tộc nhưng không phải là ngoại ngữ. Học sinh dân tộc tiếp nhận tiếng Việt là tiếp nhận với trách nhiệm, tình cảm, nghĩa vụ và quyền lợi. Tiếng Việt và các tiếng dân tộc cũng có nhiều điểm gần gũi về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Vấn đề quan trọng là giáo viên cần giúp học sinh khắc phục những chuyển di ngôn ngữ có hại và khai thác tốt các chuyển di ngôn ngữ có lợi, tôi nghĩ rằng chúng ta coi nhẹ khó khăn hay quá nhấn mạnh khó khăn của học sinh dân tộc khi học tiếng Việt đều là không đúng với khoa học dạy tiếng.
1.3 Đặc điểm về tư duy:
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó chưa biết. Học sinh DTTS có các đặc điểm tư duy riêng biệt sau:
Các em chưa có thói quen lao động trí óc, phần lớn các em ngại suy nghĩ, ngại động não, khi gặp phải vấn đề khó khăn là các em bỏ qua, nên dẫn tới khả năng tự học hạn chế. Vì vậy khi gặp vấn đề này thì trong quá trình giáo dục kỷ luật giáo viên cần lưu ý.
Tư duy của học sinh DTTS còn thể hiện kém nhanh nhẹn, kém linh hoạt và kém mềm dẻo. Mặt khác do hạn chế về Tiếng Việt nên ngại tranh luận, ngại trình bày các vấn đề khó nói, sợ bị các bạn cười.
	Học sinh DTTS tư duy trực quan – hình ảnh tốt, tư duy trừu tượng logic yếu.
Học sinh DTTS thường tồn tại kiểu tư duy kinh nghiệm; yếu về tư duy lí luận, tư duy sáng tạo, tư duy khoa học.
Những đặc điểm về tư duy chi phối toàn bộ quá trình nhận thức của các em, tác động mạnh mẽ tới các thuộc tính tâm lí và trạng thái tâm lí, trong giáo dục giáo viên cần giúp các em tư duy lí luận, tư duy khoa học thong qua các hoạt động.
1.4 Đặc điểm về trí nhớ
Học sinh DTTS có một số đặc điểm về ghi nhớ sau:
Ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế, các em ghi nhớ một cách rời rạc, thiếu logic với nhau. Để khắc phục nhược điểm này GV phải kiên trì, mỗi vấn đề giáo dục yêu cầu các em nhớ mình phải làm cái gì, dựa vào đâu để làm được, làm thế nào để không vi phạm kỷ luật.
Khả năng tái hiện không tốt. Biểu hiện là do các em trình bày lại vấn đề đã các em đã đọc là rất khó khăn. Vậy để giúp học sinh tái hiện nhanh chóng giáo viên cần hướng dẫn học sinh có thói quen truy bài, trao đổi bài thường xuyên, phát biểu trước đám đông
1.5 Đặc điểm về tình cảm:
Học sinh DTTS có những đặc điểm về tình cảm như sau:
Tình cảm của các em là chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, không có hiện tượng quanh co, lèo lái hoặc khéo léo che đậy những tình cảm của mình. Tình cảm của các em rất thầm kín.
Các em học sinh rất gắn bó với gia đình, làng bản, quê hương. Hầu hết các em không muốn xa gia đình. Khi phải đi học ở trường PTDTNT THCS các em rất nhớ nhà, nhiều khi khóc cả tuần.
Tình cảm bạn bè của các em học sinh DTTS rất độc đáo, thân nhau như anh em, bảo vệ nhau đến cùng. Bạn nghỉ học cũng phải nghỉ học theo.
Các em rất ưa tình cảm và giải quyết mọi vấn đề bằng tình cảm. Một em gái dân tộc nói “Khi giáo viên mắng, em thấy buồn và không muốn học nữa”
Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối. Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục.
1.6 Đặc điểm về tính cách:
Học sinh THCS người DTTS có một số đặc điểm riêng:
Các em sống hồn nhiên, giản di, thật thà, chất phác.
Do hạn chế về Tiếng Việt nên các em rất rụt rè, rất ít nói, hay tự ti.
Các em đã bắt đầu có lòng tự trọng, có tính bảo thủ và đặc biệt là hay tự ái và hay tủi thân.
Các em sống theo kiểu phóng khóang, tự do, không thích gò bó, chặt chẽ.
Trong giao tiếp, các em không biết nói năng mềm dẻo, tế nhị. Đại đa số nói trống không, cộc lốc, không cần thưa gửi, một phần do ngôn ngữ bị hạn chế.
1.7 Đặc điểm về nhu cầu:
Học sinh DTTS từ khi chưa đi học đến khi đi học là cả một sự đấu tranh bên trong của cá nhân. Ở nhà các em hoạt động chủ yếu là vui chơi. Đối với học sinh DTTS đến trường, đi học là sự thay đổi căn bản của hoạt động chủ đạo. Thời kỳ này tâm lý học sinh có sự chuyển biến, ý thức vì mình là học sinh. Do vậy, duy trì được nhu cầu thích học, khẳng định được vị trí của mới của người học là một trong những yêu cầu sư phạm cần thiết để giáo dục học sinh.
Ý thức tập thể, kỷ luật học tập, phải trở thành nếp sống mới, thói quen mới và dần được khắc sâu trong học sinh. Đồng thời với yêu cầu trên là hình thành nhu cầu Tiếng Việt cho học sinh DTTS. Tuy nhiên, đối với học sinh DTTS, tiếng mẹ đẻ đã có chiều sâu nhất định, do vậy không thể hạn chế, cưỡng ép, xóa bỏ thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong học tập.
Quan trọng là hình thành cho học sinh một cách nhìn mới về giá trị của ngôn ngữ công cụ và ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc hạn chế, cưỡng ép học sinh bỏ thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ là một hành vi trái với văn hóa, đồng thời với khoa học dạy tiếng. Tiếng mẹ đẻ của học sinh không phải là hòn đá chặn đường mà chính là viên đá lát đường dẫn các em nhanh chóng đến với ngôn ngữ thứ hai và đến với chân trời khoa học. Vấn đề quan trọng ở chổ là chúng ta phải nắm rất chắc bản chất và các bước đi của giáo dục song ngữ để vận dụng các hoạt động dạy học trong nhà trường, vì vậy để giáo dục lỷ luật có hiệu quả giáo viên cần phải biết tiếng mẹ đẻ của dân tộc đó.
Những kích thích bên ngoài không xuất phát từ chính đối tượng của hoạt động học tập có vai trò quan trọng vì đáp ứng nhu cầu đang có ở học sinh. Nhu cầu được khen, chiếm được uy tín của bạn bè, nhu cầu được chơi, hoạt động ngoại khóa đều có tác dụng tích cực đối với hoạt động giáo dục của học sinh DTTS. Do vậy việc mở rộng phạm vi nhu cầu như: Tổ chức các hoạt động học tập thể, lao động, vui chơi, giao lưu, hoạt đ6ọng xã hộ, văn hóa thể thao là tiền đề sinh ra nhu cầu mới, nhu cầu nhận thức. Tổ chức giáo dục theo các hình thức khác nhau như giáo dục tự học, giáo dục học ngoài giờ chính khóa, giáo dục qua tình huống, giáo dục qua hoạt động ngoại khóa đều có tác dụng bổ sung tri thức, mở ra những nhu cầu mới cho học sinh.
Trong một môi trường mới, trường PTDTNT THCS, hoạt động của bản thân học sinh là động lực trở thành thành viên xã hội, phát triển nhân cách. Các dạng hoạt động như: Học tập, vui chơi, hoạt động xã hội đều được thong qua giao lưu quan hệ với người khác (thầy- trò, bạn bè, gia đình, xã hội). Trong dó nhu cầu khẳng định trong học tập và rèn luyện ngày càng chiếm ưu thế và là đặc điểm quan trọng của học sinh. Đồng thời, nhu cầu của học sinh ở cuối cấp hướng vào sự thành đạt, nhu cầu học nghề, nhu cầu tình bạn, tình yêu so với học sinh người kinh có sự đa dạng và phân hóa về mức độ và tính chất. Sự phát triển về nhu cầu của học sinh đang diễn ra đúng quy luật chung: Từ những quá trình và chức năng trực tiếp thành gián tiếp, từ không chủ định thành chủ định, từ chưa có ý thức đến có ý thức. Quá trình hình thành nhu cầu, động cơ học tập không tách rời phương pháp, biện pháp tổ chức học tập. Do đó, mọi hoạt động của học sinh DTTS, dưới sự chí đạo của thầy phải xác định học sinh là chủ thể của hoạt động giáo dục.
Nếu như trước khi đến trường PTDTNT THCS, học sinh chưa có nhu cầu, động cơ học tập rõ rệt thì quá trình hình thành nhu cầu của học sinh trong trường PTDTNT THCS có nội dung mới: Nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động xã hội có đặc điểm và tính chất riêng. Như vậy khi thực hiện các biện pháp thu hút học sinh vào hoạt động tập thể, làm cho học sinh nào cũng nhìn thấy rõ kết quả học tập của mình thì các em yên tâm học tập hơn.
Từ những đặc điểm nhu cầu của học sinh DTTS, có thể nhận xét như sau:
Nhu cầu học tập của học sinh DTTS đã đáp ứng và phát triển nhờ vào giải pháp xây dựng trường PTDTNT THCS. Đây là biện pháp có tính chiến lược quan trọng xét về khía cạnh nhu cầu học tập. Vấn đề quan trọng tiếp theo là tổ chức học tập, giáo dục có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm nhận thức, hứng thú của học sinh. Hình thành và phát triển nhu cầu cho học sinh gắn liền với việc cải tiến nội dung phương pháp, các hình thức tổ chức học tập thích hợp, để nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua các đa dạng học tập có hiệu quả là hướng đi quan trọng của lực lượng giáo dục. Nhu cầu giao tiếp của học sinh DTTS phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ công cụ. Do vậy, trang bị cho học sinh ngôn ngữ phổ thông là cung cấp cho các em phương tiện giao tiếp cục kỳ quan trọng, để mở rộng phạm vi nhu cầu, hiệu quả hóa những nhu cầu đặc trưng lứa tuổi và những nét riêng trong nhu cầu học sinh DTTS hiện nay.
1.8 Đặc điểm về giao tiếp:
 Sự hình thành kiểu quan hệ mới: Học sinh người DTTS khi học hết bậc tiểu học tiếp tục học lên các trường THCS hoặc vào tại trường PTDTNT THCS cấp huyện, các em có nhu cầu mở rộng mối quan hệ và thực sự có nhiều mối quan hệ hình thành đối với các em.
Khi đến trường PTDTNT THCS hoặc trường THCS nhiều mối quan hệ mới nảy sinh: Quan hệ với thầy cô chủ nhiệm, quan hệ với thầy cô bộ môn, quan hệ với cô cấp dưỡng, bác bảo vệ, quan hệ với bạn bè trong từ các địa phương khác đến; quan hệ với các bạn cùng phòng trong ký túc xá các quan hệ này là hoàn toàn mới lạ đối với các em. Bên cạnh đó các em lại xa gia đình sống tự lập, đây thực sự là thách thức đối với các em. Các em sẽ phải giải quyết các mối quan hệ này như thế nào? Đặc biệt là những em học lớp đầu cấp.đến trường PTDTNT THCS thực sự là môi trường mới và hoàn toàn xa lạ đối với các em, Thực tế cho thấy chỉ có một hành vi cử chỉ không thân thiện của giáo viên là các em có thể bỏ học. Một em gái dân tộc ÊĐê nói “Khi giáo viên mắng, em thấy buồn và không muốn học nữa”.
 Giao tiếp với người lớn: Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo: “Cảm giác mình đã là người lớn” Các em cảm thấy mình không còn là trẻ nhỏ nữa, nhưng các em cũng có cảm giác mình chưa thực sự là người lớn.
Cảm giác mình đã là người lớn được thể hiện rất phong phú về nội dung và hình thức. Các em quan tâm đến hình thức, tác phong, cử chỉ và những khả năng của bản thân. Cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được người lớn thừa nhận nó là người lớn đã đưa đến vấn đề quyền hạn của người lớn và các em trong quan hệ với nhau. Các em mong muốn hạn chế quyền hạn của người lớn mà mở rộng quyền hạn của mình; các em mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em.
Do đặc điểm cư trú, văn hóa cho nên học sinh THCS người DTTS đã sớm có tính tự lập từ nhỏ, khi học tiểu học các em tự đến trường không cần phải người lớn đưa đón như học sinh người Kinh ở thành phố; các em gái đã làm giúp gia đình được nhiều việc; nhiều em gái dân tộc Mnông có thể biết tự may vá quần áo cho mình; các em có thể nấu cơm, giặt quần áo khi học lên THCS các em đã phát triển về thể lực và sinh lí, do vậy các em càng khẳng định mình là người lớn.
Quá trình học tập ở trường PTDTNT THCS học sinh được mở rộng tầm nhìn do môi trường mới đa dạng, phong phú về các hình thức tổ chức học tập, học trên lớp, ngoài lớp, hoạt động xã hội, trong và ngoài nhà trường, môi trường giao lưu ngày càng mở rộng. Đối tượng giao tiếp của các em ngày càng đa dạng, phong phú, cường độ tiếp xúc của học sinh PTDTNT THCS cũng nhiều hơn so với học sinh trường khác. Do tính chất nội trú, những đặc điểm quản lý tập trung nên giờ tự học, sinh hoạt của học sinh có sự giao tiếp thường xuyên với các lực lượng giáo dục. Toàn bộ hoạt động diễn ra trong ngày, trong tuần, trong không gian nội trú là một môi trường giao tiếp sư phạm có ý nghĩa lớn đối với hệ thống các trường phổ thong không có sự giúp đỡ, quản lý trực tiếp của các lực lượng giáo dục đối với các em.
Phương tiện giao tiếp chủ yếu của học sinh trong trường PTDTNT THCS là dùng Tiếng Việt, tiếng dân tộc dung để sử dùng để giao tiếp giữa các em cùng dân tộc. Đây là bước chuyển đổi căn bản về phương thức giao tiếp trong nhà trường.
Do vốn từ hạn chế, khả năng diễn đạt còn kém nên nhiều học sinh ngại tiếp xúc, thiếu mạnh dạn trong trao đổi thong tin. Trên lớp thì các em ngại phát biểu, thảo luận, bảo vệ ý kiến vì sợ sai xấu hỗ.
Thông qua các hoạt động của trường như hoạt động tự học, vui chơi, thể thao, văn hóa, lao động học sinh được tiếp xúc với phương tiện của xã hội văn minh, các em rất ham thích, tuy nhiên khả năng định hướng trong giao tiếp thiếu trọng tâm, biểu hiện ở nhiều em là dung Tiếng Việt, tiếng dân tộc được sử dụng để giao tiếp của học sinh có quan hệ hữu cơ với trình độ nhận thức, với khả năng ngôn ngữ. Nhu cầu giao tiếp tích cực, chủ động mở rộng phạm vi giao tiếp phụ thuộc vào năng lực, trí tuệ và động cơ.
Tóm lại phạm vi giao tiếp của học sinh ở trường THCS, trường PTDTNT THCS được mở rộng: Phương tiện giao tiếp chủ yếu của các em là tiếng phổ thông; tính tích cực giao tiếp chưa cao; khả năng giao tiếp và nhận thức, nhu cầu còn có mâu thuẫn. Giao tiếp của học sinh được định hướng bởi mục đích, nội dung các hoạt động, phương thức giáo dục của nhà trường. Từ những đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức học tập của học sinh DTTS phải đổi mới, phù hợp với nhu cầu đúng đắn của các em, tạo ra môi trường rèn luyện giao tiếp cho học sinh.
1.9 Đặc điểm về sự hình thành ý thức và tự ý thức:
Đặc điểm về nhận thức, về tính cách, tình cảm, giao tiếp của học sinh THCS đã nói lên những đặc điểm về sự hình thành ý thức và sự tự ý thức của học sinh DTTS.
Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh mặt yếu trong nhân cách của mình.
Mức độ ý thức của các em cũng có sự khác nhau. Về nội dung, không phải tất cả là những phẩm chất của nhân cách đều ý thức được hết. Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức , tính cách và năng lực của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt nhân cách (tình cảm, trách nhiệm, lòng tự trọng) về cách thức, ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người gần gủi và có uy tín với minh. Dần dần các em hình thành khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá bản thân. Nhưng khả năng tự đánh giá của thiếu niên còn hạn chế, chưa đủ khách quan do đó, nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa thái độ kỳ vọng của các em đối với địa vị thực tế của chúng trong tập thể; mâu thuẫn giữa thái độ và các em đối với bản thân, đối với những phẩm chất nhân cách của mình và thái độ của các em đối với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi.
Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, là những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về ý thức của các em.
Nhận thức về minh về thông qua việc đối chiếu so sánh mình với người khác. Nhưng khi đánh giá người khác, các em còn chủ quan, nông cạn, nhiều khi chỉ dựa vào một vài hình tượng không rõ ràng các em đã vội kết luận hoặc chỉ chú ý vào một vài phẩm chất nào đó mà quy kết toàn bộ. Vì thế, người lớn rất dễ mà cũng rất khó gây uy tín với thiếu niên. Và khi đã có kết luận đánh giá về một người nào đó, các em thường có ấn tượng dai dẳng, sâu sắc.
Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên có ý nghĩa lớn lao ở chổ, nó thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới, Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các em được phát triển, các em không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà còn đồng thời là chủ thể của quá trình này.
Ở nhiều em, tự giáo dục còn chưa có hệ thống, chưa có kế hoạch, các em còn lung túng trong việc lựa chọn biện pháp tự giáo dục. Vì vậy, chúng ta cần tổ chức cuộc sống và hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn các em vào hoạt động chung của tập thể, tổ chức mối quan hệ giữa người lớn và các em.
Là cán bộ quản lí, giáo viên công tác ở trường PTDTNT THCS cấp huyện, việc hiểu những đặc điểm tâm lí của học sinh THCS người DTTS là rất cần thiết. 
Nắm được những đặc điêm tâm lí của học sinh THCS người DTTS giúp cho giáo viên lựa chọn được những phương pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng học sinh dân tộc, phát huy được tính tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh, nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trường PTDTNT THCS đặc biệt là giáo dục kỷ luật tích cực.
Thực trạng về cách giáo dục kỷ luật của giáo viên.
Khi chưa nắm biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nếu có học sinh vi phạm các quy định, quy tắc của lớp, của trường thì có một vài giáo viên trong xã hội thường dùng biện pháp trừng phạt thân thể bao gồm: trừng phạt về thể xác (đánh, véo, dùng vật để đánh, kéo tai, giật tóc, buộc học sinh phải ở trong một tư thế không thoải mái (quỳ, úp mặt vào tường) và trừng phạt về tình thân (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ, chửi rủa làm cho khó xử)
Trừng phạt về thân thể hay tinh thần đều không phải là giáo dục kỷ luật, trừng phạt làm đánh mất sự tự tin của học sinh, giảm ý thức kỷ luật và khiến cho học sinh không thích, thậm chí căm ghét trường học.
Trừng phạt thân thể là việc làm đánh mất danh dự của học sinh, có thể để lại những vét sẹo trong tâm hồn của học sinh, khiến các em luôn có thái độ thù địch.
Ảnh hưởng của trừng phạt đối với hành vi đạo đức lối sống của học sinh DTTS:
2.1 Việc người lớn trừng phạt thân thể đối với trẻ vô tình đem tới cho trẻ một thông điêp sai lầm, rằng cứ dùng bạo lực là có thể giải quyết hết mọi việc. Từ đó trẻ bắt chước cách làm của người lớn rồi dùng bạo lực để giải quyết các bất đồng của mình với người khác.
2.2 Việc trừng phạt thân thể có xu hướng nuôi dưỡng thái độ thù địch, hung hăng, trái ngược với ý thức kỷ luật tự giác. Đôi khi do quá dạn đòn, trẻ sẽ trở nên chai lì. Bướng bỉnh, khó bảo, thậm chí chống đối.
2.3 Việc trừng phạt thân thể phá hủy mối quan hệ quan tâm, gắn bó, tin tưởng giữa giáo viên và học sinh. Có trẻ vì thế mà oán hận thù ghét người lớn, làm phản lại quá trình phát triển về mặt đạo đức, ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò, từ đó sẽ bị mất niềm tin.
2.4 Trừng phạt thân thể làm giảm lòng tự trọng của trẻ, kích thích sự giận dữ, chống đối và đẩy các em tới chỗ muốn chạy trốn khỏi môi trường giáo dục, tệ hại hơn là nó gián tiếp dạy trẻ có thể giải quyết vấn đề bằng bạo lực.
Chúng ta hãy đọc những tâm sự dưới đây của học sinh:
Tâm sự của học sinh:
“Em rất sợ bị trừng phạt thân thể, em thật sự không tưởng tượng nổi một kiểu giáo dục 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTHÂY LUÂN.docx