SKKN Kinh nghiệm bước đầu trong việc xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, công bằng, hiện đại

SKKN Kinh nghiệm bước đầu trong việc xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, công bằng, hiện đại

Tất cả mọi vấn đề của nhà trường mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần được biết, như vấn đề quy hoạch cán bộ, quy định về tăng lương trước thời hạn, thay đổi quy chế nội bộ, Những vấn đề thuộc về học sinh, cha mẹ học sinh cũng cần cho học sinh, cha mẹ học sinh biết.

Khi đã biết, mọi người cần được bàn để thông suốt tư tưởng. Trong năm học 2013-2014, Nhà trường chủ trương thực hiện một số công trình lớn, như lễ đài, sân trung tâm, hệ thống chiếu sáng tại các lớp Các công trình này đều được đưa ra để cán bộ, giáo viên, nhân viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trao đổi, đóng góp ý kiến về hình thức, nội dung công trình, cách làm, giá cả,

Khi đã thông suốt tư tưởng, quan điểm mới tiến hành làm. Việc thực hiện có thể thuê mướn hoặc tự làm song điều quan trọng là mọi người phải được tham gia giám sát, đánh giá chất lượng công trình. Các công trình của nhà trường trong thời gian qua và hiện tại đều được các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia giám sát, có ý kiến điều chỉnh kịp thời.

 

doc 21 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 531Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm bước đầu trong việc xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, công bằng, hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo đợt chào mừng các ngày lễ lớn song việc tổ chức thực hiện chưa thực sự khoa học, hiệu quả; các đợt thi đua còn hạn chế, tác dụng giáo dục, tuyên truyền chưa rõ rệt.
Mặt khác, trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ, việc đánh giá chưa thực sự khách quan, khoa học nên còn gây thắc mắc, chưa thực sự hài lòng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thậm chí cả phụ huynh học sinh nhà trường.
Cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn ngân sách hạn hẹp.	Trường THPT số 4 Văn Bàn thành lập tháng 7/2007. Trong suốt 4 năm đầu 2007-2011, nhà trường phải đi học nhờ tại Trường THCS Khánh Yên Hạ. Tháng 9/2011, nhà trường chuyển ra cơ sở mới nên cơ sở vật chất hết sức thiếu thốn, tạm bợ. Hiện tại, nhà trường vẫn còn 19 ngôi nhà tạm (nhà gỗ đã cũ lợp broxi măng), trong đó có 10 ngôi nhà là phòng học cho học sinh khối lớp 10,11.
Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm rất hạn hẹp, 90 % dùng để trả lương và các chế độ, chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Số còn lại chỉ tạm đủ chi cho các khoan chi thường xuyên phục vụ hoạt động của nhà trường nên việc mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc hiện đại hóa nhà trường rất hạn chế.
CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG 
DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, HIỆN ĐẠI TẠI NHÀ TRƯỜNG.
I. NGUYÊN TẮC .
1. Thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ GD-ĐT về công tác phát triển giáo dục miền núi, giáo dục vùng dân tộc ít người, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Trên cơ sở đó, nhà trường vận dụng một cách linh hoạt, khoa học việc xây dựng môi trường sư phạm theo hướng dân chủ, công bằng, hiện đại vào thực tiễn tại đơn vị.
2. Phát huy tính tích cực, chủ động của mọi lực lượng trong việc tham gia xây dựng môi trường sư phạm theo hướng dân chủ, công bằng, hiện đại . Yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên; vận động mỗi học sinh, cha mẹ học sinh tự giác, tích cực, chủ động cùng nhà trường trong việc thực hiện chuyên đề.
3. Chủ động kết hợp hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài. Phối hợp linh hoạt, khéo léo từng biện pháp, từ đó từng bước nâng dần ý thức dân chủ, mạnh dạn đấu tranh cho sự công bằng, từng bước xây dựng nhà trường theo hướng hiện đại.
4. Lãnh đạo nhà trường cần có ý thức trách nhiệm rõ ràng trong việc thực hiện chuyên đề này. Người Hiệu trưởng ở đây đồng thời phải là một thuyền trưởng cầm lái vững vàng, xuất sắc đưa con thuyền nhà trường tới tầm nhìn đã định. Hiệu trưởng cần làm tốt công tác tư tưởng để mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường có thái độ nghiêm túc, cầu thị. Cần có sự thống nhất trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra, giám sát để đạt hiệu quả mong đợi.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN. 
 1. Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ.
 1.1. Chủ trương phương châm: “Mọi người được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra”. 
Tất cả mọi vấn đề của nhà trường mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần được biết, như vấn đề quy hoạch cán bộ, quy định về tăng lương trước thời hạn, thay đổi quy chế nội bộ, Những vấn đề thuộc về học sinh, cha mẹ học sinh cũng cần cho học sinh, cha mẹ học sinh biết.
Khi đã biết, mọi người cần được bàn để thông suốt tư tưởng. Trong năm học 2013-2014, Nhà trường chủ trương thực hiện một số công trình lớn, như lễ đài, sân trung tâm, hệ thống chiếu sáng tại các lớp  Các công trình này đều được đưa ra để cán bộ, giáo viên, nhân viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trao đổi, đóng góp ý kiến về hình thức, nội dung công trình, cách làm, giá cả,
Khi đã thông suốt tư tưởng, quan điểm mới tiến hành làm. Việc thực hiện có thể thuê mướn hoặc tự làm song điều quan trọng là mọi người phải được tham gia giám sát, đánh giá chất lượng công trình. Các công trình của nhà trường trong thời gian qua và hiện tại đều được các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia giám sát, có ý kiến điều chỉnh kịp thời.
 1.2. Bám sát quyền và nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tại Điều lệ trường học.
Điều 31, Điều 32 – Điều lệ trường học nói rõ nhiệm vụ và quyền của giáo viên trường trung học. Qua đó, giáo viên thấy rõ quyền tự do, dân chủ và trách nhiệm của mình trong môi trường giáo dục.
Điều 38, Điều 39 – Điều lệ trường học nói rõ nhiệm vụ và quyền của học sinh. Qua tuần lễ sinh hoạt đầu năm, cần cho các em thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với nhà trường, từ đó giúp các em cùng nhà trường từng bước xây dựng một môi trường học đường dân chủ, công bằng.
 1.3. Phát huy quyền tự do, dân chủ, duy trì đối thoại thường xuyên.
	Phát huy quyền tự do, dân chủ trong các cuộc họp: Nhà trường đặc biệt chú trọng tới hai hội nghị trong năm học: Hội nghị cán bộ, viên chức đầu năm học và Hội nghị điều chỉnh Quy chế nội bộ đầu năm dương lịch. Trong các hội nghị trên và trong các cuộc họp toàn trường hàng tháng, nhà trường luôn dành thời gian thích đáng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đóng góp ý kiến, phát biểu bày tỏ quan điểm và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, góp phần xây dựng nhà trường. Trong các cuộc họp có thể có những quan điểm trái chiều, mâu thuẫn, song lãnh đạo nhà trường vẫn kiên trì lắng nghe, đồng thời động viên các cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực phát biểu, thể hiện rõ quan điểm, suy nghĩ của mình. Tất cả đều nhằm tạo ra bầu không khí thoải mái, cởi mở, cảm thấy được tôn trọng, được đề cao. Trên cơ sở những ý kiến đề xuất, kiến nghị, lãnh đạo nhà trường đưa ra hướng giải quyết hợp tình, hợp lí, hiệu quả nhất.
Phát huy quyền tự do, dân chủ trong phân công nhiệm vụ: Trên tinh thần tự do, dân chủ, trước khi phân công nhiệm vụ, nhà trường thường để cho cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng trao đổi, thảo luận, tự nhận nhiệm vụ dựa trên trình độ năng lực của bản thân. Sau đó, các nhóm chuyên môn sẽ tổng hợp gửi cho tổ trưởng phụ trách, các tổ trưởng sẽ căn cứ vào nhiệm vụ của tổ mình và trình độ, năng lực của mỗi tổ viên mà có sự điều chỉnh cho hợp lí. Các tổ trưởng trình bản dự kiến phân công nhiệm vụ điều chỉnh của tổ lên Ban giám hiệu. Ban giám hiệu trao đổi, thảo luận và đi kết luận cuối cùng. Trong quá trình thực hiện, việc phân công nhiệm vụ tiếp tục được điều chỉnh với sự góp ý, phản hồi của cán bộ, giáo viên, nhân viên theo hướng hợp lí nhất. Với cách làm đó, người được phân công nhiệm vụ sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin vào chính mình và sẽ tìm mọi cách để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Duy trì đối thoại thường xuyên: Trong năm học 2013-2014, nhà trường đã tổ chức đối thoại thường xuyên với học sinh. Trong các giờ chào cờ, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sống, nhà trường thường dành khoảng 7 – 10 phút để tổ chức đối thoại giữa học sinh và nhà trường. Học sinh được yêu cầu chuẩn bị hệ thống câu hỏi từ trước; đối tượng trả lời là toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, từ hiệu trưởng đến bảo vệ nhà trường. Qua hoạt động này, học sinh cảm thấy phấn khởi hơn vì được thực hiện quyền của mình; các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn vì mọi việc làm của mình có thể được học sinh soi xét, đem ra chất vấn.
 1.4. Thực hiện quan điểm: Trường học là của dân, do dân, vì dân.
 Để xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, nhà trường thực hiện quan điểm: “Trường học là của dân, do dân, vì dân”. Quan điểm này đã được công khai thành khẩu hiệu và đang từng bước hiện thực hóa. Hiện tại, nhà trường đã có phòng tiếp công dân, đã xây dựng nội quy tiếp dân và tổ chức tiếp công dân trong tất cả các ngày làm việc. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên khi tiếp công dân phải đảm bảo giải quyết công việc đơn giản, nhanh gọn, người dân không phải chờ đợi lâu, không phải đi lại nhiều lần. Quan điểm tiếp dân được niêm yết công khai tại phòng tiếp dân, thể hiện rõ tư tưởng hiếu khách gồm 4 điểm như sau: Khách đến: Tiếp đón chu đáo; Khách cần: Hướng dẫn tận tình; Khách hỏi: Giải đáp kịp thời; Khách đi: Tạo sự thiện cảm. 
 Lắng nghe nhân dân: Trong quan điểm của nhà trường, nhân dân ở đây không phải là lực lượng nào xa xôi. Nhân dân có thể là giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường; nhân dân có thể là các bậc cha mẹ học sinh, là những người dân địa phương. Thực hiện tư tưởng dân chủ, cuối năm học nhà trường đã phát ra các phiếu điều tra. Trong đó, phiếu điều tra giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm được phát cho toàn bộ học sinh nhà trường; phiếu điều tra nhân viên văn phòng được phát cho các giáo viên. Qua các phiếu điều tra này, nhà trường đã lắng nghe được tiếng nói từ phía học sinh về các thầy cô giáo của mình; lắng nghe được tiếng nói của các giáo viên về đội ngũ văn phòng. Qua đó, lãnh đạo nhà trường đề ra các biện pháp thích hợp, hiệu quả để điều chỉnh đội ngũ của mình.
 Hàng ngày, nhà trường thường xuyên quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của CBGVNV, học sinh. Nhờ đó, đã kịp thời đáp ứng được các nhu cầu bức thiết, tạo môi trường cởi mở, thông thoáng. Cụ thể, để đáp ứng nhu cầu về nước, nhất là trong mùa khô, nhà trường đã tiến hành xây dựng ba hệ thống cung cấp nước. Hệ thống nước giếng sử dụng máy bơm được bảo dưỡng, sửa chữa định kì; hệ thống nước mưa tận dụng nước mưa từ các nhà cao tầng trong mùa hè; hệ thống nước sạch của xã theo chương trình nông thôn mới. Với ba hệ thống này, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh bán trú nhà trường đều có đủ nước sinh hoạt sử dụng quanh năm, không lo tình trạng thiếu nước về mùa khô. Đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhà trường đã tổ chức xây dựng quỹ tham quan học tập, đã tổ chức cho đội ngũ đi tham quan thực tế, trao đổi kinh nghiệm ở nhiều nơi, như: THPT số 2 Sa Pa, THCS Bản Phùng, Thanh Kim (Sa Pa), Tiểu học số 2, 3 Chiềng Ken (Văn Bàn), Trung học cơ sở Khánh Yên Hạ,
2. Xây dựng môi trường sư phạm công bằng.
 2.1. Quan điểm đánh giá đúng mực, không thiên vị, có lí có tình. 
Xây dựng tiêu chí thi đua ngay từ đầu năm học. Trong tiêu chí thi đua định rõ các mức xếp loại. Tổ chức thi đua và xếp loại theo tháng. Áp dụng quan điểm đánh giá đúng mực, có lí có tình bởi tiêu chí thi đua chính là sản phẩm của tập thể, đã được toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua. Trong việc đánh giá, xếp loại thi đua hàng tháng, nhà trường lấy tiêu chí thi đua làm chuẩn, không thiên vị, bỏ lọt vi phạm trong quá trình đánh giá. Kết quả đánh giá chỉ được công nhận sau khi có sự phản hồi và thông qua của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
 2.2. Nhiều lực lượng cùng tham gia phối hợp theo dõi, đánh giá.
 Để đảm bảo sự công bằng, quá trình theo dõi, đánh giá được tiến hành bởi nhiều lực lượng: Tự bản thân theo dõi, đánh giá; Tổ trưởng chuyên môn theo dõi, đánh giá; Tổ Văn phòng theo dõi, đánh giá; Ban giám hiệu theo dõi, đánh giá; Khối trưởng chủ nhiệm theo dõi, đánh giá (Đối với giáo viên chủ nhiệm).
Trước hết, bản thân mỗi cá nhân phải tự theo dõi, đánh giá để tự kiểm soát chính mình. Cuối mỗi tháng, các tổ chuyên môn tổ chức họp, các cá nhân tự đánh giá mức độ thực hiện của bản thân trong tháng qua việc theo dõi của bản thân và việc đánh giá của tổ trưởng phụ trách.
Các tổ trưởng tổng hợp kết quả theo dõi trong tháng, dự kiến xếp loại tổ viên và báo cáo lên Ban giám hiệu. Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào dự kiến xếp loại của các tổ, căn cứ vào phần theo dõi của tổ Văn phòng (Tổ Văn phòng cử một người thường xuyên theo dõi việc thực hiện nội quy, nền nếp của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường), căn cứ vào theo dõi, giám sát hàng ngày của chính Ban giám hiệu để đưa ra xếp loại thi đua hàng tháng của nhà trường. Đối với giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu căn cứ thêm kết quả theo dõi của các khối trưởng chủ nhiệm. Kết quả dự kiến này được đưa lên mail các tổ và thông qua tại cuộc họp chuyên môn toàn trường đầu mỗi tháng. Kết quả cuối cùng sẽ được công khai sau khi Ban giám hiệu nhà trường có những điều chỉnh hợp lí trước những ý kiến phản hồi của cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
 2.3. Thực hiện triệt để sự công bằng.
 Để thực hiện triệt để sự công bằng, ngoài việc tổ chức đánh giá, xếp loại thi đua hàng tháng một cách chặt chẽ, nhà trường còn gắn xếp loại thi đua với quyền lợi vật chất, với khen thưởng. Từ đầu năm, nhà trường đã quán triệt rõ quan điểm: Ai làm tốt sẽ được tuyên dương, khen thưởng, vinh danh; ai làm không tốt sẽ bị nhắc nhở, phê bình kịp thời. Và để tìm ra các nhân tố điển hình tiên tiến trong tập thể, nhà trường đã liên tục tổ chức các phong trào thi đua trong suốt năm học. Sau mỗi phong trào thi đua, đều tổ chức sơ kết, khen thưởng. Khen thưởng từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước, nguồn tự có của nhà trường, nguồn xã hội hóa,Tổ chức khen thưởng bằng nhiều hình thức: Tiền mặt, hiện vật, nghỉ tết trước,
	Luôn luôn quán triệt rõ và thực hiện triệt để quan điểm: Ai làm nhiều, làm tốt sẽ được hưởng nhiều; ai làm ít, không hiệu quả sẽ được hưởng ít. Căn cứ vào hiệu quả công việc, vào mức độ thi đua đạt được, vào sự cống hiến của từng cá nhân đối với nhà trường, nhà trường định ra các mức thu nhập tăng thêm chi trả cho cán bộ, giáo viên, nhân viên vào cuối năm. Do vậy mà việc chi trả thu nhập tăng thêm có sự chênh lệch theo 4 mức: Mức 1 (loại tốt); mức 2 (loại khá); mức 3 (loại trung bình); mức 4 (loại kém). Riêng mức 4 (loại kém) sẽ không được chi trả thu nhập tăng thêm do không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 Hiệu quả công việc của mỗi cá nhân cũng được coi là căn cứ quan trọng để xét đề nghị tăng lương trước thời hạn. Hàng năm, nhà trường rất chú trọng đến vấn đề này, coi đó là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực làm việc.
Trong công tác thi đua, để thực hiện sự công bằng một cách thực chất, nhà trường chủ trương không chú trọng hình thức mà tập trung vào chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động. Cụ thể, đối với lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể căn cứ vào hiệu quả công việc của lĩnh vực cá nhân phụ trách; đối với giáo viên căn cứ vào kết quả thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh, kết quả công tác chủ nhiệm, kết quả thi học sinh giỏi, thi máy tính cầm tay, thi nghiên cứu khoa học, kết quả đỗ tốt nghiệp, đại học, kết quả tham gia các giải TDTT, văn nghệ, các bài dự thi,Đối với nhân viên văn phòng, hiệu quả công việc chính là kết quả thực hiện nhiệm vụ mà cá nhân đó được giao. Chẳng hạn, với nhân viên thiết bị là hiệu quả công tác quản lí, khai thác, sử dụng thiết bị của nhà trường; nhân viên thư viện là hiệu quả công tác quản lí, khai thác thư viện trong điều kiện hiện tại.
 3. Xây dựng môi trường sư phạm hiện đại.
 3.1. Xây dựng tư tưởng, tác phong hiện đại.
	Cha ông ta thường nói: “Tư tưởng không thông, đeo bình tông không nổi”. Vì vậy, để xây dựng được môi trường sư phạm hiện đại, trước tiên cần xây dựng tư tưởng, tác phong hiện đại, dám mạnh dạn rũ bỏ cái cũ, lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và cả học sinh luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi, đổi mới, sáng tạo.
 Tư tưởng, tác phong hiện đại còn thể hiện ở tinh thần sẵn sàng hội nhập thế giới. Cần hiểu thuật ngữ “Hội nhập thế giới” một cách thông thoáng, cởi mở. Hội nhập với thế giới không nhất thiết phải đi ra nước ngoài để tìm hiểu, học hỏi, giao lưu, gặp gỡ trao đổi với các tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài. Điều qua trọng nhất trong hội nhập thế giới là học hỏi tinh thần của thời đại, học hỏi tư duy tiên tiến, hiện đại của nhân loại qua internet, sách báo, phim ảnh,
 Tư tưởng, tác phong hiện đại được thể hiện qua quan điểm giáo dục học sinh. Nhà trường đề ra phương châm giáo dục học sinh, cụ thể gồm những điểm sau:
1/ Tất cả mọi lực lượng, mọi thành phần cùng vào cuộc.
2/ Biết chia sẻ, biết lắng nghe, biết thấu hiểu, biết quan tâm.
3/ Hãy Sống và giúp người khác Sống có trách nhiệm, có mục đích, có lí tưởng, tránh sự vô cảm.
4/ Hãy tin tưởng ở sự hướng thiện của con người.
5/ Hãy tha thứ, nhân hậu, bao dung, vị tha.
Phương châm này được công khai, biến thành kim chỉ nam cho mọi hành động của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác giáo dục học sinh.
 	Xây dựng hệ thống các giá trị của nhà trường cũng là một trong những nội dung được nhà trường chú ý trong việc hướng tới xây dựng môi trường giáo dục hiện đại. Nhà trường đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống giá trị gồm sứ mạng, giá trị, tầm nhìn, văn hóa. Trong đó, sứ mệnh của nhà trường ưu tiên tập trung vào việc “Tạo dựng môi trường học tập nề nếp, kỷ cương; thu hút đông đảo học sinh”; Tầm nhìn của nhà trường trước hết hướng tới “ Là một trong những trường mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện”; Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường tập trung vào “Tình đoàn kết” và đặc điểm văn hóa nhà trường hướng tới “Sự đổi mới”.
 3.2. Một số hoạt động cụ thể.
 - Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học.
	 + Xây dựng kế hoạch cụ thể, kịp thời. Tổ chức triển khai nhanh chóng, hiệu quả các đề tài sáng tạo khoa học kĩ thuật. Chủ động trong việc triển khai lấy ý tưởng sáng tạo từ học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên.
 + Tích cực động viên cán bộ, giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học. Có cơ chế hỗ trợ tài chính đầu tư thiết bị, vật liệu; có cơ chế khen thưởng kịp thời.
 + Trong năm, cán bộ, giáo viên nhà trường đã tổ chức cho học sinh thực hiện một số hoạt động nghiên cứu như: Đề tài nghiên cứu xây dựng bếp sưởi đa năng không khói, đề tài nghiên cứu bếp tận dụng nhiệt, đề tài trồng rau theo phương pháp thủy canh, đề tài tận dụng ánh sáng tự nhiên qua hệ thống giếng trời, đèn Phi-lip-pin.
 - Xây dựng trang Website, phát triển mạng wifi.
	 + Mạng wifi được xây dựng từ trước đó được chú ý phát triển. Giáo viên chỉ cần mang máy tính xách tay lên trường, ngồi bất cứ chỗ nào cũng có thể kết nối internet làm việc, nhận thư điện tử, kế hoạch hoạt động qua email. Trong các cuộc họp, lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể thường xuyên đôn đốc, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực sử dụng mạng wifi khai thác thông tin, kiến thức qua mạng để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nhà trường, trong năm nhà trường đã xây dựng thành công trang website. Thông qua trang website, nhà trường từng bước quảng bá hình ảnh của mình. Để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tích cực truy cập, nhà trường chủ trương đưa các kế hoạch tuần tháng, kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu lên trang website; tích cực đưa các hình ảnh về hoạt động của nhà trường để học sinh, nhân dân nắm bắt.
 - Đèn chiếu sáng Phi-lip-pin, giếng trời.
 Nhà trường còn rất khó khăn, thiếu thốn: Hiện tại nhà trường vẫn còn 19 ngôi nhà gỗ ba gian sử dụng làm các lớp học của khối 10, 11 và hệ thống nhà bán trú cho học sinh. Thực hiện phương châm “cái khó làm ló cái khôn”, hiện đại hóa từ trong khó khăn, thiếu thốn, nhà trường đã tiến hành làm hệ thống giếng trời tăng cường chiếu sáng cho các lớp học gỗ trong những ngày mùa đông giá lạnh, trời mù, ít ánh sáng. Tại khu vực nhà bán trú học sinh, cũng do cấu tạo của hệ thống nhà gỗ bịt kín, rất tối, nhà trường đã chủ trương lắp đặt hệ thống đèn tự sáng Phi-lip-pin, cải thiện đáng kể độ chiếu sáng cho các phòng ở, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của học sinh bán trú.
 - Phát triển vườn keo tạo bóng mát.
Tiếp tục duy trì thành quả từ trước đó, nhà trường cho bổ sung, trồng dặm, phát triển hệ thống cây bóng mát, tận dụng những khoảng đất trống chưa sử dụng để trồng cây, đặc biệt là trồng keo. Đến hiện tại, nhà trường đã phát triển được hai vườn keo, vườn keo thứ nhất có khoảng 2.000 cây; vườn keo thứ hai hiện có khoảng 5.000 cây. Hệ thống vườn keo đã có tác dụng tốt trong việc điều hòa khí hậu, tạo bóng mát và cản gió trong khu vực sân trường. Đồng thời qua đó, có tác dụng giáo dục học sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống, sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên.
 - Phát triển vườn chè 12-7. 
Nhằm phát triển nhà trường theo hướng hiện đại song vẫn giữ được những nét bản sắc, truyền thống của người Việt, nhà trường chủ trương phát triển vườn chè xanh khoảng 2.000 cây. Giống chè xanh được chọn từ giống chè bản địa Lào Cai của công ty cung ứng chè giống Bắc Hà. Sau khi hoàn thành vườn chè xanh, nhà trường sẽ xây dựng văn hóa uống chè xanh trong nhà trường nhằm tạo nét bản sắc riêng, góp phần bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; xây dựng ý 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_buoc_dau_trong_viec_xay_dung_moi_truong_su.doc
  • docBia SKKN.doc
  • docĐơn đề nghị công nhận SK.doc
  • docTom tat SKKN.doc
  • rarTư liệu minh họa.rar