Với gia đình, giáo viên cần phản ánh tình hình học tập, tinh thần, thái độ của những học sinh có biểu hiện gặp khó khăn về đạo đức với phụ huynh kịp thời. Hình thức trao đổi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Nay công nghệ thông tin phát triển, hiện đại chúng ta có nhiều cách liên lạc với phụ huynh học sinh nhanh chóng, kịp thời có thể bằng tin nhắn, bằng cuộc gọi, hoặc mời phụ huynh đến trao đổi trực tiếp Tốt nhất, nếu có thể, giáo viên chủ nhiệm hãy đến thăm gia đình học sinh đó, gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ với phụ huynh về con em của họ. Cách làm này đem lai sự thuận lợi nhiều mặt và thể hiện đúng tinh thần giáo dục, cảm hóa bằng tình yêu thương hơn cả. Gia đình học sinh sẽ cảm nhận được sự tận tình của giáo viên; phụ huynh và học sinh sẽ thấy họ được tôn trọng, được quan tâm; giáo viên cũng có điều kiện để quan sát, hiểu sâu sát hoàn cảnh gia đình, nắm bắt cụ thể, đầy đủ hơn thông tin về học sinh. Đây là một trong những khâu quan trọng để thầy cô giáo chủ nhiệm hiểu rõ hơn nguyên nhân của vấn đề học sinh đang gặp phải.
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cũng cần linh hoạt tận dụng sự đóng góp ý kiến và cập nhật thông tin về học sinh cần được cảm hóa từ tập thể lớp chủ nhiệm, từ bạn bè học sinh đó và các giáo viên bộ môn hoặc từ nhân đân Giáo viên cũng cần sự kiểm tra, răn đe và động viên, tư vấn cho học sinh đó của các tổ chức trong nhà trường như Đoàn trường, Tổ tư vấn tâm lý học đường tất cả đều vào cuộc với tinh thần yêu thương, tôn trọng nhưng không dễ dãi, thỏa hiệp; Thực hiện phương châm giáo dục hiện nay là kỉ luật mềm, kỉ luật không nước mắt, kỉ luật bằng con tim.
Một minh chứng tiêu biểu cho biện pháp này qua việc tôi giáo dục và cảm hóa em Phạm Thu Mai lớp A6 K45 trường THPT Quỳnh Lưu 4. Khi Mai bỏ nhà đi theo nhóm phượt tôi đã đồng thời nhờ học sinh trong lớp cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm để có thể phán đoán lịch trình di chuyển, nơi ở và liên lạc được với Mai; liên tục cập nhật thông tin từ gia đình, báo cáo Ban giám hiệu, Tổ tư vấn tâm lí nhà trường để xin chỉ đạo phương án xử lí, và nghe ngóng tin tức từ nhân dân, công an. Sau 3 ngày liên lạc và tìm kiếm thì em Mai đã trở về và xin lỗi gia đình, cô giáo, tập thể lớp và xin được đi học trở lại.
iáo viên chủ nhiệm thực hiện công việc chủ động kịp thời, khoa học, bài bản. Vì vậy, hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn. Cách thức thực hiện: Lập bảng kế hoạch giáo dục học sinh gặp khó khăn về đạo đức của giáo viên chủ nhiệm. TT Danh sách HS Đặc điểm hiện tượng Phương pháp, biện pháp GD Thời gian thực hiện Nhận xét, đánh giá mức độ chuyển biến của HS Dự kiến kết quả (GV ghi tên HS gặp khó khăn về đạo đức) - Vô lễ, trốn học, đánh nhau, nghiện game( Tùy vào từng trường hợp HS cụ thể) - Quan sát; - Lắng nghe; - Kết nối, chia sẻ; - Phản hồi; - Hướng dẫn, trải nghiệm( Tùy vào từng biểu hiện khó khăn của HS để GV vận dụng PP GD phù hợp) - Trong tất cả các tháng của năm học (Tuy nhiên phụ thuộc vào thời gian xuất hiện hiện tượng ở HS) - Sa sút - Đã có biểu hiện tiến bộ - Tiến bộ hoạc tiến bộ nhanh - Về Học lực Về Hạnh kiểm - Thành tích, danh hiệu.. - Phẩm chất, năng lực 2.3.2 Các biện pháp giáo dục Trong quá trình giáo dục, cảm hóa học sinh tôi đã vận dụng kết hợp, linh hoạt các biện pháp với tiến trình như sau: 2.3.2.1: Quan sát và thu thập thông tin Mục đích Quan sát, theo dõi là để thấy rõ biểu hiện, diễn biến tâm lí, thái độ, hành vi của học sinh một cách tường tận, cụ thể. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm thu thập thông tin từ nhiều kênh để nắm bắt tình hình học sinh cần giáo dục một cách toàn toàn diện, sâu sắc về các mặt: hoàn cảnh gia đình, tâm lí và các mối quan hệ của học sinh đó. Từ đó để giáo viên lên kế hoach và định hướng phương pháp giáo dục phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Cách thức thực hiện Khi thấy học sinh có biểu hiện bất thường về tinh thần, thái độ hay hành vi giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, chú ý nắm bắt kịp thời tình hình các em đó. Đối với hiện tượng học sinh vắng học: Để quản lí sỹ số, rèn luện ý thức chuyên cần, tính kỉ luật cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm định hướng tập thể lớp đưa vào quy chế nội bộ quy định học sinh vắng học phải có ý kiến xin phép của học sinh và báo báo của phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm.Vì thế, học sinh vắng học buổi nào với lí do gì hay không có lí do giáo viên đều phải tìm hiểu kĩ và xác minh thông tin bằng việc hỏi thăm những học sinh khác là người ở gần nhà, hoặc hay chơi cùng với em đó. Sau đó giáo viên gọi điện thoại cho học sinh vắng học đồng thời gọi luôn cho người thân (phụ huynh) ngay trong buổi học đó để đối chiếu, xác minh sự trung thực của học sinh và tính chính xác của thông tin mà giáo viên cần biết. Đối với biểu hiện về ý thức và kết quả học tập sa sút: Giáo viên nắm tình hình qua kết quả theo dõi, nhận xét về học sinh đó hàng tuần của tổ trưởng, ban cán sự, ban chấp hành kết hợp gặp riêng học sinh để nói chuyện, chia sẻ, tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, qua ý kiến phản hồi của các giáo viên bộ môn. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi kịp thời những biểu hiện sa sút của học sinh với phụ huynh, lắng nghe ý kiến chia sẻ từ họ vì cha mẹ luôn là người sao sát và gần gũi , có trách nhiệm với các em hơn cả. Có khi, giáo viên chủ nhiệm phải chịu khó đến trực tiếp những địa điểm ngoài nhà trường để bí mật theo dõi hoạt động của các em kể cả trong và ngoài thời gian học tập theo quy định. Ví dụ, giáo viên vào quán internet nơi học sinh đó hay đến chơi để theo dõi, nắm thông tin về thời gian, trò chơi, số tiền, cách thức chơi của học sinh đó Đối với học sinh có hành vi bạo lực, gây gổ với bạn bè .ngoài việc nói chuyện riêng, gặp phụ huynh, giáo viên cũng yêu cầu học sinh viết bản tường trình sự việc một cách trung thực (có đối chiếu với thông tin từ nhân chứng và người trong cuộc). Như vậy cùng với quan sát là lắng nghe, giáo viên có thể thu thập thông tin từ nhiều kênh: bản thân học sinh tự chia sẻ, từ bạn bè học sinh đó, từ gia đình, từ hội phụ huynh, từ thầy cô giáo bộ môn, từ các tổ chức của nhà trường và từ nhân dân.Tùy theo mức độ biểu hiện của học sinh, giáo viên sẽ chắt lọc và kiểm chứng thông tin cần thiết, quan trọng. 2.3.2.2. Vận dụng kết hợp, linh hoạt nhiều phương pháp giáo dục Mục đích Vận dụng kết hợp nhiều biện pháp giáo dục nhằm mục đích tạo tính linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình giáo dục. Đó cũng là cách để người giáo viên lựa chọn biện pháp giáo dục nào là phù hợp hơn cả với từng đối tượng học sinh.Từ đó tạo cho học sinh cảm giác nhẹ nhàng, giáo viên dễ tác động đến tình cảm và nhận thức của các em. Cách thức thực hiện Mỗi trường hợp học sinh gặp khó khăn về đạo đức, lối sống thầy cô giáo cần có cách thức vận dụng phương pháp giáo dục phù hợp, linh hoạt. Một số phương pháp tôi đã vận dụng kết hợp trong quá trình giáo dục và cảm hóa học sinh như: lắng nghe, đặt câu hỏi, chia sẻ, phản hồi, định hướng, phân tích, chứng minh; đối chiếu, liên hệ; trải nghiệm, vận dụng; các hình thức thể hiện thông điệp, bài học bằng lời nói, việc làm hay chuyện kể, sinh hoạt câu lạc bộ Học sinh có cá tính mạnh, có thái độ bất cần thì cần mềm dẻo, nhẹ nhàng, khơi gợi. Học sinh có hành vi bồng bột nhưng vẫn sợ bị xử phạt hay bị kỉ luật thì giáo viên có thể yêu cầu viết bản tự kiểm điểm, răn đe bằng quy chế của lớp và nhà trườngCó những trường hợp giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp nói chuyện với học sinh đang có vấn đề về đạo đức mà gián tiếp gửi thông điệp qua bạn học của em đó hay qua một vài câu chuyện từ thực tế có sự gần gũi, giống với hoàn cảnh và tâm lí của học sinh. Có những học sinh cần lời khuyên, giải pháp trong một tình huống khó khăn; có học sinh lại cần một điểm tựa tinh thần trong lúc chán nản, bi quan và áp lực..; có học sinh “sai đường, lạc lối” cần một sự dìu dắt, định hướng đúng đắn. Như vậy, giáo viên cần hiểu đặc điểm tâm lí, tính cách và hoàn cảnh từng học sinh thì công tác giáo dục, cảm hóa các em mới thuận lợi. Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm lớp tìm cách xử lí linh hoạt trong từng hoàn cảnh, từng đối tượng trên tinh thần cốt lõi vẫn là “uốn nắn trong sự chia sẻ, động viên và trao gửi yêu thương” với phương châm “lạt mềm buộc chặt”. Ảnh tin nhắn của Mai với GVCN nói về sự việc của My lớp A6 K.2019-2022 (Giáo viên chủ nhiệm gián tiếp hỗ trợ, dìu dắt học sinh gặp khó khăn về đạo đức, lối sống) 2.3.2.3. Giáo dục bằng tình yêu thương và sự tôn trọng Mục đích: Giáo dục bằng tình yêu thương và sự tôn trọng mục đích là tạo sợi dây gắn kết giữa thầy cô với học sinh băng tình cảm. Đó là sự thân thiện, thấu hiểu và tin yêu. Vì ở đây, nhà giáo dục không chỉ giáo dục mà còn cảm hóa. Chính tình cảm yêu thương, sự chân thành, nhiệt tâm của thầy cô giáo là nguồn năng lượng tích cực để sưởi ấm trái tim, tâm hồn, nhen nhóm và thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết ở học sinh. Đồng thời thầy cô cũng khơi dậy được bản tính thiện lương, nhận thức về lẽ phải, về lòng tốt, lòng nhân ái ở các em. Từ đó giúp các em tự giác ngộ để bước ra khỏi những sai lầm, tự biết cách bảo vệ bản thân và từng bước hoàn thiện nhân cách. Cách thức thực hiện Chủ nhiệm lớp là một công việc đặc thù bởi ngoài truyền dạy kiến thức người giáo viên chủ nhiệm phải là người cha, người mẹ, người bạn để có thể kết nối và chia sẻ với học trò. Hơn thế, người giáo viên chủ nhiệm cũng là người phải thực sự tâm huyết yêu nghề, yêu người và có tình người để thực hiện được trọng trách cao cả là “dạy học sinh làm người, thành một công dân có ích cho xã hội”. Vì vậy, giáo dục, cảm hóa học sinh bằng tình yêu thương và sự tôn trọng là biện pháp quan trọng nhất trong quá trình giáo dục và cảm hóa học sinh. Những học sinh gặp khó khăn về đạo đức thường có những chấn động tâm lí hoặc là tổn thương tâm hồn, hoặc rung động giới tính, hoặc bị kích động mạnh về tinh thần và thể xác dễ dẫn đến những hành vi lệch chuẩn. Bởi vậy, con đường để giúp đỡ các em nhanh nhất chính là con đường tình cảm, là tiếng nói của con tim. Để vận dụng biện pháp này hiệu quả, qua thực tế công tác chủ nhiệm tôi đã thực hiện như sau: Thứ nhất: giáo viên cần gieo được niềm tin yêu trong lòng học sinh đề các em “mở lòng”. Đây là nút thắt khó khăn và quan trọng nhất trong quá trình giáo dục bằng tình yêu thương. Làm thế nào để gieo được niềm tin tưởng và yêu thương trong lòng học trò? Điều giản dị như vậy nhưng chưa hẳn giáo viên nào cũng làm được. Vì thực tế, dù không nhiều nhưng chúng ta vẫn thấy hiện tượng thầy cô cư xử chưa hợp lí dẫn đến học sinh có phản ứng cực đoan như bất mãn, chống đối, văng tục...để phản ứng lại, thậm chí có giáo viên còn dùng bạo lực để giải quyết vấn đề khi các em phạm lỗi. Khi giải quyết vấn đề không khéo, vận dụng biện pháp không phù hợp thì hoạt động giáo dục của chúng ta lại trở thành phản giáo dục. Thầy cô giáo cần có thái độ thân thiện, hòa nhã, luôn biết quan tâm và gần gũi học sinh, xử lí mọi vấn đề trước tập thể công tâm, hợp tình hợp lí. Để học sinh hợp tác và nhận ra thiện chí của thầy cô, giáo viên cần sắp xếp thời gian, địa điểm hợp lí để có cuộc nói chuyện, chia sẻ riêng với với học sinh đang cần được tư vấn, hỗ trợ về tâm lí, đạo đức. Để học sinh “mở lòng”, trước khi đi vào vấn đề chính, giáo viên nên đặt một số câu hỏi đơn giản về bạn bè, lớp học, về bố mẹ của các em; hay những câu hỏi khơi gọi về sở thích, mong muốn hay tâm tư của các emđể tạo sự gần gũi, thân mật. Đến khi đi vào vấn đề trọng tâm, giáo viên nên dựa vào trạng thái tâm lí, ý trong lời của các em để lựa lời, khơi gợi vấn đề bằng những câu hỏi vừa đủ mức độ thành thực, vừa tế nhị, tinh tế và vừa tình cảm. Từ câu chuyện, học sinh có cảm nhận mình được yêu thương, bảo bọc, cảm thông. Giáo viên tuyệt đối cấm kỵ dùng lời lẽ mỉa mai, xỉa xói, mắng mỏ trò. Khi học sinh đã nói ra những tâm tư, ý nghĩ, đã bộc lộ tình cảm, thái độ về những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình thì giáo viên cần chú ý lắng nghe với tinh thần và mong muốn chia sẻ khó khăn cùng em ấy. Có như vậy, các em mới tìm thấy ở thầy cô một điểm tựa tinh thần, là người đủ thấu cảm để tin cậy và chia sẻ. Đến lúc, các em sẽ tự bộc lộ và có mong muốn được được trải lòng ngay trong lúc các em đang cảm thấy cô đơn hoặc hoài nghi mà phải “đóng kín cánh cửa lòng” mình như vậy. Một số dẫn chứng từ thực tế công tác chủ nhiệm của bản thân, tôi xin được chia sẻ câu chuyện của em Trần Quốc Tuấn (Lớp A6 K2016-
Tài liệu đính kèm: