Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do nghiên cứu

Hoạt động chuyên môn trong trường phổ thông nói chung, trường Trung

học cơ sở (THCS) nói riêng là hoạt động quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục

của nhà trường. Muốn có hoạt động chuyên môn tốt thì yếu tố quyết định là công

tác quản lý chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn cần phải có kế hoạch và hiệu

quả. Tuy nhiên, đây là một nội dung quản lý còn chưa được sự quan tâm đầy đủ

của các chủ thể quản lý ở các trường THCS.

Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS phản ánh các mặt hoạt động

chuyên môn và qui định chất lượng dạy học cũng như các mặt hoạt động giáo dục

khác của nhà trường. Chính vì vậy, hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động của

tổ chuyên môn đã được qui định trong điều lệ trường trung học do Bộ GD&ĐT

ban hành. Qui định này được Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục chỉ đạo các trường

phổ thông thực hiện một cách triệt để.

Với từng trường THCS, Ban Giám hiệu trường THCS chỉ đạo, quản lý hoạt động

tổ chuyên môn nhằm quản lý giáo viên nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện

kế hoạch giảng dạy, năng lực sư phạm của giáo viên trong phạm vi từng tổ chuyên

môn.

Về nguyên tắc, việc nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong các

trường sẽ phát huy tinh thần nỗ lực sáng tạo của giáo viên trong tập thể sư phạm,

tính đoàn kết nội bộ, năng lực điều hành hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn

cũng được phát huy, đồng thời tạo một động lực thôi thúc giáo viên trong các tổ

chuyên môn phát huy nhiều sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giảng

dạy và giáo dục.

Mặt khác, tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc góp phần bồi

dưỡng đội ngũ giáo viên tại chỗ thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi rút kinh

nghiệm các tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng để nâng cao chất

lượng dạy và học của trường.

pdf 29 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 755Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải pháp thực thi và hiệu quả đưa hoạt 
động tổ chuyên môn đạt được những mục tiêu mà nhà trường giao cho. 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 
Từ những vấn đề lý luận liên quan đến khái niệm tổ chuyên môn, hoạt động 
tổ chuyên môn, quản lý tổ chuyên môn trong trường THCS, các yếu tố ảnh hưởng 
đến công tác quản lí tổ chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn là sự phản ánh đầy 
đủ và khá cụ thể về vị trí tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong nhà trường 
THCS trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường. Từ đó, Ban giám 
hiệu nhà trường cần có biện pháp quản lý thích hợp đối với tổ trưởng chuyên môn, 
đối với các tổ chuyên môn cho phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản 
lý nhà trường. 
Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS 
Chu Thị Lý- trường THCS Thái Thịnh-Đống Đa-Hà Nội 11 
Chương 2. 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
I.Thực trạng của vấn đề: 
1. Thực trạng tình hình vấn đề cần nghiên cứu: 
 Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ 
chuyên môn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chuyên môn có nề nếp, nội dung sinh 
hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và 
nhiệm vụ năm học; tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện 
nhiệm vụ giảng dạy của GV, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập 
của HS từng bước được nâng lên. Ngược lại, trường nào công tác quản lí thiếu 
khoa học, buông lỏng quản lí việc sinh hoạt tổ chuyên môn thì việc sinh hoạt tổ 
chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ sài, không thu hút 
được GV, nề nếp và chất lượng ở trường đó không cao. 
 Một GV phải thực hiện 19 tiết dạy/tuần, đối với GV làm công tác chủ nhiệm 
thì có lẽ thời gian dành cho HS còn nhiều hơn thế. Để hoàn thành được phân công 
lao động sư phạm theo quy định GV cần phải đầu tư để soạn bài, chấm bài, chuẩn 
bị phương tiện thiết bị dạy học và làm công tác chủ nhiệm và các công việc 
khác. chiếm rất nhiều thời gian. Làm thế nào để GV hào hứng tham gia sinh hoạt 
tổ chuyên môn là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn 
trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung. 
Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của GV, làm cho 
GV thấy cần phải tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt chuyên môn. 
 Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần, nhưng thực tế có 
những nơi không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng 
dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn không 
được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến 
thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của GV và người phải chịu 
thiệt thòi chính là HS. 
Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS 
Chu Thị Lý- trường THCS Thái Thịnh-Đống Đa-Hà Nội 12 
2 Thực trạng đội ngũ giáo viên và việc sinh hoạt chuyên môn ở trường THCS 
Thái Thịnh 
a. Thuận lợi: 
 Năm học 2013 - 2014, trường THCS Thái Thịnh có 5 tổ chuyên môn, với số 
lượng GV được phân bố cụ thể như sau: 
TT TỔ CHUYÊN MÔN SỐ LƯỢNG NỮ 
TRÌNH ĐỘ 
Trên chuẩn Chuẩn 
1 VĂN - SỬ- GDCD 14 13 7 7 
2 TOÁN-LÍ- TIN- CÔNG NGHỆ 16 13 9 7 
3 NGOẠI NGỮ (ANH) 6 6 4 2 
4 SINH - HÓA - ĐỊA 7 6 6 1 
5 NHẠC-HỌA-THỂ DỤC 7 5 5 2 
Nhìn chung, đội ngũ GV nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo 
đức tốt, có uy tín với HS và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có 
khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
- Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nề nếp, chất 
lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. 
- Luôn luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của BGH trong mọi hoạt động dạy và 
học cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. 
- GV trong tổ tham dự tốt các sinh hoạt chuyên môn và cập nhật thông tin hằng 
ngày qua bảng kế hoạch của tổ, của chuyên môn và nhà trường. 
- Các trang thiết bị được đầu tư, trang bị khá đầy đủ, đồ dùng dạyhọc được bổ 
sung hàng năm ( mua theo đề nghị của tổ nhóm CM, bổ sung đồ dung dạy học tự 
làm..) 
b. Khó khăn: 
Tuy vậy, cũng như một số trường khác, vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên 
môn và sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau: 
 - Chưa thể hiện đổi mới quản lí trong việc phân cấp, phân quyền làm cho 
giáo viên khó thực hiện công việc. 
Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS 
Chu Thị Lý- trường THCS Thái Thịnh-Đống Đa-Hà Nội 13 
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình 
cũng như GV bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công 
nhiệm vụ cho GV theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực 
hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất 
lượng sinh hoạt chuyên môn. 
 - Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thật phong phú, hình thức còn đơn 
điệu, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo 
gỡ những khó khăn cho GV trong tổ. 
 - Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, GV ít phát biểu ý 
kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. 
 - Trình độ của đội ngũ GV chưa thật đồng đều, nhiều giáo viên trẻ còn thiếu 
kinh nghiệm đứng lớp và nghiệp vụ sư phạm 
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học tuy đã được BGH tham mưu mua sắm kịp 
thời song vẫn chưa đồng bộ, nhiều trang thiết bị đã xuống cấp không có khả năng 
sử dụng, 
II. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề: 
1.Lập kế hoạch chỉ đạo: 
a. Nhà trường lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và 
các quy chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn 
bản này đến cán bộ, GV một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác; 
- Đối với các văn bản về quy chế chuyên môn do Hiệu phó chuyên môn 
triển khai cho tất cả GV trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường; đối với 
các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể, do tổ trưởng chuyên 
môn triển khai thực hiện trong các buổi sinh hoạt tổ . 
- Ngoài ra trong phòng hội đồng, các phòng thiết bị. chọn một chỗ thuận 
lợi để niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản 
chuyên môn mới để cán bộ, GV tiện theo dõi học tập và thực hiện. 
Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS 
Chu Thị Lý- trường THCS Thái Thịnh-Đống Đa-Hà Nội 14 
b. Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên 
môn chung toàn trường trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, 
dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn sinh hoạt; 
Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ 
động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học 
tập các chuyên đề giảng dạy, phân công GV thao giảng minh hoạ chuyên đề, ... Do 
có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá 
tốt. 
2. Tổ chức thực hiện việc chỉ đạo, giám sát về cách thức tổ chức và thời gian 
sinh hoạt nhóm chuyên môn. 
a. Về cách thức tổ chức nhóm chuyên môn 
Trong các trường THCS, các giáo viên ngoài sinh hoạt chuyên môn theo các 
tổ (Tự nhiên và Xã hội) như quy định trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường 
phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT 
ngày 28/3/2011 của Bộ GDĐT còn phải tham gia sinh hoạt nhóm chuyên môn 
(thời gian do trường THCS quy định nhưng không được vượt quá 02 lần/ 01 
tháng). Nhóm chuyên môn trong trường THCS Thái Thịnh được phân theo khối 
lớp từ lớp 6 đến lớp 9. 
b. Về thời gian sinh hoạt nhóm chuyên môn 
Ngoài thời gian sinh hoạt chuyên môn theo tổ (Tự nhiên và Xã hội) theo quy 
định trong Điều lệ là 02 (hoặc 4) tuần/01 lần, tùy theo tình hình cụ thể của từng tổ 
(Đối với những tổ nào không có sự thay đổi về nhân sự so với năm học trước, có 
thể sinh hoạt 01 tháng/01lần ), theo quy định, các nhóm chuyên môn thực hiện sinh 
hoạt tại nhóm thêm một 01 tháng/01 lần. 
Giáo viên THCS hầu hết phải sinh hoạt tại hai nhóm, vì vậy, BGH đã lưu ý 
đến vấn đề xếp lịch sinh hoạt nhóm sao cho thời gian sinh hoạt không bị trùng lặp. 
3 Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ (nhóm) 
3.1 Tổ chức các chuyên đề chuyên môn 
- Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề cần 
tập trung vào những vấn đề như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ 
năng bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy 
học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng học sinh giỏi, 
phụ đạo học sinh yếu... Hạn chế những chuyên đề nặng về lý luận, khó triển khai 
trong thực tế. 
Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS 
Chu Thị Lý- trường THCS Thái Thịnh-Đống Đa-Hà Nội 15 
- Việc triển khai tổ chức các chuyên đề, các tổ phải lập kế hoạch ngay từ đầu 
năm học, được tổ chức, được kiểm tra, đánh giá thì mới có chất lượng và hiệu quả 
tốt. Trong một năm học cần cơ cấu hợp lý các mảng đề tài, mỗi giáo viên chỉ nên 
đảm trách một chuyên đề, phân bổ thời gian phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà 
trường. 
- Trong năm học, trường được phân công tổ chức 1 đến 2 chuyên đề cấp 
Quận. 
Quy trình triển khai chuyên đề như sau: 
a) Lựa chọn nội dung làm chuyên đề; lựa chọn người hoặc bộ phận thực hiện 
chuyên đề; lập kế hoạch thực hiện chuyên đề. 
b) Thực hiện chuyên đề 
+ Bước 1. Báo cáo nội dung chuyên đề 
- Báo cáo nội dung chuyên đề trong tổ (nhóm) chuyên môn. 
Nêu rõ được lý do chọn chuyên đề (Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, thể 
hiện việc lựa chọn chuyên đề là đúng). 
Tên chuyên đề phải tường minh, thể hiện rõ vấn đề nghiên cứu, đúc rút hoặc 
áp dụng kinh nghiệm. Khuyến khích chuyên đề áp dụng kinh nghiệm hoặc công 
trình nghiên cứu (CTNC )- Chú ý phải ghi rõ: Áp dụng kinh nghiệm, CTNC nào? 
Tên, địa chỉ của tác giả? Tài liệu đã đăng tải kinh nghiệm hoặc CTNC đó? 
Thể hiện được mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu, đúc rút kinh 
nghiệm hoặc áp dụng CTNC, kinh nghiệm (không nhất thiết phải kết cấu thành 
mục riêng). 
- Tổ (nhóm) chuyên môn tổ chức thảo luận, góp ý kiến để thống nhất nội 
dung thực hiện. 
+ Bước 2. Dạy thực nghiệm 
Chú ý khi rút kinh nghiệm giờ dạy phải bám sát vào nội dung chuyên đề để 
nhận xét, đánh giá, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết. 
+ Bước 3. Hưởng ứng chuyên đề (triển khai dạy đại trà) 
Chú ý việc rút kinh nghiệm các tiết hưởng ứng cũng phải bám sát vào nội 
dung chuyên đề để có kết luận cần thiết về hiệu quả áp dụng. 
+ Bước 4. Tổng kết chuyên đề 
- Đánh giá (nêu ưu, nhược điểm trong việc vận dụng). 
- Kết quả các tiết hưởng ứng chuyên đề (có thể làm bảng thống kê). 
- Bài học kinh nghiệm (những vấn đề về học sinh, giáo viên; vấn đề đối với 
tổ, nhóm chuyên môn, nhà trường, phòng giáo dục ...). 
Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS 
Chu Thị Lý- trường THCS Thái Thịnh-Đống Đa-Hà Nội 16 
c) Hoàn thiện chuyên đề (Nội dung chuyên đề được in sao để cho toàn thể 
giáo viên trong tổ áp dụng và lưu hồ sơ sử dụng nhiều năm). 
Việc tổ chức các chuyên đề thường xuyên, theo đúng quy trình quy định 
trong nhiều năm tại trường THCS Thái Thịnh đã tạo được phong trào chuyên môn 
sôi nổi, giải quyết tốt được một số vấn đề cụ thể của các tổ chuyên môn. Nhiều 
chuyên đề được triển khai không chỉ trong tổ nhóm mà áp dụng trong toàn trường 
đạt kết quả tốt. Ví dụ: Chuyên đề Ứng dụng CNTT trong giảng dạy của tổ Toán, 
CĐ Cách thức trình bày bảng kết hợp với sử dụng màn hình máy chiếu trong 
giảng dạy của tổ Văn-Sử 
3.2. Rèn luyện kỹ năng sư phạm của giáo viên 
Kỹ năng sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ dạy. 
Trong các buổi sinh hoạt tổ có thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữa những tồn 
tại, những nhược điểm như phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, trình bày bảng 
của giáo viên, v.v. Hoạt động này nhằm hoàn thiện kỹ năng sư phạm của nhiều 
giáo viên: 
Ví dụ: phong cách lên lớp; ngôn ngữ (nói và viết); ứng dụng CNTT, trình 
chiếu trong dạy học; trình bày bảng cùng với trình chiếu.... Ngoài ra, kỹ năng phối 
hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp; chính khóa và 
ngoại khóa, tham quan thực tế ...; tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học; tự 
làm đồ dùng dạy học; thống nhất mức độ ứng dụng CNTT trong từng tiết dạy theo 
yêu cầu từng bài giảng cũng là các nội dung sinh hoạt tổ, nhóm nhằm rèn luyện kỹ 
năng sư phạm của giáo viên. 
3.3 Tổ chức các tiết dự giờ, hội giảng 
- Dự giờ là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển chuyên môn của mỗi 
giáo viên. Dự giờ sẽ giúp cho giáo viên được dự giờ chủ động, tích cực hơn trong 
bài giảng của mình. Việc dự giờ giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh 
nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp, thông qua việc xử lí tình huống của đồng 
nghiệp, giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy... 
Bởi vậy, ngoài mục đích đánh giá năng lực của giáo viên thì điều quan trọng là các 
tổ, nhóm cần tổ chức tốt việc góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, về 
kiến thức, về phong cách lên lớp, về tổ chức lớp học. 
- Tổ chuyên môn cần tăng cường quản lý, định hướng tổ chức dự giờ, giảng 
coi đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy ... Tổ chức thao 
giảng phải có ít nhất 2/3 thành viên của tổ, nhóm tham dự, phải có mục tiêu, rút ra 
được những kinh nghiệm. Dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy là việc làm 
thường xuyên của tổ chuyên môn. Nếu được tổ chức tốt sẽ xóa bỏ được tình trạng 
còn có giáo viên chưa tự giác, tích cực dự giờ đồng nghiệp hoặc tâm lí cho rằng đi 
dự giờ là kiểm tra tiết dạy của giáo viên. Cần tránh dự giờ để đối phó nhằm đạt chỉ 
tiêu số lượng theo quy định. Nên tăng cường các tiết dạy mẫu và quan tâm dự giờ 
các tiết ôn tập, trả bài cho học sinh. 
Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS 
Chu Thị Lý- trường THCS Thái Thịnh-Đống Đa-Hà Nội 17 
- Đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình với tinh 
thần giúp nhau cùng tiến bộ.Tại trường THCS Thái Thịnh, khi dự giờ , BGH đặc 
biệt quan tâm đến việc đánh giá rút kinh nghiệm sau giờ dạy. Phải đánh giá thực 
chất, nêu ra được những điểm mạnh, những hạn chế của người dạy về kiến thức, kỹ 
năng, thái độ, về nội dung, phương pháp, phong cách. Cần phê phán lối dạy đọc 
chép, dạy chay trong khi có và cần sử dụng đồ dùng dạy học. Đối với những tiết 
học mà giáo viên gặp nhiều khó khăn thì cần trao đổi kỹ, có thể tổ chức cho một 
giáo viên có kinh nghiệm trong nhóm dạy mẫu tiết đó để cùng nhau học hỏi. Các 
giờ dự phải được xếp loại và lưu lại ý kiến cũng như kết quả xết loại; đối với tiết 
dạy được thanh tra hoặc dùng để xếp loại giáo viên cần lưu cả phiếu đánh giá giờ 
dạy. 
3.4. Tổ chức tiết dạy ôn tập có hiệu quả 
- Dạy tiết ôn tập có chất lượng là điều không dễ. Có ý kiến cho là không 
khó, bởi vì họ cho rằng học sinh đã có sẵn các kiến thức đã học, giáo viên chỉ việc 
hệ thống lại dưới hình thức các bảng biểu hay sơ đồ. Thế nhưng, dạy tiết ôn tập 
làm sao để không lặp lại những gì đã giảng ở các bài học trước một cách máy móc, 
dễ gây nhàm chán cho học sinh và cho cả chính bản thân giáo viên; làm sao để học 
sinh học tiết ôn tập một cách tích cực và sôi nổi và đạt kết quả tốt. Mục tiêu của 
các bài ôn tập nói chung là vừa củng cố các kiến thức đã học của một chương hay 
một phần nào đó, vừa mở rộng, nâng cao, so sánh đối chiếu với các kiến thức có 
liên quan, vừa góp phần bồi dưỡng một số kỹ năng nhất định cho học sinh. 
- Bởi vậy, tổ chức tiết dạy ôn tập có hiệu quả cũng là vấn đề tổ chuyên môn 
cần thảo luận, bàn bạc để chọn cách ôn tập phù hợp cho từng chương, từng phần, 
phù hợp với mục tiêu của bài ôn tập cũng như phù hợp với các đối tượng học sinh 
của lớp. Cần tránh dạy tiết ôn tập như là một tiết dạy lại, nhàm chán, hiệu quả thấp, 
ít tác dụng. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn cần thống nhất về nội dung, phương 
pháp, thời lượng ôn tập. Yêu cầu của tiết ôn tập là hệ thống được kiến thức trong 
phần ôn tập, có thể nâng cao, mở rộng tùy mục đích, đối tượng ôn tập, rèn luyện 
được kỹ năng cần thiết cho học sinh; bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ 
GD&ĐT đã ban hành. 
4. Nâng cao vai trò tổ chức của Tổ trưởng – Nhóm trưởng chuyên môn 
Để công tác sinh hoạt chuyên môn đạt chất lượng, các tổ trưởng - nhóm 
trưởng chuyên môn khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của giáo viên. Yêu 
cầu tất cả các giáo viên trong tổ tham gia vào sinh hoạt chuyên môn, cùng phối hợp 
khi soạn bài, thực hiện bài học minh họa, khi ôn tập, khi ra đề kiểm tra và sinh hoạt 
chuyên môn theo chuyên đề, phát huy tốt vai trò của giáo viên cốt cán, từ đó thúc 
đẩy công tác chuyên môn tốt hơn. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phải được 
chuẩn bị chu đáo trước. 
Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, tổ trưởng - nhóm trưởng 
chuyên môn cần phải chủ động tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn sao cho có chất 
lượng hiệu quả. 
Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS 
Chu Thị Lý- trường THCS Thái Thịnh-Đống Đa-Hà Nội 18 
4.1. Đối với Tổ trưởng chuyên môn: 
- Thực hiện sinh hoạt đúng thời gian quy định của Điều lệ trường phổ thông 
(02 tuần/01 lần). 
- Ngay từ đầu năm học, tổ trưởng phải bám sát kế hoạch chung của nhà 
trường, kế hoạch về chuyên môn để xây dựng kế hoạch sinh hoạt của tổ. 
- Tổ trưởng là người quán xuyến toàn bộ công việc của tổ, nắm bắt những 
công việc đã làm để nhận xét, đánh giá được về những mặt mạnh, mặt yếu, rút ra 
những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo của tổ. Sau đó, tổ trưởng đưa ra dự thảo 
kế hoạch hoạt động của tổ mình (dựa trên kế hoạch của nhà trường, của bộ phận 
chuyên môn, đoàn thể...). 
- Trong quá trình sinh hoạt, tổ trưởng yêu cầu các tổ viên chú ý lắng nghe, 
ghi chép vào sổ công tác những nội dung công việc cần phải làm, sau đó tham gia 
ý kiến xây dựng (yêu cầu ít nhất mỗi tổ viên phải tham gia một ý kiến, tránh tình 
trạng làm việc riêng trong lúc họp). Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ 
trưởng kết luận, lấy ý kiến thống nhất và đưa vào thành nghị quyết của tổ để thực 
hiện. 
- Trong quá trình tổ trưởng nhận xét, đánh giá phải hợp tình hợp lý, tôn 
trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. 
- Tổ trưởng khi phân công chuyên môn (ngay từ đầu năm học hoặc mỗi lần 
thay đổi về chuyên môn) phải nghiên cứu, xem xét năng lực, chuyên môn, hoàn 
cảnh của từng thành viên để bố trí sắp xếp phù hợp. Phải biết khơi dậy lòng nhiệt 
tình, biết khích lệ động viên các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ. 
- Tổ trưởng phải là người đóng vai trò trung tâm, xây dựng mối đoàn kết, 
thương yêu nhau, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết lắng nghe ý 
kiến góp ý của tổ viên. 
4.2. Đối với Nhóm trưởng chuyên môn 
Sinh hoạt nhóm chuyên môn là một hoạt động không thể thiếu được của một 
nhóm chuyên môn. Tại trường THCS Thái Thịnh, nhóm chuyên môn một tháng 
sinh hoạt định kỳ một lần. 
- Nhóm trưởng phải dựa trên kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch của 
nhóm từ trước, tránh tình trạng đến lúc họp mới đưa nội dung như vậy sẽ bị động, 
không đảm bảo nội dung, có những vấn đề quan trọng không đề cập đến. 
- Trong sinh hoạt nhóm thực hiện đúng quy trình: 
+ Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện của nhóm chuyên môn trong tháng 
trước. Phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp để cùng 
nhau thảo luận đi đến thống nhất. 
+ Thống nhất nội dung các bài dạy trong tháng tiếp theo; những kiến thức 
mới và khó cần có phương pháp gì để giải quyết 
Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS 
Chu Thị Lý- trường THCS Thái Thịnh-Đống Đa-Hà Nội 19 
+ Nếu tuần nào có kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì nhóm phải c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_gop_phan_nang.pdf