Học sinh cần có học lực trung bình, khá, giỏi đề tạo nên nền chung cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
Học sinh có hứng thú say mê, yêu thích bộ môn, siêng năng có ý chí trong luyện tập vì nếu không có sự ham mê thì khó đạt được đến thành công.
Học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo phán đoán và xử lý vấn đề.
Sau quá trình tuyển chọn là quá trình bồi dưỡng:
Phương pháp bồi dưỡng, huấn luyện rất phong phú tùy theo kinh nghiệm của giáo viên và năng lực vận động của học sinh. Nói khác đi tuy vận dụng các nguyên lý chung nhưng mỗi giáo viên đều có phương pháp riêng, sở trường riêng, “tay nghề riêng”.
Người giáo viên cần xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp không làm ảnh hưởng đến lịch học chính khóa của học sinh, thời gian tập luyện ít nhất là 3 lần/tuần, mỗi lần thời gian dao động từ 60 phút – 90 phút.
ổ biến, chưa tổ chức được các Hội thi HSG TDTT, HKPĐ ở cấp huyện. Đối với trường THCS Lê Quý Đôn, huyện Krông Ana trong nhiều năm qua nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana, sự đồng tâm ủng hộ của phụ huynh học sinh, sự yêu thích của các em học sinh đối với bộ môn võ thuật Vovinam nên trong nhiều năm liền nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tích cao tại các giải HSG TDTT và HKPĐ các cấp. Nhằm chia sẻ, trao đổi một số giải pháp tuyển chọn học sinh tham gia thi HSG TDTT và HKPĐ các cấp, đồng thời nhân rộng mô hình Câu lạc bộ võ thuật Vovinam tại các trường học trong địa bàn huyện, góp phần đẩy mạnh phong trào tập luyện TDTT theo gương Bác Hồ vĩ đại, đóng góp thành tích cho sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. Đây là lí do tôi chọn đề tài: “Giải pháp tuyển chọn học sinh tham gia thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Đưa ra các giải pháp giúp giáo viên có thể tuyển chọn được những học sinh có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình huấn luyện, bồi dưỡng. Góp phần duy trì và nâng cao thành tích dự thi môn Vovinam của học sinh trường THCS Lê Quý Đôn tại các kì thi. 3. Đối tượng nghiên cứu. Các giải pháp tuyển chọn học sinh tham gia thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn. 4. Giới hạn của đề tài. Học sinh trường THCS Lê Quý Đôn tham gia thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2017 – 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu. a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu. - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. - Phương pháp kiểm tra, thi đấu. II. PHẦN NỘI DUNG. 1. Cơ sở lý luận. Qua các tài liệu tham khảo và quá trình đảm nhận công tác huấn luyện học sinh giỏi môn Vovinam tại trường qua các năm tôi nhận thấy: Cũng như hầu hết các môn thể thao khác nói chung và với Vovinam nói riêng muốn có thành tích, huy chương và những vinh quang trong thi đấu, các em học sinh cần phải được đào tạo, huấn luyện. Quá trình này được thực hiện một cách bài bản và khoa học, ngay từ khi các em mới bước chân vào làm quen với việc tập luyện Vovinam. Các em được tuyển chọn về các tố chất như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, kèm theo các yếu tố như di truyền, cấu tạo của cơ thể về hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ hô hấp, khả năng chịu đựng của cơ thể, chiều cao, cân nặng... Năng khiếu của từng em về di truyền, bẩm sinh được phát hiện và đào tạo là một quá trình lâu dài, có tính hệ thống và khoa học. Như vậy thành tích cao trong thi đấu môn Vovinam là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó khâu tuyển chọn VĐV đóng một vai trò quan trọng cùng với ý chí, sự nỗ lực tập luyện của các em thì theo thời gian kết quả tập luyện, thi đấu sẽ dần được cải thiện, nâng cao. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Xã Dray sap thuộc huyện Krông Ana là một trong những xã còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế – xã hội. Phần lớn dân số là người đồng bào người dân tộc tại chỗ (Ê đê và M’nông), địa bàn dân cư rộng. Điều này cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào tập luyện TDTT ở địa phương, việc tập luyện TDTT chưa được chú trọng, còn mang tính tự phát, chưa có các câu lạc bộ TDTT. Với sự thuận lợi của bản thân có trình độ chuyên môn về bộ môn võ thuật Vovinam, có sự đam mê tìm tòi trong cải tiến phương pháp huấn luyện môn Vovinam. Năm 2007, được sự đồng ý của Lãnh đạo Sở Văn hóa thông tin – Thể thao và du lịch (VHTT-TT&DL) tỉnh Đăk Lăk, Phòng VHTT huyện Krông Ana, Câu lạc bộ võ thuật Vovinam Dray sap được thành lập trên địa bàn xã. Năm học 2010 - 2011 được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao cho cá nhân tôi phụ trách huấn luyện môn Vovinam. Đội tuyển học sinh thi HSG TDTT cấp tỉnh môn Vovinam của trường THCS Lê Quý Đôn với 6 VĐV tham gia đã mang về thành tích: 1 HCV, 3HCB, 2 HCĐ cho nhà trường và Phòng GD&ĐT huyện, tạo được uy tín, nhận được sự tin tưởng của Ban giám hiệu và Lãnh đạo Phòng GD&ĐT. Qua các năm học chất lượng học sinh đạt giải tại các kỳ thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam được duy trì và nâng cao. Nhà trường đã có những học sinh xuất sắc được đứng vào đội tuyển tỉnh Đăk Lăk tham gia HKPĐ toàn quốc lần thứ VIII năm 2012 tại Thành phố Cần Thơ. Điều đó khẳng định hướng đi đúng, cách làm đúng trong việc tuyển chọn học sinh tham gia các kỳ thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a. Mục tiêu của giải pháp. Thông qua các giải pháp giáo viên có thể phát hiện, tuyển chọn được những học sinh có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình huấn luyện, bồi dưỡng. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Muốn tuyển chọn được VĐV thi Vovinam trước hết người giáo viên phải khơi dậy được niềm đam mê võ thuật, lòng tự hào dân tộc trong các em học sinh, làm cho các em thấy được lợi ích của việc tập luyện môn võ truyền thống Vovinam. Một số cách có thể triển khai, thực hiện như: Một là, hướng dẫn học sinh làm quen và tập luyện bộ môn võ thuật Vovinam thông qua Bài thể dục giữa giờ. Đầu các năm học, giáo viên phối hợp với tổ Thể dục, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh, Ban hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, dưới sự hỗ trợ của Giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong Câu lạc bộ võ thuật Vovinam của nhà trường triển khai bài Thể dục giữa giờ: Khởi quyền Vovinam đến học sinh toàn trường. Bài Khởi quyền Vovinam được triển khai tập luyện đến học sinh toàn trường trong giờ ra chơi. Bài Khởi quyền Vovinam được triển khai tập luyện đến học sinh toàn trường trong giờ ra chơi. Hai là, căn cứ trên chương trình công tác Đội của Liên đội TNTP Hồ Chí Minh lồng ghép giới thiệu bộ môn Vovinam qua các hoạt động như: Ngày Hội thiếu nhi khỏe – Tiến bước lên Đoàn, ngày Hội công nhận chuyên hiệu rèn luyện Đội viên, Lễ Khai giảng năm học, Một tiết mục biểu diễn nhân dịp Lễ Khai giảng năm học 2017 – 2018. Biểu diễn trong tiết hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp tuyên truyền về ATGT Ba là, phối hợp với Huyện đoàn Krông Ana, UBND xã Dray sap, Đoàn xã Dray sap tham gia các chương trình thiện nguyện, Đêm hội trăng rằm, Tham gia chương trình Trung thu cho em do Huyện đoàn Krông Ana phối hợp tổ chức. Tham gia chương trình Trung thu cho em do Huyện đoàn Krông Ana phối hợp tổ chức. Bốn là, phối hợp với Liên đội TNTP Hồ Chí Minh xây dựng Câu lạc bộ sở thích: Võ thuật Vovinam. Một buổi tập luyện của CLB sở thích võ thuật Vovinam. Năm là, phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm các lớp, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh, nhà trường tổ chức Khóa huấn luyện giáo dục kỹ năng sống trong dịp hè. Một buổi hướng dẫn kỹ năng sống: phòng tránh bắt cóc, đi lạc trong dịp hè 2017. Đặc biệt năm học 2017-2018: môn Vovinam đã được tôi mạnh dạn đề xuất với tổ bộ môn và Ban giám hiệu nhà trường đưa vào giảng dạy ở nội dung thể thao tự chọn trong môn Thể dục khối lớp 9 được sự hưởng ứng tích cực từ phía học sinh. Vovinam trong nội dung Thể thao tự chọn của môn Thể dục khối 9. Vovinam trong nội dung Thể thao tự chọn của môn Thể dục khối 9. Thông qua các hoạt động này những học sinh đạt được các yêu cầu sau đây sẽ được phát hiện và tuyển chọn: Học sinh có các tố chất nổi trội: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, sự mềm dẻo, thích nghi với sự căng cơ cao, khả năng hồi phục sau vận động diễn ra nhanh và hiệu quả. Học sinh cần có học lực trung bình, khá, giỏi đề tạo nên nền chung cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng. Học sinh có hứng thú say mê, yêu thích bộ môn, siêng năng có ý chí trong luyện tập vì nếu không có sự ham mê thì khó đạt được đến thành công. Học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo phán đoán và xử lý vấn đề. Sau quá trình tuyển chọn là quá trình bồi dưỡng: Phương pháp bồi dưỡng, huấn luyện rất phong phú tùy theo kinh nghiệm của giáo viên và năng lực vận động của học sinh. Nói khác đi tuy vận dụng các nguyên lý chung nhưng mỗi giáo viên đều có phương pháp riêng, sở trường riêng, “tay nghề riêng”. Người giáo viên cần xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp không làm ảnh hưởng đến lịch học chính khóa của học sinh, thời gian tập luyện ít nhất là 3 lần/tuần, mỗi lần thời gian dao động từ 60 phút – 90 phút. Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cần chú ý đến: các bài tập thể lực chuyên môn, bài tập kỹ thuật chuyên môn, bài tập chiến thuật đồng thời lồng ghép giới thiệu để học sinh nắm được luật thi đấu, sự thích ứng của học sinh với các bài tập để điều chỉnh giáo án huấn luyện cho phù hợp. Một bài tập kiểm tra sự mềm dẻo của VĐV Cuối cùng là việc kiểm tra, thi đấu: Giáo viên có thể tổ chức cho các em thi đấu giao lưu, cọ xát tại nhiều địa điểm, nhiều đấu thủ với thời gian thi đấu thay đổi trong ngày, tham gia hệ thống các giải thi đấu do Sở VHTT-TT&DL tỉnh tổ chức để đánh giá quá trình tập luyện, làm quen với môi trường thi đấu. Em Đỗ Đoàn Đăng Khôi và em Đỗ Đoàn Đăng Khoa tham gia thi giải Đại hội TDTT tỉnh Đăk Lăk lần thứ VIII năm 2017 – 2018. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp. Nhìn chung các giải pháp trên đều cần phải nhận được sự đồng thuận của Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh, sự tạo điều kiện của Liên đội TNTP Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ của các Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn và sự hưởng ứng tích cực từ phía học sinh. d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm. Qua áp dụng các giải pháp tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn qua các năm kết dự thi luôn được duy trì và nâng cao. Năm học 2010 – 2011: tham gia thi HSG TDTT tỉnh Đăk Lăk đạt: - HCV hạng 51kg của em Hòa Quang Hùng. - HCB hạng 45kg của em Nguyễn Minh Duy. - HCĐ hạng 36kg của em Đàm Văn Phúc. - HCĐ hạng 38kg của em Nguyễn Thành Triệu. - HCB bài Song luyện 1 của em Nguyễn Lập Dương và em Hòa Quang Hùng. - HCB bài Thập tự quyền của em Nguyễn Minh Dũng. Năm học 2011 – 2012: tham gia thi HKPĐ toàn quốc toàn quốc tại Cần Thơ 2 VĐV: - Em Nguyễn Thị Hồng Diễm. - Em Lê Thị Xinh. Năm học 2012 – 2013: tham gia thi HSG TDTT tỉnh Đăk Lăk đạt: - HCV hạng 48kg của em Nguyễn Thành Triệu. - HCV hạng 48kg của em Võ Thị Hùng Hạnh. - HCV bài Long hổ quyền của em Võ Thị Hùng Hạnh. Năm học 2013 – 2014: tham gia thi HKPĐ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XII đạt: - HCV hạng 39kg của em Hồ Thị Ái. - HCV Long hổ quyền của em Hồ Thị Ái. - HCB Long hổ quyền của em Uông Đặng Tuấn Anh. Năm học 2014 – 2015: tham gia thi HSG TDTT tỉnh Đăk Lăk đạt: - HCV Tứ trụ quyền của em Uông Đặng Tuấn Anh. - HCV Long hổ quyền của em Hồ Thị Ái. - HCV hạng 42kg của em Hồ Thị Ái. - HCĐ hạng 45kg của Nguyễn Thị Mỹ Uyên. - HCĐ hạng 40kg của em Đào Thanh Tuyên. - HCB hạng 51kg của em Trần Viết Tài. Năm học 2015 – 2016: tham gia thi HKPĐ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XIII đạt: - HCĐ bài Song luyện 1 của em Đặng Châu Anh và em Nguyễn Thị Mai. - HCV bài Tứ trụ quyền của em Uông Đặng Tuấn Anh. - HCĐ bài Long hổ quyền của em Hòa Thị Xuyên. - HCĐ hạng 39kg của em Đặng Châu Anh. - HCB hạng 51kg của em Nguyễn Thị Mai. - HCV hạng 45kg của em Hòa Thị Phương Thảo. Năm học 2016 – 2017: tham gia thi HSG TDTT tỉnh Đăk Lăk đạt - HCB Tứ trụ quyền của em Uông Đặng Tuấn Anh. - HCB hạng 51kg của em Nguyễn Tiến Đạt. Năm học 2017 – 2018: tham gia thi HKPĐ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XIV đạt - HCB bài Long hổ quyền của em Vũ Thị Kim Kiều. - HCĐ bài Song luyện 1 nữ của em Võ Thị Bích Phụng và em Đàm Thị Thu Thảo. - HCĐ bài Song luyện 1 nam của em Đỗ Đoàn Đăng Khôi và em Đỗ Đoàn Đăng Khoa. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Tuyển chọn VĐV thể thao nói chung và VĐV Vovinam nói riêng là quá trình tìm kiếm và sàng lọc để chọn ra những VĐV có khả năng đạt thành tích thi đấu cao. Quá trình này được tiến hành thường xuyên từ khâu tuyển chọn ban đầu và trong suốt quá trình bồi dưỡng. Do vậy, nếu tuyển chọn không tốt sẽ dẫn đến tuyển sai và bồi dưỡng sai đối tượng gây tốn kém trong bồi dưỡng, đào tạo; tuyển chọn không tốt cũng sẽ dẫn đến việc đào thải không chính xác, làm mất đi cơ hội phát triển nhân tài. Như vậy dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng, đào tạo thấp Qua một số giải pháp gợi ý trong đề tài này người giáo viên có thể sớm phát hiện, chọn lựa và bồi dưỡng có hiệu quả những học sinh có năng khiếu, góp phần đóng góp thành tích cho cơ quan, đơn vị trường mà mình công tác đồng thời là động lực đẩy mạnh việc tập luyện từ thể thao phong trào cho đến thể thao thành tích cao tại địa phương. 2. Những kiến nghị, đề xuất. Về phía các giáo viên là Huấn luyện viên: Song song với việc huấn luyện võ thuật cho học sinh cần định hướng, nhấn mạnh về mục đích của việc tập luyện võ thuật nói riêng và TDTT nói chung theo tinh thần: Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Về phía nhà trường: Cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến phong trào tập luyện TDTT tại trường trong đó có môn Vovinam, tạo điều kiện về trang thiết bị tập luyện như: thảm tập, giáp thi đấu, bảo hộ chân tay Hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các em VĐV khi tham gia các kỳ thi. Chỉ đạo các đoàn thể phối hợp tuyên truyền về lợi ích tác dụng của việc tập luyện võ thuật trong học đường để học sinh nhận thức được và tham gia một cách tích cực nhờ đó có thể bộc lộ được nhiều hơn những nhân tài, năng khiếu võ thuật. Về phía lãnh đạo Phòng GD&ĐT: Cần quan tâm tạo điều kiện để nhà trường sớm có nhà tập luyện đa chức năng phục vụ cho các hoạt động văn hóa, TDTT đặc biệt là vào những ngày thời tiết không thuận lợi. Phối hợp, chỉ đạo cùng với Huyện Đoàn thanh niên, Hội đồng Đội huyện và lãnh đạo các trường triển khai tập huấn Vovinam trong đội ngũ Giáo viên dạy Thể dục để có thể đưa Vovinam trở thành môn Thể thao tự chọn trong tất cả các trường học trên địa bàn huyện. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về việc áp dụng một số giải pháp giúp phát hiện, tuyển chọn học sinh thi HSG TDTT, HKPĐ môn Vovinam tại trường THCS Lê Quý Đôn. Đề tài viết dựa trên quan điểm của cá nhân nên chắc chắn còn mắc nhiều sai sót, mong các bạn đồng nghiệp góp ý để hoàn thiện thêm. Dray sap, ngày 16 tháng 03 năm 2018 Người viết Bùi Đình Tấn NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả 1 Một số vấn đề về ứng dụng huấn luyện thể thao trong võ thuật. PGS.TS Vũ Việt Bảo – trường ĐH TDTT TP. Hồ Chí Minh 2 Tự truyện: Vovinam và tôi những bước thăng trầm. Võ sư Trần Tấn Vũ – Nhà xuất bản Đà Nẵng 3 Kinh nghiệm thực tế trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh tham gia thi HSG TDTT, HKPĐ qua nhiều năm. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU .. trang 1 1. Lý do chọn đề tài . trang 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .. trang 2 3. Đối tượng nghiên cứu trang 2 4. Giới hạn của đề tài .. trang 2 5. Phương pháp nghiên cứu .. trang 3 II. PHẦN NỘI DUNG . trang 3 1. Cơ sở lý luận .. trang 3 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ... trang 4 3. Nội dung và hình thức của giải pháp . trang 4 a. Mục tiêu của giải pháp . trang 4 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp trang 5 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp . trang 12 d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm trang 12 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .. trang 14 1. Kết luận . trang 14 2. Những kiến nghị, đề xuất . trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO .. trang 18 MỤC LỤC trang 19 CÁC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM . trang 20 CÁC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HỌC SINH QUA CÁC GIẢI THI ĐẤU Em Võ Thị Hùng Hạnh (thứ ba từ phải qua trái) và em Nguyễn Thành Triệu (thứ nhất từ phải qua trái) tại giải HSG TDTT tỉnh Đăk Lăk năm học 2012 – 2013. Em Uông Đặng Tuấn Anh và em Hồ Thị Ái tại giải HKPĐ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XII năm học 2013 – 2014. Em Nguyễn Thị Mỹ Uyên (ngoài cùng bên phải) và em Hồ Thị Ái (đứng kế bên) tại giải HKPĐ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XII năm học 2013 – 2014. Các nội dung đạt giải tại HKPĐ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XIV năm học 2017 – 2018. MỘT SỐ GIẤY CHỨNG NHẬN THÀNH TÍCH QUA CÁC GIẢI ĐẤU UBND TỈNH ĐẮK LẮK CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : 478/QĐ-SGDĐT Đắk Lắk, ngày 04 tháng 07 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH Về việc triệu tập đội Vovinam tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Quyết định số: 2251/QĐ-BGDĐT ngày 31/05/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VIII-2012; Căn cứ Quyết định số: 3084/QĐ-UBND, ngày 29/11/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk, về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ vào thành tích thi đấu các môn tại HKPĐ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XI năm 2012; Xét nhu cầu công tác, năng lực và phẩm chất cán bộ, giáo viên, học sinh ; Theo đề nghị của ông Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng Phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục và Đào tạo, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Triệu tập đội Vovinam tham gia tập huấn và thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2012 tại Cần Thơ (có danh sách kèm theo). Điều 2. Đúng 07 giờ 30 phút ngày 09 tháng 07
Tài liệu đính kèm: