SKKN Giải pháp phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

SKKN Giải pháp phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

5. Mô tả bản chất sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Trong thời kì đổi mới hiện nay đất nước của chúng ta đã và đang bước

vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc cơ bản có ý nghĩa quyết2

định của quá trình đó là nhân tố con người, con người vừa là mục tiêu vừa là

động lực của sự phát triển xã hội, trong việc xây dựng con người mới thì gia

đình giữ vai trò hết sức to lớn vì gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, gia

đình góp phần tích cực vào sự phồn vinh của đất nước, là chiếc nôi hình thành

và nuôi dưỡng nhân cách. Như chúng ta đã biết quan hệ xã hội bắt nguồn từ

quan hệ gia đình, gia đình giữ vị trí đặc biệt trong suốt cuộc đời của mỗi con

người, các nhân tài của đất nước cũng từ giáo dục của gia đình, với gia đình mà

nên.

Đặc biệt Giáo dục Mầm non tác động đến trẻ trên nhiều lĩnh vực chăm

sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, nhằm hình thành

và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, quan điểm của chúng ta

là giáo dục giữa trẻ với cuộc sống hiện đại của xã hội người lớn. Giáo dục nhà

trường phối hợp với giáo dục gia đình là cần thiết nó giúp ta nâng cao hiệu quả

giáo dục con người, giúp người quản lý chỉ đạo sát thực tế, để góp phần vào sự

nghiệp phát triển của ngành học Mầm non.

pdf 19 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1636Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó tinh thần trách nhiệm trong 
việc trao đổi thông tin hai chiều với nhà trường. 
4 
- Đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ có tinh thần trách nhiệm trong mọi 
công việc được giao. 
- Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường nên đảm bảo khi tổ chức các 
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
- Đa số trẻ ngoan, sạch, biết nghe lời cô giáo và bố mẹ, người thân trong 
gia đình. 
5.1.2. Khó khăn: 
- Năng lực tổ chức phối kết hợp với cha mẹ học sinh của nhà trường và 
một số giáo viên còn hạn chế. 
- Nhận thức của phụ huynh về việc phối hợp với nhà trường còn hạn chế, 
do bận công việc một số gia đình còn khoán trắng việc chăm sóc giáo dục trẻ 
cho nhà trường. 
- Trong gia đình một số trẻ chưa chú ý đến việc xây dựng môi trường lành 
mạnh giáo dục trẻ (bố mẹ đánh mắng nhau trước mặt con cái, nói tục, chửi bậy 
trước mặt trẻ...). 
Từ những băn khoăn, trăn trở chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng: “Biện 
pháp phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong 
công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường mầm non” theo chủ 
quan chúng tôi đánh giá đây là một đề tài không mới nhưng qua tìm hiểu, tham 
khảo chúng tôi cũng chưa thấy có đồng nghiệp nào trong trường chúng tôi 
nghiên cứu về đề tài này. Nội dung được chúng tôi nghiên cứu bám sát vào thực 
trạng của công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc 
giáo dục trẻ thông qua Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh vì đây là lực lượng 
trung gian, chung chuyển thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường. Qua 
đây giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nhiệm vụ của 
mình để chỉ đạo và thực hiện công tác phối hợp một cách linh hoạt, nhạy bén, để 
đạt kết quả. 
Nội dung của giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng về nguồn lực, tài 
lực trong nhà trường và gia đình. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều 
kiện cho các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, phát triển nâng cao 
5 
chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường. Điểm mới 
trong áp dụng sáng kiến đó là nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến kiến 
thức giáo dục trẻ mầm non sâu rộng tới Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh; Nâng 
cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non tạo niềm 
tin tưởng của các bậc cha mẹ trẻ đối với nhà trường; Đồng thời chỉ đạo công tác 
kết hợp giữa nhà trường và gia đình với đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên 
trong trường mầm non đạt hiệu quả cao. 
5.2. Nội dung của sáng kiến. 
Biện pháp 1: tìm hiểu về nhận xét của phụ huynh về chất lượng chăm 
sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
Chúng tôi trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với một số phụ huynh đã có con học ở 
trường mầm non Sơn Ca những năm học trước để biết xem họ có đánh giá nhận 
xét gì? mong muốn gì? khi gửi trẻ ở trường mầm non Sơn Ca. Họ có hài lòng về 
công tác nuôi dưởng chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường không?. Mặt khác 
họ có nắm được chương trình giáo dục, hay sự tiến bộ của con cái họ khi được 
học tại trường mầm non Sơn Ca không? Đa số phụ huynh nói họ gửi trẻ muốn 
các cháu an toàn, sạch sẽ, không bị đói, bị khát nước có phụ huynh người 
đồng bào trái tuyến thuộc khu phố Bình Tây, phường Hưng Chiến đến xin học 
cho con đã nói: “Năm ngoái gần nhà tôi có bé học ở trường này về mạnh dạn, 
nói tiếng việt nhiều, biết nhiều điều, lên lớp một học giỏi lắm, nên tôi xin cho 
con học tại trường này”. 
Qua những thông tin mà tôi trao đổi với phụ huynh tôi thấy rằng phụ 
huynh bao giờ cũng quan tâm đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục 
trẻ nhưng chỉ nhận xét bằng cảm tính, chưa hiểu rõ tầm quan trọng, sự khó khăn 
trong công việc hàng ngày của giáo viên mầm non. Phụ huynh chưa hiểu hết 
được thực chất của hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình như: điều kiện, 
trách nhiệm, yêu cầu để kết hợp với nhà trường làm tốt nhiệm vụ chăm sóc 
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
6 
Biện pháp 2: tổ chức lấy ý kiến của giáo viên về thực trạng công tác 
phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường 
Việc tổ chức lấy ý kiến của giáo viên về thực trạng của vấn đề phối hợp 
chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, biện pháp thực hiện Đây là một trong 
những cơ sở để đưa ra các nguyên tắc thống nhất về cách thức trong quá trình 
chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, từ đó đưa ra những cam kết thực hiện phối 
hợp giữa gia đình và nhà trường. 
Trong cuộc họp đầu năm cần phân tích những ưu điểm và nhược điểm 
trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, căn cứ vào ý kiến của đa 
số phụ huynh, cần đưa ra gợi ý giúp giáo viên tạo được lòng tin với phụ huynh. 
Qua việc tổ chức lấy ý kiến giúp ban giám hiệu nắm bắt được sự tích cực, 
hiệu quả của giáo viên trong công tác phối hợp để tuyên dương khích lệ giúp 
giáo viên phấn đấu nỗ lực hơn nữa, khắc phục khó khăn trong quá trình chăm 
sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ và quá trình thực hiện nội dung phối hợp với phụ 
huynh. 
Biện pháp 3: xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà tường với Ban đại 
diện Hội cha mẹ học sinh (CMHS) phù hợp, cụ thể: 
Vào đầu năm học sau khi họp kiện toàn Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh 
theo điều lệ, và quy chế hoạt động thì nhà trường kết hợp với Ban thường trực 
cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của năm học với mục tiêu 
Nhà trường và Ban đại diện Hội CMHS phải thống nhất về quan điểm, nội dung 
và phương pháp phối hợp để tạo ra môi trường giáo dục thống nhất. 
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở 
trường mầm non, nhà trường và các nhóm/ lớp cần tạo điều kiện để gia đình có 
thể tham gia vào nhiều hoạt động khác. Cụ thể một số nội dung phối hợp sau 
đây : 
* Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ 
- Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ 
thông qua sổ khám sức khỏe, bảng tổng hợp sức khỏe trẻ trước cửa lớp. 
7 
- Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe 
cho trẻ. 
- Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện 
pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng. 
- Phối hợp trong công tác tuyên truyền nâng cao các biện pháp phòng, 
chống dịch bệnh Covid-19 và các bệnh thông thường đối với trẻ nhỏ. 
- Đóng góp các hiện vật (nguyên vật liệu phế thải) theo sự vận động của 
giáo viên các nhóm, lớp. 
* Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ 
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của nhóm/ lớp. 
- Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ 
phù hợp với chương trình, cụ thể là: 
+ Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an 
toàn theo khả năng và sở thích của trẻ, để trẻ tò mò, sáng tạo; tự tin và luôn được 
hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ. 
+ Chú ý lôi cuốn các thành viên trong gia đình, đặc biệt các thành viên là 
nam giới: ông, bố, anh, chú, bác tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng và dạy 
trẻ. 
+ Coi trọng giáo dục giới tính cho trẻ. 
Coi trọng việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết 
tật (nếu có). Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển 
không bình thường là cực kì quan trọng. Bởi vì chính nhờ có sự phát hiện sớm 
mà nhiều khuyết tật của trẻ có thể được bù đắp và thích nghi, có khi tiến tới bình 
thường nếu được sự giúp đỡ kịp thời và đúng đắn. 
Nhà trường cần cung cấp hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các 
mốc phát triển bình thường của trẻ và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển 
của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm. 
- Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, tổ chức 
ngày sinh nhật cho trẻ... 
8 
Tổ chức sinh nhật cho trẻ tại lớp mầm 2 
Tiết mục văn nghệ lớp mầm 1 nhân ngày 20/11 
9 
- Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ: đối với trẻ, lần đầu tiên đến 
lớp mẫu giáo thì đó là một sự khó khăn lớn đối với trẻ cũng như đối với ba mẹ. 
Bởi vì ở nhà mẹ con gắn bó nhau gần như suốt ngày, còn khi đến trường, trẻ 
phải vào một môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy, giáo viên cần tư vấn cho ba 
mẹ, các thành viên của gia đình trẻ biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay 
đổi đó để tránh cho trẻ bị stress. Ở lớp, cô giáo cần tạo môi trường làm sao cho 
trẻ cảm thấy lớp cũng như ở nhà, khuyên các bà mẹ không nên để lộ sự lo âu, 
quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường...Lúc về nhà, ba mẹ nên lắng nghe những 
câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ về những gì đã xảy ra 
ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi 
đến lớp. Gia đình cũng cần thiết phải trao đổi với giáo viên những đặc điểm 
riêng của con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính...để giáo viên 
có biện pháp chăm sóc – giáo dục phù hợp. 
* Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục 
trẻ của trường/ lớp mầm non. 
- Tham gia cùng với Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá chất 
lượng chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục: 
+ Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất 
thường...của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều 
chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ. 
+ Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương 
pháp chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Đề xuất nhà trường hướng dẫn các 
bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục trẻ ở gia đình có 
hiệu quả hơn. 
- Đóng góp ý kiến về các mặt khác nhau như: môi trường trường học, cơ 
sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhóm/ lớp...thái độ, tác phong, 
hành vi ứng xử,... của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ và phụ huynh. 
* Tham gia xây dựng cơ sở vật chất: 
- Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây rau, cây xanh, làm đồ 
dùng, đồ chơi cho trẻ. 
10 
- Đóng góp những hiện vật cho nhóm/ lớp hoặc trường mầm non như: vỏ 
chai nước ngọt, vỏ hộp sữa, lốp xe ô tô 
 Kế hoạch cần cụ thể, khoa học, ổn định, nội dung kế hoạch là những việc 
mà trong năm học nhà trường tập trung chỉ đạo phối hợp với cha mẹ học sinh để 
cùng nhau phấn đấu đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường, gia đình phải 
thực hiện đầy đủ trách nhiệm về giáo dục con cái và nắm rõ tình hình sức khỏe 
học tập của con em mình ở nhà và ở trường. 
- Kế hoạch cần được thống nhất với cha mẹ học sinh: 
+ Kế hoạch hoạt động của cha mẹ học sinh cần được cụ thể việc thực hiện 
các nhiệm vụ trọng tâm như tuyên truyền, phổ biến những đường lối chủ trương 
của đảng, nhà nước về công tác giáo dục, hay cách nuôi dạy con theo khoa học, 
mục tiêu phát triển năm học của nhà trường.... 
+ Vận động cha mẹ học sinh cùng các lực lượng trong xã hội cùng với 
nhà trường chăm lo giáo dục học sinh, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, 
an toàn và lành mạnh. 
+ Kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường để cùng thực hiện có 
hiệu quả mục tiêu năm học của nhà trường. 
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh đóng vai trò tích cực trong việc giúp nhà 
trường tu sửa cơ sở vật chất, tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: 
văn nghệ, thể thao, tham quan, lao động vệ sinh môi trường.... 
Biện pháp 4: định hướng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động 
Nhà trường mạnh dạn đề ra một số tiêu chuẩn thống nhất với Ban đại 
diện cha mẹ học sinh về tổ chức hoạt động phối hợp với nhà trường 
- Thực hiện chế độ họp định kỳ ít nhất 3 lần/năm cho Ban đại diện Hội 
CMHS của trường và 3 lần/năm cho cha mẹ học sinh lớp để sơ kết, đánh giá, rút 
kinh nghiệm, công khai tài chính, thực hiện công tác thông tin hai chiều. Ngoài 
ra khi cần thiết, còn tổ chức họp đột xuất để có biện pháp giải quyết kịp thời 
như: cùng nhà trường giải quyết những vấn đề xảy ra đột xuất. 
- Các lần tổ chức sinh hoạt định kỳ của cha mẹ học sinh, nhà trường phải 
chuẩn bị chu đáo từng nội dung để triển khai đến giáo viên chủ nhiệm như: báo 
cáo tình hình học tập, tình hình sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, những 
kết quả đạt được của trường, của lớp và những việc cần làm trong thời gian tới 
11 
để phụ huynh nắm bắt và hỗ trợ khi cần thiết; giải đáp những thắc mắc của phụ 
huynh hoặc ghi nhận đầy đủ ý kiến chuyển về Hiệu trưởng xem xét và giải quyết 
sau đó; Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể đề xuất những yêu cầu cần thiết 
khác có liên quan đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục của trường, 
của lớp. 
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc liên lạc với cha mẹ học sinh qua sổ 
bé ngoan hàng tuần, qua việc trao đổi bằng thông tin như giấy mời, điện thoại, 
za lo hoặc thăm nhà học sinh để đảm bảo tốt công tác phối hợp. 
- Ngoài ra, trong việc tham gia giáo dục học sinh nhà trường đã thu 
hút Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh tham gia vào việc vận động tăng số lượng 
trẻ vào học sau khi nghỉ tết, nghỉ học do dịch bệnh Covid-19, học sinh nghỉ học 
trở lại trường, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ nghỉ học, tác 
động đến các bậc cha mẹ học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của 
việc cho trẻ đến trường đúng độ tuổi. 
Biện pháp 5: chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện và gia 
đình học sinh 
Xác định được vai trò quan trọng là người trực tiếp phối hợp với gia đình 
học sinh, với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh lớp nên nhà trường trực tiếp chỉ 
đạo phân công giáo viên chủ nhiệm thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh ở 
từng nhóm/lớp. Mỗi lớp lập 1 nhóm zalo, facebook kết nối với cha mẹ trẻ để 
trao đổi thông tin hàng ngày, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh 
Covid-19 thì hiệu quả của trao đổi nhóm 1 cách cụ thể, rõ nét. Chỉ đạo đội ngũ 
giáo viên chủ nhiệm làm công tác tuyên truyền giúp cho cha mẹ trẻ hiểu được 
tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường và gia đình, cần làm cho cha mẹ học 
sinh biết được những yêu cầu cần đạt về sức khoẻ và kiến thức, kỹ năng của học 
sinh để có sự phối hợp, cần nắm chắc đối tượng học sinh của lớp, điều kiện hoàn 
cảnh học sinh, địa chỉ, số điện thoại cần liên lạc của từng trẻ. Chuẩn bị chu đáo 
và tổ chức tốt các buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh đặt niềm tin vào 
giáo viên và nhà trường, thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ huynh học sinh 
và thu hút phụ huynh học sinh vào một số hoạt động tập thể của trường của lớp 
để gắn kết tình cảm và trách nhiệm (tổ chức vui tết trung thu cho trẻ; tổ chức cho 
học sinh đi tham quan mộ 6 liệt sĩ; làm khu hội chợ tết cho trẻ vui chơi). 
12 
Hình ảnh Bé vui tết trung thu, tặng quà trung thu cho học sinh 
Hình ảnh trẻ viếng và thắp hương mộ 6 liệt sĩ tại khu phố Bình An 
Hình ảnh trẻ vui chơi tại Hội chợ tết của trường 
13 
- Tăng cường nhận thức cho giáo viên về trách nhiệm phối hợp với cha 
mẹ học sinh thông qua các hoạt động như triển khai về vai trò, nhiệm vụ của 
giáo viên chủ nhiệm, phân công trách nhiệm vận động cha mẹ học sinh trong 
một số hoạt động của trường. 
Biện pháp 6: nhà trường cần làm tốt một số công việc để thu hút sự 
tham gia, phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và cha mẹ trẻ: 
Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt 
động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, thì nhà tường cần chỉ đạo thực hiện: 
- Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt 
với phụ huynh. Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng – 
giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: họp phụ huynh, bảng 
thông báo, góc trao đổi với phụ huynh, bảng tuyên truyền của nhà trường và của 
các nhóm, lớp... 
Ví dụ: trước ngày tiếp nhận học sinh vào trường, cần có những hướng dẫn 
cho ba mẹ trẻ, giới thiệu những hoạt động trong ngày ở trường của giáo viên và 
của trẻ. 
- Nếu trẻ lần đầu tiên đến lớp, cô giáo cần trao đổi cụ thể về chế độ sinh 
hoạt của trẻ ở trường, lớp, nắm bắt những thông tin, đặc điểm của trẻ, cho trẻ 
làm quen trường, lớp, với các bạn và cô giáo. Thời gian đầu với trẻ lớp nhóm có 
thể cho ba mẹ vào lớp chơi cùng trẻ, đón trẻ về sớm, có thể cho trẻ mang theo 
đến lớp những đồ chơi yêu thích mà trẻ thường chơi ở nhà để tránh sự hụt hẫng 
ban đầu. 
- Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia 
đình, thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của 
trẻ nếu có để kịp thời có biện pháp tác động chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục 
phù hợp. 
- Cần thống nhất với các bậc cha mẹ học sinh về nội quy, các hình thức và 
biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên, nhà trường trong từng giai 
đoạn và cả năm học. 
14 
- Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ, giáo viên cần căn cứ vào 
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để có hình thức phối hợp phù 
hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. 
- Trong khi lập kế hoạch của chủ đề, kế hoạch tuần, giáo viên cần phải 
đưa nội dung phối hợp với gia đình vào kế hoạch, cần nêu những yêu cầu cụ thể 
về vấn đề cần phối hợp với gia đình để thực hiện chủ đề đó. 
Ví dụ: từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến ngày 20 tháng 10 năm 2020 cần 
phụ huynh đóng góp các vật liệu phế thải: giấy báo cũ, bìa, cây, hạt, vỏ lon bia... 
cho các nhóm, lớp; 
Ví dụ: ở nhà, phụ huynh đọc cho trẻ nghe thơ, truyện về gia đình, cô 
giáo,...; Phụ huynh tạo điều kiện và cho trẻ thực hiện tại nhà để củng cố kĩ năng 
rửa tay, đánh răng, rửa mặt... Những yêu cầu này giáo viên nên thông báo cho 
phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ và ở góc “Tuyên truyền cho cha mẹ”. Sau một 
thời gian đưa ra yêu cầu đối với phụ huynh, giáo viên có thể đưa ra một số thông 
tin: thông báo danh sách những phụ huynh đã thực hiện yêu cầu, hoặc nhắc lại 
yêu cầu với một số phụ huynh. Khi đánh giá cuối chủ đề, giáo viên phải có phần 
nhận xét về công tác phối hợp với gia đình phục vụ cho việc thực hiện chủ đề 
(những gì đã thực hiện được, còn tồn tại gì, có gì cần rút kinh nghiệm, hướng 
giải quyết). 
Biện pháp 7: nâng cao nhận thức giáo dục cho Ban đại diện Hội cha 
mẹ học sinh 
Để làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình thì nhà trường 
cần có đội ngũ Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh ổn định, lâu dài và họ cần 
được bồi dưỡng kiến thức liên quan đến nhiệm vụ. 
 Từ thực trạng khó khăn của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh là những 
người có thời gian tham gia thì sự hiểu biết nhận thức còn hạn chế, người có 
nhận thức, hiểu biết thì không có thời gian tham gia Vì vậy trước mỗi năm 
học nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp tìm hiểu kỹ thành viên phụ 
huynh lớp mình để nắm bắt thông tin về phụ huynh, sau đó tham mưu với cha 
mẹ học sinh các nhóm lớp để giới thiệu những người có thời gian, hiểu biết, có 
15 
kỹ năng giao tiếp, giải thích, thuyết trình. vào đội ngũ Ban đại diện Hội cha 
mẹ học sinh của lớp của nhà trường. 
 - Ban đại diện cha mẹ học sinh làm việc theo tinh thần tự nguyện, đôi lúc 
còn đóng góp về công sức cho các hoạt động của trường mầm non. Nhà trường 
cần phải tôn trọng những đóng góp và phát huy sự cống hiến của họ, tư vấn cho 
họ những kiến thức kỹ năng để họ thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ. 
- Nâng cao chất lượng nhận thức cho phụ huynh bằng cách trao đổi kinh 
nghiệm, bồi dưỡng tri thức khoa học cho đội ngũ Ban đại diện Hội CMHS thông 
qua các buổi họp Ban đại diện Hội CMHS tri thức khoa học mà cha mẹ trẻ 
cần biết gồm: các kiến thức chung về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, về vai trò 
đặc biệt của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, về 
đặc điểm tâm sinh lý, những tác động của môi trường làm biến đổi định hướng 
và giá trị của trẻ, biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 
Để việc nâng cao nhận thức cho Ban đại diện Hội CMHS thì nhà trường 
cần tạo điều kiện cho Ban đại diện Hội CMHS cả về thời gian, lẫn không gian. 
- Vận động cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường 
Ví dụ: phụ huynh cùng tham gia lao động với cán bộ giáo viên nhà 
trường để tạo môi trường cho trẻ; Phụ huynh tham gia vào việc làm đồ dùng đồ 
chơi: kẻ, vẽ, sơn, sửa đồ chơi, làm cỏ vườn trường. 
Hình ảnh Phụ huynh học sinh tham gia vào làm cỏ vườn trường, sơn đồ chơi 
16 
Hình ảnh phụ huynh cùng giáo viên quét dọn vườn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_phoi_hop_giua_nha_truong_voi_ban_dai_dien_hoi.pdf