SKKN Một số giải pháp giúp học sinh sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

Trong các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ hay hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã hướng dẫn HS cách sử dụng các trang mạng xã hội như thế nào cho hiệu quả, hướng dẫn HS tìm kiếm và chia sẻ các thông tin bổ ích.

Lập nhóm lớp trên trang Zalo, Mesenger để cô và trò trao đổi mọi thông tin, chia sẻ những bài báo của các nhà khoa học nghiên cứu về tác hại của sử dụng ĐTTM quá nhiều. Trong nhóm lớp các em sẽ cùng giúp nhau tiến bộ thông qua những lời tâm sự, khuyên nhủ của những em có nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng ĐTTM.

Đặc biệt chúng tôi luôn cố gắng đổi mới và nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp. Thông qua các tiết sinh hoạt lớp để học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về những mặt tích cực và tiêu cực của ĐTTM từ đó có hành động sử dụng phát huy tính tích cực. Tuyên truyền, động viên, giáo dục các em để các em thấy được:

+ Cần đặt nhiệm vụ học tập là quan trọng nhất, luôn tích cực học tập, tích lũy kiến thức các bộ môn, trau dồi những kĩ năng sống cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của mình.

+ Sử dụng ĐTTM một cách hiệu quả nhất: tư thế khi sử dụng, ánh sáng phù hợp, không sử dụng với thời gian nhiều và cần sử dụng với mục đích tích cực.Ví dụ tham gia các cuộc thi trực tuyến như: An toàn giao thông, Tìm hiểu 90 năm truyền thống Đảng bộ huyện Thanh Chương, An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

+ Khi đăng tin bài trên facebook phải đảm bảo: không vi phạm pháp luật nhà nước, có nội dung lành mạnh, phù hợp thuần phong mỹ tục, phù hợp văn hóa học đường. Chúng tôi luôn dạy các em HS “học ăn học nói học gói học mở” ngay từ việc nhỏ nhất là: ấn nút “like”, “share”, “comment” những điều hay lẽ phải trên Facebook. Không phải trang Facebook nào các em HS cũng kết bạn, làm quen và chia sẻ chúng tôi chỉ ra cho các em HS thấy được mặt trái của Facebook và đặc biệt là không kết bạn, theo dõi những trang Facebook vi phạm đạo đức, pháp luật. HS cần chơi Facebook một cách có văn hóa.

+ Có bản lĩnh, không bị bạn bè lôi kéo, dụ giỗ truy cập vào các trò chơi điện tử vô bổ, không tốn tiền của gia đình vào những trò game, trang mạng xã hội tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi.

+ Có lập trường khi tham gia các trang mạng xã hội, các diễn đàn và xây dựng cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa

 

docx 24 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 52Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ò chuyện cởi mở, giới thiệu, gợi ý những trang web bổ ích, mang tính học tập cho học sinh cũng như giải trí lành mạnh cho HS.Ví dụ như trang BigThink.com (Đọc các bài báo và xem các video hữu ích), Litlovers.com (Bồi dưỡng cảm xúc văn học), Thư viện đề thi, Học 24.com, Học mãi.vn vào các trang fecebook của các thầy cô dạy học nổi tiếng, các nhóm câu lạc bộ
Học sinh sử dụng ĐTTM để khai thác, tìm kiếm thông tin trong học tập
Trong các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ hay hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã hướng dẫn HS cách sử dụng các trang mạng xã hội như thế nào cho hiệu quả, hướng dẫn HS tìm kiếm và chia sẻ các thông tin bổ ích. 
Lập nhóm lớp trên trang Zalo, Mesenger để cô và trò trao đổi mọi thông tin, chia sẻ những bài báo của các nhà khoa học nghiên cứu về tác hại của sử dụng ĐTTM quá nhiều. Trong nhóm lớp các em sẽ cùng giúp nhau tiến bộ thông qua những lời tâm sự, khuyên nhủ của những em có nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng ĐTTM.
Đặc biệt chúng tôi luôn cố gắng đổi mới và nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp. Thông qua các tiết sinh hoạt lớp để học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về những mặt tích cực và tiêu cực của ĐTTM từ đó có hành động sử dụng phát huy tính tích cực. Tuyên truyền, động viên, giáo dục các em để các em thấy được:
+ Cần đặt nhiệm vụ học tập là quan trọng nhất, luôn tích cực học tập, tích lũy kiến thức các bộ môn, trau dồi những kĩ năng sống cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của mình.
+ Sử dụng ĐTTM một cách hiệu quả nhất: tư thế khi sử dụng, ánh sáng phù hợp, không sử dụng với thời gian nhiều và cần sử dụng với mục đích tích cực.Ví dụ tham gia các cuộc thi trực tuyến như: An toàn giao thông, Tìm hiểu 90 năm truyền thống Đảng bộ huyện Thanh Chương, An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai
+ Khi đăng tin bài trên facebook phải đảm bảo: không vi phạm pháp luật nhà nước, có nội dung lành mạnh, phù hợp thuần phong mỹ tục, phù hợp văn hóa học đường. Chúng tôi luôn dạy các em HS “học ăn học nói học gói học mở” ngay từ việc nhỏ nhất là: ấn nút “like”, “share”, “comment” những điều hay lẽ phải trên Facebook. Không phải trang Facebook nào các em HS cũng kết bạn, làm quen và chia sẻ chúng tôi chỉ ra cho các em HS thấy được mặt trái của Facebook và đặc biệt là không kết bạn, theo dõi những trang Facebook vi phạm đạo đức, pháp luật. HS cần chơi Facebook một cách có văn hóa.
+ Có bản lĩnh, không bị bạn bè lôi kéo, dụ giỗ truy cập vào các trò chơi điện tử vô bổ, không tốn tiền của gia đình vào những trò game, trang mạng xã hội tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi. 
+ Có lập trường khi tham gia các trang mạng xã hội, các diễn đàn và xây dựng cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa
3. Khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh
Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Thông qua những tấm gương người tốt, việc tốt trên báo điện tử mà các em có thể dùng ĐTTM để truy cập sẽ giúp học sinh hình thành tấm gương phản chiếu. Từ đó kích thích các em biết khao khát, nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp trong tương lai. Đây là một hình thức tác động đã tạo động lực để các em cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Khơi nguồn cảm hứng trong học tập không ai khác mà chính là thầy cô, đặc biệt thầy cô chủ nhiệm là người trực tiếp khơi dậy đam mê học tập cho HS. Bởi chỉ khi nào HS yêu thích, say mê học tập thì mới giúp các em tránh xa sử dụng ĐTTM hoặc sử dụng ĐT không đúng mục đích.
Khuyến khích các em tìm đọc những bài văn hay trong các trang mạng của thầy cô giáo chia sẻ để từ đó bồi dưỡng thêm cho mình tư liệu phong phú phục vụ cho việc học tập.
Ngoài việc thành lập Câu lạc bộ “Em yêu văn học” tại nhà trường dưới các hình thức hoạt động tập trung, trực tiếp thì trong bối cảnh diễn biến của đại dịch Covid -19 hết sực phức tạp như hiện nay, tôi cũng đã khuyến khích các em sử dụng ĐTTM vào việc sinh hoạt trực tuyến để Câu lạc bộ được hoạt động liên thông không bị gián đoạn.
Khuyến khích các em tham gia các cuộc thi trên mạng do các đoàn thể tổ chức đưới hình thức như thi trực tuyến để mở rộng tầm hiểu biết và thử sức, đấu trí trước sự phát triển của nền tri thức mới.
Học sinh dùng ĐTTM tham gia các cuộc thi trực tuyến
Như vậy với việc sử dụng ĐTTM đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác động tích cực, mang lại hiệu quả trong học tập cũng như trong việc tham gia các cuộc thi trực tuyến đạt hiệu quả.
4. Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa cho học sinh
Trong năm học, chúng tôi phối hợp cùng Đoàn trường tổ chức hoạt động các câu lạc bộ đội nhóm của hoc sinh sau mỗi giờ tan học vào buổi chiều, vào các ngày nghỉ như: Câu lạc bộ MC, câu lạc bộ nhảy, câu lạc bộ bóng chuyền, câu lạc bộ cắm hoaCòn ban đêm học sinh tham gia nhóm lớp trên Messenger để trao đổi bài có sự hướng dẫn của giáo viên.
Giờ hoạt động của Câu lạc bộ Bóng chuyền
Phối hợp cùng các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, phụ huynh học sinh tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại, hoạt động trải nghiệm cho học sinh như tham quan khu di tích Truồng Bồn, Đền Bạch Mã, khu lưu niệm Nguyễn Du
Học sinh tham gia Hoạt động trải nghiệm khu di tích lịch sử
Với các hoạt động thiết thực cụ thể trên đã giúp gắn kết học sinh trong lớp lại đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em, giúp các em giảm bớt thời gian sử dụng ĐTTM sai mục đích.
5. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để hạn chế sử dụng điện thoại sai mục đích của học sinh.
Là GVCN lớp, tôi thường xuyên liên lạc với phụ huynh để gia đình kịp thời nắm bắt việc học tập và rèn luyện của con, để có những điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng HS.
GVCN tích cực trao đổi để phụ huynh thấy được việc “ép” con từ bỏ sử dụng ĐTTM để vào mạng xã hội hay chơi game là điều khó có thể làm được trong “một sớm một chiều”. Điều tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể làm đó là kiểm soát và hạn chế hết mức tối đa việc con “đốt” thời gian vào các trang mạng xã hội, game online. Cha mẹ có thể lập ra quy tắc “mỗi ngày cho con có 1 tiếng cho việc sử dụng mạng xã hội trong 1 khung giờ cố định”. Và không nên cho học sinh tự giữ điện thoại riêng bên mình cả ngày, với những trường hợp cần thiết phải liên lạc với con nhiều trong ngày thì phụ huynh nên chỉ cho học sinh dung điện thoại thường để liên lạc đúng chức năng nghe, gọi và nhắn tin thông thường. Và dần dần khi các em đã giảm bớt được thời gian sử dụng mạng xã hội thì phụ huynh có thể khuyến khích, động viên các con tham gia các lớp học ngoại khóa, cha mẹ cần tìm hiểu xem, con thực sự thích hoạt động nào, để giúp con dành hết tâm trí cho hoạt động đó đồng thời có thể tạo dựng và gắn kết mối liên hệ giữa con với bạn bè cùng lớp. Hiện nay tại địa phương có các lớp học như bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật. đây là các lớp học ngoại khóa vô cùng bổ ích và cần thiết cho lứa tuổi học sinh trong độ tuổi THPT.
Chỉ đơn giản việc khuyến khích con làm những gì con thích và theo đuổi đam mê của mình, bằng cách này, cha mẹ sẽ khiến con thực sự quên đi việc hao tốn thời gian và năng lượng của bản thân vào các trang mạng xã hội vô bổ, những trò game đốt thời gian. Thay vào đó là tích lũy cho con những kĩ năng mới và phát triển khả năng sáng tạo của con từ các lớp học ngoại khóa.
6. Phối hợp với nhà trường và giáo viên bộ môn
GVCN phối hợp với Ban giám thị nhà trường thường xuyên kiểm tra trong các buổi học, cập nhật nề nếp học tập của học sinh, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời đối với những học sinh còn vi phạm nội quy, sử dụng ĐTTM trong giờ học mà chưa được phép của GVBM. 
GVBM cần tích cực đổi mới phương pháp bài dạy, tăng cường các hoạt động học cho học sinh. Trong nhiều tiết dạy, nếu cần sự hỗ trợ của ĐTTM thì phải có sự hướng dẫn cho học sinh phương pháp sử dụng, đồng thời quan triệt các quy định về sử dụng ĐTTM trong giờ học nhằm phát huy hiệu quả mà vẫn hạn chế được những tiêu cực khi sử dụng ĐTTM.
7. Tăng cường vai trò giám sát của Đoàn, Đội cờ đỏ, đội xung kích đối với nề nếp học sinh trong nhà trường
Các đội cờ đỏ, đội an ninh xung kích dưới sự chỉ đạo của Đoàn trường tăng cường tuyên truyền, giám sát đoàn viên, thanh niên trong nhà trường thực hiện tốt nội quy nói chung, các quy định về sử dụng ĐTTM nói riêng.
GVCN lớp tích cực phối hợp các tổ chức Đoàn và thanh niên để cùng chia sẻ thông tin và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc quản lý đoàn viên thanh niên là học sinh.
8. Khen thưởng kịp thời và kỷ luật nghiêm khắc đối với học sinh vi phạm nội quy, quy định
Hàng tuần, GVCN cập nhật tình hình nề nếp học tập của lớp. kịp thời khen thưởng, động viên, tuyên dương những học sinh có ý thức nề nếp học tập tốt, có nhiều đóng góp cho lớp. Bên cạnh đó nghiêm khắc phê bình, kỷ luật đối với những học sinh vi phạm nội quy.
Hàng tháng có sự tổng hợp công tác khen thưởng, kỷ luật để đánh giá và xếp loại một cách chính xác, khách quan. 
Hàng kỳ và cuối năm học trên cơ sở mức độ tiến bộ của học sinh, GVCN tiến hành xếp loại hạnh kiểm. Đồng thời có các hình thức khen thưởng chuyên đề kịp thời cho những học sinh có tiến bộ rõ rệt, có nhiều đóng góp trong các phong trào của lớp.
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Sự thay đổi về nhận thức và hành vi của học sinh
Sau khi áp dụng giải pháp trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lại và thu được kết quả đáng mừng, học sinh đã có những nhận thức thay đổi tích cực về việc sử dụng ĐTTM điều đó được thể hiện ở những vấn đề sau:
Đa số các em đã giảm thời gian truy cập vào mạng xã hội cũng như chơi game, nhiều em trong đó đã biết tìm hiểu các trang web hỗ trợ việc học ở trên lớp cũng như ở nhà. Các em đã biết cách truy cập các trang giải trí lành mạnh, bổ ích phục vụ cho mục đích học tập như:
Những tin nhắn trong nhóm lớp cho thấy sự thay đổi về mặt nhận thức của HS
Những tin nhắn qua nhóm Zalo của học sinh về việc thay đổi mục đích sử dụng ĐTTM
- Hình ảnh học sinh truy cập các trang mạng để phục vụ mục đích học tập và giải trí lành mạnh.
 Hình ảnh học sinh dùng điện thoại để tìm hiểu các cuộc thi trên mạng.
Học sinh dùng ĐTTM tham gia các cuộc thi trực tuyến bổ ích
- Trong thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh, nhà trường phải chuyển sang hình thức học trực tuy

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_su_dung_dien_thoai_thong.docx