SKKN Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau

SKKN Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau

Như trên đã nói, từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ tương đồng về nghĩa nhưng có sự khác nhau về một vài sắc thái nào đó. Do đó, để giúp học sinh sử dụng chúng một cách chính xác thì giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau :

 * Hướng dẫn tìm nét nghĩa của các từ trong dãy. Bởi vì các từ đồng nghĩa không hoàn toàn ngoài nét nghĩa chung, chúng còn nét nghĩa riêng của từng từ trong dãy. Vì vậy cần giải nghĩa của các từ đó, việc tìm ra nét nghĩa chung, nét nghĩa riêng sẽ giúp học sinh sẽ lựa chọn và sử dụng chúng một cách chính xác.

 * Hướng dẫn chọn từ để sử dụng. Vì nghĩa của từ sẽ thể hiện trong lời nói, do đó phải đưa từ vào ngữ cảnh cụ thể.

 Ví dụ : Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác (TV5 Tập 1 -Trang 32)

 

doc 16 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2701Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng biệt. Các từ trong dãy đồng nghĩa thường có thể thay thế được cho nhau trong những bối cảnh cụ thể, tránh được tình trạng lặp đi lặp lại nhiều lần một đơn vị ngôn ngữ, gây cảm giác dư thừa và nhàm chán. Vì vậy tôi chọn đề tài “Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau” 
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Sử dụng từ đồng nghĩa chính xác, phù hợp với hoàn cảnh bằng cách sử dụng bối cảnh loại trừ nhau.
 - Bổ sung thêm vào vốn từ nói chung cũng như vốn từ về từ đồng nghĩa cho học sinh.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Y Ngông.
I.4. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung tuyến kiến thức về từ đồng nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
I.5. Phương pháp ngiên cứu
	- Phương pháp lí luận.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đối chiếu so sánh.
	II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và cũng là môn học chiếm thời lượng nhiều nhất. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ tiếng Việt của bản thân. 
Từ đồng nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho các em biết khái niệm, cách tìm và lựa chọn sử dụng đúng từ đồng nghĩa, tạo điều kiện để các em có năng lực nhận biết các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và nhanh chóng và chính xác.
Học sinh tiểu học vốn từ còn ít, từ ngữ mà các em được cung cấp ở trường học chưa thể đủ so với nhu cầu giao tiếp hàng ngày. Khả năng sử dụng từ đồng nghĩa cũng như vận dụng vào từng hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, giúp học sinh tăng vốn từ, hiểu nghĩa từ và sử dụng hiệu quả vốn từ từ là công việc, nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của học sinh. Nhờ đó mà vốn từ của học sinh đã được bổ sung cả về số lượng, chất lượng, làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. 
II.2. Thực trạng vấn đề
a.Thuận lợi, khó khăn
	* Thuận lợi
- Luôn được sự quan tâm của Ban lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của tập thể giáo viên trong trường; thường xuyên tổ chức các hoạt động như chuyên đề, thao giảng, hội giảng, qua đó trao đổi và rút ra được nhiều kinh nghiệm.
	- Được sự chỉ đạo của ngành, nhà trường về việc dạy tăng thời lượng môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để các em có thêm được vốn từ phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hàng ngày của bản thân.
	Thư viện nhà trường đã có đầy đủ sách và các tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
- Bản thân đã nhiều năm dạy lớp 5 nên cũng đã có một số kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập, mạnh dạn, tự tin trình bày những ý kiến của bản thân.
* Khó khăn
Trường Tiểu học Y Ngông là một trường đặc biệt khó khăn của huyện Krông Ana, hầu hết gia đình học sinh thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn, trình độ dân trí nói chung còn thấp nên chưa nhận thức đúng về việc học tập của con em mình.
- Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, giao tiếp hàng ngày của các em chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ, vì thế vốn từ đồng nghĩa nói riêng cũng như vốn từ tiếng Việt nói chung còn hạn chế.
	b. Thàng công, hạn chế
* Thành công
	- Việc cung cấp một số lượng từ đồng nghĩa đã tạo điều kiện cho học sinh sử dụng chúng để biểu thị các sự vật, hiện tượng một cách sinh động ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Ngoài ra nó còn giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, lĩnh hội các kiến thức khác.
- Sử dụng từ đồng nghĩa bằng bối cảnh loại trừ nhau tạo hứng thú, kích thích học sinh chủ động trong quá trình học tập. Từ việc đối chiếu, so sánh nghĩa chung, nghĩa riêng của từ đồng nghĩa sẽ giúp các em khắc sâu các kiến thức của bài. Bên cạnh đó, khi đưa từ vào hoàn cảnh sẽ tạo cho học sinh năng lực giao tiếp, khả năng trình bày ý kến của cá nhân.
	* Hạn chế
- Tuyến kiến thức về từ đồng nghĩa nằm trong phân môn Luyện từ và câu, số lượng từ trong dãy còn ít nên giáo viên phải tìm thêm và sắp xếp lại, xem nội dung nào cần sử dụng bối cảnh loại trừ nhau. Bên cạnh đó, vốn từ của học sinh còn hạn chế nên việc giải nghĩa từ đối với các em cũng gặp không ít khó khăn.
	- Từ đồng nghĩa ngoài nét nghĩa chung nó còn có nét nghĩa riêng biệt. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo và linh hoạt trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ. Hơn nữa, nhận thức của học sinh trong lớp không đồng đều đòi hỏi người giáo viên phải tìm cách thức truyền đạt làm sao cho tất cả học sinh trong lớp đều hiểu được nội dung cơ bản của bài học.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh
	- Đề tài dễ thực hiện, không đòi hỏi cao về cơ sở vật chất. Một số đồ dùng và tài liệu tham khảo có ở thư viện, hỗ trợ phục vụ cho dạy học.
	- Phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện sống của các em, các hoạt động được các em học sinh yêu thích.
* Mặt yếu
	- Để thực hiện đề tài này, giáo viên phải nắm vững tuyến kiến thức về từ đồng nghĩa. Hơn nữa, học sinh của lớp đều là người dân tộc thiểu số, vốn từ tiếng Việt nói chung cũng như từ đồng nghĩa còn hạn chế, thậm chí một số từ trong dãy các em chưa được nghe, chưa được biết nên việc sử dụng gặp rất nhiều khó khăn. 
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
	- Bản thân là giáo viên giảng dạy lớp 5 nhiều năm nên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường cũng như sự đồng thuận của đồng nghiệp nên đề tài thực hiện có hiệu quả.
	- Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình các em còn gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình và cho rằng giáo dục học sinh là nhiệm vụ của nhà trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc phối hợp với gia đình trong việc giáo dục các em.
	e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Trường Tiểu học Y Ngông là trường vùng sâu, vùng xa của huyện Krông Ana. Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm đa số nên vốn tiếng Việt còn hạn chế. Hầu hết gia đình các em thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Một số em thường nghỉ học để phụ giúp gia đình lao động. Đi học không chuyên cần làm cho các em bị hổng kiến thức các môn học nói chung cũng như môn Tiếng Việt nói riêng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu và sử dụng vốn từ.
	Gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của các em; thường ngày ở nhà, các em giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ mà ít khi sử dụng tiếng Việt. Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới số lượng vốn từ tiếng Việt của các em.
Được sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của nhà trường, sự góp ý của bạn bè đã giúp cho các giải pháp trong đề tài được thự hiện hiệu quả tại đơn vị. Bên cạnh đó, việc tăng thời lượng môn Tiếng Việt cũng như sự cố gắng của học sinh là một yếu tố không nhỏ giúp đề tài thực hiện thành công.
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Đưa ra các giải pháp, biện pháp phù hợp với tuyến kiến thức về từ đồng nghĩa trong chương trình và phù hợp với thực tế học sinh trong trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu cũng như các môn học trong chương trình. Bổ sung thêm từ tiếng Việt cũng như từ đồng nghĩa vào vốn từ của học sinh, hỗ trợ các em trong học tập.
- Tạo được môi trường giao không khí vui tươi, khích lệ học sinh tích cực, chủ động trong học tập.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Từ đồng nghĩa được dạy ngay trong đầu học kì I và một số bài tập trong các tiết học khác. Ở bài đầu, các em được học về khái niệm từ đồng nghĩa. Các bài tập sau này chủ yếu giúp học sinh tìm được các từ đồng nghĩa, đặt câu với từ vừa tìm được, chọn được từ trong các từ đồng nghĩa cho sẵn để điền vào chỗ trống theo yêu cầu. Để học sinh hiểu về từ đồng nghĩa thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm được khái niệm, đặc điểm và cách sử dụng từ đồng nghĩa trong từng hoàn cảnh. Do đó, tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện qua các bước sau. 
b.1. Hướng dẫn học sinh phân loại và thiết lập dãy đồng nghĩa
b.1.1. Phân loại từ đồng ngĩa :
Ngay bài đầu tiên “Từ đồng nghĩa”, đã cung cấp cho các em biết được khái niệm về từ đồng nghĩa“ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.” Theo đó, từ đồng nghĩa được phân chia làm hai loại : đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
* Từ đồng nghĩa hoàn toàn : là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau và có thể thay thế cho nhau.
Ví dụ : cha - thầy - bố - tía - ba; chết - hi sinh - qua đời - mất - từ trần; phụ nữ - đàn bà; hổ - cọp - hùm; tàu hỏa - xe lửa; heo - lợn,...
Mục đích của việc phân loại từ đồng nghĩa là giúp học sinh biết được các từ đồng nghĩa hoàn toàn đều nói và chỉ một đối tượng, một sự vật nào đó mà bản chất sự vật hiện tượng đó không thay đổi, nó chỉ khác nhau ở tên gọi, ở lĩnh vực giao tiếp hay về phạm vi sử dụng mà thôi. Nói cách khác, từ đồng nghĩa hoàn toàn là từ gọi tên cho cùng một đối tượng, sự vật.
Ví dụ : Tìm các từ đồng nghĩa với từ mẹ.
Để học sinh tìm được các từ đồng nghĩa với từ mẹ, giáo viên hướng dẫn các em như sau : Từ mẹ dùng để chỉ người phụ nữ đã sinh ra mình, vậy ngoài từ này, ta còn những từ nào cũng chỉ người mẹ nhưng được gọi với tên khác ? Qua những câu hỏi gợi mở, giáo viên đã giúp các em tìm được các từ đồng nghĩa với từ mẹ là - má - u - bu - bầm - mạ,...
* Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : là những từ chỉ giống nhau ở một hoặc một vài nét nghĩa nào đó.
Ví dụ : To - khổng lồ - lớn - bự,; ác - dữ - độc ác - hiểm độc - ác nghiệt.
Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, giáo viên hướng dẫn các em tìm thêm các từ với từ đồng nghĩa cho trước và giải nghĩa từng từ trong dãy để sử dụng chúng vào từng hoàn cảnh cụ thể cho hợp lí.
	Ví dụ : Tìm từ đồng nghĩa với từ biếu.
Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ biếu. (chuyển cái gì thuộc sở hữu của mình thành của người khác mà không đổi lấy thứ gì). Sau khi giải nghĩa được từ biếu, các em sẽ tìm các từ khác nhau có cùng chung nét nghĩa với nó là các từ: tặng - dâng - hiến - cho - trao.
Nghĩa riêng của các từ :
+ Tặng - trao cho nhằm khen ngợi, khuến khích hoặc tỏ lòng quý mến.
+ Dâng - đưa lên một cách cung kính.
+ Hiến - dâng thứ quý nhất của mình một cách tự nguyện.
+ Cho - chuyển cái của mình thành của người khác.
Mục đích của việc tìm các từ đồng nghĩa không hoàn toàn là giúp các em phân biệt được nét nghĩa riêng của từng từ để lựa chọn và sử dụng chúng cho hợp lí, đúng với từng ngữ cảnh.
Ví dụ : Chọn từ thích hợp trong các từ sau để diền vào chỗ trống : truy tặng, biếu, hiến, tặng, cho.
a) Bác gửi các cháu nhiều cái hôn.
b) Ăn thì no, .. thì tiếc.
c) chị Võ Thị Sáu danh hiệu Anh hùng.
d) Sau hòa bình, ông Đỗ đình Thiện đã . toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.
e) Lúc bà về, mẹ lại ..một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức.
Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện các bước trên, các em sẽ chọn được từ thích hợp điền vào chỗ trống theo thứ tự : tặng, cho, truy tặng, hiến, biếu.
b.1.2. Thiết lập dãy đồng nghĩa
Đối với dạng bài tập tìm từ đồng nghĩa với từ cho sẵn, trước hết giáo viên phải chọn một từ đưa ra làm cơ sở để các em tìm thêm các từ của dãy. Từ này thường cũng chính là từ trung tâm của nhóm, chẳng những nó được lấy làm cơ sở để tập hợp các từ khác mà còn là cơ sở để so sánh, phân tích tìm nét nghĩa chung, nét ngĩa riêng của chúng. 
Ví dụ : Tìm các từ đồng nghĩa : ( TV5 Tập 1 -Trang 13)
	a) Chỉ màu xanh	b) Chỉ màu trắng
	c) Chỉ màu đỏ	d) Chỉ màu đen
Với dạng bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định từ trung tâm của mỗi nhóm là xanh, trắng, đỏ, đen. Từ đó các em tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ trung tâm, cụ thể :
Từ trung tâm
 Các từ đồng nghĩa
Xanh
Xanh biếc, xanh rì, xanh đen, xanh ngọc,...
Trắng
Trắng tinh, trắng muốt, trắng phau, trắng ngần,...
Đỏ
Đỏ tía, đỏ rực, đỏ au, đỏ ửng, ...
Đen
Đen nhẻm, đen sì, đen xạm, đen trũi, đen láy,...
	Để giúp học sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt khái niệm, phân loại và thiết lập dãy từ đồng nghĩa qua sơ đồ dưới đây.
Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau 
hoặc gần giống nhau
Đồng nghĩa hoàn toàn :là những từ có nghĩa giống nhau 
Ví dụ : .
Đồng nghĩa không hoàn toàn : là những từ có nghĩa gần giống nhau 
Ví dụ : 
	b.2. Thiết lập bối cảnh loại trừ nhau
	Sau khi phân loại, thiết lập được các từ đồng nghĩa, vốn từ của các em đã được bổ sung, giáo viên hướng dẫn cách sử dụng các từ đó sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
	b.2.1 Đối với dãy từ đồng nghĩa hoàn toàn
	Việc sử dụng từ đồng nghĩa hoàn toàn chỉ khác nhau về phạm vi sử dụng, sắc thái ngữ nghĩa, sắc thái phong cách, .... và những từ trong dãy đồng nghĩa này có thể thay thế cho nhau.
	* Về phạm vi sử dụng
	Ví dụ : Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau ( TV5 Tập 1 -Trang 22)
	“Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê ở Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ”
	Với bài tập này, để tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn, học sinh phải xác định xem là tìm từ đồng nghĩa với từ nào, các từ trong dãy này thuộc loại từ đồng nghĩa nào. Từ việc đã thiết lập được dãy đồng nghĩa, học sinh tìm được các từ trong đoạn văn đồng nghĩa với từ mẹ là : má, u, bu, bầm, mạ. Đây là các từ đồng nghĩa hoàn toàn, nhưng khi đưa vào từng ngữ cảnh ( phạm vi sử dụng thì ) thì nó lại loại trừ nhau, cụ thể :
	+ mẹ, bầm, u, bu thuộc phương ngữ miền Bắc
	+ má thuộc phương ngữ miền Nam
	+ mạ thuộc phương ngữ miền Trung
Từ đó, học sinh biết được các từ này đều chỉ một người đó là mẹ, nhưng do sử dụng ở mỗi vùng miền khác nhau nên có cách gọi khác nhau. 
* Về sắc thái tu từ
Ví dụ : Tìm từ đồng nghĩa với từ chết và đặt câu với mỗi từ vừa tìm được. 
Để làm được bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh giải nghĩa của từ chết ( là chỉ trạng chấm dứt sự sống). Thông qua việc giải nghĩa từ, học sinh tìm được những từ đồng nghĩa với từ chết là các từ mất, từ trần, qua đời, toi, bỏ mạng, hi sinh,... Nhưng mỗi từ này lại thể hiện thái độ, tình cảm khác nhau của người nói với chủ thể được nói tới. Vì vậy phải sử dụng bối cảnh loại trừ nhau để dùng từ đặt câu. Các câu mà học sinh đã đặt :
Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất. (Thể hiện thái độ thương tiếc)
Chị Sáu đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. ( Mất mát lớn lao, hi sinh lợi ích cá nhân vì một cái gì cao đẹp).
 Vì người anh quá tham lam nên anh ta đã bị bỏ mạng ngoài biển. ( hàm ý khinh thường cái chết của người khác)
b.2.1 Đối với dãy từ đồng nghĩa không hoàn toàn
	Như trên đã nói, từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ tương đồng về nghĩa nhưng có sự khác nhau về một vài sắc thái nào đó. Do đó, để giúp học sinh sử dụng chúng một cách chính xác thì giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau :
	* Hướng dẫn tìm nét nghĩa của các từ trong dãy. Bởi vì các từ đồng nghĩa không hoàn toàn ngoài nét nghĩa chung, chúng còn nét nghĩa riêng của từng từ trong dãy. Vì vậy cần giải nghĩa của các từ đó, việc tìm ra nét nghĩa chung, nét nghĩa riêng sẽ giúp học sinh sẽ lựa chọn và sử dụng chúng một cách chính xác.
	* Hướng dẫn chọn từ để sử dụng. Vì nghĩa của từ sẽ thể hiện trong lời nói, do đó phải đưa từ vào ngữ cảnh cụ thể.
	Ví dụ : Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác (TV5 Tập 1 -Trang 32) 
 Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà
 túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khỏe cùng hăm hở thứ đồ lỉnh khỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.
	Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nét nghĩa chung, nét nghĩa riêng của các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác
	+ Nghĩa chung của các từ trong dãy : Cách thức di chuyển một đồ vật nào đó từ nơi này đến nơi khác.
	+ Nghĩa riêng của từng từ : Để học sinh dễ dàng trong việc tìm nét nghĩa riêng, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa dưới đây để giải nghĩa từ.
	xách - mang đi bằng một tay ở tư thế buông thẳng.
	đeo - mang đồ vật vào người, dễ tháo ra.
	khiêng - nâng và chuyển vật nặng, cồng kềnh bằng sức hai hay nhiều người.
	kẹp - giữ chặt lấy ở giữa bằng cách ép từ hai phía.
	vác - chuyển đồ vật nặng bằng cách đặt lên vai. 
	Sau khi nắm được nét nghĩa chung, nét nghĩa riêng của từng từ, học sinh sẽ lựa chọn được từ điền để điền vào ô trống cho đúng. ( Thứ tự cần điền là đeo, xách, vác, khiêng, kẹp.)
Đối với dạng bài tìm từ thay thế cho hợp lí, trước hết học sinh phải tìm được các từ trong dãy và nêu ra được nét nghĩa riêng của chúng, Từ đó học sinh lựa chọn để thay thế các từ đó phù hợp và chính xác.
Ví dụ : Thay từ in đậm trong đoạn văn sau bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn. (TV5 Tập 1 -Trang 97) 
Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và bảo : “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa ?” Hoàng nói với ông : “ Cháu vừa thực hành xong bài tập xong rồi ông ạ !”
Để làm được bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau :
* Tìm các từ in đậm có trong đoạn văn : bê, bảo, vò, thực hành.
* Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó : bê - bưng - nâng - đỡ - cầm, ...; bảo - biểu - mời, ...; vò - xoa - vuốt, ...; thực hành - làm - thực hiện, ...
 	* Tìm nghĩa chung của các từ , nghĩa riêng của từng từ trong dãy. 
Khi tìm được nét nghĩa chung, nghĩa riêng của từ trong dãy thì học sinh sẽ lựa chọn và sử dụng từ cho phù hợp để thay thế. ( Thứ tự điền đúng là : bưng, mời, xoa, làm)
	Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh biểu thị mối quan hệ của từ đồng nghĩa không hoàn toàn qua hình minh họa dưới đây.
Kí hiệu:
Số 1: Nét nghĩa chung	
Số 2 : Nét nghĩa riêng
Số 3 : Nét nghĩa riêng
 1
 3
2
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
	- Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình cũng như những kiến thức về từ đồng nghĩa, lựa chọn các hình thức giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, bảo đảm tất cả học sinh đều có cơ hội tham gia và tiếp thu được nội dung cơ bản của bài học.
- Khi thực hiện giải pháp, biện pháp này, trước hết học sinh phải có vốn từ tiếng Việt nhất định và có sự hiểu biết về từ đồng nghĩa nói riêng cũng như vốn từ tiếng Việt nói chung.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	- Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự thống nhất và có mục tiêu là hướng học sinh vào quá trình học tập.
	- Sử dụng bối cảnh loại trừ nhau trong dạy học từ đồng nghĩa theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh được cung cấp một lượng lớn vốn từ nói chung cũng như từ đồng nghĩa nói riêng và sử dụng đúng trong trường hợp cụ thể. 
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Qua quá trình thực hiện đề tài thì chất lượng học sinh trong lớp cũng như trong khối 5 được nâng lên rõ rệt.
Năm học 2013 -2014, kết quả khảo nghiệm lớp 5C như sau :
Số HS
18
Tìm được các từ đồng nghĩa với từ trung tâm
Sử dụng phù hợp từ đồng nghĩa
Đầu năm
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
13
5
11
7
Tỉ lệ %
72
28
61
39
Cuối năm
15
3
16
2
Tỉ lệ %
83
17
89
11
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
- Sau khi áp dụng đề tài, giáo viên biết được các yếu tố tác động đến vốn từ và kĩ năng sử dụng từ của học sinh, qua đó biết được cách giúp học sinh mở rộng được vốn từ cũng như tích cực hóa vốn từ của bản thân vào công việc học tập cũng như vào trong cuộc sống.
- Tạo được môi trường học tập vui tươi giữa thầy và trò, khích lệ và khơi dậy được sự tích cực, chủ động để tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập, tránh được sự nhàm chán. Qua

Tài liệu đính kèm:

  • docSK KN 2014-2015 quyết.doc