Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lăk

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lăk

Ban đầu khi hướng dẫn nhiều em không hiểu vì vậy tôi hướng dẫn học sinh khi phát âm tiếng có phụ âm l đứng đầu các em bịt mũi lại hơi đẩy mạnh ra đằng mồm. Ngược lại khi phát âm tiếng có phụ âm n đứng đầu không được hít vào mà đẩy hơi ra đằng mũi. Sau vài lần như vậy phần lớn học sinh đã nói đúng. Tuy nhiên

điều đó phải luôn luôn tập luyện thường xuyên ở tất cả các môn học, tiết học.

Tôi đưa ra những ghi nhớ cho học sinh tập luyện thường xuyên:

+ Những nguyên âm môi dẹt khi phát âm gồm: i, e, ê, ư

+ Những nguyên âm môi tròn khi phát âm gồm: o, ô, u, uô

+ Những âm tiết không có âm cuối là âm tiết mở. Đối với những tiếng này khi phát âm ở cuối âm tiết miệng há ra. Ví dụ: hoa, ba,

+ Những âm rung ( khi đọc phải cong lưỡi): r, s, tr

Đối với những học sinh hay lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã ( do phương ngưc nói sao viết vậy) tôi tiến hành các biện pháp cho học sinh làm nhiều bài tập củng cố để các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức.

 

doc 23 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 829Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện Cưm’gar, tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tình yêu quê hương đất nước, nhất là đối với học sinh Tiểu học, những mầm non và là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây cũng chính là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk ”.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Giúp cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk đọc đúng, viết đúng chính tả, qua đó biết cách dùng từ, đặt câu và diễn đạt được câu, đoạn và bài văn một cách hoàn chỉnh.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, xã Ea Kiết, huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk
I.4.Giới hạn của đề tài
Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cho học sinh lớp 5C do tôi giảng dạy và chủ nhiệm.
I.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích, đánh giá
- Phương pháp trải nghiệm
- Phương pháp thống kê
 Phần nội dung
 II.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của mỗi con người Việt. Ngay từ lúc mới lọt lòng, trẻ được giao tiếp hằng ngày, hằng giờ với mục đích khi cất tiếng nói đầu tiên trẻ cũng nói lên tiếng nói của người Việt. Do đó trẻ cần được học Tiếng Việt một cách cẩn thận và khoa học vừa để sử dụng trong suốt cuộc đời mình vừa để bảo tồn được văn hóa của dân tộc. Còn Chữ viết không chỉ là kí tự đơn thuần mà còn là một phương diện biểu hiện của ngôn ngữ luôn gắn bó với văn hóa, tâm hồn dân tộc và là văn hóa, tâm hồn của mỗi dân tộc nói chung và dân tộc Việt nói riêng.
Sự trong sáng của tiếng Việt được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng diễn giải như sau:
"Trong có nghĩa là trong trẻo, không có tạp chất, không đục".
"Sáng có nghĩa là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong nhờ đó nó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diển tả sự trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói" (Phạm văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt). 
II.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Năm học 2018 – 2019, tôi được Ban giám hiệu trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5C. Tổng số học sinh lớp có 34 em; nữ: 17 em; dân tộc: 4 em; nữ dân tộc 3 em. Là lớp học nằm ở điểm trường chính ( Thôn 5) với những thuận lợi chính như sau:
- Đa số là học sinh người Kinh, phần lớn các em nhà ở gần trường.
- Được sự quan tâm của nhà trường và các đoàn thể trong trường.
- Lớp học sạch sẽ, khang trang, đủ số bàn ghế ánh sáng tự nhiên cho các em học tập.
- Học sinh đã có ý thức học tập, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, yêu trường, mến lớp, ngoan ngoãn, lễ phép.
- Học sinh được học 7 buổi/ ngày.
- Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt huyết với nghề, gần gũi, tận tụy.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên qua tìm hiểu lớp 5C do tôi giảng dạy và chủ nhiệm còn gặp những khó khăn sau:
- 91, 2 % học sinh là con em nông dân đi làm ăn kinh tế ( Lớp có 3 em là con giáo viên, công chức chiếm 8,8%) trình độ dân trí còn thấp, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình mà mải lo làm kinh tế ; một số em chưa có đủ đồ dùng học tập.
- Lớp có đa số là con em người miền Trung ( Nghệ An , Hà Tĩnh) nên các em hay viết sai thanh hỏi và thanh ngã. Một số em quê ở Thái bình, Hải Dương lại sai phụ âm đầu l và n.
- Là lớp học cuối cấp nhưng lượng kiến thức lớp dưới bị hổng hoặc do các em không nhớ nên khó khăn trong quá trình học tập và giảng dạy đối với giáo viên và học sinh.
- Chất lượng học sinh không đồng đều.
- Nhiều em viết lỗi chính tả nhiều, chữ viết nguệch ngoạc.
- Một số học sinh phải giúp bố mẹ làm kinh tế nên không có thời gian ôn luyện bài vở.
Trước những khó khăn đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh qua các bài chính tả: Việt Nam thân yêu ( Sách giáo khoa Tiếng việt 5, tập 1 trang 6), Thư gửi các học sinh (Sách giáo khoa Tiếng việt 5, tập 1 trang 4) và viết một đoạn văn ngắn tả cảnh một buổi sáng (Sách giáo khoa Tiếng việt 5, tập 1 trang 22) để kiểm tra việc viết chính tả cũng như cách sử dụng từ ngữ và kĩ năng làm văn của các em học sinh. Qua kiểm tra tôi thu được kết quả như sau:
 Các loại 
 lỗi
Số lỗi
Lỗi chính tả
Lỗi dùng từ, đặt câu
0 lỗi
4 em
3 em
Từ 1 đến 3 lỗi
15 em
14 em
Từ 3 đến 5 lỗi
7 em
8 em
Trên 5 lỗi
8 em
9 em
Từ kết quả trên cho thấy có nhiều em còn viết sai trên lỗi chính tả ( 8 em) và 9 em chưa biết cách sử dụng từ, đặt câu đúng ngữ pháp. Các em phần lớn viết theo cách phát âm của mình ( tiếng địa phương) theo kiểu nói sao viết vậy hay đọc sao viết vậy. Còn phàn tập làm văn phần lớn là do các em chưa biết cách dùng từ, đặt câu dẫn đến câu văn lủng củng, lộn xộn.
	Qua tìm hiểu thực tế (giảng dạy và dự giờ thăm lớp) và trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy thực trạng trên phần lớn các lỗi trên là do những nguyên nhân sau:
- Bản thân người dân nói tiếng địa phương, ai cũng nói sai nên không ai nhận thấy cái sai để sửa nên “ cha truyền con nối” là điều đương nhiên không thể tránh khỏi.
- Phụ huynh bận làm ăn, thời gian chủ yếu làm việc rẫy nương, không có thời gian kèm cặp cho con em mình.
- Vốn từ ngữ của các em còn ít, nhiều khi không hiểu từ, không hệ thống được kiến thức bài học.
- Một số em khả năng ghi nhớ còn hạn chế, học trước quên sau.
Nội dung và hình thức của giải pháp.
Mục tiêu của giải pháp
Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết) đó là : phát âm; chữ viết; dùng từ; đặt câu; cấu tạo lời nói, bài viết nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc. 
Bên cạnh đó tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác. Điều đó thể hiện ở chính phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói. Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt. Ngược lại nói năng thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi cái hay, cái đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt. Ca dao, tục ngữ có câu:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Hay :
“ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng
Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tuch nói điều phàm phu”
Trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ muốn đưa ra một số giải pháp nhằm Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cho học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi do tôi phụ trách giảng dạy và chủ nhiệm. Giúp các em phát âm chuẩn, viết đúng chính tả và biết cách dùng từ đặt câu trong những đoạn văn và bài văn, bài viết.
Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp.
Biện pháp thứ nhất: Chỉnh cho học sinh cách phát âm chuẩn
Trên thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy rằng học sinh phát âm như thế nào
 thì sẽ thể hiện ra chữ viết như thế. Điều đó khẳng định mối quan hệ lô gích giữa nói và viết. Vậy muốn sửa được lỗi viết sai này thì phải sửa lỗi phát âm cho học sinh. Ví dụ:
Học sinh hay phát âm sai âm đầu l/n nhất. Ở ví dụ trên học sinh đã viết sai khói lam chiều thành khói nam chiều hay no căng thành lo căng. Khi phát âm có những em biết mình phát âm sai nhưng không biết sửa bằng cách nào. Đa số giáo viên sửa cho các em bằng cách phát âm lại tiếng đó rồi yêu cầu học sinh “ nói theo” giống như dạy một con vẹt tập nói. Nhưng như vậy cũng chỉ sửa được “ tại trận” còn về sau các em lại quên mất.
Sau khi nghiên cứu tài liệu và thực tế tôi đã đưa ra hướng khắc phục là:
+ Khi phát âm âm l là âm miệng, lưỡi: Ta đẩy hơi mạnh từ bụng lên họng ra miệng, lưỡi đặt từ phần ngạc trên bật mạnh xuống dưới đẩy hơi ra.
+ Khi phát âm âm n: Cũng đẩy hơi từ bụng lên họng nhưng hơi đẩy ra qua đường
 mũi ( bản chất đây là âm mũi), một nửa hơi sẽ ra ngoài qua đường mũi, nửa còn lại
 quay trở ngược lại ( vì đây là âm tắc vô thanh)
Ban đầu khi hướng dẫn nhiều em không hiểu vì vậy tôi hướng dẫn học sinh khi phát âm tiếng có phụ âm l đứng đầu các em bịt mũi lại hơi đẩy mạnh ra đằng mồm. Ngược lại khi phát âm tiếng có phụ âm n đứng đầu không được hít vào mà đẩy hơi ra đằng mũi. Sau vài lần như vậy phần lớn học sinh đã nói đúng. Tuy nhiên
điều đó phải luôn luôn tập luyện thường xuyên ở tất cả các môn học, tiết học.
Tôi đưa ra những ghi nhớ cho học sinh tập luyện thường xuyên:
+ Những nguyên âm môi dẹt khi phát âm gồm: i, e, ê, ư
+ Những nguyên âm môi tròn khi phát âm gồm: o, ô, u, uô
+ Những âm tiết không có âm cuối là âm tiết mở. Đối với những tiếng này khi phát âm ở cuối âm tiết miệng há ra. Ví dụ: hoa, ba, 
+ Những âm rung ( khi đọc phải cong lưỡi): r, s, tr
Đối với những học sinh hay lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã ( do phương ngưc nói sao viết vậy) tôi tiến hành các biện pháp cho học sinh làm nhiều bài tập củng cố để các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức.
Ví dụ 1: Đặt thanh hỏi và thanh ngã thích hợp trên các chữ in đậm để hoàn chỉnh đoạn thơ sau: 
Dù giáp mặt cùng biên rộng
Cưa sông chăng dứt cội nguồn
Lá xanh môi lần trôi xuống
Bông nhớ một vùng núi non
 ( Quang Huy)
 ( Cửa sông, Sách Tiếng Việt 5, Tập 2, trang 74)
Ví dụ 2: Ghi dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in nghiêng cho đúng
chính tả: 
sáng sua, vui ve, ngoan ngoan, bền bi, lang phí, ki lương, lung củng, sưa chữa
mai miết, dê dàng, sưa chua, ki thuật.
Biện pháp thứ 2: Khắc sâu quy tắc chính tả cho học sinh
Trong nhiều năm giảng dạy tôi thấy rằng lỗi trong bài chính tả của học sinh 
hết sức phức tạp, trong đó phổ biến là 2 trường hợp sau: 
* Trường hợp 1: Lỗi chính tả do không nắm được cấu trúc tiếng Việt. thường gặp ở học sinh có tính cẩu thả, lẫn lộn giữa chữ viết in với chữ viết thường, chữ viết hoa với chữ không viết hoa, không biết khi nào dùng g/gh; ng/ngh; c/k/; d/r/gi 
* Trường hợp 2: Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa : Lỗi này là do ảnh hưởng của việc “ nói sao viết vậy” do cách phát âm của một số địa phương bị lệch chuẩn.
Ở trường hợp 2 như tôi đã trình bày ở biện pháp thứ 1. 
Vậy còn trường hợp 1 tôi đã đưa ra cách khắc phục là:
Nhắc lại các quy tắc chính tả thường xuyên trong tất cả các môn học.
+ Viết hoa chữ cái đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người, địa danh của Việt Nam. Chẳng hạn: Trường Sơn, Cửu Long, Hồ Chí Minh
+ Viết là gh, ngh, k chỉ khi đứng trước câc nguyên âm: i, e, ê, iê .
Khi các em làm xong bài tập 2, tuần 14, Sách tiếng Việt 5, tập 1 tôi cho các em ghi vào Sổ tay Chính tả quy tắc:
g, ng luôn đúng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
gh, ngh luôn đứng trước nguyên âm i, e, ê.
+ Phân biệt phụ âm l/n; d/r/gi; ch/tr: Với những trường hợp này thì phương pháp hữu hiệu nhất là so sánh phân tích và lấy ví dụ cụ thể . 
+ Với trường hợp học sinh không phân biệt được dấu hỏi (?), dấu ngã ( ~ ) đối với từ Hán – Việt thì các tiếng có thanh ngã thường viết với các âm đầu d,m, n, nh, v, l, g, ng/ngh thì ta điền dấu thanh “ ngã”. Ví dụ: minh mẫn, nhẵn nhụi, lễ hội, diễn
 viên, hấp dẫn. Các trường hợp khác dùng dấu thanh “ hỏi”. 
Ví dụ: giảng giải, giải thích, sửa chữa
Biện pháp thứ 3. Sửa lỗi dùng không đúng giữa văn nói và văn viết
Kĩ năng nói và kĩ năng viết đều được chú trọng ngang nhau vì đây cùng nhằm phát triển năng lực, trí tuệ làm cho tâm hồn của các em ngày một phong phú góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em.
Trong cả kĩ năng nói hay viết giáo viên đều nhằm cung cấp cho các em vốn từ ngữ rồi ghép các từ thành câu văn, đoạn văn và cả bài văn. Để làm được điều đó, trước mỗi bài văn viết đều có những tiết lập dàn ý, từ dàn ý đã lập học sinh trình bày miệng bài văn của mình, giáo viên theo dõi sửa cả lỗi phát âm lẫn lỗi từ ngữ cho học sinh. Tuy nhiên không tránh khỏi tình trạng trong văn viết có cả văn nói. 
Ví dụ: Khi tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói có em viết “Mẹ cha nhà nó xinh ơi là xinh.” Từ “ Mẹ cha nhà nó” là cụm từ dùng trong văn nói mà thường là người lớn khen những em bé dễ thương . Ở đây học sinh dùng từ theo kiểu khen của người lớn nhưng các em không hiểu được trong văn viết nếu không dùng những câu đối thoại hoặc những câu trích dẫn thì không thể sử dụng được. Muốn sửa được lỗi này đòi hỏi người giáo viên phải hiểu được ngôn ngữ vùng miền, từ đó định hướng cho học sinh sử dụng cho đúng. Hơn nữa phải hướng dẫn cho các em hiểu điểm khác biệt giữa văn nói và văn viết.
* Văn nói có những đặc điểm đáng chú ý là:
- Khi nói ta thường hay sử dụng ngữ điệu ( lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, kéo dài) Có trường hợp chính ngữ điệu làm cho từ ngữ có sự biến đổi về nghĩa, thậm chí trái ngược hẳn về nghĩa.
- Khi nói ta thường hay sử dụng yếu tố ngoài lời ( yếu tố phi ngôn ngữ) đó là
 những cử chỉ, hành động, nét mặt, thái độđi kèm. Chính những yếu tố này giúp người nói thể hiện chính xác những gì mình muốn truyền đạt. Khi nói ta hay sử dụng nhiều từ chêm xen, đưa đẩy hoặc lặp đi lặp lại từ ngữ nhất định nào đó và thường diễn đạt bằng những câu ngắn. Đôi khi ta lại hay dùng biện pháp tỉnh lược
 nhưng vẫn giúp người nghe hiểu được.
* Văn viết có những đặc điểm đáng chú ý là:
- Do ngữ điệu không tồn tại và không có điệu bộ, cử chỉ đi kèm nên văn viết đòi hỏi phải theo đúng các quy định về cách viết các con chữ, đúng các dấu câu, đúng quy tắc viết hoaĐây là đặc điểm bắt nguồn từ việc tiếp nhận bằng thị giác trong giao tiếp ở dạng viết.
- Về từ ngữ: văn viết tránh dùng những từ ngữ đưa đẩy, dung tục, chêm xen.
- Về câu: văn viết dùng câu có kết cấu chặt chẽ tức là khi viết ta có thể gọt giũa cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn sao cho phải có đầy đủ thành phần câu ( chủ ngữ, vị ngữ) nội dung các câu phải liên quan đến nhau về mặt ý nghĩa.
Muốn sửa được sự lẫn lộn này giáo viên phải sửa cho các em thường xuyên
trong từng tiết học, môn học nhất là ở phân môn Luyện từ và câu. Ngoài ra người giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách lựa chọn và sắp xếp từ ngữ để tạo thành câu văn vừa hoàn chỉnh vừa mang tình cảm “ dấu ấn” riêng của mỗi học sinh.
Biện pháp thứ 4. Sửa câu văn, đoạn văn cho học sinh
Đây là vấn đề đau đầu nhất của bất cứ giáo viên nào khi gặp phải. Có hai trường hợp sai thường gặp như sau:
* Trường hợp 1: Hễ mỏi tay ở đâu học sinh đặt dấu chấm câu ở đó mà không cần biết đó đã phải là câu chưa, đã đầy đủ bộ phận chủ ngũ, vị ngữ chưa.
* Trường hợp 2: Học sinh viết từ trang đầu đến trang cuối ( cũng là một bài văn) chỉ có một hoặc hai dấu chấm, dấu phẩy. Thậm chí cả bài văn 1 tiết học cũng chỉ có một đến hai dấu chấm câu ( .) vì các em không biết cách ngắt các câu.
Ví dụ:
Đọc đoạn văn trên hầu hết không ai hiểu được ý học sinh này muốn tả như thế nào.
Để sửa được lỗi này cho học sinh thì quả là một quá trình lâu dài, bền bỉ không thể một sớm, một chiều là có thể làm được. Bản thân tôi đã phải gọi riêng học sinh đó lên trình bày bằng miệng “ điều em muốn nói”. Sau đó tôi sửa lại cho em ngay trong giờ giải lao bằng cách gọi em lại phân tích những lỗi mà em mắc phải ở đây, động viên em viết lại đoạn văn vào vở rồi chấm lại. Đồng thời cần khéo léo khen ngợi sự tiến bộ của học sinh đó ngay để tạo sự hưng phấn cho em.
Trong việc sửa lỗi chung trên lớp giáo viên cần lưu ý một điều là nếu người giáo viên nhận xét không khéo thì khó làm học sinh tiếp thu và sửa lỗi của mình. Ngược lại các em này thấy mặc cảm với các bạn vì bị cô (thầy) chê, ảnh hưởng đến danh dự của các em. Không phải tất cả học sinh đều mắc lỗi nặng nề như vậy nên với các trường hợp cá thể này giáo viên có thể khéo léo tận dụng giờ nghỉ giải lao gọi học sinh đó lại chỉ cho các em từng lỗi mà các em mắc phải.
 	Ở cả hai trường hợp này thông thường tôi phải hướng dẫn học sinh lại từ đầu tức là phải hướng dẫn lại cho học sinh hiểu thế nào là câu. Câu phải diễn đạt một ý trọn vẹn mà nó giúp người đọc, người nghe hiểu được nội dung muốn truyền tải. Câu ít nhất phải có chủ ngữ, vị ngữ - đó là thành phần chính không thể thiếu được. 
 	Có hai loại câu là câu đơn và câu ghép
 	Câu đơn là câu chỉ có một thành phần chủ ngữ, vị ngữ. 
Ví dụ: Con mèo nhà em có đôi mắt tròn xoe.
 Chủ ngữ Vị ngữ
 Còn câu ghép có thể có từ hai thành phần chủ ngữ, vị ngữ trở nên. 
 Ví dụ: Cái đầu chú mèo tròn và hai con mắt cũng tròn xoe.
 Chủ ngữ Vị ngũ Chủ ngữ Vị ngữ
Khi học sinh đã biết viết câu văn tôi hướng dẫn học sinh ghép các câu văn thành đoạn. Trước đây khi dạy tiết tập làm văn chúng ta thường yêu cầu học sinh viết trọn vẹn cả một bài văn. Điều này là cần thiết nhưng không phải ở tiết học nào cũng làm, không phải học sinh nào cũng phải thực hiện.
Thông thường một đoạn văn hoàn thiện là một bài văn thu nhỏ. Bởi thế việc rèn luyện kĩ năng viết một bài văn đầy đủ có thể bắt đầu từ việc luyện xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh. Muốn viết được đoạn văn thì phải biết liên kết các câu văn. Khi hai câu văn đứng cạnh nhau, muốn liên kết chúng ta phải đưa chúng về cùng một mối quan hệ nào đấy ( thông thường là phải có quan hệ về mặt ý nghĩa). Với cách hướng dẫn từng bước, từng bước học sinh sẽ biết cách viết được đoạn văn ( mặc dù đoạn văn chưa hay) dần dần tiến tới viết cả một bài văn hoàn chỉnh.
 	Để học sinh viết được một bài văn hay nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà yếu tố ban đầu là cách truyền thụ của người giáo viên. Giáo viên phải có ý thức từng bước chuyển từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh tự nắm bắt kiến thức và có thể biến cái của người thành cái của mình. Có như vậy các em mới hứng thú học tập và cảm thấy mình cũng là một “ nhà văn”. Người giáo viên là người hướng dẫn nhưng phải biết kiên trì để xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động, vừa sức, từ thấp lên cao. Với chương trình bậc Tiểu học, thiết nghĩ hướng dẫn học sinh biết cách viết một bài văn đúng thể loại, đúng câu, đúng từ ngữ đã là một thành công lớn đối với người giáo viên.
Biện pháp thứ 5. Chấm chữa bài, sửa lỗi thường xuyên
 	Đây là biện pháp đánh giá sự tiến bộ của học sinh kịp thời nhất, hiệu quả nhất. Là giáo viên, ai cũng mong muốn có nhiều học sinh giỏi. Muốn có nhiều học sinh giỏi thì ta phải thường xuyên theo dõi, bám sát học sinh. Thông qua các lần kiểm tra, chấm bài chúng ta mới xác định được học sinh tiến bộ đến đâu, mặt nào còn phải kèm cặp. Từ đó giúp các em tự phát hiện ra những điểm mạnh, yếu của bản thân để phấn đấu.
Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp
Các giải pháp biện pháp trên có mối quan hệ chặt chễ với nhau, bổ sung cho nhau trong môn tiếng Việt chứ không riêng gì phân môn Tập đọc, Chính tả hay Tập làm văn. Việc đọc đúng sẽ giúp các em viết đúng, từ đó sẽ biết cách dùng từ đặt câu trong các đoạn văn và bài văn. Khi đã đọc, viết chuẩn sẽ giúp các em tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
Bằng các biện pháp, hình thức tổ chức nói trên, học sinh lớp 5C đã từng bước hình thành được năng lực và thói quen đọc đúng. Các em đa số đã có ý thức, kĩ năng viết đúng chính tả chứ không viết tùy tiện như trước nữa ( Nếu học sinh viết sai 8 lỗi trở lên giáo viên yêu cầu về nhà nhìn sách giáo viết lại bài). Một số học sinh bước đầu biết dùng từ đặt câu phù hợp với nội dung và ngữ cảnh. 
Áp dụng các biện pháp trên, qua kiểm tra chất lượng cuối kì I, tôi thu được kết quả như sau:
 Các loại 
 lỗi
Số lỗi
Lỗi chính tả
Lỗi dùng từ, đặt câu
0 lỗi
8 em
7 em
Từ 1 đến 3 lỗi
22 em
19 em
Từ 3 đến 5 lỗi
3 em
6 em
Trên 5 lỗi
1 em
2 em
Mặc dù vẫn còn học sinh viết sai lỗi chính tả và lỗi dùng từ đặt câu nhưng so với đầu năm học số lượng đã giảm trông thấy. Đây là một dấu hiệu đáng mừng ghi nhận sự kiên trì, nỗ lực của cô trò tập thể lớp 5C. Qua theo dõi học sinh, tôi nhận thấy hầu hết các em đã hạn chế được lỗi chính tả, đọc đúng và lưu loát hơn. Nhiều em biết sử dụng từ, dùng từ đặt câu trong các đoạn văn, bài văn và trong giao tiếp. Đây chính là một bước tiến vượt trội ban đầu về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với học sinh lớp 5C trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi.
Phần kết luận, kiến nghị.
 III.1. Kết luận.
Việc Bồi dưỡng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là trong ngành giáo dục. Trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_boi_duong_va_giu_gin.doc