SKKN Bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái

SKKN Bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái

Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): “mục tiêu của chương trình giáo dục trung học phổ thông là giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới” .

Để chuẩn bị thực hiện Chương trình Phổ thông 2018 ở cấp THPT, các nhà trường cần bồi dưỡng, phát huy tốt các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong số các năng lực chung mà nhà trường cần hình thành, bồi dưỡng và phát triển cho học sinh, năng lực tự chủ, tự học được coi là một trong những năng lực quan trọng, đặt nền móng cho việc hình thành phẩm chất, năng lực học sinh.

Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Đây cũng là trách nhiệm của tất cả giáo viên và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội trong nhà trường. Bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh không chỉ được thực hiện ở các môn học mà còn ở các hoạt động giáo dục khác. Có thể nhận thấy, khác với cách thức của các môn học, công tác đoàn và phong trào thanh niên tạo điều kiện để học sinh bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học một cách tự nhiên nhất, sáng tạo nhất. Bởi, công tác đoàn và phong trào thanh niên được thực hiện dưới hình thức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nên thực sự đưa học sinh đến với cuộc sống sinh động, cho các em được trải nghiệm, được khám phá và thể hiện bản lĩnh cá nhân. Công tác đoàn và phong trào thanh niên, vì thế mà hấp dẫn, thu hút và có tính dẫn đường đối với thế hệ trẻ.

 

docx 34 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn.
Một số trò chơi được sử dụng nhiều trong các trường phổ thông hiện nay như: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi mô phỏng game truyền hìnhCó thể thấy tổ chức trò chơi là hoạt động quen thuộc, dễ thực hiện trong các hoạt động
mà tổ chức Đoàn thường xuyên sử dụng ở trong các nhà trường phổ thông. Hình thức tổ chức này được số đông học sinh yêu thích và có ý nghĩa giáo dục tích cực.
+ Công tác công ích xã hội.
Hoạt động này không chỉ có tác dụng củng cố, hiểu sâu sắc hơn kiến thức, mà còn là biện pháp gắn nhà trường với xã hội, rèn luyện năng lực hành động cho học sinh. Hình thức hoạt động của công tác này rất phong phú.
Thực trạng của vấn đề bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học của học sinh thông qua công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): “mục tiêu của chương trình giáo dục trung học phổ thông là giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới” .
Để chuẩn bị thực hiện Chương trình Phổ thông 2018 ở cấp THPT, các nhà trường cần bồi dưỡng, phát huy tốt các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong số các năng lực chung mà nhà trường cần hình thành, bồi dưỡng và phát triển cho học sinh, năng lực tự chủ, tự học được coi là một trong những năng lực quan trọng, đặt nền móng cho việc hình thành phẩm chất, năng lực học sinh.
Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Đây cũng là trách nhiệm của tất cả giáo viên và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội trong nhà trường. Bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh không chỉ được thực hiện ở các môn học mà còn ở các hoạt động giáo dục khác. Có thể nhận thấy, khác với cách thức của các môn học, công tác đoàn và phong trào thanh niên tạo điều kiện để học sinh bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học một cách tự nhiên nhất, sáng tạo nhất. Bởi, công tác đoàn và phong trào thanh niên được thực hiện dưới hình thức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nên thực sự đưa học sinh đến với cuộc sống sinh động, cho các em được trải nghiệm, được khám phá và thể hiện bản lĩnh cá nhân. Công tác đoàn và phong trào thanh niên, vì thế mà hấp dẫn, thu hút và có tính dẫn đường đối với thế hệ trẻ.
Ở trường THPT Phạm Hồng Thái, việc bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh gắn liền với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, được thực hiện khá hiệu quả ở các môn học. Công tác đoàn và phong trào thanh niên trong nhà trường
được quan tâm. Hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do lực lượng giáo viên trẻ trong tuổi đoàn ngày càng ít, kinh phí hoạt động hạn hẹp, thêm vào đó, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường. Mặt khác, một bộ phận giáo viên, cán bộ đoàn chưa nhận thức được vai trò của hoạt động đoàn và phong trào thanh niên đối với việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Do đó, công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của học sinh nhà trường, hình thức và phương pháp chưa đa dạng và phong phú. Đoàn đã xây dựng được môi trường để bồi dưỡng, phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra một số giáo viên và học sinh về vấn đề này. Cụ thể:
Đối với giáo viên:
Chúng tôi tiến hành điều tra bằng 2 câu hỏi:
Câu 1: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về việc bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT?
Câu 2: Công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái trong những năm qua đã có đóng góp như thế nào đối với việc bồi dưỡng, phát huy năng lực tự học tự chủ của học sinh?
Sau khi tổng hợp, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng điều tra giáo viên
Tổng số giáo viên điều tra
Kết quả điều tra
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất tốt
Tốt
Bình thường
25
20
5
0
3
7
15
Tỉ lệ
80%
20%
0 %
12%
28%
60%
Qua kết quả khảo sát có thể thấy việc bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học của học sinh THPT đã được phần lớn giáo viên quan tâm. Giáo viên đã nhận thức rõ vai trò của năng lực tự chủ, tự học của học sinh quá trình dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Tuy nhiên, đa số giáo viên cho rằng việc bồi dưỡng,
phát huy năng lực tự chủ, tự học của học sinh được thực hiện trong các môn học mà chưa nhận thức được vai trò to lớn của các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên đối với vấn đề này. Do đó, đội ngũ giáo viên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường để tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực tự học, tự chủ cho học sinh, góp phần làm cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên đạt hiệu quả cao hơn.
Đối với học sinh:
Chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
Câu 1: Anh (chị) có quan điểm như thế nào đối với việc tự học của học sinh THPT?
Nội dung khảo sát
Số lượng
Tỉ lệ
%
Nội dung khảo sát
Số lượng
Tỉ lệ
1. Mục đích học tốt là để
250

3.	Thời gian tự học mỗi ngày khoảng


- Có kiến thức, kĩ năng
100
40.0
- 2 giờ
72
28.8
- Làm vui lòng cha mẹ
33
13.2
- 4 giờ
131
52.4
- Bạn bè nể phục
21
8.4
- 6 giờ
40
16.0
- Để có tương lai tốt
93
37.2
- 8 giờ
5
6.2
- Ý kiến khác
3
1.2
- Không
2
0.8
2. Thời gian ở nhà chủ yếu để


4. Tác động của việc tự học đối với kết quả học tập chiếm


- Tự học
138
55.2
- Khoảng 50%
102
40.8
- Vừa giúp đỡ gia đình vừa tự học
93
37.2
- Nhiều hơn so với kết quả học tập ở trường
50
20.0
- Đi làm thêm
17
6.8
- Khoảng 40%
62
248
- Ý kiến khác
2
0.8
- Không đáng kể
36
14.4

Câu hỏi 2: Anh (chị) đánh giá như thế nào về năng lực tự chủ của bản thân?
Tổng số học sinh điều tra
Kết quả điều tra
Rất tốt
Khá tốt
Tạm được
Không ổn
250
12
40
153
45
Tỉ lệ
4.8%
16%
61.2%
17.8%
Câu 3: Anh (chị) đánh giá như thế nào về công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái?
Qua kết quả khảo sát cho thấy một bộ phận khá lớn học sinh trường THPT Phạm Hồng Thái chưa nhận thức rõ ý nghĩa của tự học và chưa giành thời gian phù hợp cho hoạt động này. Kết quả khảo sát còn cho thấy học sinh đang gặp khó khăn trong việc phát huy năng lực tự chủ, tự học. Các em chưa tự tin khi đánh giá năng lực tự chủ của bản thân, thiếu hoặc không có phương pháp tự học đúng đắn và phù hợp. Về công tác đoàn và phong trào thanh niên trong nhà trường, tuy đã từng bước đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức nhưng vẫn chưa bắt kịp với những biến đổi của cuộc sống xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Như vây, việc rèn luyện cho học sinh năng lực tự chủ, tự học là nhiệm vụ hết sức cấp thiết và cần thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, đa dạng hóa các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên là một trong những cách thức góp phần giải quyết nhiệm vụ này.
Tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên nhằm bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái.
Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng
Giáo dục thanh niên là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Đảng tin cậy giao nhiệm vụ là "trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên", thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi. Bởi vậy, Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tổ chức Đoàn. Ở các trường THPT, nhiệm vụ này càng có vai trò đặc biệt vì ở đây tập trung lực lượng đông đảo đoàn viên thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước, lực lượng xung kích trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên đạt hiệu quả cần đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên. Công tác đoàn và phong trào thanh niên tường học phải đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức sinh hoạt, tích cực hóa hoạt động của lực lượng đoàn viên thanh niên, định hướng các em bằng những phong trào, những hoạt động thiết thực, gần gũi mang lại giá trị thực tiễn. Trong những hoạt động, phong trào ấy, thanh niên được tự chủ, sáng tạo thể biện hiểu biết, tài năng, lý tưởng của mình.
Thực tế là trong những năm qua, công tác đoàn và phong trào thanh niên trường THPT Phạm Hồng Thái đã từng bước được đổi mới về nội dung và phương thức tổ chức thực hiện. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cũng được thực hiện bằng hiều hình thức đa dạng, hấp dẫn có tác dụng phát huy tính tích cực, tự giác trong tự bồi dưỡng, tự giáo dục rèn luyện của thanh niên. Các phong trào hành động cách mạng do Đoàn phát động đã tạo môi trường thực tiễn sinh động để thanh niên rèn luyện và cống hiến.
Tổ chức diễn đàn (Phụ lục 3 - H3.1)
Diễn đàn “Tự hào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Khát vọng tuổi trẻ”
Mục đích:
+ Giáo dục cho học sinh nhận thức sâu sắc về quá trình ra đời, phát triển và truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
+ Thúc đẩy quá trình tự học, tự vươn lên để thực hiện khát vọng tuổi trẻ.
Chuẩn bị:
+ Đoàn trường xây dựng kế hoạch tổ chức diễn đàn, báo cáo với Ban Giám hiệu và triển khai tới các chi đoàn.
+ Chỉ đạo các chi đoàn sinh hoạt với chủ đề của diễn đàn, xây dựng tham luận, nạp tham luận v

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_boi_duong_nang_luc_tu_chu_tu_hoc_cho_hoc_sinh_thong_qua.docx
  • pdfPhan Thị Minh Hiền, Nguyễn Công Đức - THPT Phạm Hồng Thái - Công đoàn.pdf