SKKN Biện pháp xây dựng nền nếp cho học sinh lớp 5B năm học 2019-2020 tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xã Cư Bao thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk

SKKN Biện pháp xây dựng nền nếp cho học sinh lớp 5B năm học 2019-2020 tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xã Cư Bao thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk

Với mong muốn của tôi là giúp các em tự giác và tự tin hơn trong các hoạt động thì để xây dựng được một lớp học có nề nếp tốt thì đội ngủ hội đông tự quản của lớp rất là quan trọng. Đầu năm tôi đã làm những công việc sau thứ nhất tôi xây dựng nội quy và tôi cho các em xây dựng nên nội quy nề nếp của lớp mình và cùng nhắc nhỡ nhau thực hiện tốt nội quy mà các em đã đưa lên, thứ hai là cho lớp bầu hội đồng tự quản, tôi cho bầu một chủ tich, hai phó chủ tịch ba trưởng ban và 5 nhóm trưởng. Khi cho các em bầu hội đồng tự quản của lớp thì trước tiên tôi phải nói cho các em biết vai trò của từng em trong hội đồng tự quản của lớp, tiếp theo tôi cho các em tự tranh cử vị trí đó để bước đầu tôi nắm bắt được những em nào mạnh dạn để dám nói bày tỏ trước đám đông. Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề mà tôi phải cân nhắc, làm sao để lựa chọn bạn ngổi chung nhóm không gây mất trật tự, hỗ trợ nhau trong việc học và làm việc theo nhóm thuận tiện, xếp chỗ dàn đều số học sinh T, HT, giữa các nhóm để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng nhau phấn đấu tốt hơn. Tuy nhiên hàng tháng tôi cũng có sự thay đổi chỗ ngồi nếu thấy tình hình thực tế chưa hợp lí, và nhóm trưởng thì tôi cũng luân phiên cho các em để em nào cũng được làm để từ đó các em có trách nhiệm và phát huy hơn.

docx 7 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1611Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp xây dựng nền nếp cho học sinh lớp 5B năm học 2019-2020 tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xã Cư Bao thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 TÊN BIỆN PHÁP 
 Biện pháp xây dựng nền nếp cho học sinh lớp 5B năm học 2019-2020 tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xã Cư Bao thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk”.
 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thảo Hoa	 Dạy môn: Lớp 5
 Đơn vị: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
I. Đặt vấn đề 
 Bác Hồ đã nói “Vì lợi ích mười năm thì trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì trồng người”, câu nói ấy khẳng định vai trò trách nhệm đối với người làm công tác giáo dục đó là chăm lo cho sự nghiệp trồng người trong đó vai trò của người làm công tác trực tiếp giảng dạy nói chung và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm nói riêng rất quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cũng như cung cấp kiến thức cho học sinh. Một việc làm nghe qua thì rất đơn giản nhưng đi vào thực tế thì không hề đơn giản chút nào. Nếu người giáo viên không yêu nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Trong CT GDPT 2018, hướng đến hình thành cho trẻ các PC, NL chung và các NL đặc thù. Giáo viên chúng ta đôi khi quá quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức mà chưa quan tâm đến tâm tư, tình cảm của các em đôi khi các em còn sợ cô và thực hiện nhiệm vụ cô giao như là một mệnh lệnh và Hội đồng tự quản của lớp chưa có ý thức tự quản, chưa cương quyết trong việc nhắc nhở các bạn của mình. Phụ huynh phần lớn làm nông nên thời gian dành cho con không nhiều, chưa sát sao hoạt động của con em. Chất lượng học tập, nhân cách đạo đức lối sống của các em rồi sẽ ra sao nhất là học sinh lớp 5 là lứa tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, ngoài những thay đổi về thể chất các em cũng thay đổi về tâm lí, tình cảm..các em dễ bị tác động xấu bởi những vấn nạn của xã hội nếu các em không được giáo dục tốt. Và để đạt được kết quả học tập tốt thì trước hết nề nếp lớp phải tốt. Xuất phát từ những lí do đó và tình hình thực tế của lớp nên tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp để nâng cao nề nếp lớp với tên là: “Biện pháp xây dựng nề nếp cho học sinh lớp 5B năm học 2019-2020 tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xã Cư Bao thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk”.
 II.Thực trạng 
1. Thực tế tại đơn vị 
Thuận lợi
 Lớp được học theo mô hình trường học mới VNEN. Sĩ số lớp không quá đông 27 em đa số là người kinh có 3 em dân tộc thiểu số. Các em là học sinh lớp 4 lên không có học sinh lưu ban. Phần đông gia đình các em ở trên địa bàn xã và gần trường. Trường, lớp khang trang sạch sẽ, phòng học thoáng mát, trang thiết bị trong phòng như bàn ghế, ánh sáng, quạt đầy đủ,lớp học được trang trí đẹp, thân thiện , các em được học 9 buổi /tuần . Các em đã lớn và có ý thức hơn trong việc tham gia các hoạt động.
 Phụ huynh đa số đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đặc biệt là bậc tiểu học, họ đã có ý thức tự giác trong việc kết hợp với nhà trường để giáo dục con em mình. 
 1.2. Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn sau: 
 Tuy ở cùng trên địa bàn xã nhưng vẫn có một số em nhà xa trường nên việc đi lại còn khó khăn, phương tiện đi lại chưa đảm bảo.Một số em gia đình còn khó khăn nên đồ dùng học tập chưa đầy đủ.Mức độ tiếp thu của các em chưa đồng đều. Nhiều gia đình do công việc phụ huynh phải đi làm ăn xa nên sự quan tâm đến các em còn hạn chế
2. Vai trò của biện pháp góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục.
 Từ thực trạng trên, tôi xây dựng: Biện pháp xây dựng nền nếp cho học sinh lớp 5B nhằm giúp các em:
 -Góp phần hình thành và phát triển các PC, NL chung, NL đặc thù theo định hướng mục tiêu chương trình quy định tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT...
 - Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học.Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn. luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường.Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nề nếp của lớp.
III.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
1. Nội dung biện pháp.
 1.1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp 
 Đầu năm khi được phân công chủ nhiệm lớp, sau khi nhận lớp tôi thường tìm hiểu về lớp,về từng em thông qua phụ huynh qua giáo viên chủ nhiệm cũ và giáo viên bộ môn, qua nghiên cứu học bạ, qua chính các em học sinh trong lớp và ngoài ra tôi còn phát cho các em phiếu khảo sát để cho các em nói lên những tâm tư của mình của mình về ba mẹ, bạn bè, nhà trường về lớp học và nói những điều em thích, em không thích,tôi muốn tự các em nói lên điều đó và qua đó tôi nắm bắt đặc điểm của từng em, sau đó tôi phân học sinh thành hai nhóm, nhóm một là những em ngoan có ý thức tích cực trong hoạt động và nhóm hai là các em có ý thức chưa tích cực. Đối với những em có ý thức tích cực tôi giao cho các em nhiệm vụ là giúp đỡ bạn thực hiện tốt nội quy nề nếp còn đối với các em chưa tích cực thì tôi sẽ gần gủi động viên nhắc nhở các em kịp thời và bên cạnh đó tôi giao cho các em một số nhiệm vụ và gắn cho các em với nhiệm vụ đó tạo cơ hội cho các em giúp đỡ những bạn khác và từ đó các em sẽ được bạn bè yêu mến hơn.
1.2: Bầu hội đồng tự quản và sắp xếp chỗ ngồi
 Với mong muốn của tôi là giúp các em tự giác và tự tin hơn trong các hoạt động thì để xây dựng được một lớp học có nề nếp tốt thì đội ngủ hội đông tự quản của lớp rất là quan trọng. Đầu năm tôi đã làm những công việc sau thứ nhất tôi xây dựng nội quy và tôi cho các em xây dựng nên nội quy nề nếp của lớp mình và cùng nhắc nhỡ nhau thực hiện tốt nội quy mà các em đã đưa lên, thứ hai là cho lớp bầu hội đồng tự quản, tôi cho bầu một chủ tich, hai phó chủ tịch ba trưởng ban và 5 nhóm trưởng. Khi cho các em bầu hội đồng tự quản của lớp thì trước tiên tôi phải nói cho các em biết vai trò của từng em trong hội đồng tự quản của lớp, tiếp theo tôi cho các em tự tranh cử vị trí đó để bước đầu tôi nắm bắt được những em nào mạnh dạn để dám nói bày tỏ trước đám đông. Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề mà tôi phải cân nhắc, làm sao để lựa chọn bạn ngổi chung nhóm không gây mất trật tự, hỗ trợ nhau trong việc học và làm việc theo nhóm thuận tiện, xếp chỗ dàn đều số học sinh T, HT, giữa các nhóm để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng nhau phấn đấu tốt hơn. Tuy nhiên hàng tháng tôi cũng có sự thay đổi chỗ ngồi nếu thấy tình hình thực tế chưa hợp lí, và nhóm trưởng thì tôi cũng luân phiên cho các em để em nào cũng được làm để từ đó các em có trách nhiệm và phát huy hơn. Hàng ngày và hàng tuần thì nhóm trưởng và chủ tịch hội đồng tự quản và các trưởng ban tự nhắc nhở các bạn trong nhóm thực hiện tốt nề nếp,trong tiết sinh hoạt lớp tôi để cho các em phát huy năng lực khả năng của mình, trong phần kiểm điểm tôi cho các em tự nhận ra các tồn tại đưa ra biện pháp khắc phục đồng thời để cho các bạn khác trong lớp cũng có ý kiến xây dựng chính vì thế mà học sinh lớp tôi đến giờ sinh hoạt rất háo hức vì các em được khen, được động viên và được ghi nhận những cố gắng của mình.
1.3: Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực
 Một lớp học thân thiện là ở đó các em được tạo điều kiên để các em phát huy hết năng lực của mình, một lớp học thân thiện là ở đó các em cảm thấy gần gủi coi như chính ngôi nhà của mình cùng các trang trí lớp học như trang trí các chậu cây xanh ở trên của sổ và các em tự phân công nhau chăm sóc cây xanh, tôi đã kêu gọi phụ huynh ủng hộ thêm cho tủ truyện được nhiều, phong phú các loại truyện để cho tạo cơ hội cho các em được đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng mối quan hệ thầy trò đối với tôi, tôi luôn coi các em như là những người em, người con của mình. Tôi luôn muốn gần gủi với các em để cho các em nhận thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.Đối với những em có thành tích tôi thường khen kịp thời dù là thành tích nhỏ, còn vói những em còn mắc lỗi tôi thường nhắc nhở các em một cách nhẹ nhàng. 
 1.4: Quy định nề nếp cụ thể của lớp
 Quy định nề nếp được tiến hành sau khi bầu chủ tịch hội đồng tự quản của lớp. Tôi mong muốn xây dựng cho các em và để cho các em thực hiện tốt nề nếp của lớp. Trước khi đến lớp phải học bài, làm bài đồ dùng học tập đầy đủ, trang phục đúng quy định.Trong giờ học phải tích cực tham gia thảo luận bài, chú ý nghe giảng không làm việc riêng. Sau giờ học ra về phải xếp hàng ngay ngắn đi về theo thứ tự không xô đẩy, chen lấnđi đến nơi về đến chốn. Khi nề nếp đã thành thói quen thì các em sẽ tích cực tự giác trong các hoạt động cũng như trong học tập. 
 1.5: Phối hợp với phụ huynh học sinh
 Đầu năm khi họp phụ huynh tôi đã thống nhất cùng phụ huynh đưa ra các biện pháp để rèn nề nếp cho các em như hàng ngày bố mẹ phải kiểm tra nhắc nhở các em làm bài học bài, đồ dùng học tập để cho hôm sau đến lớp, giáo dục có ý thức gọn gàng ngăn nắp vệ sinh cá nhân, trang phục đúng quy định. Kí cam kết không bỏ học, chấp hành thực hiện an toàn giao thôngTôi thường xuyên thông tin cho phụ huynh tình hình học tập, rèn luyện hoặc có việc gì cần của con em bằng nhiều hình thúc như gặp trực tiếp hoặc điện thoại .
2.Quy trình thực hiện biện pháp góp phần nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm.
 Bước 1. Cho các em thảo luận nhóm về các câu hỏi:
 Khi đến trường các em phải thế nào? Các em mong muốn lớp mình thế nào? Em mong muốn gì ở bạn bè, thầy cô?
Từng cá nhân đưa ra ý kiến sau đó thống nhất ý kiến cho cả nhóm
 Bước 2. Chia sẻ ý kiến giữa các nhóm và thống nhất kết quả
 Cho các nhóm chia sẽ và thống nhất ý kiến của cả lớp về những điều em muốn 
 Bước 3. Thống nhất nề nếp lớp học 
 Để đạt được những nề nếp đó các em nên và không nên làm gì?
 Bước 4. Cam kết thực hiện 
 Tất cả đều cam kết thục hiện nề nếp đề ra 
 Bước 5: Viết nề nếp lớp học vào giấy và trang trí đẹp, hấp dẫn dán (treo) vào góc bảng dễ nhìn.
IV. Kết quả đạt được
 Sau khi áp dụng những biện pháp trên tại lớp 5B của tôi, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt:
 - Đa số HS của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật cao. Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học.
 -Học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả.
 -Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn.
 -Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường.
 -Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của lớp, trường tốt. 
 -Lớp luôn dẫn đầu trong các phong trào do trường, liên đội tổ chức.
 -Nề nếp chung của lớp đựơc cải thiện rõ rệt.
 -Danh hiệu cả năm đạt lớp xuất sắc.
Kết quả
TS
 Các năng lực
Tự phục vụ,tự quản
Hợp tác 
Tự học giải quyết vấn đề
T
Đ
CCG
T
Đ
CCG
T
Đ
CCG
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Đầu năm 
27
20
74
7
26
0
0
17
63
10
37
0
0
12
44
15
56
0
0
Cuối năm 
27
23
85
4
15
0
0
20
74
7
26
0
0
19
70
8
30
0
0
 Các phẩm chất
Chăm học, chăm làm
Tự tin, trách nhiệm
Trung thực, kỉ luật
Đoàn kết, yêu thương
T
Đ
CCG
T
 Đ
CCG
T
Đ
CCG
T
 Đ
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
13
48
14
52
0
0
14
52
13
48
0
0
22
81
5
19
0
0
23
85
4
15
19
70
8
30
0
0
21
78
6
22
0
0
24
89
3
11
0
0
27
100
V. Kết luận, kiến nghị
 1. Ý nghĩa của biện pháp: 
 Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra kinh nghiệm như sau:
-  Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS.
-  Hiểu đặc điểm, tình hình, hoàn cảnh từng học sinh.
- Đầu năm phải có một số nội quy, quy định nề nếp riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp bàn bạc nhất trí để cùng nhau thực hiện.
- Xây dựng đội ngũ hội đồng tự quản của lớp năng động và sáng tạo. Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với hội đồng tự quản của lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh.
- Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và phải được duy trì xuyên suốt năm học.
- Phối hợp kịp thời và chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trường.
 2. Kiến nghị
 2.1. Nhà trường
 Nhà trường tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp hơn nữa. Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, ban giám hiệu, đồng chí, đồng nghiệp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
 2.2. Đối với các phụ huynh học sinh: phải cần quan tâm hơn nữa con em mình, phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, phải thật sự là tấm gương mẫu mực cho con em mình. 
 Trên đây là một vài nội dung của tôi về Biện pháp xây dựng nề nếp cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của BGK cùng các đồng nghiệp để cho báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn.
 Cư Bao, ngày 25 tháng 04 năm 2021 
Xác nhận của hiệu trưởng	 Người viết 
 Nguyễn Thị Thảo Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_xay_dung_nen_nep_cho_hoc_sinh_lop_5b_nam_hoc.docx