Kinh nghiệm về Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung phong trào xây dựng trường lớp “Xanh- Sạch- đẹp” ở Trường tiểu học An Ninh Đông 1

Kinh nghiệm về Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung phong trào xây dựng trường lớp “Xanh- Sạch- đẹp” ở Trường tiểu học An Ninh Đông 1

- Phong trào “ Sân trường em sạch”

 Sân trường sạch hay bẩn nó phản ánh một phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đã đạt hiệu quả hay chưa.

Nội dung này nhà trường giao cho Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện.

Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang.

 Liên đội tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi với phụ trách chi; các em nhi đồng đăng ký với anh chị phụ trách của từng sao.

 

doc 10 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4247Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm về Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung phong trào xây dựng trường lớp “Xanh- Sạch- đẹp” ở Trường tiểu học An Ninh Đông 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1. Tên cáng kiến
2. Lĩnh Vực sáng kiến
3. Mô tả giải pháp cũ thường làm
 4. Sự cần thiết áp dụng giải pháp sáng kiến
 5. Mục đích của giải pháp sáng kiến 
 6. Thời gian thực hiện
 7. Nội dung
Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức học sinh 
Tổ chức, chỉ đạo các phong trào 
 - Phong trào “ Sân trường em sạch ” 
 - Phong trào “ Sân trường xanh ” 
 - Phong trào “ Lớp em ngăn nắp, sạch đẹp” 
 - Phong trào “ Nhà vệ sinh sạch sẽ”
Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ 
Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học
Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường “ xanh, sạch, đẹp” 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Tên sáng kiến:
 Kinh nghiệm về Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung phong trào xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp ”ở Trường tiểu học An Ninh Đông 1
 2. Lĩnh vực sáng kiên:
 Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung phong trào xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp ”.
 3. Mô tả giải pháp cũ thường làm:
 - Trước đây, nhà trường chỉ quan tâm việc làm vệ sinh lớp học và quét sân trường là chủ yếu. Chưa quan tâm đến việc chăm sóc cây xanh, các bồn hoa, chậu cảnh hay trồng cỏ để giảm bụi bẩn. Việc làm đẹp trường, đẹp lớp chưa coi trọng. quan tâm về làm sạch lớp. Chú trọng công tác dạy và học, chất lượng học sinh là chủ yếu. 
	- Thầy cô chưa chú tâm lắm về tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học thông qua chương trình giảng dạy. 
- Giáo viên chưa chủ động phối hợp với liên Đội, nhằm thực hiện các hoạt động xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp
- Các thầy cô chưa chú ý đến khuyến khích học trò tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau. 
 - Phong trào xã hội hóa chưa huy động được nguồn tài chính để xây dựng công tác xanh- sạch- đẹp .
 4. Sự cần thiết áp dụng giải pháp sáng kiến
 Trường học xanh, sạch, đẹp, thật sự tạo ra môi trường học tập, vui chơi , thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quí trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và đồng thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường.
Cuøng vôùi caùc noäi dung giaùo duïc khaùc, giaùo duïc moâi tröôøng laø moät trong nhöõng noäi dung giaùo duïc quan troïng trong nhaø tröôøng.
 Cơ sở vật chất của trường từng bước được xây dựng đúng qui cách và có đầy đủ các phòng học cũng như các phòng chức năng, nhà vệ sinh. Cảnh quan sư phạm thoáng mát, sạch đẹp. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác của trường dần dần nâng cao . 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thấy còn có một số tiêu chí nhà trường thực hiện còn chưa thật tốt, chưa đi vào chiều sâu do vậy cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để thực hiện tốt tất cả các tiêu chí mà nhà trường đã đề ra.
 5.Mục đích của giải pháp sáng kiến.
Nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục phát động. Cụ thể ở đây là xây dựng trương TH An Ninh Đông 1 ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và tạo nên môi trường thân thiện đối với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục và là niềm vui của học sinh mỗi ngày đến trường.
	Nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của nhà trường và nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh .
Nhằm giáo dục học sinh biết vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và có thái độ, kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thực tế hàng ngày.
Nhằm phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “ xanh, sạch, đẹp”.
 6. Thời gian Thực hiện:
Đề tài được áp dụng tại Trường tiểu học , năm học 2015 – 2016
 7. Nội dung
a. Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện
 Trong phân công trách nhiệm tôi Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách tiêu chí “ xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, ”. Các lực lượng phối hợp gồm: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên. Các tổ khối trưởng có trách nhiệm đôn đốc chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện theo kế hoạch.
Tiếp theo tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, học sinh và trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm về mục đích ,ý nghĩa,và vai trò của trường học “ Xanh- sạch- đẹp ”.
Trong các nội dung thực hiện chúng tôi tập trung ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là: 
- Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.
- Giữ gìn sân trường sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi.
- Trồng cây tạo bóng mát và trồng hoa các bồn hoa, tạo cảnh quan sân trường
b. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cho học sinh
Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quà trình giáo dục, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục. Trong đó Đội thiếu niên mà trung tâm là đồng chí Tổng phụ trách đội giữ vai trò chủ chốt trong công tác này. Vì vậy công tác này được giao trọng trách cho đồng chí Tổng phụ trách Đội trực tiếp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện.
 Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng trường học “ xanh- sạch- đẹp” được thực hiện với các hình thức cụ thể như:
Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng, động viên; thi hái hoa dân chủ dười cờ, tổ chức hoạt cảnh dưới cờ.
Tuyên truyền thông qua chương trình phát thanh măng non; trong sinh hoạt sao, sinh hoạt Đội; giáo viên nhắc nhở trong sinh hoạt chi đội, phát động tự trang trí lớp học.
 c. Tổ chức, chỉ đạo các phong trào
Kết hợp với công tác tuyên truyền nhà trường phối hợp thêm nhiều các biện pháp giáo dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra.
- Phong trào “ Sân trường em sạch”
 Sân trường sạch hay bẩn nó phản ánh một phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đã đạt hiệu quả hay chưa. 
Nội dung này nhà trường giao cho Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện.
Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang.
 Liên đội tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi với phụ trách chi; các em nhi đồng đăng ký với anh chị phụ trách của từng sao.
Đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo báo cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm.
Hàng ngày giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và thúc nhắc các lớp làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định, nếu ngày nào sân trường dơ bẩn liên đội sẽ trừ điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao.
Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học sinh bỏ rác đúng nơi qui định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp.
- Phong trào “ Sân trường em xanh”
Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp, các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên.Tạo màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái mỗi khi đến trường 
Để thực hiện phong trào nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa. Các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa.
Giao cho bảo vệ thực hiện việc tưới cây hàng ngày, bón phân chăm sóc cây nhất là vào mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt.
Tổ chức trồng cây nhân dịp xuân về hoặc mùa mưa đến.
Phong trào đã giúp cho hệ thống cây kiểng, cây xanh của nhà trường luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên cảnh quan nhà trường mát mẻ.
- Phong trào “ Lớp em ngăn nắp, sạch đẹp”
Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học. Và nhiệm vụ này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận. 
Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh, trang trí trong lớp học. Giáo viên, học sinh tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp học. Tạo lập, rèn luyện cho học sinh thói quen quan tâm đến tập thể, môi trường, thiên nhiên. 
Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng hàng ngày. Thứ sáu hàng tuần thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kiếng 
 Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể của học sinh, cùng nhau xây dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của các em.
- Phong trào “ Nhà vệ sinh sạch sẽ”
 Nhà trường đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo thực hiện ráo riết nội dung này.
Việc làm đầu tiên là xây dựng nội qui sử dụng công trình vệ sinh của học sinh với các nội dung cụ thể như học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ. Đi tiểu: đúng nơi qui định, tiểu xong múc nước dội sạch, rửa tay sạch sẽ; đi đại tiện: vào khu vực qui định và đóng cánh cửa, đi đại tiện đúng lỗ, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước khi đi đại tiện, rửa tay sạch sẽ  Bảng nội qui được dán ngay trước các khu vệ sinh của học sinh. 
Thứ hai là chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội qui sử dụng công trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh. 
 Thứ ba là kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh của nhân viên phục vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn. Ít nhất một ngày phải thực hiện ba lượt vệ sinh, cụ thể là sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều và khi học sinh tan học.
Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn được vệ sinh sạch sẽ.
d. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.
Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.
Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo sao đỏ, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp mình quản lý.
Ngoài ra 1 tháng/lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ lớp học như lau bàn, lau kiếng, lau tủ và tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường.
 Các phòng hành chính và các phòng chức năng của nhà trường cũng được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc.
Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.
d. Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học 
	Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.
	Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. 
	Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình huống cụ thể tránh nói lý thuyết suông.
 e. Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường “ Xanh, sạch, đẹp ”
	Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội. 
	Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp, họp phụ huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà nội dung phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp nhiều nhất cõ lẽ là xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp ” . Ở đây nhà trường đặc biệt trú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào.
	Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú ý chỉ đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; chấp hành nội qui, qui định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi;chấp hành luật khi tham gia giao thông  đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực để thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”.	
 7.2. Phạm vi áp dụng 
 Đã có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ  của tất cả các thành viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh Áp dụng trong năm học 2015-2016, đem lại hiệu quả trong nhà trường.
 7.3. Lợi ich kinh tế
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “ Xanh – sạch – đẹp” , thoáng mát, đã góp phần tạo nên môi trường học tập, vui chơi thoải mái cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ và hành động bảo vệ môi trường.
Về phía học sinh thông qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng cách  góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp học luôn sạch, đẹp, thoáng mát.
Học sinh có thói quen tốt bảo vệ môi trường như nhặt rác bỏ vào thùng rác, đi vệ sinh đúng nơi qui định, tham gia giao thông đúng luật, vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn 
Đề tài không sao tránh khỏi hạn chế Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các đồng chí để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
 An Ninh Đông , ngày 2 tháng 9 năm 2015
	 Người viết
 Võ Thái Hưởng
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
	- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
	- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xanh_sach_dep.doc