Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 5 thông qua các môn học và hoạt động trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 5 thông qua các môn học và hoạt động trải nghiệm

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Phát triển trí tuệ cho hoc sinh Tiểu học là một trong những vấn đề được

quan tâm hàng đầu trong công tác giáo dục. Giáo dục năng lực, phẩm chất cho

học sinh là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọng,đòi hỏi thường xuyên và cấp

thiết trong việc hình thành nhân cách cho học sinh trong trường Tiểu học.

Với mong muốn góp phần vào việc tìm ra những biện pháp giáo dục năng

lực, phẩm chất cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động trải nghiệm.

Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; hiểu biết

về thể chất, tinh thần của bản thân ; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu

biết và chấp hành pháp luật giáo dục để hình thành nhân cách hoàn thiện trong

Trường Tiểu học .

Thực hiện sự chỉ đạo của nghành. Áp dụng thực thực hiện thông tư

30/2014 và thông tư 22/2016 của Bộ GD&ĐT, bản thân tôi đã tiến hành nhiều

biện pháp khác nhau, qua kết quả thử nghiệm, tôi đúc kết được một số biện pháp

giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động

trải nghiệm mà cá nhân tôi nhận thấy đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã chọn nghiên

cứu đề tài: “ Biện pháp giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 thông

qua các môn học và hoạt động trải nghiệm”.

pdf 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 3722Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 5 thông qua các môn học và hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn nghiên 
cứu đề tài: “ Biện pháp giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 thông 
qua các môn học và hoạt động trải nghiệm”. 
 5.2. Nội dung sáng kiến: 
 Giáo dục năng lực, phẩm chất được giáo dục ở nhà và ở trường. Năng lực, 
phẩm chất được giáo dục trong các môn học chính khóa và ngoại khóa. Giáo dục 
năng lực, phẩm chất cần bắt đầu từ nhỏ, từ từng hành vi cá nhân đơn giản nhất, 
2 
theo đó hình thành tính cách và nhân cách. Cụ thể cần phải áp dụng một số biện 
pháp sau: 
 5.3. Cách thực hiện các giải pháp. 
 1: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh. 
 Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và 
giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới 
thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở 
thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt 
động giúp thầy trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện 
“Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, thầy, cô giáo là 
những người thân trong gia đình". 
 2:Tăng cường công tác trang trí lớp học : 
Mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu 
trường yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Việc trang trí lớp học thân thiện là 
một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh nó tạo cho các em nhận 
thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp, góp thêm cho 
lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ 
học. Xây dựng đủ các góc học tập, góc sản phẩm, các bảng, biểu mẫu đúng qui 
định.Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.Tôi đã 
kết hợp với phụ huynh và học sinh để tổ chức trang trí lớp học. 
Trang trí lớp học thân thiện 
 Để không gian lớp học thoáng mát thân thiện với môi trường bản thân tôi 
đã hướng dẫn các em trồng và chăm sóc cây xanh ngoài ra lớp học trang trí đẹp 
có cây xanh, tôi gợi ý cho các em tìm các cây dễ trồng và dễ chăm sóc 
3 
 Học sinh trồng và chăm sóc cây ngoài lớp học 
 3: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học 
 Việc lựa chọn các phương pháp và hình thức tỗ chức dạy học rất quan trọng, 
nó góp phần vào tạo cho học sinh phương pháp học tập bởi có hứng thú học tập 
học sinh mới tích cực chủ động trong các hoạt động của giáo viên đề ra. 
 Có thể nói, muốn các em học tốt thì điều trước tiên phải tạo cho các em 
say mê hứng thú với môn học. Bởi vậy, người giáo viên cần lựa chọn những 
phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả nhằm đáp ứng 
được những yêu cầu đổi mới chương trình môn học. 
Giáo viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lấy 
học sinh làm trung tâm, các kĩ thuật dạy học tích cực. Trước tiên mỗi giáo viên 
phải nắm chắc các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực 
được áp dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền và đã mang lại kết quả cao đó là : 
 Các phương pháp dạy học tích cực : 
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 
+ Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ. 
+ Phương pháp trò chơi 
+ Phương pháp đóng vai 
+ Phương pháp bàn tay nặn bột, 
 - Các kỹ thuật dạy học tích cực 
+ Kĩ thuật hỏi và trả lời 
+ Kĩ thuật khăn trải bàn 
+ Kĩ thuật mảnh ghép 
 + Kỹ thuật KWL 
 + Kỹ thuật trình bày một phút, ... 
 Đây là các phương pháp, kĩ thuật dạy học tương đối dễ áp dụng ở tiểu học, 
không đòi hỏi phải đầu tư nhiều phương tiện, đồ dùng học tập, song lại là cơ hội 
tốt để các em rèn tính hợp tác, kĩ năng chia sẻ, lắng nghe, óc tư duy, kĩ năng ra 
quyết định. 
4 
 Một tiết học áp dụng phương pháp: “ Bàn tay nặn bột” 
 Đây là các phương pháp, kĩ thuật dạy học tương đối dễ áp dụng ở tiểu học, 
không đòi hỏi phải đầu tư nhiều phương tiện, đồ dùng học tập, song lại là cơ hội 
tốt để các em rèn tính hợp tác, kĩ năng chia sẻ, lắng nghe, óc tư duy, kĩ năng ra 
quyết định. 
5 
 Học sinh học tập, tích cực, sôi nổi trong các tiết học 
4: Tích hợp hiệu quả giáo dục năng lực, phẩm chất vào các môn học 
 Để giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh có hiệu quả bản thân đã vận 
dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa 
học .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như 
trong cuộc sống thực.Để hình thành những kiến thức và rèn luyện năng lực,phẩm 
chất cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều 
phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: 
thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, 
phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp, 
 Thông qua các hoạt động học tập giáo dục học sinh các năng lực, phẩm 
chất như: 
 Năng lực: Tự học và giải quyết vấn đề 
 Học sinh tự thực hiện được các nhiệm vụ học tập cá nhân, học tập theo 
nhóm; tự giác, chủ động hoàn thành các bài tập được giao đúng hẹn; tự kiểm tra, 
đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh việc học tập; vận dụng điều đã học để giải 
quyết các vấn đề trong học tập, 
 Phẩm chất: Chăm học, chăm làm học sinh có sự tập trung, chú ý lắng nghe 
trong các giờ học chủ động nêu thắc mắc và tích cực phát biểu ý kiến trong giờ 
học; nổ lực hoàn thành các công việc được giao ở lớp, ở nhà đúng hẹn; thể hiện 
sự chăm chỉ, sẵn ràng giúp đỡ bạn trong lớp, 
 Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyên tập thuyết trình tranh luận” 
 Rèn cho học sinh kỹ năng nói trong tập làm văn rất quan trọng, giáo viên 
cần khuyến khích học sinh “tự do nói”, nghĩ được điều gì thoải mái diễn đạt ra 
điều ấy, điều này giúp học sinh mạnh dạn phát biểu đưa ra ý kiến của mình. Qua 
đó giáo dục phẩm chất:Tự tin, trách nhiệm như: tự tin trong giao tiếp ứng xử với 
các bạn trong lớp; chủ động, tự tin trong các tình huống học tập và rèn luyện; thể 
hiện sự tự tin trong các cuộc theo luận nhóm. 
6 
 Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi 
thức lời nói, nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc 
hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, làm biên bản, lập 
chương trình hoạt độnghoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có 
thể rút ra những nội dung rèn năng lực, phẩm chất. 
 Có thể nói,thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn 
kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn 
luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết. 
 Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành 
tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử dụng 
phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo của học sinh. 
 Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng 
như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, 
xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,Sử 
dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo 
dự án, đóng vai, trò chơi, Qua đó học biết: Tự phục vụ, tự quản tự vệ sinh thân 
thể, ăn, mặc gọn gàng, sạch sẽ; tự chuẩn bị đồ dung học tập cán nhân ở trên lớp, ở 
nhà. Hợp tác có kĩ năng giáo tiếp, sẵn sàng giúp đỡ các bạn ;tích cự tham gia vào 
các công việc ở tổ/nhóm. Trung thực, kỉ luật thể hiện sự thật thà, ghét sự gian dối; 
luôn nói đúng về sự việc, không nói sai về người khác. 
 Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích 
cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống 
cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù 
hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời 
đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn 
 Ví dụ bài:, “ Em là học sinh lớp 5” Tôi tổ chức cho các em, đóng vai, chơi 
trò chơi. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, bản thân tổ chức cho các em đứng 
thành vòng tròn đóng vai, giới thiệu, bày tỏ ý kiến, Giáo dục học sinh Tự phục 
vụ, tự quản biết tự vệ sinh thân thể, ăn, mặc gọn gàng, sạch sẽ; tự chuẩn bị đồ 
dung học tập cán nhân ở trên lớp, ở nhà tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá 
nhân, vui chơi hợp lí chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập 
 Bản thân tôi luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương 
pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mình 
hơn qua việc học nhóm. 
 Ví dụ: Trong môn Khoa học. Ở bài: "Nói không với các chất gây nghiện” tôi 
cho học sinh thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện kĩ năng từ chối. Sau khi học sinh 
các nhóm nhận xét các sắm vai của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức: Mỗi 
người có cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là cương quyết nói 
“Không!” với các chất gây nghiện Giáo dục học sinh chủ động nghĩ ra những 
cách khác nhau để giải quyết vấn đề; tự thực hiện được các nhiệm vụ học tập cá 
nhân, học tập theo nhóm; vận dụng điều đã học để giải quyết các vấn đề trong học 
tập để giải quyết một vấn đề học sinh thường cố gắng đến cùng. 
7 
 Để học kiến thức mới, ôn tập và củng cố kiến thức cũ trong không khí thoải 
mái, không gò bó, tránh tạo ra sự uể oải, mệt mỏi của học sinh, tôi đã tạo điều 
kiện cho các em “ Học mà chơi, chơi mà học”, “ Học vui,vui học”. tạo niềm vui, 
sự phấn khởi và say mê trong học tập. Khi cùng nhau chơi học sinh mạnh dạn hỏi 
bạn những vấn đề chưa rõ. 
 Giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của 
các em. Vì đối với học sinh bậc học tiểu học trò chơi có một vai trò rất quan trọng 
trong việc giáo dục năng lực, phẩm chất cho các em. 
Học sinh tham gia trò chơi 
 5:Giáo dục năng lực, phẩm chất hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, 
hoạt động giáo dục, vui chơi 
 Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, bản thân đã phát động 
các phong trào: “Nói lời hay làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép như biết đi 
thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm 
ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những 
người lớn tuổi,... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Để rèn có hiệu quả bản 
thân còn vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi 
ngoại khóa của trường, lớp. 
 Ngoài ra, những buổi chào cờ, bản thân luôn khuyến khích các em xung 
phong trả lời những câu hỏi mà thầy(cô) . Luôn lắng nghe các nội dung, hoạt 
động cần làm trong tuần. Nhờ vậy các em mạnh dạn dần và thực hiện tốt các 
phong trào như: Nuôi heo đất, viết nhật kí làm theo lời Bác, 
8 
Học sinh hăng hái tham gia:“Nuôi heo đất tình thương 
 Không những thế, những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi bản thân cùng các 
em tham gia những trò chơi dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ (Cờ 
vua, Ô ăn quan), 
 Bên cạnh đó, để rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí 
lớp học xanh - sạch - đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn, bản thân đã hướng 
dẫn các em trồng cây xanh và chăm sóc cây xanh trong lớp hàng ngày. 
Học sinh hăng hái tham gia: lao động vệ 
sinh sân trường, lớp học 
 Học sinh hăng hái tham gia: 
“Giao lưu cờ vua” 
6:Động viên, khen thưởng 
 Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ 
năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học bản thân đưa ra kế hoạch rèn 
luyện cho các em lớp mình phụ trách. Trao đổi với Ban chấp hành hội phụ huynh 
cùng phối hợp và dành một khoản riêng để khen thưởng kịp thời động viên để 
tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Vì vậy, các em thi 
đua nhau “ nói lời hay, làm việc tốt. 
9 
 Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em 
sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn 
trong cuộc sống. 
 Niềm vui khi được nhận thưởng 
 7: Giáo viên hoàn thiện bản thân 
7.1.Giáo viên cần phải nghiên cứu và nắm vững các văn bản qui định: 
Giáo viên chủ nhiệm cần phải nghiên cứu và nắm vững các văn bản qui định: 
về nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường; về qui định khen thưởng và kỷ luật; 
về nội qui và cách đánh giá học sinh về mặt năng lực và phẩm chất; phổ biến đến 
từng đối tượng học sinh. 
7.2.Thường xuyên trao dồi học tập nâng cao trình độ chuyên môn 
Thường xuyên cập nhật tin tức, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên 
môn, nghiệp vụ qua sách báo, thông tin đại chúng và các đồng nghiệp đi trước. 
 Thường xuyên tu dưỡng đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương sáng 
cho học sinh noi theo. Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác 
phong sinh hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh. 
7.3.Làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục khác 
 Phối hợp với giáo viên bộ môn 
Trong nhà trường ngoài việc học các môn do giáo viên chủ nhiệm dạy các 
em còn được học một số môn theo qui định từ những giáo viên bộ môn khác. Vì 
thế việc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng và cần thiết. 
Phối hợp cùng Đoàn thanh niên, liên đội trong và ngoài nhà trường. 
 Kết hợp cùng với đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội lên kế hoạch hoạt 
động trong tuần, tháng, học kỳ một cách cụ thể. Tổ chức cho học sinh tham quan 
nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn những bài học cô động trên lớp mang tính chất 
thực tiễn. Phát động học sinh tích cực tham gia các phong trào do nhà trường, 
liên đội,hội đồng Đội tổ chức như “Kế hoạch nhỏ” ; “Cây mùa xuân vì bạn”; “ 
Chi đội em rác không chạm đất”;... 
10 
Hình ảnh Trao quà “ Cây mùa xuân tặng bạn” 
Học sinh tham gia “Cây mùa xuân vì bạn” 
Tham gia các cuộc thi chào mừng các ngày lễ lớn do liên đội, nhà trường 
tổ chức như thi tìm hiểu Luật Giao thông, thi đố vui, thi văn nghệ, kể chuyện;cắm 
trại, . 
Ngoài ra, tôi còn phối hợp với đoàn thanh niên ở các ấp tổ chức các hoạt 
động trải nghiệm cho các em như Đêm hội trăng rằm, thăm hỏi các gia đình 
thương binh liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn,nhằm giáo 
dục cho các em kĩ năng sống, tình yêu quê hương đất nước. 
Phối hợp cùng phụ huynh học sinh 
 Giáo viên chủ nhiệm cần phối kêt hợp với phụ huynh trong lớp ngay từ 
đầu năm: Tổ chức họp phụ huynh bầu ban chấp hành Hội phụ huynh nhiệt tình uy 
tín để hợp tác giáo dục các em. 
 Bên cạnh đó còn xin phụ huynh hỗ trợ kinh phí để làm đồ trang trí lớp và 
tổ chức các hoạt động trải nghiệm. 
Giáo viên chủ nhiệm phải động viên phụ huynh tham gia liên lạc điện tử 
100% thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, giáo 
dục các mặt của các em trong nhà trường qua liên lạc điện chính xác, kịp thời 
 Giáo viên, phụ huynh hoc sinh giúp các em phát triển sở thích, ý thích của 
mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em 
thực hiện ý thích đó.Việc giáo dục giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh 
qua học tập, sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. 
Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên 
tục trong suốt quá trình giảng dạy. 
5.3.Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Sáng kiến đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm 
lớp trong việc giáo dục phẩm chất, đạo đức cho học sinh thông qua các môn học 
và các hoạt động giáo dục.Sáng kiến đã có những giải pháp cụ thể để thực hiện 
nhiệm vụ đó. 
 Các giải pháp nêu trong sáng kiến rất rõ ràng, có kèm theo ví dụ cụ thể nên 
dễ áp dụng. 
11 
 Sáng kiến đã được áp dụng tại khối 5 Trường Tiểu học Thanh Lương B có 
hiệu quả,có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường Tiểu học. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: (Không có) 
 7.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Phải thực sự có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, 
tìm hiểu, nhất là việc tìm hiểu nội dung bài trước khi lên lớp để có phương pháp 
dạy học hợp lý, phù hợp đối tượng học sinh.Luôn tạo mọi điều kiện để các em 
bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp. 
 Sử dụng và sử dụng đúng lúc, đúng nơi, chính xác, khoa học các trang thiết 
bị dạy học sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho các em, giúp các em tự giác học 
tập và học tập tích cực chủ động hơn. 
 Để tổ chức tốt những tiết sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm và các hoạt động trải 
nghiệm phong phú hấp dẫn thì cần có trang phục, đồ dùng, đạo cụ máy chiếu 
8.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
8.1 Kết quả: 
Qua quá trình thực hiện đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Giáo viên sử 
dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên đã phát huy được tính 
tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng nhau tìm tòi, khám phá kiến 
thức trong học sinh. Đồng thời giáo viên đã quan sát từng học sinh để kịp thời 
đưa ra nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của học sinh. 
 Từ đó động viên khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu 
điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ.Học sinh 
luôn tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học, năng 
lực sáng tạo. Các em phát triển tốt các năng lực, phẩm chất như: Các em đã biết 
tự giác làm nhiều việc: sắp xếp sách vở đồ dùng ngăn nắp mỗi khi ra chơi; xếp 
bàn ghế, vệ sinh lớp học gọn gàng sạch sẽ mỗi khi tan học. Khi tham gia hoạt 
động tập thể, các em rất mạnh dạn, nói rõ ràng, mạch lạc, nhóm học sinh trong 
quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với 
từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc cả nhóm. Đồ dùng dạy học 
và bàn ghế của lớp luôn được bảo quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát. 
 Tạo được một môi trường học tập thân thiện, vui vẻ, thoải mái. Chất lượng 
học tập ngày càng cao. 
 Lớp tôi chủ nhiệm luôn đi đầu trong tất cả các phong trào 
 Không có học sinh nào bỏ học. 
 Học sinh trong lớp biết chào hỏi lễ phép khi gặp thầy giáo, cô giáo, người 
hơn tuổi, biết nói năng nhã nhặn với bạn bè. 
Thực hiện tốt những quy định của trường lớp đề ra. 
 100% học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh. 
 Học sinh đi học đều đặn, đúng giờ, chăm chỉ, không có trường hợp nào 
nghỉ học không phép. 
 Học sinh học tập tương đối tự giác, tích cực, có ý thức học. 
100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các hoạt động. 
12 
*Kết quả năm học: 2020-2021. 
*Hình thành và phát triển năng lực của học sinh. 
 TS 
HS 
Kĩ năng tốt Có hình thành 
kĩ năng 
Kĩ năng 
chưa tốt 
 SL % SL % SL % 
Tự phục vụ, tự quản. 30 26 86,7 
4 13,3 0 0 
Giao tiếp hợp tác. 30 26 86,7 
4 13,3 0 0 
Tự học tự giải quyết vấn 
đề. 
30 27 90 
3 10 0 0 
* Hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh. 
 TS 
HS 
Kĩ năng tốt Có hình thành 
kĩ năng 
Kĩ năng 
chưa tốt 
 SL % SL % SL % 
Chăm học, chăm làm, tích 
cực tham gia các hoạt động 
giáo dục. 
30 26 86,7 
4 13,3 0 0 
Tự tin, tự trọng, tự chịu 
trách nhiệm 
30 26 86,7 
4 13,3 0 0 
Trung thực kỉ luật, đoàn 
kết. 
30 27 90 
3 10 0 0 
Yêu gia đình bạn bè và 
những người khác, yêu 
trường, lớp, quê hương đất 
nước. 
30 26 86,7 
4 13,3 0 0 
 *Thành tích các hội thi (giao lưu) 
STT CÁC HỘI THI, 
GIAO LƯU 
KẾT QUẢ 
CẤP TRƯỜNG CẤP THỊ XÃ 
01 Viết chữ đẹp 1 HS đạt giải Nhất, 1 HS 
đạt giải Nhì, 1 HS đạt giải 
Ba, 1 HS đạt giải khuyến 
khích, 1 HS được công 
nhận. 
02 Kể chuyện Bác Hồ Giải Nhì 
03 Viết nhật kí làm 
theo lời Bác Hồ 
Giải Nhất 
04 “Nghi thức Đội” Giải Nhất 
05 Hội Khỏe Phù 
Đổng 
Đạt giải Nhì tất cả các môn 
thi. 
Có 1 học sinh đạt giải 
Nhất cờ vua. 
13 
06 Nét vẽ xanh Giải Nhất 
07 Hóa trang Chú 
Cuội – Chị Hằng 
Giải Nhì 
08 Sắc màu tuổi thơ Lớp đạt giải Nhì 
09 Mô hình sáng tạo 
Thanh thiếu nhi 
Giải khuyến khích 
* Tham gia các phong trào: 
STT TÊN PHONG TRÀO KẾT QUẢ GHI CHÚ 
1 Áo trắng tặng bạn 3 bộ đồ đồng phục mới, 6 bộ 
đồng phục cũ. 
2 Mua tăm ủng hộ người mù 66 000 đồng 
3 Mỗi chi đội gắn một địa chỉ đỏ 80 000 đồng 
4 Kế hoạch nhỏ 105 kg giấy vụn, 1050 vỏ 
lon 
5 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_nang_luc_pham_chat.pdf