Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9

I - Cơ sở lí luận và thực tiễn

Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã

thể hiện lòng yêu nghề. Nghề dạy học được xã hội coi trọng, tôn vinh, được nhiều

người trân trọng gọi là “Kỹ sư tâm hồn”. Niềm sung sướng, hạnh phúc nhất trong cuộc

đời người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi, những chủ nhân

tương lai của đất nước. Để có được học sinh giỏi ngoài năng lực, tố chất, sự cần cù

chăm chỉ của học sinh thì công lao xây dựng, giáo dục, bồi dưỡng của người thầy là

điều không thể phủ nhận được.

Ngày nay, trong các trường trung học cơ sở, các môn học đều được coi trọng,

đánh giá như nhau. Các em học sinh giỏi các môn đạt giải cấp Thành phố bên cạch

niềm vinh dự, tự hào đã mang lại thành tích cho nhà trường bản thân các em còn được

cộng điểm khi dự thi vào các trường trung học phổ thông.

Mỗi môn học trong nhà trường đều có những phương pháp đặc thù riêng, môn

Địa lí cũng vậy. Phương pháp dạy và học môn Địa lí ngày nay đã có nhiều đổi mới.

Quá trình dạy học hiện nay là quá trình tổ chức của người thầy giúp học sinh chủ động

lĩnh hội, tiếp thu kiến thức với sự hỗ trợ của các đồ dùng và phương tiện dạy học.

Người thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập. Học sinh chủ

động tìm tòi, khám phá kiến thức mới, ôn lại kiến thức cũ, rèn kĩ năng thực hành. Để

có những tiết dạy trên lớp, đáp ứng cho nhu cầu của 40 học trò với trình độ khác nhau

của từng khối lớp người giáo viên cần phải chuẩn bị kỹ cả về nội dung kiến thức và

phương pháp dạy học mới có thể dạy tốt và đạt hiệu quả cao. Nhưng để có một đội

tuyển học sinh giỏi yêu thích môn Địa lí, nắm vững những kiến thức và kĩ năng trong

học tập môn Địa lí, sẵn sàng thi học sinh giỏi các cấp và đạt kết quả cao thì yêu cầu đối

với người giáo viên còn cao hơn rất nhiều.

pdf 41 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 826Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mặt phẳng quĩ đạo và Trái Đất vẫn luôn tự 
quay quanh trục, khi đó hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào? 
Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học, hãy: 
- Giải thích tại sao đường ray xe lửa Bắc – Nam bị mòn đều hai bên. 
- Tác động của lực Cơ-ri-ô-lit đến gió mùa mùa đông và gió mậu dịch khi thổi vào 
nước ta. 
Câu 6: Cho bảng số liệu: 
Thời gian Mặt Trời mọc và lặn ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào ngày 21/5/2008. 
Địa điểm Giờ Mặt trời mọc Giờ Mặt trời lặn 
Hà Nội 5h17’ 18h30’ 
TP Hồ Chí Minh 5h30’ 18h10’ 
Qua bảng số liệu trên hãy rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự 
chênh lệch thời gian ngày đêm ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào ngày 21/5/2008. 
Câu 7: Dựa vào vốn kiến thức, hãy: 
- Giải thích vì sao ở cực Bắc có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm nhưng thời gian giữa 
ngày và đêm không bằng nhau? 
- Vẽ hình, nêu và giải thích hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất vào ngày 22/12. 
Câu 8: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả. Nếu Trái 
Đất tự quay quanh trục theo chiều ngược lại so với thực tế thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? 
Câu 9: “Vào ngày 21/3 và 23/9, mọi địa điểm trên Trái Đất đều có thời gian chiếu 
sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được như nhau”. Câu nói trên đúng hay sai? 
Vì sao? 
Câu 10: Trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và nêu hệ quả của 
chuyển động đó. 
 18 
2 - Kiến thức địa lí lớp 8 (Địa lí tự nhiên Việt Nam) 
2.1 - Cách khai thác và sử dụng AtLat địa lí Việt Nam 
Trước khi ôn tập cho học sinh phần Địa lí tự nhiên Việt Nam, giáo viên nên dành một 
thời gian nhất định để ôn lại cho các em cách khai thác và sử dụng AtLat địa lí Việt 
Nam khi học và làm bài: 
Cách khai thác, sử dụng ATLAT địa lí VN 
- Đọc kĩ nội dung câu hỏi để tìm các bản đồ có nội dung phù hợp 
* Ví dụ: Trình bày đặc điểm địa hình hay khí hậu của Việt Nam hoặc của một miền 
địa lí tự nhiên. 
- Nắm vững kí hiệu, hiểu ý nghĩa của các kí hiệu → hiểu nội dung 
+ Kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu màu nền 
+Ý nghĩa các kí hiệu thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: sự phân bố, mật 
độ (số lượng), chất lượng (to, nhỏ, dài, ngắn) → thấy được đặc điểm của các thành 
phần tự nhiên. 
+ Giải mã các kí hiệu thường nằm ở trang 1 hoặc ngay trong các trang ATLAT 
* Ví dụ: Kí hiệu thể hiện địa hình? Khoáng sản? sông ngòi?  
- Biết sử dụng đủ các trang ATLAT để trả lời các câu hỏi 
+ Có câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 trang ATLAT 
* Ví dụ: Trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của Việt Nam?... 
+ Có câu hỏi cần khai thác nhiều trang ATLAT 
* Ví dụ: Đánh giá tiềm năng về tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông 
nghiệp của nước ta? Cần: bản đồ địa hình. bản đồ khí hậu, bản đồ đất ... 
2.2 - Đặc điểm các thành phần tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. 
- Phần này tôi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức được thể hiện trong 
các trang AtLat, phát huy tối đa các kĩ năng thực hành đã được học ở những năm 
trước: Đọc bản đồ, phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa, nhận xét đặc điểm, sự phân 
bố của các đối tượng địa lí. ..Phân tích, giải thích đặc điểm của các đối tượng địa lí dựa 
trên mối quan hệ nhân quả. 
 19 
- Để học sinh dễ hiểu và nắm vững kiến thức bên cạnh việc hướng dẫn các em khai 
thác tối đa kênh hình, kênh chữ trong AtLat địa lí, đối với mỗi thành phần tự nhiên tôi 
đều hướng dẫn cho học sinh trình bày bài theo một dàn bài chung giúp các em nhớ 
kiến thức và làm bài đạt hiệu quả cao. 
* Ví dụ: Đặc điểm khí hậu Việt Nam 
- Vị trí (Giáp đâu? Phía nào?), giới hạn? ( từ vĩ độ đến vĩ độ?) 
- Đặc điểm chung về khí hậu? (thuộc đới khí hậu, 
 kiểu khí hậu, miền khí hậu nào?). Phân tích 
 biểu đồ khí hậu cụ thể đại diện cho ba miền 
 để thấy được đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa, 
 ảnh hưởng của gió mùa, tính chất ... 
- Sự phân hóa đa dạng của khí hậu: Kể tên 
các miền khí hậu? Vị trí? đặc điểm? 
- Sự biến động thất thường của khí hậu VN? 
- Thuận lợi, khó khăn do khí hậu mang lại? 
 Lưu ý: Sử dụng đặc điểm vị trí địa lí, 
 địa hình để giải thích đặc điểm khí hậu. 
 Lược đồ khí hậu Việt Nam 
* Ví dụ: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam. 
- Học sinh cần nắm được đặc điểm chung của sông ngòi nước ta: 
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là 
các sông nhỏ và ngắn. (Học sinh cần nắm được vì sao sông ngòi nước ta phần lớn lại là 
các con sông nhỏ, ngắn, dốc?) 
+ Hướng chảy của sông do ảnh hưởng của hướng núi: hướng Tây Bắc – Đông Nam và 
hướng vòng cung. 
+ Thủy chế: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. 
+ Lượng phù sa lớn (Lượng phù sa lớn có tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời 
sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long) 
 20 
- Học sinh hiểu được giá trị của sông ngòi và thực trạng sông ngòi nước ta hiện nay từ 
đó có biện pháp phù hợp để bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn lợi từ sông. 
- So sánh sự khác biệt giữa sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. 
Sông ngòi Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ 
Hướng chảy 
Đặc điểm 
Thủy chế 
Hệ thống các sông 
lớn 
....... 
2.3 - Đặc điểm, sự khác biệt về tự nhiên của ba miền địa lí tự nhiên ở nước ta 
Khi ôn tập đặc điểm ba miền địa lí tự nhiên, học sinh đã nắm khá vững những 
đặc điểm chung của các thành phần tự nhiên Việt Nam chính vì vậy tôi luôn hướng dẫn 
học sinh lập bảng so sánh khi trình bày đặc điểm các thành phần tự nhiên của các miền 
địa lí tự nhiên, giải thích sự khác biệt và người bạn đồng hành không thể thiếu được đó 
là các trang AtLat địa lí. Học và trình bày như vậy sẽ giúp cho học sinh nắm chắc kiến 
thức về đặc điểm các thành phần tự nhiên của các miền địa lí tự nhiên, giải thích được 
tại sao có đặc điểm đó và còn thấy được sự khác biệt giữa các miền địa lí tự nhiên của 
nước ta. Học sinh khi học đặc điểm các thành phần tự nhiên của miền này sẽ nhớ đến 
đặc điểm các miền khác rất nhanh. 
Bảng so sánh các thành phần tự nhiên của các miền địa lí tự nhiên 
 Miền địa lí 
 tự nhiên 
 Yếu tố 
Miền Bắc và Đông 
Bắc Bắc Bộ 
Miền Tây Bắc và 
Bắc Trung Bộ 
Miền Nam Trung 
Bộ và Nam Bộ 
Vị trí, giới hạn 
Địa chất 
Địa hình 
 21 
Khí hậu 
Sông ngòi 
Tài nguyên thiên nhiên 
2.4 - Triển vọng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 
Nội dung bồi dưỡng này vô vùng quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là cung 
cấp kiến thức về triển vọng phát triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường của các 
miền mà nó còn khắc sâu cho học sinh mối quan hệ giữa tự nhiên với phát triển kinh tế 
và vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường. Khi nắm vững phần kiến thức này, các em dễ 
dàng đánh giá tiềm năng để phát triển kinh tế của một vùng kinh tế trong chương trình 
địa lí lớp 9. 
 * Ví dụ: Lập bảng nêu tiềm năng phát triển kinh tế cùng các vấn đề bảo vệ môi trường 
Tiềm năng phát triển kinh tế Vấn đề bảo vệ môi trường 
Vùng đồi núi: Khai thác KS, LS, thủy 
điện, trồng cây CN, chăn nuôi gia súc lớn 
Khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm đi đôi 
với bảo vệ môi trường, trồng rừng, làm 
ruộng bậc thang 
Vùng đồng bằng: Phát triển CN, NN, 
GTVT, DV, trồng cây lượng thực và chăn 
nuôi gia súc nhỏ 
Hạ tỉ lệ gia tăng dân số, chống ô nhiễm 
đất, nước, ô nhiễm môi trường, cải tạo 
đất 
Vùng biển: Khai thác, nuôi trồng TS, XD 
cảng biển, khai thác dầu khí 
Chống ô nhiễm nước biển do chất thải 
CN, NN, SH và dầu 
Cả ba miền địa lí tự nhiên đều giàu tiềm 
năng du lịch (DL nhân văn, DL tự nhiên) 
Đầu tư, tôn tạo, có ý thức bảo vệ, giữ gìn 
các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh 
......................... 
 22 
2.5 – Một số dạng câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam: 
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm địa 
hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tác động như thế nào đến đặc điểm sông 
ngòi của miền? 
Câu 2: Đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta là có sự phân hóa đa dạng và phức 
tạp. Hãy chứng minh khí hậu ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cũng có sự phân hóa 
đa dạng và phức tạp. 
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy chứng minh khí 
hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường. Những nhân tố chủ yếu nào đã làm 
cho khí hậu nước ta có những tính chất trên. 
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy đánh giá những 
thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với phát 
triển kinh tế. 
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: 
- Nêu đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ nước ta. Ý nghĩa đối với tự nhiên, phát 
triển kinh tế, an ninh quốc phòng. 
- So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và 
Trường Sơn Nam. 
- Nêu thế mạnh và hạn chế của địa hình đồi núi với phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. 
Câu 6: Dựa vào bảng số liệu: 
Nhiệt độ trung bình tháng và năm của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Đơn vị: ºC) 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm 
Hà Nội 16,4 17 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,1 27,2 24,6 21,4 18,2 23,5 
TP 
HCM 
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,3 27,1 26,7 26,7 26,4 25,7 27,1 
Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích tại sao 
có sự khác nhau đó. 
Câu 7: Hãy mô tả đặc điểm địa hình và khí hậu dọc theo lát cắt từ thành phố Điện 
Biên đến thành phố Lạng Sơn (trang 9 Atlat địa lí Việt Nam). 
 23 
3 - Kiến thức địa lí lớp 9 (Địa lí dân cư, kinh tế Việt Nam) 
- Yêu cầu học sinh nắm vững được tiềm năng và tình hình phát triển của các ngành 
kinh tế và các vùng kinh tế ở nước ta. 
- Rèn kĩ năng đọc ATLAT địa lí VN để phát hiện kiến thức 
- Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần TN, dân cư ảnh hưởng đến sự phân bố 
dân cư và phát triển kinh tế. 
3.1 - Phần địa lí dân cư 
- Mục tiêu của phần này là giúp học sinh nắm vững được đặc điểm dân cư, sự phân bố 
dân cư ở nước ta, thấy được ảnh hưởng của tự nhiên đến dân cư và của dân cư đến sự 
phát triển kinh tế. 
- Để giúp các em ôn lại kiến thức tôi hướng dẫn học sinh làm việc với các lược đồ, 
biểu đồ trong các trang AtLat địa lí 15, 16, phân tích các lược đồ, biểu đồ để thấy được 
sự thay đổi, biến động về dân số, cơ cấu dân số, cơ cấu lao động, sự gia tăng dân số 
của nước ta qua các thời kỳ và sự phân bố dân cư ở nước ta. Kết hợp với một số trang 
AtLat địa lí có liên quan, kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để giải thích sự thay đổi, 
biến động, thấy được nguyên nhân, hậu quả và tìm ra được hướng giải quyết. Sau đó 
giáo viên giúp các em chuẩn kiến thức và bổ sung thêm những kiến thức không khai 
thác được trong AtLat. Làm như vậy học sinh nhớ lại kiến thức rất nhanh và rèn chắc 
được kĩ năng địa lí. 
3.2 - Phần địa lí kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ 
- Đây là phần kiến thức chủ yếu trong chương trình địa lí lớp 9, những kiến thức mà 
học sinh cần nắm vững trong nội dung thi học sinh giỏi là: Tiềm năng và tình hình phát 
triển của các ngành kinh tế và các vùng kinh tế ở nước ta, kể cả địa lí Hà Nội. 
- Khi ôn tập, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh đội tuyển phần này, tôi không dạy theo 
kiểu nhắc lại kiến thức về tình hình phát triển của từng ngành kinh tế hay tiềm năng 
của các vùng kinh tế mà tôi hướng dẫn học sinh cách trả lời câu hỏi và trình bày theo 
dàn bài chung. Kết hợp khai thác tối đa kiến thức từ các trang AtLat và những kiến 
 24 
thức đã học, học theo cách này, học sinh không bị ghi nhớ máy móc, nhớ bài được 
nhiều hơn, vận dụng vào làm bài rất tốt. 
* Ví dụ: 
Khi trình bày tiềm năng để phát triển một ngành kinh tế hay trả lời câu hỏi 
“Giải thích tại sao ngành ... phát triển?“ thì phải trình bày các nhân tố tự nhiên và nhân 
tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đó. 
Dàn bài trình bày tình hình phát triển một ngành kinh tế 
+ Nhận định chung về tình hình phát triển? 
+ Tình hình phát triển? (Cơ cấu gồm các ngành? Đọc trong ATLAT địa lí, 
 Phân tích các số liệu trong các biểu đồ ngành ở ATLAT địa lí hoặc đề bài cho) 
+ Giải thích sự phát triển? (Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết thực tế) 
+ Trình bày sự phân bố? (Tập trung đông ở đâu? Đo tính 1 – 2 biểu đồ cụ thể 
 trong ATLAT địa lí) 
+ Giải thích sự phân bố? (Dựa vào các nhân tố KT - XH) 
+ Khó khăn hoặc hướng giải quyết? 
Dàn bài đánh giá tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát 
triển kinh tế của một vùng kinh tế 
 + Xác định vị trí địa lí, giới hạn; Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí. 
+ Nêu những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 
Địa hình? Đất đai? 
Khí hậu? 
Sông ngòi? Thuận lợi để phát triển ngành gì? 
Các tài nguyên khác? Những khó khăn? 
 (khoáng sản, rừng, biển, du lịch) 
 ... 
 25 
3.3 - Kĩ năng thực hành vẽ, nhận xét các dạng biểu đồ và phân tích bảng số liệu 
thống kê 
Vẽ các dạng biểu đồ và phân tích, nhận xét số liệu thống kê là một nội dung 
quan trọng trong bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh tham gia thi học sinh giỏi môn Địa lí. 
Muốn học sinh làm bài tốt nội dung này thì ngay khi dạy các bài thực hành có vẽ biểu 
đồ hay nhận xét phân tích số liệu trên lớp, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách 
nhận biết khi nào thì vẽ dạng biểu đồ hình tròn, hình cột, dạng đường hay miền .... Khi 
vẽ cần lưu ý những gì? Nhận xét biểu đồ, phân tích số liệu cần so sánh, nhận xét và lấy 
dẫn chứng như thế nào? 
Biểu đồ địa lý rất đa dạng, ta thường gặp trong các tài liệu sách báo trình bày về 
các lĩnh vực kinh tế hay trong các phòng triển lãm; Cách thể hiện biểu đồ có thể khác 
nhau, ví dụ trong các phòng triển lãm, người ta thường cách điệu hóa chúng dưới dạng 
không gian ba chiều, nhưng vẫn thể hiện được tính chất khách quan về mặt khoa học. 
Đối với khoa học Địa lí, chúng ta cũng gặp khá đầy đủ các dạng biểu đồ khác nhau 
trong lĩnh vực địa lí tự nhiên (biểu đồ về khí hậu, khí tượng, thuỷ văn) hay trong địa 
lý kinh tế - xã hội (biểu đồ về dân cư – dân tộc, tình hình phát triển kinh tế của các 
ngành, các vùng), cách thể hiện cũng đa dạng tùy thuộc vào yêu cầu của bài viết cụ 
thể. 
Để có thể dễ dàng phân biết được các loại biểu đồ, giáo viên hướng dẫn học sinh 
tạm xếp biểu đồ thành 2 nhóm với 7 loại biểu đồ và khoảng 20 dạng khác nhau tùy 
theo cách thể hiện 
● Nhóm 1. Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có các dạng 
sau: 
- Biểu đồ đường biểu diễn: 
▪ Yêu cầu thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời 
gian. 
 26 
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một đường biểu diễn; Biểu đồ nhiều đường biểu 
diễn (có cùng một đại lượng); Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn (có 2 đại lượng khác 
nhau); Biểu đồ chỉ số phát triển 
- Biểu đồ hình cột: 
▪ Yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan về độ 
lớn giữa các đại lượng. 
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2, 3,... cột gộp nhóm 
(cùng một đại lượng); Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại 
lượng khác nhau); Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang; 
Tháp dân số (dạng đặc biệt) 
- Biểu đồ kết hợp cột và đường. 
▪ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng. 
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ 
cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải cùng chung một đơn vị 
tính). 
● Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau: 
- Biểu đồ hình tròn. 
▪ Yêu cầu thể hiện: Cơ cấu thành phần của một tổng thể; Qui mô của đối tượng cần 
trình bày. 
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình tròn; 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước 
bằng nhau); 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước khác nhau); Biểu đồ cặp 2 nửa hình 
tròn; Biểu đồ hình vành khăn. 
- Biểu đồ cột chồng. 
▪ Yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể. 
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một 
đại lượng). 
- Biểu đồ miền. 
 27 
▪ Yêu cầu thể hiện đồng thời cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng 
qua nhiều thời điểm. 
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ miền “chồng nối tiếp”; Biểu đồ miền “chồng từ 
gốc toạ độ”. 
3.3.1 – Kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp: 
Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng 
tính toán, xử lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính 
bán kính hình tròn...); kỹ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp...); kỹ năng nhận xét, 
phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút, 
thước...) 
Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn (đặt 
vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần làm) và học sinh phải căn cứ vào 
các phần để lựa chọn ra được dạng biểu đồ thích hợp nhất. 
● Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau: 
- Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện 
cơ cấu sử dụng  năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể 
hiện. 
- Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể 
hiện. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn 
xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu 
hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý 
cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì. 
- Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp 
nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...)”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm 
là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi 
mở trong câu hỏi. Ví dụ: 
+ Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng 
trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân 
 28 
số của nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ 
phát triển của nền kinh tế.... v.v. 
+ Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, 
“Diện tích” từ năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối lượng hàng 
hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của ; Diện tích trồng cây công nghiệp... 
+ Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong đó”, 
“Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo...”. Ví dụ: Giá trị ngành sản lượng công nghiệp phân 
theo...; Hàng hoá vận chuyển theo loại đường...; Cơ cấu tổng giá trị xuất - nhập khẩu... 
● Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số 
liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp, cần lưu ý: 
- Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo 
một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường 
biểu diễn. 
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng 
biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột 
đơn. 
- Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ 
hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời 
gian. Chọn biểu đồ kết hợp. 
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, 
ha...) diễn biến theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số. 
- Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: 
tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu 
này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu 
ý: 
▪ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng 
100% tổng. 
 29 
▪ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ 
hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ 
biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện. 
▪ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_boi_duong_doi_tuyen_hoc_si.pdf