Chủ đề tháng 10: Ngợi ca, tôn vinh người phụ nữ Việt Nam
* Mục đích:
- Giúp các em hiểu hơn về ngày phụ nữ Việt Nam, xem và nhìn nhận lại việc các bà và mẹ, cô giáo đã và đang làm cho mình.
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công việc học tập cũng như cuộc sống hằng ngày để đồng cảm và chia sẻ với bà, với mẹ, với chị. Bởi đây là tập thể lớp có đông học sinh nữ nên chủ đề tháng 10 lần này là rất gần gũi, phù hợp với các em.
- Thông qua những câu chuyện, những hoạt động của tập thể giúp các em có thêm động lực để cố gắng học tập và rèn luyện.
* Cách tiến hành:
- Mỗi tổ làm 1 video hoặc 1 bài radio không quá 5 phút về hình ảnh người phụ nữ là tấm gương sáng để noi theo. Bên cạnh đó có thể sử dụng hình ảnh các bạn nữ trong lớp thường ngày với những hành động đẹp.
- Ngày 20/10 khuyến khích các học sinh nam còn lại trong lớp có thể tổ chức một buổi liên hoan nhỏ cho các học sinh nữ.
* Kết quả:
- Học sinh 4 tổ đã chiếu video, phần trình bày của mình để thấy rõ trách nhiệm của bản thân, tri ân tới các bà, các mẹ, các cô.
- Tổ chức buổi liên hoan giúp các em học sinh thêm gắn bó, đoàn kết, yêu thương nhau hơn.
- Các bạn chủ động tìm hiểu và hiểu rõ hơn về lịch sử, vai trò và ý nghĩa của ngày phụ nữ Việt Nam.
- Nhận thức được giá trị của người phụ nữ, sự hi sinh thầm lặng của mẹ, của bà và những người phụ nữ xung quanh, cũng như giá trị của bàn thân.
- Qúa trình tìm hiểu và làm việc nhóm giúp các bạn tăng tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau.
- Tăng khả năng sáng tạo, tư duy, học hỏi lẫn nhau . khi cùng hợp tác.
Chủ đề tháng 11: Tri ân các thầy cô giáo
* Mục đích:
- Tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn dành cho những người làm nghề giáo dục.
- Hướng học sinh đến việc cố gắng phân đấu đạt những thành tích cao trong học tập.
* Cách tiến hành:
- Triển khai thi đua tuần học tốt.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trang trí báo tường, viết bài tri ân thầy cô nhân ngày 20/11 bởi đây là thế mạnh lớn của tập thể lớp có đông học sinh nữ
- Trao giải thưởng cho những học sinh có thành tích tốt trong học tập.
- Trong buổi sinh hoạt lớp, ban cán sự lớp phát động phong trào Điều em muốn nói để bày tỏ lòng biết ơn, gửi gắm những lời tri ân, tâm sự, điều chưa đủ dũng cảm để nói trực tiếp với thầy, cô giáo (các bức thư có thể ẩn danh, đề rõ danh tính), có thể gửi thư qua mail hoặc viết thư tay gửi tới giáo viên từ ngày 10/11 – 20/11.
* Kết quả:
- Lớp đạt nhiều tuần học tốt, số lượng học sinh đạt điểm cao cũng tăng lên.
- Giao lưu, gắn kết giữa các học sinh thông qua hoạt động chung của tập thể lớp, góp phần phát huy khả năng của các em.
- Nhiều em học sinh được nhận phần thưởng rất phấn khởi từ đó có hứng thú hơn trong việc học
- Tất cả các bạn học sinh trong lớp đều bày tỏ được điều em muốn nói.
- Kéo gần hơn khoảng cách giữa thầy cô giáo và học sinh, góp phần tạo môi trường giáo dục thân thiện.
nội dung giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, pháp luật, nhân văn như: - Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh; có kiểm tra, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng cá nhân, nhóm, tổ trong hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học. - Hoạt động theo chủ đề về chính trị - xã hội; tùy theo từng thời điểm và tình hình cụ thể của lớp, của trường, của địa phương, đất nước và thế giới để chọn chủ đề hoạt động phù hợp. Ví dụ: sinh hoạt với chủ đề: “Nhớ công ơn thầy, cô giáo”; “Nét đẹp truyền thống của lớp em, trường em, quê em”; “Hành trang của người (đoàn viên, thanh niên bước vào thế kỉ XXI”; “Trách nhiệm của thanh niên trước những vấn đề của đất nước” (tai nạn giao thông, sự ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số, đại dịch Covid, tệ nạn ma túy, mại dâm, nghèo đói, chính sách đối với gia đình thương binh liệt sĩ, với mẹ Việt Nam anh hùng, đối với bạn bè bị tật nguyền hoặc gia đình bạn khó khăn, đối với những người bất hạnh, đối với các dân tộc trên thế giới bị thiên tai, địch hoạ), hoạt động kết nghĩa, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, chào mừng các sự kiện chính trị xã hội trong nước và quốc tế. 1.7. Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh, góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện: 1.7.1. Kết hợp với các lực lượng trong nhà trường: - Kết hợp và giúp đỡ tổ chức Đoàn, Đội thực hiện các mục tiêu giáo dục: GVCN phải tôn trọng tính độc lập tự quản của tổ chức Đoàn, cần quan tâm đến công tác của chi đoàn để tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp thì hiệu quả giáo dục đối với mọi thành viên trong lớp được nhân lên gấp bội. - Kết hợp với các giáo viên dạy các môn học: + Thống nhất các yêu cầu giáo dục đối với học sinh. + Theo dõi thường xuyên ý thức và kết quả học tập của từng học sinh nói riêng, cả lớp nói chung đối với từng môn học. + Dự giờ, quan sát ý thức, hứng thú học tập và thăm dò, phát hiện những khó khăn của học sinh trong học tập. + Trao đổi với giáo viên bộ môn về những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện (hoàn cảnh, sức khỏe, ý thức học tập v.v), đồng thời tiếp thu ý kiến với giáo viên bộ môn phản ánh để cùng hỗ trợ phối hợp tác động tới lớp nói chung và từng học sinh nói riêng. + Phản ánh với giáo viên bộ môn về nguyện vọng của học sinh và đề xuất với giáo viên bộ môn giúp lớp tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập để học sinh học môn đó có kết quả hơn, đồng thời đề đạt, cuốn hút các giáo viên bộ môn tham gia các hoạt động tập thể của lớp có liên quan đến môn học nhằm kích thích và tạo thuận lợi cho các em hoạt động có hiệu quả. + Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường: Thường xuyên báo cáo tình hình lớp, kết quả giáo dục, ý chí, nguyện vọng của học sinh lớp mình với Ban giám hiệu, đề xuất xin ý kiến về biện pháp giáo dục học sinh. Ví dụ: GVCN đề nghị nhà trường về việc khen thưởng hay kỷ luật, đề xuất nội dung, hình thức và tạo điều kiện, phương tiện để thực hiện các nội dung hoạt động của lớp chủ nhiệm. - Phối hợp với các lực lượng khác như bảo vệ, thư viện, văn thư, y tế nhà trường để góp phần giáo dục học sinh. Tóm lại, GVCN phải là người tổ chức, liên kết hoạt động và thống nhất tập thể sư phạm dạy lớp mình chủ nhiệm. 1.7.2. Liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường - GVCN thực hiện liên kết với gia đình: + GVCN phải giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp. Trên cơ sở đó, thống nhất với gia đình về yêu cầu, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục, đề nghị gia đình tạo mọi điều kiện cần thiết để học sinh học tập. + GVCN định kỳ thông báo cho gia đình biết kết quả học tập, lao động, tu dưỡng của con em. Ngược lại nhận thông tin kịp thời về tinh thần học tập, phong cách sinh hoạt, diễn biến tư tưởng, hành vi của học sinh ở nhà, để có biện pháp phù hợp động viên khuyến khích khi học sinh đạt kết quả tốt, có hành vi tốt, nhắc nhở kịp thời khi các em có những biểu hiện cần uốn nắn. + GVCN phải tư vấn cho bố mẹ về kiến thức tâm lý, giáo dục để cùng nhà trường giáo dục học sinh. + GVCN thay mặt nhà trường yêu cầu cha mẹ học sinh cùng với nhà trường chăm lo xây dựng cơ sở vật chất để giáo dục con em. Các nội dung trên được thực hiện bằng nhiều cách: + Sổ liên lạc. + Họp phụ huynh định kỳ. + Qua Hội cha mẹ học sinh và cán bộ học sinh. + Qua việc thăm gia đình học sinh. + Qua việc mời cha mẹ học sinh đến trường trao đổi trực tiếp (không nên lạm dụng hình thức này). + Nếu có điều kiện có thể trao đổi qua điện thoại, qua tin nhắn VnEdu - Liên kết với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội để từ đó tổ chức việc học tập vui chơi rèn luyện, tạo môi trường lớn thuận lợi cho việc hình thành nhân cách học sinh. 2. Nhóm kinh nghiệm 2 : Đổi mới sinh hoạt lớp , tăng cường giáo dục giới tính, giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ngày càng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao. Điều đó cũng chứng tỏ giáo dục đóng một vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên hiện nay nền giáo dục ở Việt Nam còn gặp một số khó khăn trong công tác giảng dạy đó chính là những bài học mang tính hàn lâm, giáo điều, xa rời thực tiễn và ngay cả đến giờ SHL cũng chỉ là những lời nhận xét, phê bình dễ gây sự nhàm chán cho học sinh. Chính vì lẽ đó việc đổi mới sinh hoạt lớp chú trọng vào việc tăng cường giáo dục giới tính, giá trị sống, kĩ năng sống và đặc biệt là ở tập thể lớp đông học sinh nữ để hình thành các kĩ năng, năng lực phát huy tính sáng tạo của các em là vô cùng cần thiết. Đổi mới SHL cũng có nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được gì trong tuần qua đến chỗ học sinh vận dụng được gì thông qua việc học từ đó bổ sung, nâng cao mức hiểu biết cho các em nhất là trong tập thể lớp có đông học sinh nữ trong giai đoạn THPT có nhiều sự biến đổi về tâm sinh lý. Bên cạnh đó việc đổi mới nội dung SHL còn nhằm tạo nên một môi trường học thân thiện, giúp các em thêm yêu lớp, khăng khít với lớp, với mái trường thân yêu. 1.Tăng cường giáo dục giới tính: Đây là một vấn đề có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân. Mặt khác thông qua việc giáo dục giới tính, học sinh có thể nhận thức rõ ràng và có trách nhiệm hơn với bản thân để tránh những hậu quả đáng tiếc về mặt tâm lý. Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện của mỗi người nói chung. Ở giai đoạn này, các em sẽ có những rung động trong sáng buổi ban đầu, dần dần xuất hiện tình yêu, hơn nữa, các em học sinh THPT đang ở độ tuổi vị thành niên, có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân với những tò mò về giới tính nhưng lại không đươc giải đáp thỏa đáng. Chính sự thiếu hiểu biết đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở học sinh nữ như mang thai dẫn đến việc học bị dở dang... Vậy nên việc đổi mới SHL thông qua tăng cường giáo dục giới tính là việc cần thiết của GVCN. 2. Tăng cường giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống: Giáo dục trong nhà trường không chỉ dạy các em kiến thức mà còn dạy các em những giá trị nhân sinh quan, giúp học sinh nhận thức được giá trị sống và hình thành kĩ năng sống. Bên cạnh những em học sinh đã có ý thức tốt về cách ứng xử trong cuộc sống thì vẫn còn tồn tại một bộ phận học sinh thiếu tự tin, tự lập, sống ích kỉ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình, bản thân, xã hội. Nguyên nhân sâu xa là vì các em thiếu kiến thức về kĩ năng sống. Việc rèn luyện giá trị sống, kĩ năng sống có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, điều này rất quan trọng đối với học sinh cấp 3 đặc biệt là học sinh nữ bởi học sinh nữ thường dễ bị tổn thương. Do đó, đối với tập thể lớp có đông học sinh nữ, các trường THPT cần giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh để các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng phó với mọi tình huống, bảo vệ bản thân mình. Sau một tuần học tập và tiếp thu kiến thức từ SGK thì giờ SHL là lúc để học sinh có thể thư giãn, giáo viên và học sinh có thể chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm trong cuộc sống, trong học tập. Chính vì lẽ đó, với vai trò là GVCN thì giáo viên cần tổ chức đổi mới SHL, tăng cường giáo dục giới tính, giá trị sống cho học sinh để tạo môi trường giáo dục thân thiện cho tập thể lớp. Xây dựng một số chủ đề chủ đạo cho tiết sinh hoạt, cho học sinh thể hiện bản thân và tự rút ra các giá trị cốt lõi và rèn luyện kĩ năng cho học sinh: Chủ đề tháng 9: Mỗi cá nhân cần làm gì để xây dựng tập thể lớp thân thiện * Mục đích: - Để các em hiểu nhau hơn, gần gũi, thân thiết chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của chính mình để GVCN và các bạn thấu hiểu nhau hơn từ đó làm cho công tác giáo dục được thực hiện dễ dàng hơn - Rèn luyện cho các em một số kĩ năng cơ bản như làm việc nhóm và hợp tác, kĩ năng thuyết trình, quản lý công việc - Phát triển năng lực tin học, công nghệ thông tin, phân tích, đánh giá và sáng tạo,... * Cách thức tiến hành: giáo viên thông báo chủ đề tháng 9 từ đầu tuần để các học sinh chuẩn bị, phối hợp với nhau thực hiện nội dung. Có thể thực hiện dưới hình thức thuyết trình hoặc quay video,... Các tổ trưởng gửi cho GVCN phê duyệt trước khi thực hiện buổi sinh hoạt * Kết quả: bốn tổ đã đưa ra được những biện pháp để mỗi học sinh có thể tham gia xây dựng tập thể lớp thân thiện - Mặc dù lớp học có đông học sinh nữ - thường bị định kiến là dễ xích mích, nhưng nhờ thoải mái chia sẻ nên tất cả đều đoàn kết hướng tới mục tiêu chung. - Về lâu dài, các bạn thân thiện giúp đỡ nhau nhiều hơn trong học tập nên thành tích của lớp ngày càng tiến bộ. Lễ kết nạp đoàn viên mới của chi đoàn 10D2K44 năm học 2019-2020 Chủ đề tháng 10: Ngợi ca, tôn vinh người phụ nữ Việt Nam * Mục đích: - Giúp các em hiểu hơn về ngày phụ nữ Việt Nam, xem và nhìn nhận lại việc các bà và mẹ, cô giáo đã và đang làm cho mình. - Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công việc học tập cũng như cuộc sống hằng ngày để đồng cảm và chia sẻ với bà, với mẹ, với chị... Bởi đây là tập thể lớp có đông học sinh nữ nên chủ đề tháng 10 lần này là rất gần gũi, phù hợp với các em. - Thông qua
Tài liệu đính kèm: