4/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường TH Lê Thị Hồng Gấm được thành lập từ năm 1982; được dời
chuyển về khối phố Hương Trung thuộc phường Hoà Hương và xây dựng cơ sở
mới vào năm 2000. Đến nay đã được 15 năm xây dựng và trưởng thành. Đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nỗ lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
cảnh quan sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học. Trường đã đạt chuẩn
Quốc gia mức độ 1 vào năm 2004. Trong những năm qua, được sự quan tâm
của UBND thành phố tam Kỳ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, việc đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất đã có những kết quả đáng phấn khởi: trường được xây dựng
mới 10 phòng học; nâng tổng số lên 23 phòng, xây mới công trình vệ sinh;
đóng mới và thay thế bàn ghế cũ; mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ dạy
học. Năm học 2014-2015, toàn trường có 766 học sinh, 53 cán bộ, giáo viên,
nhân viên. Tuy nhiên, nhìn lại hiện trạng của trường để tiếp tục phân đấu đầu tư
xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức 2, nhà trường phải đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất, cảnh quan sư phạm. Bởi lẽ hiện nay, tình hình học sinh trên địa bàn
phường ngày càng tăng, các phòng chức năng còn thiếu, sân trường còn trũng
sâu so với mặt đường, chưa có hệ thống thoát nước, việc qui hoạch, phân bố
các ô cỏ, trồng cây trong sân trường chưa phù hợp, sân chơi bãi tập là một
vùng đất không bằng phẳng, cây tạp và cỏ dại mọc đan xen, pano áp phích
tuyên truyền, giáo dục lắp đặt chưa hợp lý .
Xuất phát từ thực tình hình thực tế của trường như trên ngoài việc tiếp tục
thực hiện công tác xây dựng đội ngũ, giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, tích cực tham mưu với các cấp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tôi
đầu tư thực hiện một số biện pháp “ Xây dựng cảnh quan sư phạm tại Trường
tiểu học Lê Thị Hồng Gấm” với những bước đi phù hợp với tình hình thực tế
của nhà trường trong thời điểm hiện nay
ức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, động viên giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng trường học xanh- sạch- đẹp. Bên cạnh đó, thúc đẩy nhà trường có biện pháp kết hợp rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh. Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh- sạch- đep tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với học sinh, giúp các em thực sự cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Từ đó khích lệ, động viên các em phấn đấu, học tập, rèn luyện ngày càng tốt hơn. Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh –sạch –đẹp không những có tác động đến sự phấn đấu của học sinh mà còn tạo ra môt môi trường làm việc thân thiện, hợp vệ sinh làm cho các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường có một tâm lý làm việc an toàn, tự tin từ đó an tâm công tác, tự tin làm việc, tác động mạnh mẽ đến lương tâm, trách nhiệm, lòng yêu nghề của các thầy cô giáo. Từ đó, đội ngũ sẽ mang hết khả năng, nhiệt tinh giảng dạy tạo nên các giờ học hấp dẫn, có chất lượng cao. Việc đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm xanh –sạch –đẹp là một trong những yếu tố hết sức cần thiết. Công tác này được cải tiến sẽ có tác dụng quyết định tạo nên một môi trường học tập tốt góp phần nâng cao về chất lượng dạy học và giáo dục của trường. Trong điều kiện tình hình hiện nay, để có được cảnh quan sư phạm đảm bảo, ngoài nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Uỷ ban nhân dân thành phố Tam Kỳ theo từng giai đoạn, nhà trường cần phải có lộ trình, kế hoạch đầu tư theo từng thời điểm bằng nhiều nguồn kinh phí; tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự vào cuộc của cha mẹ học sinh. Khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm khang trang thì công tác quản lý và phát huy tác dụng một cách hiệu quả và tăng cường công tác giáo dục, đó là yêu cầu cần thiết nhất mà người cán bộ quản lý cần phải cần phải suy nghĩ. 4 4/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trường TH Lê Thị Hồng Gấm được thành lập từ năm 1982; được dời chuyển về khối phố Hương Trung thuộc phường Hoà Hương và xây dựng cơ sở mới vào năm 2000. Đến nay đã được 15 năm xây dựng và trưởng thành. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nỗ lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm 2004. Trong những năm qua, được sự quan tâm của UBND thành phố tam Kỳ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đã có những kết quả đáng phấn khởi: trường được xây dựng mới 10 phòng học; nâng tổng số lên 23 phòng, xây mới công trình vệ sinh; đóng mới và thay thế bàn ghế cũ; mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ dạy học. Năm học 2014-2015, toàn trường có 766 học sinh, 53 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tuy nhiên, nhìn lại hiện trạng của trường để tiếp tục phân đấu đầu tư xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức 2, nhà trường phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm. Bởi lẽ hiện nay, tình hình học sinh trên địa bàn phường ngày càng tăng, các phòng chức năng còn thiếu, sân trường còn trũng sâu so với mặt đường, chưa có hệ thống thoát nước, việc qui hoạch, phân bố các ô cỏ, trồng cây trong sân trường chưa phù hợp, sân chơi bãi tập là một vùng đất không bằng phẳng, cây tạp và cỏ dại mọc đan xen, pano áp phích tuyên truyền, giáo dục lắp đặt chưa hợp lý. Xuất phát từ thực tình hình thực tế của trường như trên ngoài việc tiếp tục thực hiện công tác xây dựng đội ngũ, giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tích cực tham mưu với các cấp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tôi đầu tư thực hiện một số biện pháp “ Xây dựng cảnh quan sư phạm tại Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm” với những bước đi phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trong thời điểm hiện nay. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Tiếp tục phát huy những thành tích của nhà trường trong công tác lãnh chỉ đạo hoạt động dạy học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, công tác phối hợp với phụ huynh, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường; tôi triển khai thực hiện “Xây dựng cảnh quan sư phạm tại trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm” với các biện pháp sau: 5.1. Biện pháp 1: Thành lập Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm. Thành lập ban chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm là yêu cầu không thể thiếu được trong công tác quản lý, nó giúp người Cán bộ quản lý có đủ thông tin, cơ sở khi đề ra kế hoạch thực hiện cũng như thu thập thông tin và giải quyết vấn đề về cơ sở vật chất và cảnh quan sư phạm, để làm cơ sở cho kế hoạch thực hiện sau này. Đồng thời ban chỉ đạo còn làm nhiệm vụ tuyên truyền đến đội ngũ và cha mẹ học sinh về về mục đích, ý nghĩa của việc đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm. Hoạch định hạng mục nào cần 5 tiến hành triển khai trước. Cách thức tiến hành như thế nào ? Biện pháp ra sao để kế hoạch thành công ?...Từ đó, giúp cho công tác vận động xã hội hoá để đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm được sự hưởng ứng vào cuộc của phụ huynh và nhân dân trên địa bàn đạt hiệu quả. Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm nhà trường được thành lập do hiệu trưởng ký quyết định. Thành phần của Ban có 12 thành viên: Gồm các cán bộ quản lý, Chủ tich công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên CSHCM, Tổng phụ trách, Đại diện cha mẹ học sinh, các tổ trưởng chuyên môn; được cơ cấu như sau: - Hiệu trưởng là trưởng ban - phụ trách chung. - Chủ tich Công đoàn, phó Hiệu trưởng là 2 phó ban và 9 thành viên. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng xây dựng kế hoạch, tư vấn cho Hiệu trưởng phân công phụ trách từng nội dung và phối hợp hoạt động. Các thành viên trong Ban chỉ đạo được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm phụ trách một nội dung công việc cụ thể như sau: - Nhóm 1: Đ/C Nguyễn Thị Lan Hương- phó ban làm trưởng nhóm và 5 thành viên: phụ trách công tác khảo sát tình hình thực tế về cơ sở vật chất của nhà trường. - Nhóm 2: Đ/C Nguyễn Thị Như Ánh- Phó ban làm trưởng nhóm và 5 thành viên còn lại: Phụ trách công tác khảo sát về cảnh quan sư phạm về môi trường của nhà trường. Các nhóm có nhiệm vụ triển khai thực hiện, thu thập thông tin lập báo cáo với Hiệu trưởng và cùng với Ban chỉ đạo thống nhất kế hoạch tổ chức thực hiện. Như vậy việc thành lập Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm đã giúp cho tôi triển khai thực hiện kế hoạch từng bước theo định hướng chung của nhà trường sát thực tế, có hiệu quả và đi vào chiều sâu. 5.2. Biện pháp 2: Khảo sát tình hình thực tế của nhà trường về điều kiện cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm. Đây là giải pháp quan trọng nhằm giúp nhà trường có cơ sở thực tế để lập kế hoạch đầu tư. Qua khảo sát tình hình thực tế của trường, Ban chỉ đạo đã thu thập được thông tin như sau: -Thuận lợi: + Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý ở ngay trung tâm phường, Đảng bộ chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình. + Lãnh đạo nhà trường năng động, sáng tạo luôn quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng nhà trường về mọi mặt nhất là công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia mức 2. + Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có trách nhiệm, tạo niềm tin trong phụ huynh. + Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trong 5 năm gần đây có nhiều chuyển biến rõ nét, việc tham gia các phong trào, các hội thi các cấp thu 6 được nhiều kết quả cao. Nhờ thế, tạo được niềm tin trong phụ huynh học sinh; nhà trường có sức thu hút học sinh cao. + Nhà trường mới được đầu tư dãy phòng học kiên cố 10 phòng, khang trang thoáng mát. + Diện tích tổng thể của trường rộng (12470m2), môi trường thông thoáng, việc quy hoạch cây xanh bóng mát, thảm cỏ có sự đầu tư. -Khó khăn: + Công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn phường chưa được sự hưởng ứng cao. +Đa số phụ huynh học sinh là nhân dân lao động, đời sống còn khó khăn nên việc quan tâm đầu tư cho việc học con em chưa đúng mức. + Các phòng học chưa được thoáng mát, các phòng 11-13 chưa đủ ánh sáng, bàn ghế phòng 18-19 chưa đồng bộ (chưa có ghế rời). + Các phòng học chức năng: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh chưa được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị nghe nhìn để học sinh học và thực hành: + Khu hiệu bộ: Gồm các phòng làm việc của lãnh đạo, văn phòng, phòng họp, phòng giáo viênTất cả các phòng đều được cải tạo từ phòng học xây dựng cách đây 15 năm nên diện tích chưa đảm bảo, tính thẩm mĩ chưa cao. + Khu phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ, sinh hoạt vui chơi cho học sinh: phòng y tế dùng tạm từ nhà kho đã xuống cấp; các công trình vệ sinh, nước sinh hoạt, sân chơi, cây xanh chưa đạt yêu cầu. Sân còn đọng nước vào mùa mưa, cây xanh, thảm cỏ chưa được qui hoạch hợp lý. .+ Khu luyện tập thể dục thể thao: Bao gồm sân chơi bãi tập, các thiết bị dụng cụ luyện tập cho học sinh chưa đáp ứng yêu cầu, sân thấp trũng sâu, mặt sân không bằng phẳng, ứ đọng nước về mùa đông rất nguy hiểm cho học sinh và gây ô nhiễm môi trường. Với tình hình thực tế về cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm như trên là cán bộ quản lý tôi phải đầu tư nghiên cứu triển khai thực hiện việc xây dựng cảnh quan sư phạm như thế nào cho phù hợp là vấn đề tôi quan tâm nhât. 7 Phòng y tế- kho thiết bị Cảnh quan sân cảnh trường 8 Sân bãi tập thể dục thể thao Các ô cỏ trong sân trường 9 5.3. Biện pháp 3: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch giúp Ban chỉ đạo chúng tôi định hướng được những nội dung những công việc cần triển khai, từng bước thực hiện đó là làm những công việc cụ thể nào? Theo lộ trình nào? Làm ra sao? Cùng với kế hoạch đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm là một trong 5 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 3) cần đầu tư. Để việc lập kế hoạch được cụ thể, sát tình hình thực tế, trên cơ sở kết quả khảo sát của Ban chỉ đạo, tôi lập kế hoach thực hiện đi sâu vào những nội dung: - Chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục, gây nhận thức trong đội ngũ, học sinh và cha mẹ học sinh. - Về cơ sở vật chất, phòng học và các phòng chức năng, phòng y tế: Nhà trường tích cực tham mưu với cấc cấp để được đầu tư theo từng giai đoạn. Hiện nay, Ủy ban nhân thành phố Tam Kỳ đã có kế hoạch phân kỳ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. - Việc cải tạo cảnh quan sư phạm cần tập trung: Quy hoạch sắp xếp lại các bồn hoa, ô cỏ, cây cảnh, quy hoạch và trồng bổ sung cây bóng mát. - Vận động xã hội hoá giáo dục để đầu tư nâng cấp sân tập thể dục thể thao cho học sinh. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành triển khai trong Hội nghị Nhà giáo- Lao động về nội dung xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường. Tổ chức ký cam kết thực hiện việc xây dựng cảnh quan sư phạm với nội dung cụ thể trong việc tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” bằng việc thực hiện tốt 5 nội dung với các công việc, biện pháp cụ thể, trong đó nội dung “xây dựng trường lớp xanh- sạch –đẹp- an toàn” với các nội dung: - Thực hiện xanh hoá lớp học, trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong sân trường. - Bảo quản, giữ gìn bàn ghế, tài sản nhà trường. - Tham gia lao động vệ sinh sân trường, lớp học vào thứ sáu hàng tuần. - Thực hiện trang trí lớp học thân thiện theo Mô hình trường học mới VNEN. Với cách làm đó của chúng tôi, được đội đã ngũ hưởng ứng vào cuộc, học sinh thức hiện nghiêm túc Như vậy việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch là biện pháp quan trọng không thể thiếu được trong qui trình tổ chức quản lí điều hành hoạt động của nhà trường, chính biện pháp này giúp chúng tôi định hướng được từng bước đi trong việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường. 5.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ, trong học sinh, phụ huynh và nhân dân trên địa bàn phường. 10 Công tác tuyên truyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu như lãnh đạo nhà trường cùng với ban chỉ đạo tiến hành khảo sát và lập kế hoach triển khai thực hiện thì chắc chắn việc đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm còn dừng lại trong phạm vi hẹp. Ý nghĩa và tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nhà trường sẽ không được lan toả trên diện rộng và sự vào cuộc của cả hội đồng sư phạm, các em học sinh và cha mẹ học sinh sẽ không đồng bộ. Vì thế, với một thực trạng về cảnh quan sư phạm như trên, tôi xác định rằng phải làm cho đội ngũ nhận thức rõ ngôi trường là ngôi nhà thứ hai, là nơi chúng ta sống và làm viêc hằng ngày; là nơi các em học sinh cùng nhau học tập, vui chơi. Trường xanh- sạch- đẹp sẽ tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thân thiện, để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người. Trường học xanh - sạch - đẹp còn có ý nghĩa giáo dục học sinh có ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường. Chúng toi thực hiện công tác tuyên truyền đi sâu vào các vấn đề như sau: - Tăng cường công tác giáo dục gây nhận thức cao trong đội ngũ, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn phường qua việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tích hợp lồng ghép các nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động ngoại khoá về công tác bảo vệ môi trường, tổ chức “Tết trồng cây”, lao động vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc bồn hoa cây bóng mát, lắp đặt các pano tuyên truyền. Từ đó làm cho đội ngũ thầy trò và các bậc cha mẹ học sinh hiểu rõ: - Để đảm bảo chất lượng giáo dục thì điều kiện cơ sở vật chất phải đầy đủ. - Để trường xanh sạch đẹp đầu tiên là chúng ta phải giữ được màu xanh cho môi trường. Con người vốn không thể tách rời thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ và phải biết quý trọng những gì thiên nhiên ban tặng. Để sân trường xanh trước hết chúng ta cần phải bảo vệ cây xanh, không bẻ cành, hái hoa hay leo trèo lên những cây có tán thấp. - Để có bầu không khí thật sự trong lành, chúng ta cần phải giữ gìn cho sân trường , lớp học luôn sạch sẽ. Để làm được việc đó chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác bừa bãi, trong lớp học, trên sân trường, làm vệ sinh lớp học và khu xung quanh sạch sẽ. Tham gia nghiêm túc, đầy đủ các buổi vệ sinh chung. Cuối buổi học, mỗi bạn bỏ ra ít thời gian làm vệ sinh chỗ mình ngồi. Để trường đẹp thì trước hết chúng ta phải đẹp, đẹp trong hành động , việc làm, không leo trèo, chạy nhảy trên bàn ghế, bồn hoa, cây cảnh. Không viết, vẽ bậy lên tường, bàn ghế. Tóm lại, tất cả các điều kiện đảm bảo cho cảnh quan trường học xanh- sạch- đẹp đều phải có sự vào cuộc của nhà trường, gia đình và xã hội. 11 Em yêu Tam Kỳ quê em Chúng em vơi sân trường xanh-sạch –đẹp 12 . 13 5..5. Biện pháp 5: Tham mưu-Vận động xã hội hoá-Tổ chức thực hiện. Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương 8 Khoá XI về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, phương pháp, cơ chế, chính sách; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình và bước đi phù hợp. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển nhằm tạo “chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”, “xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế”, “giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc”. Cùng với lộ trình đầu tư cho giáo dục theo Chương trình hành động số 30/CT/TU ngày 23/6/2014 của Thành ủy Tam Kỳ về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, tôi căn cứ vào chiến lược phát triển của nhà trường, lập đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia mức 2 theo Đề án phát triển giáo dục 2011- 2015 của Uỷ ban nhân dân thành phố Tam Kỳ và kế hoạch năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân thành phố Tam Kỳ, Phòng Giáo dục và Đào tạo đầu tư xây dựng khối phòng học và các phòng chức năng. - Trên cơ sở kế hoạch chúng tôi đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ những hạng mục nhỏ có thể đầu tư từ nguồn kinh phí hoạt động. - Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo được niềm tin trong phụ huynh học sinh. Từ đó, tác động đến cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong việc vận động công tác xã hội hoá giáo dục. - Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để phát huy lực lượng hạt nhân trong công tác xã hội hoá giáo dục.Trong năm học này, ngoài việc thoả thuận cùng nhà trường sửa nhà ăn cho học sinh bán trú, mua sắm các dụng cụ phục vụ cho việc ăn uống, sinh hoạt của học sinh; nhà trường đã phối hợp vơi Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động đổ đất cải tạo sân chơi, bãi tập thể dục thể thao cho học sinh. - Phối hợp với đoàn thanh niên của phường huy động ngày công đào mương thoát nước. - Huy động đội ngũ giáo viên trồng và chăm sóc các bồn hoa, ô cỏ trước lớp. 14 Qua bàn tay khéo léo của đội ngũ giáo viên và học sinh, cây cối trong sân trường ngày càng được chăm chút tỉ mỉ hơn; màu xanh trải rộng và bóng mát tràn ngập sân trường. Tất cả đã tạo cho trường có một diện mạo mới. Công tác giáo dục vệ sinh môi trường cho học sinh đã có hiệu quả, học sinh có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. Với những nỗ lực của ban chỉ đạo, chúng tôi đã đầu tư được một số hạng mục trong năm học 2014-2015 như sau: - Cha mẹ học sinh các lớp đổ đất nâng cấp sân trường, cải tạo sân tập thể dục, thể thao hơn 1000 m3 đất; cải tạo sân chơi bãi tập; cải tạo khu chế biến phục vụ ăn uống cho học sinh bán trú. - Nhà trường sử dụng nguồn kinh phí Dự án VNEN thực hiện trang trí các lớp học với tổng kinh phí: 42.150.000 đông. - Làm pano, khẩu hiệu tuyên truyền từ nguồn kinh phí hoạt động: 22.000.000 đông. - Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của Ban quản lý Dự án “Giảm thiểu rủi ro khu vực đô thị” của Hội Chữ thập đỏ Quảng Nam nâng cấp sân trường làm hệ thống thoát nước với nguồn kinh phí 150 000 000đ. Ngoài ra, Dự án Vnen tặng cho trường nhiều máy móc thiết bị có giá trị, phục vụ cho hoạt động dạy và học với tổng kinh phí gần 400 000 000đ. Chính những kết quả thu được trên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bởi thế, xây dựng cảnh quan trường học xanh - sạch - đẹp là việc làm cần thiết, có tác dụng cao trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, đề cao trách nhiệm của thầy và trò trong việc chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ môi trường. 15 Thầy, cô giáo với phong trào “Tết trồng cây” 16 17 Học sinh làm vệ sinh khu WC Học sinh làm vệ sinh lớp học 18 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua một năm thực hiện, từ việc thành lập ban chỉ đạo; khảo sát tình hình thực tế nhà trường; tuyên truyền, tham mưu- vận động xã hội hoá đến việc tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm, chúng tôi nhận thấy rằng với sự nỗ lực của lãnh đạo nhà trường, của tập thể đội ngũ, của các em học sinh cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn phường, công tác đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường đã thu được những kết quả đáng mừng: - Nhà trường được đầu tư xây dựng nhà Đa Năng. - Khối công trình vệ sinh được đầu tư cải tạo hợp lý, hợp vệ sinh. -Các điều kiện cơ sở vật chất như khối công trình 10 phòng học và các phòng chức năng được lãnh đạo UBND thành phố Tam Kỳ đưa vào kế hoach đầu tư trong năm 2016. - Sân trường được quy hoạch ô cỏ, b
Tài liệu đính kèm: