SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt cho học sinh tại trường THCS Lê Đình Chinh

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt cho học sinh tại trường THCS Lê Đình Chinh

Biện pháp thứ sáu: “Dùng độc trị độc”

Giao nhiệm vụ cụ thể cho một số em còn vi phạm nội quy của trường của lớp. Tôi phân công cho các em đó đảm nhiệm một số công việc của lớp như theo dõi xem bạn nào hay ăn quà vặt, việc các bạn tập thể dục giữa giờ, đi học sớm về nhà muộn hay phụ trách lao động. Do đó muốn nói được người khác, trước hết tự mình phải gương mẫu, từ đó các em sẽ tiến bộ hơn.

Cụ thể, em Nguyễn Duy Nam là một học sinh của lớp tôi, hay ăn quà vặt trong lớp nên thường xuyên bị cờ đỏ nhắc nhở, tôi đã phân công nhiệm vụ cho em theo dõi xem bạn nào hay ăn quà vặt. Qua một thời gian kết quả là Nam đã hoàn thành tốt công việc được giao và tất nhiên em đã tránh được khuyết điểm mà mình đã mắc phải trước đây.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1820Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt cho học sinh tại trường THCS Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất mạnh. Vì thế, mức độ ổn định trong quá trình hình thành nhân cách chưa cao, cần có sự quan tâm kịp thời của gia đình và thầy cô. Một vài học sinh còn tình trạng ỷ lại, ý thức học tập và rèn luyện còn hạn chế.
- Hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp của một số giáo viên chưa cao, còn xảy ra tình trạng né tránh, ngại làm công tác chủ nhiệm.
- Đối với lớp 8ª3, lớp có 5 em thuộc gia đình hộ nghèo và cận nghèo, có 2 em có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Bố mẹ li thân phải ở với ông bà. Chất lượng học tập của lớp còn ở mức trung bình và không đồng đều; có 7 em được lên lớp sau khi thi lại sau hè. Đặc biệt có một số em thuộc diện học sinh cá biệt, ý thức học tập kém: trên lớp không ghi bài, thường xuyên thiếu sách vở, không làm bài tập ở nhà. Cụ thể như các em: Mai Duy Hải, Trần Thị Huệ, Nguyễn Đăng Huân, Lê Văn Vinh và một số em khác. Việc tham gia các hoạt động phong trào của lớp cũng chưa đạt kết quả cao, nhiều em còn có tính tị nạnh, ỷ lại, chưa tự giác.
* Nguyên nhân
 	- Về mặt xã hội:	
Với xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay đã có ảnh hưởng không ít đến thế hệ trẻ, bên cạnh những tác động tích cực cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như: Các tệ nạn xã hội như trò chơi điện tử, văn hóa phẩm đồi trụy trên Internet, hay những trò chơi mang nặng tính chất kinh doanh như game online... làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.
- Về gia đình:
+ Một số gia đình quá chiều con, muốn gì được nấy hoặc do hoàn cảnh gia đình không thuận hòa. Ví dụ: Bố thường xuyên cãi nhau, bất đồng quan điểm trong việc dạy con, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các em.
+ Một số gia đình không quản được thời gian của con em mình, bố mẹ đi làm cả ngày, buổi trưa không về, đưa tiền cho các em ăn sáng hoặc lo buổi trưa thì các em lại không ăn hoặc ăn mì tôm và để giành tiền cho việc ăn quà vặt hoặc chơi điện tử
- Về học sinh: 
+ Các em học sinh bậc THCS đang ở lứa tuổi mới lớn, tâm lí thay đổi thất thường, muốn chứng tỏ với mọi người rằng mình đã lớn. Các em đã có những rung cảm mới lạ, các em khao khát được tìm hiểu, được tiếp cận những thông tin mới, được tìm hiểu trên mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội.
+ Một số em bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn như: Uống bia, rượu, sử dụng các chất kích thích, đánh nhau gây mất đoàn kết  làm ảnh hưởng không tốt đối với các em.
- Về giáo viên:
 Một số giáo viên chưa thật sự linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý một vài tình huống sư phạm, chưa thân thiện khiến các em cảm thấy sợ, tự ái và cảm thấy bị tổn thương.
2.3. Vấn đề đặt ra
 Từ những thực tế trên đây, với kinh nghiệm đã từng là một học sinh trước đây và với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở: Vậy người giáo viên phải có những biện pháp gì để có thể giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt hơn? Giúp các em có thể vượt qua được những khó khăn để vươn lên trong học tập.
	3. Nội dung và hình thức của giải pháp
	3.1. Mục tiêu của giải pháp
- Học sinh có hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động với tinh thần tự nguyện, tự giác.
- Học sinh nắm được một số hình thức hoạt động khác nhau, kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
- Học sinh được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, các em dần trở nên tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp với mọi người và đứng trước đám đông.
- Thông qua các phong trào của lớp, học sinh có thể cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa bạn bè với nhau, tập thể lớp trở nên gắn bó và đoàn kết hơn. 
Theo tôi, trong công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên cần phải là người gần gũi, theo sát các em và có những biện pháp tác động tích cực nhằm giúp học sinh vượt qua những khó khăn, vươn lên trong học tập.
Từ thực tế đó, để đưa phong trào thi đua của lớp đi lên, tôi đã tiến hành những biện pháp tác động như sau:
3.2. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tạo bầu không khí gần gũi, thân thiện, thoải mái và tin tưởng lẫn nhau
Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ cho học sinh. Làm quen với các em, nắm bắt tình hình lớp, về hoàn cảnh cụ thể của từng em từ những năm trước, qua chính học sinh thông qua kết quả hồ sơ bàn giao chất lượng giáo dục của năm học trước, thông qua các giáo viên chủ nhiệm lớp những năm trước và giáo viên bộ môn. Cố gắng hình thành ở các em một thói quen mỗi khi gặp thầy cô chủ nhiệm là các em có những niềm vui, có những tâm tư mình đang chờ được gặp để trao đổi, tâm sự hoặc kiến nghị đề xuất, hoặc ít nhất qua cô thầy chủ nhiệm cũng nhận được lời tư vấn đáng tin cậy.
3.2.2. Biện pháp thứ hai: Thể hiện rõ tâm tư, nguyện vọng và kế hoạch của cá nhân - giáo viên chủ nhiệm; Làm tốt công tác định hướng cho học sinh 
 Trao đổi tâm tình với học sinh, nói rõ cho các em biết mong ước, dự định của mình trong việc xây dựng kế hoạch lớp trong năm học. Từ đó, các em sẽ xác định rõ mục tiêu, xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp để cùng đoàn kết, hỗ trợ xây dựng tập thể lớp.
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào tình hình thực tế, tham khảo từ giáo viên bộ môn và khả năng của học sinh, tôi chủ động phân tích định hướng cho học sinh lựa chọn những môn mà bản thân có năng khiếu hơn so với các môn học khác để đầu tư thời gian, công sức, ôn tập để tham gia kì thi học sinh giỏi cấp trường (kể cả các môn văn hóa và các môn thể thao...). Thông báo với cha mẹ học sinh về những định hướng này để cùng phối hợp, giúp đỡ học sinh phát huy tối đa khả năng của mình.
3.2.3. Biện pháp thứ ba: Làm tốt công tác phối hợp giáo dục trong nhà trường
 	Làm tốt công tác phối hợp với các giáo viên dạy các môn của lớp để nắm bắt kịp thời tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, cụ thể như dự giờ, quan sát ý thức, hứng thú học tập và thăm dò, phát hiện những lúc khó khăn của học sinh trong học tập... Trao đổi, tham khảo giáo viên bộ môn về những khó khăn của học sinh học tập và rèn luyện, đồng thời tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn phản ánh để cùng hỗ trợ, phối hợp tác động tới lớp nói chung và từng học sinh nói riêng, bên cạnh đó phản ánh với giáo viên bộ môn về nguyện vọng của học sinh và đề xuất với giáo viên môn đó để có kết quả cao hơn.
Riêng đối với những học sinh có học lực yếu kém, trước cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi chủ động nắm bắt thông tin từ giáo viên bộ môn, từ học sinh trong lớp để báo cáo với cha mẹ học sinh tình hình cụ thể để cha mẹ các em cùng nắm bắt và phối hợp, giúp đỡ. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm có thể đề nghị nhà trường có kế hoạch phụ đạo, tổ chức dạy thêm học thêm cho học sinh ... trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
3.2.4. Biện pháp thứ tư: Xây dựng, phát huy hiệu quả vai trò của đội ngũ cán bộ lớp, cán sự bộ môn; Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể
 	Để giáo dục các em chăm học, có ý thức tự giác trong học tập, tránh tình trạng chây lười trong quá trình học tập. Tôi chủ động xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp, cán sự bộ môn theo kế hoạch của nhà trường. Mỗi ngày các em kiểm tra bài cũ theo thời khóa biểu của từng thứ trong tuần vào khoảng thời gian sinh hoạt 15 phút trước khi vào lớp. Cụ thể như việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, kiềm tra sách vở, đồ dùng học tập ... Đôn đốc kiểm tra không chỉ làm để mang tính hình thức mà qua đó người giáo viên nắm bắt tình hình thực tế, động viên, khen - chê kịp thời, thưởng - phạt phân minh tạo động lực thúc đẩy học sinh học tập và rèn luyện.
 Thực tế, trong lớp tôi chủ nhiệm (lớp 8A3) có em Nguyễn Đăng Huân thường xuyên mang thiếu sách vở, bài tập ở nhà làm ít hoặc làm đối phó. Tôi đã đến gặp và trao đổi với phụ huynh, tôi được biết là bố mẹ em có quan tâm nhắc nhở nhưng sự qua tâm nhắc nhở đó không được cặn kẽ và thường xuyên, một phần do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân em đó lại chưa có ý thức tự giác cao, luôn cẩu thả, ham chơi, chính vì vậy tôi và các em học sinh trong lớp quan tâm hơn đến em. Ngoài việc gặp gỡ thường xuyên, dùng lời lẽ ân cần, tôi chủ động phân tích cho em thấy đúng - sai, từ đó Huân cũng đã nhận ra khuyết điểm của mình và nhờ có sự kiểm tra sát sao của tổ trưởng, cán sự bộ môn nên Huân đã mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cũng như có ý thức giữ gìn sách vở và học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Giáo viên chủ nhiệm cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp. Giáo viên có thể phân thêm tổ phó, bàn trưởng (có sự thay đổi luân phiên theo từng tháng để phát huy tốt vai trò tự quản của học sinh.
Xây dựng dựng đội ngũ tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm. Khi đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng học sinh ý thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và tự phê bình, phương pháp quản lý lớp.
Mỗi tháng họp một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ tháng tới, mua sổ theo dõi. Mỗi tuần giao ban một lần vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ thứ 2 để đến tiết sinh có số liệu để đánh giá kết quả thi đua một cách chính xác, kịp thời chấn chỉnh nội quy nề nếp của lớp. Biểu dương những em có tiến bộ, xử lý những học sinh có dấu hiệu vi phạm nội quy nề nếp.
Trong xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý chọn đúng nguồn, tránh việc thay cán bộ lớp, không phó mặc việc lớp cho đội ngũ cán bộ lớp; Chú ý lập sơ đồ tổ chức lớp học, sơ đồ chỗ ngồi để tiện hoạt động cũng như theo dõi, quản lý.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, mỗi năm học, giáo viên nên lập tiêu chí thi đua, mục tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố trước lớp được tập thể học sinh nhất trí tại cuộc họp lớp, thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Sau đó thống nhất, đưa ra cho tập thể lớp thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua. Có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh. Đề ra định mức khen thưởng và kỉ luật kịp thời thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm,...
3.2.5. Biện pháp thứ năm: Phát huy tối đa tinh thần tự giác, tinh thần trách nhiệm của học sinh
Nắm được đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi của đối tượng học sinh THCS, tôi luôn chú trọng việc xây dựng lớp tự quản, giáo dục học sinh ý thức tự giác, biết tự mình nhận lỗi và tự sửa. Như vậy người giáo viên vừa khơi dậy tính tự giác, tự trọng trong các em, giáo viên vừa giáo dục một cách khéo léo, dễ thấm với học sinh. Trong lớp nêu cao tinh thần tự quản từ cán bộ lớp đến từng em học sinh, từ đội nề nếp của trường.
Tôi có giao cho một số học sinh ở lớp theo dõi những em hay vi phạm nội quy của lớp, của trường, qua đội ngũ này tôi cũng đã kịp thời nắm bắt được những thông tin về tình hình trong lớp. Như trường hợp của em Mai Duy Hải: Khi bị các bạn nhắc nhở em không phản ứng ngay trước mặt mà lại có những hành động phản ứng sau lưng bằng cách khi các bạn xuống chào cờ, Hải đã lấy toàn bộ sách vở của các bạn đó tung xuống nền nhà và lấy dép giẫm lên. Khi tôi nắm được tình hình như vậy tôi đã nói trước lớp trong buổi sinh hoạt tuần đó “Ở lớp ta có hiện tượng khi có trống giờ chào cờ, các em đã chạy vội xuống chào cờ không để ý đã đánh rơi cặp của các bạn và rơi hết sách vở của bạn xuống sàn lớp làm bẩn hết sách vở của bạn, nếu lần sau có vội thì chúng ta cũng nên nán lại để nhặt giúp bạn”. Thế là đến chiều thứ hai tuần sau em học sinh đó đã xin lỗi tôi và bạn cùng lớp, nhận khuyết điểm và rất ân hận về việc làm của mình. Cũng từ đó các em có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các nội quy của lớp, của trường.
3.2.6. Biện pháp thứ sáu: “Dùng độc trị độc”
Giao nhiệm vụ cụ thể cho một số em còn vi phạm nội quy của trường của lớp. Tôi phân công cho các em đó đảm nhiệm một số công việc của lớp như theo dõi xem bạn nào hay ăn quà vặt, việc các bạn tập thể dục giữa giờ, đi học sớm về nhà muộn hay phụ trách lao động... Do đó muốn nói được người khác, trước hết tự mình phải gương mẫu, từ đó các em sẽ tiến bộ hơn.
Cụ thể, em Nguyễn Duy Nam là một học sinh của lớp tôi, hay ăn quà vặt trong lớp nên thường xuyên bị cờ đỏ nhắc nhở, tôi đã phân công nhiệm vụ cho em theo dõi xem bạn nào hay ăn quà vặt. Qua một thời gian kết quả là Nam đã hoàn thành tốt công việc được giao và tất nhiên em đã tránh được khuyết điểm mà mình đã mắc phải trước đây. 
3.2.7. Biện pháp thứ bảy: Làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình nhà trường và xã hội: Lập góc học tập đúng khoa học, có thời gian biểu, thời khóa biểu. mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập tối thiểu cho con, bao bọc, dán nhãn ngay từ đầu năm học... tăng cường đi thực tế tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của học sinh cũng như cha mẹ học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp.
Giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch lên lớp hàng tuần để phụ huynh biết kết quả học tập của con em mình để cùng phối hợp. Bên cạnh đó lưu số điện thoại của phụ huynh để tiện trao đổi về việc học tập của các em.
Lớp tôi chủ nhiệm có em Lê Kế Nguyên Sa có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Bản thân em hay vi phạm nội quy, thường xuyên không hoàn thành bài tập, thiếu sách vở... Trước hoàn cảnh như vậy, tôi đã phát động tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong học tập, tìm đôi bạn cùng tiến và em Quý Châu là một học sinh giỏi, ngoan đã xung phong giúp đỡ em Sa trong học tập. Kết quả rất đáng mừng cuối học kì I, năm học 2016 - 2017, em Sa đã đạt được kết quả tốt trong học tập.
3.2.8. Biện pháp thứ tám: Linh hoạt trong công tác chủ nhiệm
Tôi phối kết hợp dùng biện pháp nhẹ nhàng và những biện pháp cứng rắn trong việc xử lí và giáo dục học sinh đặc biệt là đối với những học sinh hay vi phạm nội quy. Ưu điểm lớn nhất của biện pháp này chính là giúp các em không những tự tin ở bản thân mà còn tin tưởng ở các thầy cô giáo, thầy trò hiểu nhau hơn. Từ đó các em dễ bộc bạch nỗi lòng. Các em không ngại ngần để hỏi han các thầy cô giáo, như vậy sẽ bù đắp được kiến thức thiếu hụt. Tuy nhiên, nếu học sinh vi phạm nội quy trường lớp nhiều lần, đã được thầy cô và các bạn động viên, nhắc nhở mà vẫn không tiến bộ thì tùy theo mức độ vi phạm mà tôi có thể đưa ra những biện pháp xử lý để răn đe chính bản thân em học sinh này cũng như những học sinh khác, thậm chí có thể đưa ra Hội đồng kỷ luật nhà trường để xử lý, giải quyết.
3.2.9. Biện pháp thứ chín: Phát huy tính hiệu quả trong việc tham gia các hoạt động phong trào
Giáo dục các em qua các hoạt động tập thể, qua các phong trào thi đua của lớp, của trường. Tự cá nhân học sinh đăng ký thi đua, danh hiệu đạt được trong năm học, đưa ra các biện pháp thực hiện phù hợp với chính mình, tất nhiên đăng ký trên cơ sở phải đạt được mục tiêu phấn đấu của lớp, của tổ mà tập thể các em đã được cùng nhau bàn bạc trước đó, nêu cao tinh thần tự quản trong công việc.
Tôi cho rằng giáo dục các em qua phong trào thi đua có tác dụng tích cực, song cũng thật khiếm khuyết nếu người giáo viên không biết khơi dậy ý chí, động lực ở các em. Nếu ta chỉ tính điểm tốt và danh hiệu thi đua thì chỉ có tác dụng đối với những em học khá giỏi nhưng chưa động viên đối với các em học yếu, trung bình. Điều đó sẽ nảy sinh trong các em suy nghĩ: “ mình học kém như vậy thì cố làm gì, có bao giờ được thưởng đâu.”, chính vì vậy trong phong trào thi đua, tôi giành một phần để thưởng cho các em có chí hướng vươn lên, thưởng cho các em có ý thức tham gia các phong trào tập thể, các em nghèo vượt khó.
Trong một số sinh hoạt chủ điểm, tôi đã chú trọng đến các học sinh thường có tính nhút nhát, rụt rè, ít nói, học trầm chưa được thưởng bao giờ, tạo cơ hội cho các em được tham gia hoạt động.
Bằng cách làm đó tôi đã giúp các em lấy được sự tự tin, các em nhận thấy được vai trò của mình trong tập thể. Các em tích cực tham gia và được tặng những phần thưởng. Dù đó là phần thưởng nhỏ bé, song có tác dụng rất lớn giúp các em có được động lực vươn lên.
Tham gia lễ Khai mạc cuộc thi Nghi thức đội cấp trường.
3.2.10. Biện pháp thứ mười: Chủ động cải tiến đa dạng các hình thức sinh hoạt lớp
Bên cạnh nhận xét, góp ý, khen thưởng, phê bình các em trong một tuần, tôi luôn có ý thức kết hợp giờ sinh hoạt lớp thành giờ các em vừa học vừa chơi, giúp các em hiểu nhau hơn, thông cảm lẫn nhau và đoàn kết hơn. Không nên chỉ tập trung chú ý vào những khuyết điểm đã qua mà cần nhìn nhận, đánh giá, động viên kịp thời sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm không nhất thiết, cứng nhắc tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần theo nguyên tắc, khuôn mẫu duy nhất đó là: Đánh giá hoạt động tuần trước sau đó triển khai kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo mà cần xem xét thực tế, hiệu quả công việc, tính cần thiết của một vài công việc để tránh tâm lý chán nản ức chế cho học sinh mỗi khi đến tiết sinh hoạt cuối tuần.
Cụ thể, tôi chia các giờ sinh hoạt lớp thành theo chủ điểm, khi thì chơi trò chơi, khi thì tập hát, hái hoa dân chủ. Cuối tháng tổ chức sinh nhật cho các em có cùng tháng sinh. Tôi luôn luôn lồng ghép các nội dung giáo dục về tình đoàn kết, tự giác cao, buổi sinh hoạt biến thành giờ thảo luận sôi nổi, bổ ích chứ không nặng nề với những hình phạt về các lỗi vi phạm.
Chủ động tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.
Cảm hoá học sinh qua cải tiến giờ dạy của thầy giáo, cô giáo gây hứng thú cho học sinh bằng cách giúp các em tự chủ động sáng tạo qua các tiết học.
Tổ chức trò chơi “Đố vui học tập”.
Hình ảnh tổ chức sinh nhật cho học sinh tại lớp.
Tổ chức một số trò chơi như: Giải Ô Chữ :
Luật chơi: Chia lớp làm hai đội. Mỗi đội cử thành viên tham gia phần chơi với nhiệm vụ giải đúng ô chữ. Thời gian chơi từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Mỗi Ô được tính 10 điểm.
Câu 1: Gồm 7 chữ cái: Tác giả của bài Đoàn ca ) Đáp án: Hoàng Hà 
Câu 2: Gồm 8 chữ cái (Tác giả bài Đội ca) Đáp án: Phong Nhã 
Câu 3: Gồm 9 chữ cái: Tên thật của Lê Hồng Phong. 
 Đáp án: Lê Huy Doãn 
Câu 4: Gồm 9 chữ cái: Tên của Bác Hồ khi làm chủ tịch nước. 
 Đáp án: Hồ Chí Minh 
Câu 5: Gồm 8 chữ cái: Tên một người đoàn viên lấy thân mình làm giá đỡ súng. 	 Đáp án: Bế Văn Đàn 
Câu 6: Gồm 9 chữ cái: Là người anh hùng dẫn đầu đoàn học sinh chống Pháp tại Sài Gòn ngày 9.1.1950 (Ngày 9.1 hàng năm là ngày HS – SV Việt Nam).	 	 Đáp án: Trần Văn Ơn 
Câu 7: Gồm 9 chữ cái: Người anh hùng mà giặc Pháp gọi bằng “Ông”
 Đáp án: Lý Tự Trọng 
Câu 8: Gồm 8 chữ cái: Tên người anh hùng khi giặc mang ra bắn vẫn lạc quan, yêu đời.	 	 Đáp án: Võ Thị Sáu 
Từ khóa: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Hiện nay chúng ta đang thực hiện phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Nói như vậy không làm lu mờ vai trò của người thầy mà càng đòi hỏi người thầy có vai trò cao hơn, dùng lời giảng để giáo dục học sinh qua bài dạy, khơi dậy trong các em những tình cảm tốt, biết yêu thương, phải trái. Từ đó các em sống có tinh thần trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với bạn bè với nhà trường, với gia đình và toàn xã hội. 
3.2.11. Biện pháp thứ mười một: Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống học sinh 
Giờ sinh hoạt có thể theo tiến trình: Nhận xét, đánh giá (từ 15 đến 20 phút); sinh hoạt tập thể (từ 20 đến 25 phút) với các hoạt động vui học, rèn kỹ năng sống để học sinh có cơ hội được thể hiện mình. Cuối một học kì và cuối mỗi năm học, giáo viên có thể cho học sinh tự bộc bạch về ước mơ, hoài bão của bản thân, những vướng mắc gặp phải, những mong muốn, đề xuất (nếu có)...
Trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo viên lên kế hoạch cụ thể cho từng buổi và phân công cho từng cá nhân phụ trách. Trong tuần, ngoài nội dung bắt buộc theo quy định của nhà trường, giáo viên có thể dành hai buổi để học sinh trao đổi ước mơ, hoài bão, định hướng nghề nghiệp, hoặc tìm hiểu về gương người tốt, việc tốt nhất là các tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập...
Giáo viên chủ nhiệm cần xem xét tình hình thực tế và nhu cầu của học sinh để xây dựng các chuyên đề, buổi nói chuyện trao đổi hoặc đề xuất với nhà trường tổ chức các chuyên đề nhằm giáo dục thêm về kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, chúng ta cũng có thể tự xây dựng một số hoạt động, kế hoạch để góp phần thực hiện tốt công việc này. Ví dụ như sau:
a. Lựa chọn nội dung tổ chức phù hợp với học sinh 
Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị 
Xác định rõ tên chủ đề hoạt động. Dự kiến cách triển khai nộ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Luyen.doc