Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi quân sự vào trong dạy tiết thực hành môn GDQP&AN trong chương trình lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi quân sự vào trong dạy tiết thực hành môn GDQP&AN trong chương trình lớp 10

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

- Làm rõ thực trạng tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả cho học sinh với môn

giáo dục quốc phòng &An ninh.Vận dụng trò chơi quân sự vào trong quá trình

giảng dạy, đặc biệt là tiết thực hành môn GDQP&AN.

-Nhằm tìm hiểu nguyên nhân, rút ra kết luận và biện pháp đề xuất để nâng cao

hứng thú học tập cho các em khi học môn Giáo dục Quốc phòng lớp 10.

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1. Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài này được thực hiện trong một số giờ dạy của các lớp trong chương

trình Giáo dục Quốc phòng ở khối lớp 10

2. Đối tƣợng nghiên cứu:

- Trong đề tài này tôi nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi quân sự vào trong

quá trình giảng dạy thực hành môn GDQP&AN Trường THPT Lưu Hoàng một

số kinh nghiệm để giúp học sinh lớp 10 tạo hứng thú nâng cao hứng thú và nâng

cao hiệu quả học tập

- Nghiên cứu chủ yếu là học sinh lớp 10a1, 10a2,10a7,10a8 trong quá trình

học tập môn Giáo dục quốc phòng của học sinh lớp 10 trường THPT

pdf 16 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1221Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi quân sự vào trong dạy tiết thực hành môn GDQP&AN trong chương trình lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U ĐỀ TÀI: 
 - Làm rõ thực trạng tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả cho học sinh với môn 
giáo dục quốc phòng &An ninh.Vận dụng trò chơi quân sự vào trong quá trình 
giảng dạy, đặc biệt là tiết thực hành môn GDQP&AN. 
 -Nhằm tìm hiểu nguyên nhân, rút ra kết luận và biện pháp đề xuất để nâng cao 
hứng thú học tập cho các em khi học môn Giáo dục Quốc phòng lớp 10. 
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
1. Phạm vi nghiên cứu: 
 - Đề tài này được thực hiện trong một số giờ dạy của các lớp trong chương 
trình Giáo dục Quốc phòng ở khối lớp 10 
 2. Đối tƣợng nghiên cứu: 
 - Trong đề tài này tôi nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi quân sự vào trong 
quá trình giảng dạy thực hành môn GDQP&AN Trường THPT Lưu Hoàng một 
số kinh nghiệm để giúp học sinh lớp 10 tạo hứng thú nâng cao hứng thú và nâng 
cao hiệu quả học tập 
 - Nghiên cứu chủ yếu là học sinh lớp 10a1, 10a2,10a7,10a8 trong quá trình 
học tập môn Giáo dục quốc phòng của học sinh lớp 10 trường THPT. 
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp lý thuyết. 
3 
3 
 - Nghiên cứu đọc tài liệu, có liên quan như: sách, báo, Google, có liên 
quan đến vấn đề nghiên cứu bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, rút 
ra những vấn đề có tính chất định hướng làm cơ sở giải quyết vấn đề, nhiệm vụ, 
nghiên cứu. 
2. Phƣơng pháp điều tra 
 - Tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh trong lĩnh vực lĩnh hội kiến 
thức mới nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết. Phương pháp quan sát sư 
phạm. 
3. Phƣơng pháp đàm thoại 
 -Trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn như GDCD và các giaó viênv bộ 
môn khác và học sinh trong trường. 
 4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 
 Là phương pháp sử dụng rãi trong nghiên cứu để ứng dụng các bài tập trò 
chơi đã được lựa chọn nhằm hoàn thành tốt bài dạy. 
 5. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm 
 Tiến hành quan sát và dự các giờ tập luyện, ngoài thao trường của các đồng 
nghiệp trong và ngoài trường.Từ đó tôi đi đến giải quyết vấn đề một cách chính 
xác. 
V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 
1, Thời gian nghiên cứu: 
 - Để nghiên cứu đề tài này tôi bắt đầu nghiên cứu trong năm học 2020 -
2021từ 
6 /9 / 2020 đến hết tháng 4/ 2021) với đối tượng là học sinh của khối lớp10. 
2, Địa điểm nghiên cứu: 
Tại lớp 10a1, 10a2, 10a7, 10a8 Trường THPT. 
 B.PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
4 
4 
 Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp Trung học phổ thông 
là một phần của nền giáo dục quốc dân, với mục tiêu là chuẩn bị cho học sinh 
hoàn thiện, về tinh thần và thể chất, tự giác tham gia. Chơi là một hoạt động hấp 
dẫn, phù hợp với sự phát triển tự nhiên của tâm sinh lí tuổi trẻ.Những yêu cầu 
của các môn học có sự giáo dục có hệ thống trong nhà trường từ trung học phổ 
thông đến đại học nhất là môn giáo dục quốc phòng an ninh sẽ được tuổi trẻ tiếp 
nhận, và rèn luyện một cách thoải mái qua các hoạt động trò “Chơi” là một hoạt 
động tích cực góp phần rèn luyện ý trí quyết tâm .Trò chơi có mục đích là rèn 
luyện ý trí và lòng yêu nước, giáo dục dưới dạng chơi mà học vui chơi bằng các 
trò chơi nhỏ, trò chơi lớn trong quá trình dạy và học môn giáo dục quốc 
phòng.Trong quá trình học tập, các em vừa được trang bị kiến thức lý thuyết, 
vừa được rèn luyện kỹ năng thực hành môn giáo dục quốc phòng sử dụng nhiều 
phương pháp tích hợp, cả giảng lý thuyết và thực hành có vũ khí trang bị cho 
người học và tiếp thu những kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng quân sự. 
Tôi nhận thấy học sinh phải chuyền tải nhiều kiến thức, đồng thời học thực hành
 phải hợp lý và khoa học. Các em thường có suy nghĩ đây là môn phụ không qu
an trọng nên chưa tập trung trong quá trình học. Với thực trạng trên tôi đã mạnh 
dạn đề ra các giải pháp để nâng cao hứng thú cho học sinh khi học thực hành 
môn giáo dục quốc phòng và an ninh. 
 II – CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
 Giáo dục quốc phòng & an ninh cho học sinh các trường ngày càng có 
chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh. 
 Sau quá trình học hỏi, tìm hiểu, tham khảo ý kiến từ thầy cô, bạn bè, học 
sinh và với những hiểu biết của riêng mình tôi đã mạnh dạn đưa nội dung “Trò 
chơi quân sự “ vào trong tiết học thực hành của sinh lớp 10 trường THPT nhằm 
tìm hiểu nguyên nhân, rút ra kết luận và biện pháp đề xuất để tạo hứng thú và 
nâng cao hiệu quả học tập cho các em khi học môn Giáo dục quốc phòng lớp 
10“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, Sự nghiệp “Trăm năm trồng người” là một 
vấn đề mà bất cứ một quốc gia nào, ở thời đại nào cũng đều quan tâm. Vì vậy, 
việc nghiên cứu“Tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả trong học tập của các em 
học sinh” luôn được nhiều nhà giáo dục quan tâm và đây không còn là một đề 
tài mới mẻ nữa. Tuy nhiên, vấn đề “Tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả” trong 
5 
5 
học tập môn Giáo dục quốc phòng của học sinh lớp 10 trường THPT” chưa được 
nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. 
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƢỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 
 1.Thuận lợi. 
 * Về phía giáo viên: Bản thân tôi luôn yêu thích, say mê, tâm huyết với 
nghề.Trong mỗi bài giảng về lý thuyết và đặc biệt tiết thực hành nói riêng và 
môn Giáo dục Quốc phòng & An ninh nói chung, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, 
nghiên cứu để có được những phương pháp dạy - học đem lại hiệu quả cao cho 
học sinh. 
 * Về phía học sinh: Học sinh đều đã được trang bị một phần kiến thức 
nhất định, ngoài giờ lên lớp, các phương tiện truyền thông và thực tế đời sống. 
 2. Khó khăn. 
 - Hầu hết học sinh đều tập trung vào học các môn khối, thi tuyển đại học 
xem nhẹ Môn giáo dục Quốc phòng& An ninh và thường mang tư tưởng học, 
đối phó, học để biết, chưa chịu khó tìm tòi nghiên cứu sâu rộng. 
 - Đại đa số học sinh còn thờ ơ với môn học 
 - Về cơ sở vật chất được cấp từ 2009 cũ hỏng và thiếu thốn. 
 -Trang thiết bị dạy học còn hạn chế. 
 - Thiếu sân bãi trong quá trình học tập. 
 - Việc tìm kiếm tư liệu cho việc phục vụ chuyên đề gặp nhiều khó khăn 
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện 
 Giáo dục quốc phòng & an ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển 
biến mạnh mẽ rõ rệt, đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở các cấp Tường 
trung học phổ thông đã bước đầu được hoàn thành và phát triển việc tổ chức dạy 
- học theo phân phối chương trình, kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho từng 
học sinh giáo dục quốc phòng & an ninh cho học sinh các trường trung học ngày 
có chất lượng, đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện thuận lợi cho học sinh 
6 
6 
 Để giảng dạy tốt, giáo viên giáo dục quốc phòng & an ninh trước hết phải có 
kiến thức sâu rộng. Cho nên việc có ý thức tự trau dồi, tích lũy kiến thức qua 
việc tự học, tự nghiên cứu nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn. 
 Việc lựa chọn và vận dụng trò chơi quân sự vào trong tiết học thực hành, 
nhằm làm phong phú hơn nội dung thực hành cho bộ môn GDQP&AN qua đó 
tạo hứng thú cho học sinh và tăng thêm sự hấp dẫn của môn học đây chính là 
điểm nhấn của việc đổi mới phương pháp dạy học 
 Trong thực tế, mỗi tiết dạy thực hành, tôi đã vận dụng mộ số trò chơi quân 
sự để làm cho tiết dạy sinh động hơn, phong phú đa dạng hơn, học sinh hứng thú 
hơn với môn học việc này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo khâu lên lớp 
hướng dẫn học sinh, cách bố trí thời gian và cách lựa chọn chủ đề phù hợp. 
4.Thực trạng hứng thú học tiết thực hành môn GDQP 
 Đầu Năm học 2020 - 2021, với phương pháp giảng dạy - trước đây chưa áp 
dụng phương pháp tổ chức trò chơi quân sự. Tôi được nhà trường phân công dạy 
8 lớp 10 là (350 học sinh k10). Lấy ý kiến cảm giác của các em về sự hứng thú 
trong học tập môn học GDQP, tôi thống kê được như sau: 
*Phiếu thăm dò (đầu năm học 2020-2021) ? cảm giác của em như thế nào khi 
học môn GDQP&AN? lớp học sinh chưa có hứng thú, nhàm chán, hứng thú 
Bảng số liệu thống kê Lớp 
Lớp 
 SS 
HS 
Chƣa có hứng thú Nhàm chán Hứng thú 
10a1 38 28 4 6 
10a2 44 29 11 4 
10a3 46 28 12 6 
10a4 45 30 10 3 
10a5 43 29 10 4 
10a6 46 29 12 5 
10a7 44 28 12 4 
10a8 44 27 14 3 
 Tổng số:350, 228, 85, 36 chiếm tỷ lệ 10,28% ,24,3% , 65% qua thống kê trên 
cho thấy, phần lớn các em chưa có hứng thú với môn học chiếm khoảng 65% và 
7 
7 
có hứng thú với môn học là 10,28% học sinh trong tổng số 350 học sinh được 
tham khảo tỏ ra nhàm chán đối với môn học GDQP&AN. Để thay đổi quan 
điểm, ý thức học tập của các em nhằm giúp các em học tập tốt hơn đối với môn 
học này tôi đã thay đổi phương pháp giảng dạy tổ chức vận dụng trò chơi quân 
sự vào một số tiết học trong giảng dạy môn GDQP&AN 
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC 
TIẾT THỰC HÀNH 
 1.Một số giải pháp nâng cao hứng thú cho học sinh học tiết thực hành 
 Để tiết học thực hành môn giáo dục quốc phòng &an ninh đạt hiệu quả cao 
nhất, vui vẻ và sôi nổi, cũng như tuyên truyền, giáo dục cho các em tình yêu quê 
hương ,đất nước, chuẩn bị kỹ năng quân sự sẵn sàng đứng lên để bảo vệ quê 
hương, đất nước tôi cũng mạnh dạn đưa ra các giải pháp trò chơi quân sự để 
lồng ghép trong các tiết thực hành nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi học 
môn giáo dục quốc phòng và an ninh như sau: 
 2.Trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan 
 2.1.Luyện tính tự chủ. 
 Trò chơi: Bắn! Ngừng! 
 * Tác dụng: Luyện tính tự chủ. 
 Vui chơi giải trí 
*Cách chơi: Đứng vòng tròn, người chỉ huy đứng giữa giơ mạn hai nắm tay lên 
trời và hô to:”Bắn” – Những người chơi đều làm theo như vậy. Người chỉ huy 
kéo mạnh hai nắm tay xuống ngang vai và hô to: “Ngừng”-Những người chơi lại 
cũng làm theo như vậy. Cuộc chơi tiếp tục nhưng thỉnh thoảng người chỉ huy lại 
giơ cao tay lên mà hô : “Ngừng” hoặc kéo tay xuống ngang vai mà hô: “Bắn”-
Trường hợp này người chơi phải đứng yên, ai nhầm là thua một điểm. 
 2.2 Trò chơi: “ Giờ điểm danh” 
( Số người chơi là từ một tiểu đội đến một trung đội). 
 * Tác dụng: Luyện tính tự chủ. 
 Vui chơi giải trí 
8 
8 
 * Cách chơi: Người chơi đứng thành vòng tròn, đánh số từ 1 đến hết. Điểm 
danh theo thứ tự. Bắt đầu chơi,số 1 gọi mất kỳ một số nào đó- Ví dụ:” 1 gọi 8”. 
Người mang số 8 lập tức gọi một số khác:” 8 gọi 15”. Số 15 tiếp tục gọi ,càng 
nhanh ngàng vui. Ai ngập ngừng hay nhầm chỗ phải chuyển chỗ xuống cuối 
cùng và những số dưới anh ta đều lên một số.Ví dụ: Số 8 nhầm thì số 9 đến số 
cuối đều lên một số. Do đuổi số nên dễ nhầm. 
2.3.Trò chơi: Kiêng số 7 
 * Tác dụng: Luyện tính tự chủ.( Số người chơi là một trung đội). 
 Vui chơi giải trí 
 * Cách chơi:Người chơi đứng thành vòng tròn, người đầu tiên đếm“Một”, 
người tiếp theo đếm “ Hai”, cứ như vậy những người sau tiếp tục đếm. Khi đếm 
số 7 thì người này không được nói “ Bảy” mà thay bằng tiếng “A”.Những người 
tiếp theo đếm “Tám”, “Chín”..Những số có kèm theo số 7 như 17,27,37,.. đều 
phải kiêng mà người có số 17 đếm là “Mười A”, 27 đếm là “ Hai mươi A”,.. ai 
nhầm vẫn đứng tại chỗ nhưng không được đếm tiếp. 
 3. Trò chơi luyện kiến thức: 
 a, Bóng văn hoá.( Số người chơi là một trung đội) 
 *Tác dụng:Luyện kiến thức. 
 Vui chơi giải trí 
* Cách chơi: Tất cả đứng thành 1 vòng tròn, người chỉ huy đứng giữa cầm
 một quả bóng ném cho một người chơi và nói tên một nước, người chơi phải trả 
tên thủ đô của một nước. 
Ví dụ: “nước pháp”, người chơi nhận bóng phải trả lời ngay tên thủ đô của 
nước đó là “Pari”. Ai chậm hay nhầm phải nhảy lò cò một vòng. Người chỉ huy 
tiếp tục ném bóng cho người khác và nói tên một nước khác, 
 * Có thể thay đổi bằng cách sau: 
 +) Cho tên tỉnh, nói tên tỉnh lị. 
 +) Cho tên châu, nói tên một nước trong châu. 
 +) Cho tên danh lam thắng cảnh, nói tên tỉnh thành. 
9 
9 
 +) Cho tên danh nhân, chiến thắng, nói tên nuớc hay thời đại. . 
 b) Luyện thính tai 
 * Trò chơi: Tiến công im lặng. ( Người chơi: Một trung đội). 
 Cách chơi: Một người bị mắt đứng giữa làm người canh đêm, những 
người khác đứng xung quanh cách xa khoảng 10m. Khi có lệnh chơi, tất cả tiến 
lại gần người canh đêm.Nếu người này thấy tiếng động ở hướng nào mà chỉ tay 
về hướng đấy, thì người làm ra tiếng động phải đứng yên cho đến tan cuộc chơi. 
Người nào đến sát được người canh đêm và đập vào tay vào vai người ấy chạy 
hay nhảy vào người canh đêm, dù chỉ cách một mét cũng vậy. 
 c,Trò chơi: Vượt rào ban đêm (Người chơi từ hai tiểu đội đến sáu tiểu đội). 
 Cách chơi: Người chơi chia thành hai bên, một bên bịt mắt đứng thành vòng 
tròn, chân xoạc rộng sát vào chân nhau, tay để xuôi theo người.Bên còn lại đứng
 ở ngoài vòng, cố 
vượt rào bằng cách chui qua chân hoặc chui qua cạnh những người 
chơi.Người làm rào không được khụy chân xuống, chỉ khi nào nghe tiếng động 
mớiđưa tay tóm đối phương. Người nào vượt rào vào trong vòng tròn là một 
điểm cho bên 
mình, sau một thời gian quy định thì đổi bên. Cuối cùng bên nào ghi 
được nhiều điểm là thắng cuộc. 
 d) Luyện tinh mắt 
 * Trò chơi: Cán bộ hải quân. ( Người chơi một trung đội). 
 *Cách chơi: Cán bộ hải quân bắt những người buôn lậu đang chuyền nhau lo
ại hàng cấm.Người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm vào chiếc dây nối thành 
vòng ở trước mặt, dây có lồng một cái vòng nhỏ( hàng cấm). Cán bộ hải quan 
đứng giữa vòng để quan sát, mọi người vừa hát vừa nắm vào chiếc dây làm điệu 
bộ như nắm vào chiếc vòng chuyền cho người bên cạnh, trong đó có người 
chuyền vòng thật, nhưng không để cho cán bộ hải quan trông thấy. 
 Nếu cán bộ hải quan chỉ đúng tay người có vòng là bắn được người mang hàng 
lậu, người này phải nhảy lò cò một vòng và cán bộ hải quan được tín nhiệm làm 
một phần nữa. Nếu bắt sai thì bị phạt và cử người khác thay thế. 
10 
10 
4.Trò chơi rèn luyện sức khỏe 
 4.1.Tập chạy: 
 *,Chạy vượt chướng ngại vật. 
 *Trò chơi: Chạy vượt chướng ngại vật.(Người chơi từ một tiểu đội đến một 
trung đội). 
 *Cách chơi: Người chơi đóng các chiến sĩ bộ đội phải vượt qua các chướng 
ngại vật: Nhảy qua dây, nhảy qua đống cặp sách, ai về sớm nhất là thắng 
cuộc. 
 4.2. Trò chơi chạy đuổi 
A, Trò chơi: Về vị trí chiến đấu.(Người chơi từ một trung đội đến hai trung đội). 
*Cách chơi: Người chơi đóng một đơn vị bộ đội đang sinh hoạt ở doanh trại, mỗ
i người có một vị trí chiến đấu( vẽ một đường tròn đường kính khoảng 50cm rải 
rác khắp doanh trại). Trừ một người chiến sĩ vừa đến chưa được phân công ( 
chưa có vòng vẽ). Người chỉ huy hô “Báo động” tất cả về vị trí chiến đấu, cả 
chiến sĩ mới cũng đến chiếm một vị trí. Người nào thừa ra làm nhiệm vụ tiếp tế 
đạn cho các đơn vị. 
 B, Trò chơi :Bảo vệ cán bộ 
 *Trò chơi: Bảo vệ cán bộ.(Người chơi( Một trung đội).Trong vùng địch, 
cán bộ địch truy lùng được nhân dân bảo vệ. 
*Cách chơi: Những người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm tay. Một người 
làm cán bộ truy lùng chạy quanh vòng rồi chạm tay vào một người ở vòng là “ 
Đích”. 
Người này phải đuổi theo người vừa chạy để làm sao bắt được anh ta trước khi 
chạy hết ba vòng. Khi hết ba vòng, mọi người reo “mở cửa ra” và đồng thời 
cùng giơ tay lên giống như những chiếc cửa. Nếu người cán bộ chạy lọt vào giữa 
vòng là anh ta được nhân dan bảo vệ, thoát tay địch. Anh ta được đứng vào vòng 
và người đuổi trở thành người bị đuổi. Nếu người chạy bị bắt thì anh ta trở thành 
người đuổi mới và người đuổi cũ đứng vào vòng tròn. 
11 
11 
 C,Trò chơi: Đi đều tiếp sức 
 *Trò chơi: Đi đều tiếp sức. (Người chơi: Từ hai đến bốn tiểu đội ). 
*Cách chơi: Các tiểu đội đứng thành hàng dọc sau vạch xuất phát, cách đó 10m 
kẻ một vạch nữa làm vạch về đích. Khi có lệnh, những người đứng đầu mỗi 
hàng đi đều như người thứ nhất mỗi hàng đích rồi đi đều về chạm tay vào người 
thứ hai, sau đó đứng vào cuối hàng.Người thứ hai cũng đi đều như người thứ 
nhất và cứ như thế cho đến người cuối cùng, hàng nào cuối đi đều về tới vạch 
xuất phát trước là thắng cuộc. 
 4.3. Trò chơi Luyện dai sức 
 *,Trò chơi: Đoạt cờ. (Người chơi: từng hai tiểu đội một). 
 * Cách chơi: Người chơi chia thành hai bên, mỗi bên đều đánh số của từng 
người và đứng ở sau vạch cuối 
sân.Giữa sân để một chiếc khăn làm cờ. Người chỉ huy gọi một số, hai người 
cùng số của hai bên chạy lên giữa sân cố đoạt cờ về phía mình. Nếu người đoạt 
cờ đưa về phía sau vạch cuối sân mình là thắng. Nếu đang mang cờ về mà bị đối 
phương chạm vào người thì phải để lại cờ về chỗ cũ. Người chỉ huy có thể gọi 
một lúc nhiều số. 
5. Trò chơi luyện trí nhận xét 
 A,Trò chơi: Dạo quanh hồ.( Người chơi: Từ một tiểu đội đến một trung đội) 
 * Cách chơi: * Cách chơi: Vẽ xuống đất một vòng tròn, đường kính khoảng 5 
đến 10 mét để pàm cái hồ. Giữa hồ rải rác các đồ vật lần lượt các đội đi quanh 
hồ 3 vòng để nhận xét. Mỗi đội cách nhau 1 hay 2 phút. Về tới đích, từng đội ghi 
ra giấy những vật đã thấy, đội nào đúng nhất là thắng cuộc. 
 b, Trò chơi: Ai đổi chỗ . (Người chơi một trung đội). 
*Cách chơi: Người chơi đứng thành một vòng tròn, một người đứng giữa nắm 
tay tất cả mọi 
người đứng xung quanh, sau đó ra chỗ khuất. Người chỉ huy thay đổi vị trí của 
một vài người rồi gọi người ra ngoài về người này phải chỉ đứng những ai đổi 
chỗ từ đâu đến đâu. Mỗi lần đúng chỉ được một điểm, sau đó thay đổi người 
đứng giữa. Cuối cùng ai nhiều điểm nhất là thắng cuộc. 
12 
12 
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƢỢC. 
 Sau thời gian giảng dạy và vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi quân sự 
vào một số tiết học thực hành trong môn học GDQP&AN, đến cuối năm học 
2020-2021; tôi tiếp tục gửi tới các em, đối tượng tôi đã gửi phiếu thăm dò ở đầu 
năm học là (350 học sinh ở 8 lớp 10) để tham khảo ý kiến các em về sự hứng thú 
trong học tập nôm GDQP, tôi thống kê và có sự thay đổi qua các đợt kiểm tra 
đạt kết quả khá tốt. Phiếu thăm dò( đầu năm học 2020-2021). Cảm giác của em 
như thế nào khi học môn GDQP&AN? lớp chưa có hứng thú, nhàm chán, hứng 
thú. 
 Sau khi tổ chức lồng ghép các trò chơi vào các tiết học thực hành thì thu được 
kết quả học tập thực hành như sau: 
 Bảng số liệu thống kê cuối năm học 2020-2021 
Lớp SP 
HS 
Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 
10a1 38 37 1 0 
10a2 44 40 4 0 
10a3 46 41 5 0 
10a4 45 42 3 0 
10a5 43 32 10 1 
10a6 46 34 11 1 
10a7 44 32 11 1 
10a8 44 31 12 1 
 Tổng số 350; 265, 57, 4 
- Chiếm tỷ lệ 75,7% ; 16,2%; 1,1% qua số liệu thống kê trên cho thấy phần lớn 
các em rất hứng thú với môn học chiếm tỷ lệ (từ 65% giảm xuống còn 16,2% ) 
đặc biệt số học sinh không thích thờ ơ với môn học chỉ còn 1,1% điều này phần 
nào cũng cho thấy sự thay đổi trong quan điểm ý thức học tập của các em về 
môn học GDQP&AN các em cũng đạt kết quả tốt hơn. 
Bảng so sánh kết quả kiểm tra đầu Năm học của các LỚP 10a1 đến 10a8 
 Năm học 2020-2021 
13 
13 
Tổng 
số lớp 
SS 
HS 
GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM 
SP % SP % SP % SP % SP % 
10A1 36 4 11,1% 12 33,3% 18 50% 2 5,6% 0 
10A2 41 2 5,9% 17 32,4% 17 50% 4 11,7% 0 
10a3 43 3 8,3% 16 41,7% 18 47,2% 5 11,6% 0 
10a4 40 3 9,1% 17 39,4% 14 42,4% 5 12,5% 0 
10a5 40 4 12% 12 36,4% 20 48,5% 4 10% 0 
10a6 37 4 11,1% 12 33,3% 17 50% 4 5,6% 0 
10a7 40 2 5,9% 16 32,4% 17 50% 5 11,7% 0 
10a8 43 3 8,3% 17 41,7% 20 47,2% 6 2,8% 0 
Kết quả kiểm tra gần cuối Năm học của các LỚP 10a1-10a8 
 Năm học 2020-2021 
Tổng 
số 
SP 
HS 
GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM 
SL % SL % SL % SL % SL % 
10A1 37 15 40,5% 18 48,3% 5 13,5% 0 0 
10A2 40 15 37,5% 18 45% 7 17,5% 0 0 
10a3 39 9 20,5% 17 41,7% 13 33,3% 0 0 
10a4 40 8 20% 20 50% 11 27,5% 1 2,5% 0 
10a5 40 8 20% 20 50% 10 27,4% 1 2,5% 0 
10a6 37 7 11,1% 19 33,3% 11 30,5% 2 5,6% 0 
10a7 40 7 5,9% 16 32,4% 14 50% 3 11,7% 0 
10a8 41 6 14,6% 17 41,7% 15 47,2% 3 2,8% 0 
14 
14 
C. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 
 I.KẾT LUẬN CHUNG 
 GDQP&AN là một môn học rất có ý nghĩa mang tính giáo dục cao, không 
chỉ tạo ra những con người khoẻ mạnh về thể chất, mà thông qua đây các em rèn 
được tính tự lập. 
 Trong thực tế có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau thế lên 
giáo viên phải căn cứ vào từng nội dung đó mà vận dụng làm sao cho phù hợp 
linh hoạt. Nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh đảm bảo bài giảng đạt 
kết quả tốt. Khi tôi nghiên cứu đề tài này, tôi đi sâu vào phương pháp phân 
nhóm luyện tập tích cực chủ động của học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvan_dung_tro_choi_quan_su_vao_trong_day_tiet_thuc_hanh_mon_g.pdf