Học sinh vốn không “mặn mà” với môn Địa lí. Với học sinh lớp 12 ban khoa
học tự nhiên lại càng không mấy quan tâm hơn. Thêm nữa, các kiến thức Địa lí trong
chương trình lớp 12 thường nặng, dài dòng và khô khan; nhất là phần kiến thức về Địa
lí tự nhiên của học kì I. Trong các giờ học Địa lí, các em thường học theo kiểu đối phó
và khá thụ động. Trước thực trạng đó, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra phương
pháp dạy học phù hợp nhằm tạo hứng thú cho HS trong các tiết học, giúp HS dễ thuộc,
dễ nhớ kiến thức. Vốn có chút năng khiếu thơ văn, tôi đã nghĩ đến việc tự sáng tác thơ
nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức, làm cho không khí lớp học
trở nên sinh động hào hứng, vui vẻ. Các lý thuyết dài dòng, khô cứng khi được “trang
bị” thêm vần điệu sẽ trở nên được “mềm hóa”, HS dễ tiếp thu và ghi nhớ hơn. Khi sử6
dụng thơ ca trong dạy học Địa lí, tôi đã nhận được hiệu quả bất ngờ; HS tham gia tiết
học đầy hứng khởi và say mê.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: "Vận dụng thơ
ca trong giảng dạy bộ môn địa lí lớp 12 cho học sinh ban Khoa học tự nhiên" làm
đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020
Nghìn mốt cây số với là nước Cam (Campuchia) Quốc gia ở phía Tây Nam Chung nhiều dòng nước có Vàm Cỏ Đông. Ba mặt giáp biển mênh mông Hải Đông rộng lớn thông ra Thái Bình (Thái Bình Dương) Điểm đầu bờ biển Quảng Ninh Đi đến điểm cuối quê mình Kiên Giang. Cao nguyên Lũng Cú - Hà Giang Lá cờ cực Bắc bay ngang bầu trời Cà Mau anh hãy ghé chơi Cực Nam Đất Mũi vươn khơi con tàu... 23 Điện Biên qua hết thương đau Việt – Lào – Trung Quốc chung nhau tiếng gà Cực Tây đất nước của ta A Pa Chải – vùng đất xa địa đầu. -“ Khánh Hòa anh ghé đã lâu Cực Đông Tổ quốc ở đâu anh hè?” -“ Vạn Thạnh, Hòn Gốm em nghe Bình minh sớm nhất nước nè em ơi!” Chữ S nằm cạnh biển khơi Bao đời gìn giữ máu rơi xương vùi Để tương lai sáng – đẹp – vui Mình cùng góp sức đánh lui nghèo nàn. Bài 2. Vùng biển Việt Nam Em ơi, vùng biển nước mình Phía Đông ôm ấp dáng hình Việt Nam Bản đồ thể hiện màu lam Rộng hơn vùng đất gấp tam (ba) lần Cơ sở - đường để chia phân Năm bộ phận nhỏ lượt lần tiếp nhau Biển xanh, biển rộng xanh màu Vùng nội thủy đó tiếp sau đất liền Trong đường cơ sở bình yên Coi như bộ phận đất liền thân yêu 24 Lãnh hải – vùng nước tiền tiêu Chủ quyền trên biển thân yêu nước nhà Từ đường cơ sở tính ra Chiều rộng lãnh hải nước ta đó là Mười hai hải lí đi xa Đường biên trên biển quốc gia mép ngoài. Biển xanh biển rộng nối dài Mười hai hải lí rộng ngoài biển xa Tiếp giáp lãnh hải đó mà An ninh, quan thuế nước ta chủ quyền. Cùng với lãnh hải tiếp liền Hợp thành biển rộng một miền ngoài khơi Đặc quyền kinh tế em ơi! Hai trăm hải lí biển trời quê hương Tàu thuyền các nước bốn phương Máy bay, dây cáp được đường đi ngang. Phần ngầm dưới biển thênh thang. Và phần lòng đất mở mang kéo dài Thềm lục địa đó em ơi Sâu hai trăm mét biển khơi nước nhà Tài nguyên trên biển nước ta Khai thác, bảo vệ, vươn xa thăm dò. Bốn nghìn đảo nhỏ, đảo to. Lí Sơn, Phú Quốc, Cô Tô, Cát Bà 25 Thêm nhiều cụm đảo nơi xa Côn Sơn xa tắp, Trường Sa cát dài Hoàng Sa dù có pháo đài Chủ quyền Tổ quốc an bài sử xanh. Em ơi, có nguyện cùng anh Vươn khơi bám biển, giữ xanh bãi bờ Em ơi, xin chớ thờ ơ Môi trường ô nhiễm, đừng chờ ngày mai.... Bài 3. Địa hình Việt Nam Việt Nam – đất nước núi đồi Chiếm tỉ lệ nhỏ bãi bồi phù sa Ba phần tư đất nước ta Núi đồi rộng lớn với là cao nguyên. Sông Hồng đỏ nặng bình yên Chia Đông – Tây Bắc đường viền giới ranh Đông Bắc núi lượn đẹp quanh Cánh cung mở hướng, bốn “anh” đó là Sông Gâm núi lớn của ta Bắc Sơn tiếp nối không xa Đông Triều Ngân Sơn dải núi thân yêu Tam Đảo chụm lại của nhiều cánh cung Đồi núi thấp – địa hình chung Cao ở Tây Bắc là vùng đá vôi Đông Nam núi thấp với đồi Năm – sáu trăm mét đó rồi độ cao. 26 Việt Nam không có nơi nào Núi lại đồ sộ, núi cao như là vùng Tây Bắc phía xa xa Ở giữa sông Cả với là sông Thao (tên gọi khác của sông Hồng) Phía Đông là dãy núi cao Trên ba ngàn mét – nóc nhà Đông Dương Việt – Lào dải núi biên cương Núi trung bình đó bức tường phía Tây Đá vôi ở giữa là đây Mộc Châu, Phong Thổ; đó đây sông Đà Hướng nghiêng, hướng núi một nhà Cao ở Tây Bắc, xuống “phà” Đông Nam. Theo dòng sông Cả về Nam Là Trường Sơn Bắc núi nằm song song Bạch Mã – giới hạn đàng trong Hướng núi Tây Bắc “một lòng” Đông Nam Hai đầu phía Bắc, phía Nam Thừa Thiên, Tây Nghệ được làm cao hơn Trường Sơn Bắc tạo gió phơn Thời tiết khô nóng, từng cơn đầu hè. Trường Sơn Nam nữa đó nghe Cao nguyên, khối núi mây che sớm chiều Tây – Đông tương phản khá nhiều Sườn Tây thoai thoải, có nhiều ba-dan Năm – tám trăm mét – một ngàn 27 Lâm Viên, đắk Lắk – từng làn độ cao Sườn Đông dốc đứng làm sao Chênh vênh bên biển, đồng cao bãi bờ Việt Nam – đất nước nên thơ Núi đồi rộng lớn, thời cơ cũng nhiều Việt Nam, đất nước thân yêu Ngày mai phát triển như diều bay lên. Bài 4. Gió mùa mùa đông. Em kể cho anh nghe Về gió mùa mùa đông Cho thỏa những nhớ mong Những chiều đông lạnh giá Từ Xi-bia rất xa Gió thổi đến nước ta Theo hướng đường Đông Bắc Chạm ngõ cửa vùng biên Nơi gió đến đầu tiên Núi rừng Đông Bắc đó Bốn cánh cung bỏ ngỏ Hút gió đi rất sâu Được đà gió đi thâu Về phía dưới đồng bằng Đông Bắc - nơi nào bằng Gió mùa hoạt động mạnh Tạo nên mùa đông lạnh Rét đậm nhất nước ta. Gió lại đi thêm xa Về phía tây đất nước Nhưng gió lại chùn bước Khi gặp dãy Hoàng Liên Nên Tây Bắc bình yên Thời tiết ấm và khô Hơn ở mạn sông Lô Của phía nguồn Đông Bắc Đường vào Nam xa lắc Gió gặp dãy Hoành Sơn Dù vẫn thổi từng cơn Nhưng yếu dần cường độ Gió qua vịnh Bắc Bộ Rồi gặp dải Trường Sơn Mang mưa rơi nặng hạt 28 Mưa miền Trung bị dạt Về thời kì thu đông Dãy Bạch Mã ngóng trông Gió mùa Đông Bắc thổi Nhưng gió không qua nổi Bức trường thành phía Nam Gió không thể lang thang Rong chơi quên ngày tháng Tháng mười một gió đến Vèo cái đã nửa năm Gió không đợi tháng 5 Trở về trong tháng bốn. ☆☆☆ Nửa đầu mùa gió đến Từ đại lục Trung Hoa Gió không mang ẩm qua Thời tiết khô và lạnh Áp thấp cuối mùa mạnh Trên Tây Thái Bình Dương Nên Xi-bia thấy thương Dịch chuyển về phía Đông Gió đi qua biển rộng Mang mưa phùn lạnh ẩm ☆☆☆ Mình miền Nam nắng ấm Sẽ không có mùa đông Nên em luôn nhớ mong Về chiều đông dĩ vãng..... Bài 5. Gió mùa mùa hạ Em lại kể anh nghe Về gió mùa hạ thổi Suốt nửa năm không đổi Bền bỉ hướng Tây Nam Cứ mỗi độ tháng 5 Từ áp cao Bắc Ấn (Ấn Độ Dương) Gió thổi đến nước ta Mang mưa sa mặt đất Cả Nam Bộ được tất Cùng với dải Tây Nguyên Tháng 5-7 mưa xuyên Đầu mùa hạ nóng ẩm Dãy Trường Sơn như tấm... bình phong chắn gió về Nên sườn Tây mưa táp Nắng rát ở sườn Đông Anh có về phía Đông dãy Trường Sơn đầu hạ Anh sẽ thương cha mạ (mẹ - tiếng Huế) Khi đón cơn gió Lào 29 Không có ở nơi nào Trên đất hình chữ (ét) S Gió phơn lại rõ nét Như dọc dải miền Trung Mùa hạ vào tầm trung (giữa mùa hạ) Áp cao Nam chí tuyến Mạnh dần lên lấn át Đưa gió về nước ta Vùng xích đạo bao la Gió đi qua tiếp ẩm Gây mưa lớn, mưa nhiều Nam Bộ và Tây Nguyên Được đà gió đi xuyên Qua biển Đông mênh mông Gió chùng chình ngó trông Áp thấp Bắc Bộ hút Gió xoay hướng 1 chút Đi theo hướng Đông Nam Gây mưa cho miền Bắc Anh ơi ở miền bắc Cùng miền Trung kéo dài Gió mùa - hội tụ dải (dải hội tụ nhiệt đới) Cùng với bão phương xa Đã tạo cho nước ta Một mùa mưa rộng khắp. Bài 6. Vè về cách chọn biểu đồ Ve vẻ vè ve Nghe vè biểu đồ Với số liệu thô Thể hiện quy mô Tình hình phát triển Bạn tích ngay liền Biểu đồ CỘT nhé. Mình xin thêm ké Nhiều vùng một năm Mà không phần trăm Là THANH NGANG đó Nếu bạn chưa tỏ Biểu đồ ĐƯỜNG đâu Thì hãy nhớ câu "Tốc độ tăng trưởng". Bảng nhiều đối tượng Thể hiện tương quan Đừng vội, hãy khoan Nhìn vào đơn vị Bạn hãy lưu ý Đơn vị khác nhau Thì hãy tô mau Biểu đồ KẾT HỢP. Ngày mai lên lớp Hãy học say mê Với yêu cầu đề Tỉ lệ phần trăm Bảng ít số năm 30 Thể hiện cơ cấu Bạn nhớ đánh dấu Biểu đồ TRÒN nha. Yêu cầu không xa Vẫn là tỉ lệ Bạn chú ý đề Nếu mà có câu "Chuyển dịch cơ cấu" Thay đổi phần trăm Trong bảng nhiều năm Thường là trên ba Bạn hãy nhớ là Biểu đồ MIỀN nhé. Bạn vừa nghe vè Cách chọn biểu đồ Chúc bạn sẽ tô Được đáp án đúng. 2.2.4. Một số hình thức sử dụng thơ ca trong giảng dạy Địa lí 12. 2.2.4.1. Sử dụng thơ ca trong phần khởi động bài học. Phần khởi động có vai trò quan trọng đối với việc tạo hứng thú học tập cho HS. Nếu như ngày nào vào lớp, GV cũng lặp đi lặp lại một hình thức vào bài đơn điệu sẽ khiến HS nhàm chán, giảm sự hứng. Do đó, GV đã sử dụng đa dạng các hình thức vào bài mới như đặt ra tình huống có vấn đề, xem phim, trò chơi, nghe 1 đoạn bài hát, trong đó có hình thức sử dụng thơ ca và mang lại hiệu quả khá tích cực. * Vận dụng dạy Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. GV dùng 2 câu thơ sau để mở bài: Anh ơi, vị trí nước mình Rìa Đông bán đảo thắm tình Đông Dương Em hãy cho biết vị trí địa lí của nước ta qua 2 câu thơ trên? HS trả lời, GV nhận xét và gợi mở: Ngoài đặc điểm đó, dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8 và hiểu biết bản thân, em cho biết vị trí nước ta còn đặc điểm nào khác? HS sẽ xung phong liệt kê các thông tin mà các em biết hoặc nhớ lại kiến thức lớp 8. GV chuyển ý: Để biết các đặc điểm về vị trí địa lí nước ta mà các bạn vừa nêu có đúng hay không thì bài học hôm nay chúng ta sẽ cũng tìm hiểu. * Vận dụng dạy Bài 6. Đất nước nhiều đồi núi. Để khởi động cho bài 6. Đất nước nhiều đồi núi, GV dùng 4 câu thơ: 31 Việt Nam – đất nước núi đồi Chiếm tỉ lệ nhỏ bài bồi phù sa Ba phần tư đất nước ta Núi đồi rộng lớn với là cao nguyên. - Qua 4 câu thơ trên , em hãy cho biết địa hình nước ta bao gồm mấy dạng địa hình chính? Dạng địa hình nào chiếm tỉ lệ chủ yếu? Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chuyển ý: Đất nước ta là một đất nước có diện tích đồi núi chiếm phần lớn. Vậy các đồi núi ở nước ta có sự phân hóa không? Biểu hiện của sự phân hóa ấy là gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. 2.2.4.2. Sử dụng thơ ca kết hợp với hoạt động nhóm/cặp đôi. Hoạt động nhóm là phương pháp dạy học tích cực, giúp HS phát triển được rất nhiều phẩm chất và năng lực. Vì thế, khi sử dụng thơ ca trong giảng dạy, GV có sự kết hợp hoạt động nhóm/ cặp đôi để tăng hiệu quả giảng dạy. * Vận dụng dạy Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. Trong những năm học trước, khi giảng dạy bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tôi thấy HS thường nhầm lẫn và khó nhớ được các bộ phận của vùng biển của nước ta. Vì thế, để HS dễ nhớ hơn, tôi đã hướng dẫn HS tìm ra tri thức bằng qua việc phân tích thơ. Tôi chia lớp thành các nhóm nhóm nhỏ theo cặp đôi, yêu cầu HS đọc thơ, gạch chân các thông tin và hoàn thành các phiếu học tập. HS làm việc trong 5 phút. Sau đó, đại diện 1 cặp trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, chuẩn kiến thức bằng sơ đồ các bộ phận của vùng biển nước ta. Đoạn thơ như sau: Biển xanh, biển rộng xanh màu Vùng nội thủy đó tiếp sau đất liền Trong đường cơ sở bình yên Coi như bộ phận đất liền thân yêu 32 Lãnh hải – vùng nước tiền tiêu Chủ quyền trên biển thân yêu nước nhà Từ đường cơ sở tính ra Chiều rộng lãnh hải nước ta đó là Mười hai hải lí đi xa Đường biên trên biển quốc gia mép ngoài. Biển xanh biển rộng nối dài Mười hai hải lí rộng ngoài biển xa Tiếp giáp lãnh hải đó mà An ninh, quan thuế nước ta chủ quyền. Cùng với lãnh hải tiếp liền Hợp thành biển rộng một miền ngoài khơi Đặc quyền kinh tế em ơi! Hai trăm hải lí biển trời quê hương Tàu thuyền các nước bốn phương Máy bay, dây cáp được đường đi ngang. Phần ngầm dưới biển thênh thang. Và phần lòng đất mở mang kéo dài Thềm lục địa đó em ơi Sâu hai trăm mét biển khơi nước nhà Tài nguyên trên biển nước ta Khai thác, bảo vệ, vươn xa thăm dò. * Phiếu học tập: 33 Vùng biển Phạm vi Quyền hạn của nước ven biển Nội thủy Lãnh hải Tiếp giáp lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tế Thềm lục địa * Vận dụng dạy Bài 6. Đất nước nhiều đồi núi. Khi hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của 4 khu vực đồi núi ở nước ta, GV đã chia lớp thành 4 nhóm; cử nhóm trưởng, thư kí và giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm: - Nhóm 1: Phân tích khổ thơ sau, kết hợp Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và hoàn thành phiếu học tập: Sông Hồng đỏ nặng bình yên Chia Đông – Tây Bắc đường viền giới ranh Đông Bắc núi lượn đẹp quanh Cánh cung mở hướng, bốn “anh” đó là Sông Gâm núi lớn của ta Bắc Sơn tiếp nối không xa Đông Triều Ngân Sơn dải núi thân yêu Tam Đảo chụm lại của nhiều cánh cung Đồi núi thấp – địa hình chung Cao ở Tây Bắc là vùng đá vôi Đông Nam núi thấp với đồi Năm – sáu trăm mét đó rồi độ cao. 34 a. Vùng núi Đông Bắc Giới hạn Hướng núi Hướng nghiêng Đặc điểm địa hình - Nhóm 2: Phân tích khổ thơ, kết hợp Atlat Địa lí Việt Nam trang 14 để hoàn thành phiếu học tập. Việt Nam không có nơi nào Núi lại đồ sộ, núi cao như là vùng Tây Bắc phía xa xa Ở giữa sông Cả với là sông Thao (tên gọi khác của sông Hồng) Phía Đông là dãy núi cao Trên ba ngàn mét – nóc nhà Đông Dương Việt – Lào dải núi biên cương Núi trung bình đó bức tường phía Tây Đá vôi ở giữa là đây Mộc Châu, Phong Thổ; đó đây sông Đà Hướng nghiêng, hướng núi một nhà Cao ở Tây Bắc, xuống “phà” Đông Nam. b. Vùng núi Tây Bắc Giới hạn Hướng núi Hướng nghiêng Đặc điểm địa hình - Nhóm 3: Phân tích khổ thơ sau, kết hợp Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và hoàn thành phiếu học tập: 35 Theo dòng sông Cả về Nam Là Trường Sơn Bắc núi nằm song song Bạch Mã – giới hạn đàng trong Hướng núi Tây Bắc “một lòng” Đông Nam Hai đầu phía Bắc, phía Nam Thừa Thiên, Tây Nghệ (2) được làm cao hơn Trường Sơn Bắc tạo gió phơn Thời tiết khô nóng, từng cơn đầu hè. c. Vùng núi Trường Sơn Bắc Giới hạn Hướng núi Đặc điểm địa hình - Nhóm 4: Phân tích khổ thơ sau, kết hợp Atlat Địa lí Việt Nam trang 14 và hoàn thành phiếu học tập. Trường Sơn Nam nữa đó nghe Cao nguyên, khối núi mây che sớm chiều Tây – Đông tương phản khá nhiều Sườn Tây thoai thoải, có nhiều ba-dan Năm – tám trăm mét – một ngàn Lâm Viên, đắk Lắk – từng làn độ cao Sườn Đông dốc đứng làm sao Chênh vênh bên biển, đồng cao bãi bờ. d. Vùng núi Trường Sơn Nam Giới hạn Hướng núi Đặc điểm địa hình 36 HS dựa vào các thông tin trong các khổ thơ, kết hợp quan sát Atlat để hoàn thành các phiếu học tập. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, chuẩn kiến thức. 2.2.4.3. Sử dụng thơ ca kết hợp trò chơi. Trò chơi là phương pháp giảng dạy tích cực theo đường hướng lấy người học làm trung tâm. Nhiều trò chơi đòi hỏi học sinh phải hoạt động theo cặp, theo nhóm hay đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể lớp học cùng kết hợp với nhau để thực hiện yêu cầu của trò chơi và để ghi được càng nhiều điểm càng tốt. Thực tế, hầu hết học sinh đều thích tham gia và ghi điểm. Đồng thời, thông qua những trò chơi này, học sinh có động cơ tự nhiên để ôn lại những kiến thức đã học, cũng như để tiếp nhận kiến thức mới một cách hứng khởi. Trong bầu không khí thư giãn, thoải mái do trò chơi tạo ra, việc tiếp thu thực sự mới diễn ra, và người học sử dụng được những ngôn ngữ mà họ đã được học và đã thực hành trước đó. Vì thế, sử dụng thơ ca trong dạy học kết hợp với tổ chức trò chơi sẽ tạo nguồn khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho học sinh. * Vận dụng trong dạy bài 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Trong bài 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, nội dung về vị trí địa lí và giới hạn của vùng đất khá đơn giản, HS chỉ cần quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 5-6, đọc thêm thông tin là nắm được các kiến thức cần thiết. Vì thế, khi giảng dạy phần này, để thay đổi không khí lớp học, GV kết hợp dạy học thơ ca và tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?” Sử dụng thơ ca kết hợp tổ chức trò chơi có rất nhiều ưu điểm như: kiểm tra được nhiều kiến thức của HS trong thời gian ngắn; phát huy được khả năng ghi nhớ thông tin, phản ứng nhanh của HS; không yêu cầu cao về cơ sở vật chất; tạo hứng thú học tập cho HS... Để thực hiện hoạt động học tập này, GV yêu cầu HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 5- 6 kết hợp với đọc bài thơ Lãnh thổ Việt Nam, gạch chân và ghi nhớ nhanh các kiến thức cơ bản. Sau đó, HS gấp sách vở, các nguồn tư liệu lại và tham ra trò chơi. GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một bảng để ghi thông tin, GV cũng cử 37 một HS làm thư kí để ghi kết quả. GV lần lượt đọc các câu hỏi ngắn. Các nhóm sẽ có 10 giây để ghi nhanh kết quả. Nhóm có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được cộng 15 điểm, các nhóm trả lời sau được 10 điểm, các nhóm vi phạm thời gian sẽ không được cộng điểm. Kết thúc trò chơi, nhóm nào được cộng nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng. Hệ thống các câu hỏi nhanh: + Đường biên giới trên đất liền nước ta tiếp giáp với bao nhiêu nước? + Phía Bắc nước ta tiếp giáp với nước nào? + Việt Nam và Trung Quốc có chung chiều dài đường biên giới bao nhiêu km? + Phía Tây nước ta tiếp giáp với các nước nào? + 2100 km là chiều dài đường biên giới của nước ta với đất nước nào? + Dãy núi nào được coi là ranh giới tự nhiên của nước ta với Trung Lào? + Nước ta có mấy mặt giáp biển? + Tính theo chiều Bắc – Nam, tỉnh nào được coi là điểm bắt đầu của đường bờ biển của nước ta? + Điểm cuối của đường bờ biển thuộc tỉnh nào? + Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào? + Tỉnh nào có điểm cực Nam của Tổ quốc? + Tỉnh nào được mệnh danh là nơi “con gà gáy 3 nước (Việt Nam- Lào – Trung quốc) cùng nghe”? + Điểm cực Đông của nước ta thuộc tỉnh nào? * Sử dụng trong tiết ôn tập về cách chọn biểu đồ thích hợp. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy HS rất hay nhầm lẫn khi xác định các loại biểu đồ thích hợp trong câu hỏi trắc nghiệm. Với HS lớp 12 ban KHTN chỉ sử dụng câu hỏi này trong bài kiểm tra và chỉ được 0.25 điểm cho câu hỏi này nên nhiều HS thường thờ ơ, không chú ý khi GV ôn tập về cách nhận dạng biểu đồ. Vì HS thuộc ban KHTN nên GV dạy nội dung này khá đơn giản, hướng dẫn HS một số dấu hiệu cơ bản 38 và nhận dạng qua từ khóa. Và để HS khắc sâu kiến thức hơn, GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Dán nhanh - dán đúng?” Để thực hiện hoạt động này, GV chuẩn bị sẵn tờ giấy Ao có ghi nội dung bài Vè về cách nhận dạng biểu đồ. Trong bài vè, các từ chỉ biều đồ GV để dấu (.....) và có đánh số thứ tự. Ve vẻ vè ve Nghe vè biểu đồ Với số liệu thô Thể hiện quy mô Tình hình phát triển Bạn tích ngay liền Biểu đồ .. (1) nhé. Mình xin thêm ké Nhiều vùng một năm Mà không phần trăm Là .. (2) đó Nếu bạn chưa tỏ Biểu đồ . (3) đâu Thì hãy nhớ câu "Tốc độ tăng trưởng". Bảng nhiều đối tượng Thể hiện tương quan Đừng vội, hãy khoan Nhìn vào đơn vị Bạn hãy lưu ý Đơn vị khác nhau Thì hãy tô mau Biểu đồ .(4). Ngày mai lên lớp Hãy học say mê Với yêu cầu đề Tỉ lệ phần trăm Bảng ít số năm Thể hiện cơ cấu Bạn nhớ đánh dấu Biểu đồ . (5) nha. Yêu cầu không xa Vẫn là tỉ lệ Bạn chú ý đề Nếu mà có câu "Chuyển dịch cơ cấu" Thay đổi phần trăm Trong bảng nhiều năm Thường là trên ba Bạn hãy nhớ là Biểu đồ . (6) nhé. Bạn vừa nghe vè Cách chọn biểu đồ Chúc bạn sẽ tô Được đáp án đúng Đồng thời, GV cũng chuẩn bị các băng giấy cứng có ghi sẵn các cụm từ ghi tên biểu đồ (phía sau có sẵn keo dính 2 mặt). GV chia từ 4 nhóm , mỗi nhóm 3-4 HS, yêu cầu các nhóm đứng cách bảng một khoảng bằng nhau. Giáo viên phổ biến cách thức chơi, lần lượt học sinh ở các nhóm cầm băng giấy chạy lên bảng, tìm đúng thứ tự có tên biểu đồ phù hợp và dán vào. Đội nào gắn nhanh hơn và đúng nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc. 39 2.2.4.4. Phân tích thơ ca để tìm ra kiến thức mới. Thơ ca là 1 thể loại của văn học. Muốn hiểu nội dung của thơ ca thì người đọc phải phân tích thông qua các từ ngữ, hình thức biểu đạt. Vì thế, khi GV sử dụng thơ trong dạy học, việc giúp HS phân tích thơ để tìm ra tri thức là hết sức cần thiết. * Vận dụng dạy bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Gió mùa là một trong những nội dung khó của địa lí tự nhiên Việt Nam trong chương trình lớp 12. Để HS dễ hiểu và dễ nhớ, GV kết hợp sử dụng video về hoạt động của gió mùa và thơ ca để giúp HS tìm ra tri thức mới. Khi dạy về gió mùa mùa đông, GV yêu cầu HS phân tích đoạn thơ sau để tìm hiểu về nguồn gốc, hướng, phạm vi ảnh hưởng và tính chất của gió mùa mùa đông: Từ Xi-bia rất xa Gió thổi đến nước ta Theo hướng đường Đông Bắc Chạm ngõ cửa vùng biên. (..) Dãy Bạch Mã ngóng trông Gió mùa Đông Bắc thổi Nhưng gió không qua nổi Bức trường thành phía Nam (..)
Tài liệu đính kèm: