Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu trong chương trình Ngữ văn 12

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu trong chương trình Ngữ văn 12

- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)

 + Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.

 + Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh.

 + Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề.

 - Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm

 + Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.

 + Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.

 + Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

 - Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.

 + Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.

 + Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian.

 + Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.

 + Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2 bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn.

 + Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.

 + Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.

 

doc 19 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 739Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu trong chương trình Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giúp học sinh tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng vừa khắc sâu được kiến thức để làm tốt bài văn nghị luận văn học. Đồng thời vừa bổ sung những thông tin cần thiết qua những ví dụ thực tế gọi là phương pháp tích hợp để giúp các em vận dụng kiến thức vào bài văn nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
Đối tượng chung của văn học là cuộc đời, trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Các nhân vật - cụ thể là gia đình người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những con người như thế. Và thông qua các nhân vật của mình, nhà văn muốn đưa đến cho người đọc suy nghĩ chân thành mà hiện thực, cụ thể mà tinh tế. Thông qua nhân vật, nhà văn muốn khẳng định vẻ đẹp của con người không phải ở vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch kia mà là ở bản chất bên trong tiềm ẩn ở mỗi người, chúng ta phải tìm hiểu, khám phá để thấy vẻ đẹp khuất lấp của con người ấy đặc biệt là người phụ nữ. 
3. Giải quyết vấn đề	 
3.1. Lí luận về phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 
 	"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".
3.2 Một số phương pháp dạy học tích cực 
3.2.1. Phương pháp gợi mở - vấn đáp
- Là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định.
- Giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tìm ra kiến thức mới
- Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
+ Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.
+ Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn. 
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa” (Tiết 1) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tình huống truyện, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:
+ Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” xoay quanh những sự kiện nào?
+ Sự kiện ấy tác động đến tâm lí các nhân vật như thế nào? 
+ Tại sao hình ảnh người phụ nữ bị chồng đánh kia lại là sự quan tâm đặc biệt của người nghệ sĩ Phùng? 
+ Em nhận xét gì về tình huống truyện trong truyện ngắn?
+ Ý nghĩa của tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”?
3.2.2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
- Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua.
- Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần:
 Trạng thái xuất phát: không mong muốn
 Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn
 Sự cản trở 
- Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng) để giải quyết.
- Ví dụ minh họa: Khi dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa”, giáo viên nêu vấn đề: Theo em, nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn này đáng thương hay đáng trách? Vì sao?
Với câu hỏi này, học sinh dựa vào hiểu biết của mình trả lời theo ý hiểu, nêu được quan điểm của người viết về nhân vật và lí giải được vì sao. 
3.2.3. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
- Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. 
- Quy trình thực hiện
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Thảo luận chung.
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài «Chiếc thuyền ngoài xa », giáo viên chia nhóm cho học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài:
* Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh, lai lịch của người đàn bà hàng chài.
* Nhóm 2: Tìm hiểu số phận, tính cách của người đàn bàn hàng chài. 
* Nhóm 3: Tìm hiểu phẩm chất của người đàn bà hàng chài. 
* Nhóm 4: Tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. 
Mỗi nhóm một nhiệm vụ tìm hiểu, sau đó các nhóm ghi lại và cử đại diện báo cáo những nội dung vừa tìm hiểu. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung những nội dung còn thiếu và hoàn chỉnh thành dàn bài làm văn. 
3.2.4. Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy 
a. Khái niệm
	Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển.
b. Phương thức tạo lập
	- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)
	+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
	+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. 
	+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề.
	- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm
	+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.
	+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.
	+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
	 - Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
	+ Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. 
	+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian.
	+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.
	+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn.
	+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.
	+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
	 - Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn.
3.3. Giáo án thực nghiệm
Minh họa giáo án Chiếc thuyền ngoài xa (tiết 1 và 2) như sau: 
Ngày dạy: 14/2/2014
Tiết 70 +71: 
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
	Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Nắm được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm
 - Hiểu sâu sắc nội dung và nghệ thuật tác phẩm:
 + Suy nghĩ của nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình: mâu thuẫn giữa vẻ đẹp nghệ thuật và hiện thực cuộc sống của một gia đình hàng chài.
 + Nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật.
2. Kĩ năng:
 - Cảm nhận, đánh giá về cuộc sống con người, về giá trị tác phẩm.
 - Phân tích nhân vật, phân tích các khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
3. Thái độ: Thấu hiểu được: Mỗi con người trong cuộc đời nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
4. GD kĩ năng sống: Kĩ năng nhìn nhận thấu đáo vấn đề, không thể nhìn nhận, đánh giá vấn đề một chiều.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: Tìm hiểu những sách tham khảo có liên quan đến tác phẩm.
- HS: Chuẩn bị kĩ bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi sgk.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Tác phẩm những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi.
- Câu hỏi cho Hs yếu, Tb: Nêu ý nghĩa nhan đề truyện Những đứa con trong gia đình?
- Câu hỏi cho Hs khá, giỏi: Truyền thống gia đình người nông dân Nam Bộ trong tác phẩm được thể hiện như thế nào qua hai nhân vật Việt và Chiến? 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
- Mục tiêu: H nắm được những nét khái quát về tác giả và tác phẩm.
- PPDH: Phương pháp gợi mở - vấn đáp.
- Thời gian: 8p
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào sgk tìm ý trả lời các câu hỏi về tác giả:
 CH1: Cuộc đời của Nguyễn Minh Châu có những sự kiện chính nào? Các tác phẩm chính của ông.
 CH2: Tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975 có gì khác biệt?
-HS hoạt động cá nhân, tìm ý trả lời.
1 Hs Tb trình bày -> Gv định hướng, nhấn mạnh một số thông tin liên quan đến tác giả, đồng thời ghi nhanh những ý quan trọng trên bảng. 
GV : Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa được ra đời trong hoàn cảnh nào? Vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp của tác giả?
Hs tìm ý nhanh, trả lời -> Gv chốt ý cơ bản. 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả 
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) quê Quỳnh Lưu- Nghệ An.
- 1950 ông gia nhập quân đội, từ đó ông chiến đấu và đóng góp nhiều cho nền văn nghệ quân đội.
- Các tác phẩm chính:SGK
- Tư duy nghệ thuật: Trước 1975 tập trung vào đề tài người lính, sau 1975 ông khai thác sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự. Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của Việt Nam thời kì đổi mới.
- Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm tiêu biểu cho những đổi mới của Nguyễn Minh Châu, mang đậm phong cách tự sự và triết lí.
- Sáng tác 1983, kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
* Hoạt động 2: Đọc văn bản:
- Mục tiêu: H tóm tắt được văn bản 
- Thời gian: 15p
 - Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản, HS đọc một số đoạn. 
- Hs tóm tắt: 2 học sinh Tb tóm tắt. 
- Lần lượt các học sinh khá nêu và bổ sung các sự kiện chính theo diễn biến cốt truyện, sắp xếp lại cho hợp lí. 
-GV nhận xét chung và đinh hướng các ý chính.
II: Đọc văn bản:
1. Đọc.
2. Tóm tắt. 
* Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản
- Mục tiêu: H khai thác được văn bản để thấy được những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật như mục tiêu bài đã đưa
- Phương pháp: nêu vấn đề, gợi mở - vấn đáp, phương pháp giải quyết vấn đề. 
- Thời gian: 15p.
- Gv gợi ý một số ý cơ bản về nhan đề, yêu cầu học sinh suy nghĩ về ý nghĩa của nhan đề truyện. 
2 học sinh giỏi trình bày ý hiểu về nhan đề -> Gv nhận xét, định hướng kết luận nhanh các đơn vị kiến thức. 
GV tổ chức cho HS Tìm hiểu tình huống truyện thông qua hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh qua hệ thống câu hỏi gợi mở: Phát hiện thứ nhất:
+ GV nêu câu hỏi:
1. Nghệ sĩ phát hiện ra điều gì trong buổi sáng tinh sương? Cảnh được miêu tả thế nào? 
2. Vì sao Phùng gọi đây là một “cảnh đắt trời cho”?
+ Hs suy nghĩ, tìm những chi tiết trong sgk phần đầu văn bản để trả lời: 
+ “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào”
 + “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắt như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”
 + “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”, “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”
1 hs Tb trả lời câu 1; 1 Hs khá, giỏi trả lời câu 2
Gv nhận xét, kết luận kiến thức. 
+ GV: Người nghệ sĩ đã có những cảm nhận gì khi được chiêm ngưỡng bức ảnh nghệ thuật của tạo hoá?
1 Hs Tb trả lời nhanh câu hỏi -> Gv chốt kiến thức:
 + “bối rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” 
 + “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn diện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, “phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
+ GV: Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, anh lại nghĩ đến câu nói: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”?
- HS: Lần lượt đưa ý kiến trả lời 2 học sinh Khá, Giỏi nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, tích hợp giáo dục thẩm mĩ: Vẻ đẹp con người không phải ở hình thức mà chính là ở tâm hồn con người.
III. Đọc- hiểu văn bản:
1. Ý nghĩa nhan đề.
Chiếc truyền ngoài xa:
+ Nghĩa đen: con thuyền có thật trong cuộc đời.
+ Nghĩa biểu trưng:
* Là biểu thượng của nghệ thuật, ẩn dụ cho cuộc sống , cho kiếp người đơn độc trên đại dương. 
* Thể hiện suy nghĩ về cái đẹp nghệ thuật:dễ phát hiện. 
* Phản ánh tư tưởng của tác giả: cái đẹp không chỉ có ở cảnh vật mà phải quan tâm đến cuộc sống, đến con người.
2. Tình huống truyện: Phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
 a. Phát hiện thứ nhất về khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ:
 - Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh.
 - Phùng đã dự tính bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để chụp được một cảnh thật ưng ý.
 - Người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trên mặt biển mờ sương, như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”: 
à Cảnh “đắt” trời cho, vẻ đẹp mà cả đời anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần.
- Tâm trạng, cảm nhận của người nghệ sĩ: bối rối, thấy chân lí của sự toàn thiện.
à hạnh phúc chất ngất, cảm nhận được cái Thiện, cái Mĩ của cuộc đời, cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khiết.
4. Tổng kết và HDHT:
- G nhấn mạnh lại các kiến thức cần nắm vững trong tiết học; H nêu ấn tượng với tác phẩm.
- G dặn dò H chuẩn bị bài mới: Tiết tiếp theo của tác phẩm:
+ Đọc kĩ các phần văn bản còn lại.
+ Phân tích phát hiện thứ hai, ý nghĩa của các phát hiện và câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện.Ngày dạy
Ngày dạy: 18/2/2014
Tiết 71: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Nguyễn Minh Châu (Tiếp)
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi:
- Câu hỏi dành cho Hs Tb, Yếu: Nêu tình huống truyện trong tác phẩm?
- Câu hỏi dành cho hs khá, giỏi: Cảm nhận của em về phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng?
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* HĐ3: Đọc - hiểu văn bản (Tiếp theo):
- Mục tiêu: Học sinh nắm được phát hiện thứ 2 của người nghệ sĩ, phân tích được nhân vật người đàn bà hàng chài.
- Phương pháp: nêu vấn đề, gợi mở - vấn đáp, phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp thảo luận nhóm.
 - Thời gian: 35’.
GV nêu vấn đề và đặt câu hỏi để H phát hiện và khai thác kiến thức về phát hiện thứ hai của nghệ sĩ phùng và ý nghĩa của hai phát hiện.
+ GV: Người nghệ sĩ đã kinh ngạc phát hiện được điều gì khi thuyền cập bến?
1 Hs Yếu, 1 Hs Tb trả lời. 
+ GV: Vì sao anh lại kinh ngạc khi chứng kiến cảnh tượng trên? 
Hs suy nghĩ, trả lời nhanh câu hỏi.
1 học sinh khá, Giỏi trả lời. 
+ GV: Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận thức được điều gì về cuộc đời? 
+ HS: suy nghĩ tìm ý trả lời.
- GV định hướng, nhận xét và điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản.
GV tổ chức cho HS tìm hiểu Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện qua hệ thống câu hỏi:
- Giáo viên chia nhóm (4 nhóm) cho học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài:
* Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh, lai lịch của người đàn bà hàng chài. 
* Nhóm 2: Tìm hiểu số phận, tính cách của người đàn bàn hàng chài. 
* Nhóm 3: Tìm hiểu phẩm chất của người đàn bà hàng chài. 
* Nhóm 4: Tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. 
- Hs thảo luận trong 6 phút tìm ý, trả lời câu hỏi vào bảng phụ 
- Đại diện học sinh trình bày -> Cho các nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Gv nhận xét, đưa ra ý kết luận. 
+ GV: Tổng kết, khắc sâu, GD tích hợp cho Hs: Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống, không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống. Đây cũng ;là nét mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà NMC chính là vị "khai quốc công thần của triều đại văn học mới".
III. Đọc- hiểu văn bản:
2. Tình huống truyện:Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
 b. Phát hiện thứ hai về hiện thực nghiệt ngã của con người: 
 - Phùng đã chứng kiến cảnh tượng: một người đàn ông đánh vợ dã man với điểm nhìn gần, trực diện, rõ nét.
 - Cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ >< gia đình thuyền chài:
 + Từ chiếc thuyền bước ra một người đàn bà: khắc khổ, xấu xí, mệt mỏi và chỉ biết “cam chịu đầy nhẫn nhục”.
 + Lão đàn ông: thô kệch, dữ dằn, độc ác, quật tới tấp vào lưng vợ như một cách để giải toả uất ức, khổ đau.
 + Thằng bé Phác: “như một viên đạn trên đường lao tới đích” nhảy xổ vào gã đàn ông, đánh lại cha vì thương mẹ.
- Thái độ của người nghệ sĩ: 
 + “Chết lặng”, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt: “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” 
à Anh không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp của tạo hoá lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được
 + Không thể chịu được khi thấy cảnh ấy, Phùng đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”
à Bản chất của người lính khiến anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành.
c. Ý nghĩa của hai phát hiện: 
- Đằng sau cái đẹp "toàn bích, toàn thiện" mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển ngoài xa kia, lại chẳng phải là đạo đức, là chân lí. Anh cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa, những bi kịch của cuộc sống.
 - Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện - ác.
- Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều, không thể đánh giá con người và cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
3. Người đàn bà hàng chài và câu chuyện đời tự kể:
- Tên gọi: “Người đàn bà”, “chị ta”, “mụ” -> cách gọi phi

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc.doc
  • docDon dang ki SKKN_2013-14.doc
  • docĐơn SKKN, hiệu quả SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc