Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống vào giảng dạy môn Giáo Dục Quốc Phòng An Ninh cho học sinh THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống vào giảng dạy môn Giáo Dục Quốc Phòng An Ninh cho học sinh THPT

II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:

- Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu dưới sự lãnh đạo của Hiệu Trưởng là cô Đặng Thị

Kim Phượng. Trường có tổng số 36 lớp trong đó có 6 lớp cơ bản. Giáo viên có chuyên môn cao,

học sinh chăm ngoan học giỏi và có nề nếp học tập rất tốt.

- Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm giúp đỡ từ Ban Giám hiệu nhà trường, đã tạo điều kiện thuận lợi về

mọi mặt cho tổ bộ môn nên việc triển khai cho công tác giảng dạy môn QPAN rất tốt.

+ Học sinh đa số đều có học lực giỏi.

+ Cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ tạo điều kiện rất thuận lợi cho cả thầy và trò.

+ Đa số học sinh điều có ý thức tự học cao, năng động và tích cực trong học tập.

+ Học sinh trong trường được đảm bảo kỷ cương, nề nếp, chăm ngoan học tập.

- Khó khăn

+ Bản thân là giáo viên còn ít kinh nghiệm trong giảng dạy nên cần học hỏi rất nhiều từ

đồng nghiệp.

+ Một số học sinh nghĩ đây là môn học phụ nên còn lơ là trong việc học.

+ Trang thiết bị chủ yếu là súng mô hình nên dễ bị hư hỏng và luyện tập có phần không như

những thiết bị thật (súng tiểu liên AK).

Từ những thuận lợi và khắc phục được những khó khăn trên tôi mạnh dạn thực hiện

sáng kiến: “Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống vào giảng dạy môn Giáo Dục Quốc

Phòng An Ninh cho học sinh THPT”

Lĩnh vực: sáng kiến kinh nghiệm bộ môn GD QPAN.

Tên sáng kiến: “Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống vào giảng dạy môn Giáo Dục

Quốc Phòng An Ninh cho học sinh THPT”

pdf 38 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1049Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống vào giảng dạy môn Giáo Dục Quốc Phòng An Ninh cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội dung, biện pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng 
toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay... 
*Một số nội dung dạy học bằng phương pháp tình huống giảng dạy môn học GDQP - AN. 
- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng CNXH và bảo vệ 
Tổ quốc XHCN. Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế. Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ 
an ninh; phối hợp chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại. 
- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là niệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, 
Nhà nước và của toàn dân. 
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của 
Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, ANND. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với 
Quân đội, Công an, đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh. 
- Nền quốc phòng, an ninh nhân dân là nền quốc phòng, an ninh của dân, do dân, vì dân, nhằm mục 
 đích duy nhất là tự vệ chính đáng; nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân. 
- Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân 
trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao trách nhiệm của học sinh, Sinh viên trong xây dựng nền quốc 
phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 
 Như trên đã trình bày, phương pháp dạy học bằng tình huống là cách dạy học tiến bộ, cách dạy 
học mới theo hướng tích cực, cách dạy học có nhiều ưu điểm vừa phát huy khả năng độc lập suy 
nghĩ, tư duy, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Phương pháp dạy học bằng tình huống không 
những đem lại chất lượng, hiệu quả giảng dạy rất cao cho người thầy mà còn đem lại chất lượng 
học tập rất tốt cho người học. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh chưa thật 
đầy đủ với phương pháp dạy học bằng tình huống có tác dụng rất lớn cho chất lượng, hiệu quả môn 
học. Thậm chí, nhiều cán bộ, giáo viên chưa hiểu thế nào là tình huống trong dạy học, dạy học theo 
phương pháp tình huống như thế nào. Hầu hết, dạy học GDQP-AN hiện nay ở các nhà trường từ 
cấp trung học đến cao đẳng, đại học chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống bằng 
phương pháp thuyết trình, độc thoại, một chiều. Phương pháp dạy học thuyết trình truyền thống ảnh 
hưởng rất lớn đến từng khả năng mọi mặt của người học trong quá trình nhận thức, vì họ luôn ở 
trạng thái thụ động để theo đuổi mục đích, yêu cầu của người dạy. 
 Cần phải có cách nhìn nhận đúng đắn giữa cách dạy học cũ với cách dạy học mới, cách dạy học 
mới bao giờ cũng có sự tiến bộ, hiệu quả hơn cách dạy học cũ. Cần phải nhận thức sâu sắc rằng, 
phương pháp dạy học bằng tình huống phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng độc lập suy 
nghĩ, óc phê phán; xây dựng và rèn luyện các kỹ năng phán đoán, trình bày, làm việc nhóm, tập 
thể cho người dạy và người học. Những hạn chế từ nhận thức của phương pháp dạy học bằng 
tình huống, dẫn đến rất ít giáo viên xây dựng được các tình huống ở quá trình dạy học GDQP - AN. 
Rất nhiều tình huống khi xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của chúng ta trong 
bối cảnh tình hình thế giới và khu vực hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, mau lẹ. Có nhất thiết 
phải gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh và phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, 
an ninh với hoạt động đối ngoại hay không là những vấn đề đặt ra cần được phân tích, luận giải, 
15 
đánh giá mang đầy đủ tính khoa học và thực tiễn đối với mỗi chúng ta. Xây dựng nền quốc phòng 
toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, hiện đại là biểu hiện sức mạnh tập trung, thống 
nhất, nhằm mục đích bảo vệ độc lập dân tộc và CNXH Những nội dung nêu trên cần được xây 
dựng theo các tình huống vừa với khả năng của học sinh trong quá trình dạy học. Nhìn chung, đổi 
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhất là theo phương pháp dạy học bằng tình huống 
đối với đội ngũ giáo viên GDQP-AN hiện nay còn rất hạn chế, yếu kém. Vẫn chỉ là cách dạy học 
cũ theo phương phương pháp thuyết trình, cổ điển, theo lối mòn sẵn có, giáo viên ít chịu tìm tòi, 
suy nghĩ tìm ra phương pháp dạy học mới để có chất lượng tốt hơn. Có chăng, giáo viên chỉ nêu 
được một số câu hỏi để HS trả lời trực tiếp, nhưng chỉ tập trung vào nội dung kỹ năng thực hành. 
Để đánh giá thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống vào trong giảng dạy 
môn học GDQP - AN, tôi tiến hành khảo sát dưới hình thức phát phiếu phỏng vấn với 20 giáo viên 
giảng dạy môn GDQP AN trong các trường học thuộc tỉnh An Giang. Qua phỏng vấn giáo viên 
chúng tôi thu được kết quả sau: Kết quả dạy học theo hướng đổi mới (phương pháp dạy học bằng 
tình huống) trong môn học GDQP – AN. 
Tổng số Kết quả 
+ 4/20 chiếm 10% giáo viên cho rằng thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống 
trong quá trình giảng dạy.. 
+ 10/20 chiếm 50% giáo viên cho rằng mình ít sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong 
quá trình giảng dạy... 
+ 6/20 chiếm 40% giáo viên cho rằng mình không vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống 
trong quá trình giảng dạy.. 
 Dạy học bằng phương pháp tình huống có tác dụng rất lớn để nâng cao chất lượng, hiệu quả 
môn học GDQP-AN. Nhưng thực tế thấy hầu như Giáo viên GDQP-AN ở các trường trong tỉnh rất 
ít vận dụng phương pháp dạy học tình huống vào trong bài giảng dẫn đến chất lượng bài học không 
cao, chưa hiệu quả, người học không nắm chắc được kiến thức, chưa gắn liền với thực tiễn và khai 
thác hiệu quả khả năng của người học. 
Xử lý tình huống vai trò của QĐNDVN đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 
16 
*Một số tình huống trong giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng, an ninh: ( Mỗi tình huống 
cho học sinh một tuần chuẩn bị và giải quyết tình huống trong 45 phút của tiết học ). 
 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh trong tình hình mới của 
đất nước chứa đựng nhiều nhiều mâu thuẫn, nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Mâu thuẫn từ 
bản chất âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam bằng chiến 
lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, bạo loạn lật đổ, hoặc bằng vũ khí công nghệ cao với 
việc phát huy sức mạnh tổng hợp tiềm tàng của cả dân tộc để đánh bại bất cứ âm mưu, hành động 
nào của kẻ thù khi chúng liều lĩnh gây chiến. Mâu thuẫn từ nền kinh tế của đất nước phát triển chưa 
mạnh, chưa bền vững đến yêu cầu phát triển lực lượng vũ trang theo hướng cách mạng, chính quy, 
tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đến xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân 
dân vững mạnh. Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam ngày nay là phải giữ vững ổn định chính 
trị, trật tự an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ thành quả 
cách mạng của dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ công cuộc đổi mới của đất nước. 
Tình huống 1: Bài 2 Một số hiểu biết về nền PQTD và ANND ( Lớp 12 ). 
 Bản chất của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là cực kỳ phản động, âm mưu của 
chúng không hề thay đổi, mục tiêu là xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và trên toàn thế giới. 
Trong tình hình mới hiện nay, kẻ thù chống phá ta trên khắp các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa 
khoa học kỹ thuật, ngoại giao, quân sự, dân tộc, tôn giáo... bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, 
bạo loạn chính trị, lật đổ, sẵn sàng sử dụng vũ khí công nghệ cao. Nhằm đánh bại những âm mưu 
thủ đoạn của địch, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI đã xác định: phát huy sức mạnh toàn dân 
tộc, của cả hệ thống chính trị, phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững 
mạnh, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu, trực tiếp, đồng thời Đảng ta đã đề ra 
tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cho sự gắn kết nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoàn thiện thể chế chính 
trị và sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới của đất nước. 
 Xác định mâu thuẫn trong tình huống 
 Mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu là giữa âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam trên khắp 
các mặt trận bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, lật đổ, sẵn sàng sử dụng vũ 
khí công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với việc phát huy sức mạnh tiềm 
tàng của đất nước để đánh thắng địch với bất cứ hình thức, quy mô tác chiến nào, nhằm bảo vệ nền 
độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. 
 Xác định những vấn đề cần giải quyết trong tình huống 
Vấn đề thứ nhất: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc của chiến tranh nhân dân, xây dựng và phát huy 
mạnh mẽ các lực lượng để đánh bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch 
Vấn đề thứ hai: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh trong thời kỳ mới 
của đất nư 
 Giải quyết vấn đề trong tình huống.. 
 - Phát huy sức mạnh toàn dân tộc của chiến tranh nhân dân Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, 
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Ăng-ghen khẳng định: “Một dân tộc muốn giành độc lập 
cho mình thì không được giới hạn trong những phương thức thông thường để tiến hành chiến tranh. 
Khởi nghĩa quần chúng, chiến tranh cách mạng, các đội du kích ở khắp nơi đó là những phương 
thức duy nhất nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể chiến thắng một dân tộc lớn. Chiến tranh nhân dân 
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là cuộc chiến tranh do nhân dân Việt Nam tiến hành một cách 
toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc 
lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; 
bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội, duy trì trật tự, kỷ cương, an 
toàn xã hội giữ vững sự ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu, 
hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động bất ngờ. 
 -Vũ trang toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 
17 
là một trong những quan điểm, tư tưởng cơ bản trong đường lối quân sự của Đảng; là nghệ thuật, 
đồng thời là quy luật giành thắng lợi của dân tộc ta trong bảo vệ thành quả cách mạng, chống cuộc 
chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. 
 - Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Nội dung cơ bản xây dựng 
nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:. 
+ Xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân 
+ Xây dựng và phát huy mạnh mẽ tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực chính trị tinh thần là nhân 
tố cơ bản tạo nên sức mạnh của quốc phòng, an ninh, có tác động to lớn đến hiệu quả xây dựng và 
sử dụng các tiềm lực khác. Tiềm lực chính trị tinh thần phản ánh thái độ chính trị của nhân dân đối 
với quốc gia, đối với chế độ chính trị - xã hội; là nhân tố cơ bản tạo nên tiềm lực quốc phòng, là cơ 
sở nền tảng chính trị tinh thần của tiềm lực (sức mạnh) quân sự. Tiềm lực chính trị - tinh thần là sức 
mạnh tiềm tàng về mặt chính trị tinh thần của nhân dân cả nước; thể hiện ý chí, quyết tâm củan 
nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng 
tiềm lực chính trị tinh thần là củng cố sự đoàn kết, nhất trí cao và lòng tin của nhân dân, của cả nước 
vào công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối 
với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần tập trung xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần ở 
tình yêu quê hương, đất nước, tin Đảng, Nhà nước, chế độ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, 
vững mạnh, tinh thần đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện 
thắng lợi phát triển kinh tế - xã hội, làm tốt công tác GDQP-AN 
+ Xây dựng và phát huy mạnh mẽ tiềm lực kinh tế. Sức mạnh quốc phòng, an ninh của mỗi nước 
phụ thuộc trước hết vào nền kinh tế nước đó. Vì vậy, kinh tế không chỉ là một trong những nhân tố 
cơ bản tạo nên sức mạnh của quốc gia mà còn là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh quốc phòng, an 
ninh. Cho nên, xây dựng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn cách 
mạng hiện nay.Tiềm lực kinh tế phải có nội lực mạnh. Nội lực đó thể hiện ở đảm bảo cơ sở vật chất 
ở quốc phòng, an ninh. Nội lực của tiềm lực kinh tế biểu hiện ở tính cơ động của nền kinh tế có khả 
năng chuyển từ thời bình sang thời chiến. Nội lực của tiềm lực kinh tế còn biểu hiện ở sức sống của 
nền kinh tế, ngăn ngừa hạn chế tối đa sự phá hoại của kẻ thù làm ngừng trệ, tê liệt kinh tế của ta. 
Xây dựng và phát huy mạnh mẽ tiềm lực kinh tế cần tập trung vào các nội dung: Nhận thức về mối 
quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế; tạo thế bố trí 
chiến lược thống nhất về kinh tế với quốc phòng, an ninh; bảo đảm vật chất cho quốc phòng, an 
ninh trong thời bình, thời chiến; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các lực lượng vũ trang. 
+ Xây dựng và phát huy mạnh mẽ tiềm lực khoa học, công nghệ Nền quốc phòng, an ninh của ta 
đòi hỏi rất cao về tiềm lực khoa học côngnghệ. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước, chúng ta có điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ. 
Nhưng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cũng đặt ra nhiệm vụ mới, yêu cầu mới mà tiềm 
lực khoa học công nghệ phải đáp ứng. Phải huy động tổng hợp các khoa học và công nghệ của quốc 
gia mà khoa học công nghệ quân sự làm nòng cốt. Nghiên cứu những vấn đề chiến lược quốc phòng 
- an ninh về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội; các cách đánh 
chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; ứng dụng các cộng nghệ tiên tiến trong sửa chữa, cải tiến, chế 
tạo các loại vũ khí phương tiện kỹ thuật, quân trang, quân dụng phù hợp với điều kiện tác chiến 
mới, trong các tình huống đấu tranh vũ trang và phi vũ trang 
+ Xây dựng và phát huy mạnh mẽ tiềm lực quân sự, an ninh. Tiềm lực quân sự, an ninh là nhân tố 
cơ bản, là nòng cốt của tiềm lực quốc phòng, an ninh, là biểu hiện tập trung, trực tiếp sức mạnh 
quân sự, an ninh của Nhà nước; giữ vai trò nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Tiềm 
lực quân sự, an ninh dựa trên thành tựu của các tiềm lực chính trị - tinh thần, kinh tế, khoa học - 
công nghệ. Tiềm lực quân sự, an ninh là sức mạnh quân sự, an ninh có thể huy động để thực hiện 
các nhiệm vụ chiến đấu. Tiềm lực quân sự, an ninh biểu hiện trước hết ở khả năng tối đa duy trì, 
hoàn thiện các lực lượng chiến đấu và không ngừng tăng cường sức chiến đấu và trình độ sẵn sàng 
18 
chiến đấu của các lực lượng. Tiềm lực quân sự, an ninh còn biểu hiện ở nguồn dự trữ về sức người, 
sức của và khả năng động viên sức người, sức của đó cho các lực lượng chiến đấu. Phải xây dựng 
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vững mạnh toàn diện, phù hợp với thực tế đất nước trong 
thời bình, đáp ứng yêu cầu của thời chiến. Xây dựng đội ngũ cán bộ cho các lực lượng vũ trang 
nhân dân. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang hoạt động. Bố 
trí lực lượng, xây dựng kế hoạch phương án, đề phòng các tình huống có thể xảy ra, kể cả chiến 
tranh xâm lược sử dụng vũ khí công nghệ cao ở mọi quy mô 
+ Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Tiềm lực quốc phòng, an ninh gắn với 
thế trận quốc phòng, an ninh, đó chính là gắn “Thế” và “Lực”. Thế trận quốc phòng, an ninh là thế 
 trận toàn dân giữ nước, toàn dân bảo vệ an ninh đất nước. Tập trung xây dựng thế trận quốc 
phòng, an ninh vào những nội dung sau đây: 
Kết hợp chặt chẽ thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân trong tổng thể bố trí 
chiến lược về kinh tế - xã hội 
 Phân vùng chiến lược quốc phòng, an ninh kết hợp với phân vùng kinh tế, bảo đảm nguyên tắc bảo 
vệ và xây dựng.. 
 Xây dựng phương án, bố trí hậu phương và hậu phương vùng chiến lược, hướng chiến lược để làm 
chỗ dựa cho thế trận quốc phòng, an ninh 
 Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vững mạnh. 
+ Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự, phương án, triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu; xây 
dựng cơ sở hạ tầng nền kinh tế, cải tạo, xây dựng côntrình quốc phòng, an ninh. 
Tình huống 2: Bài 2 Một số hiểu biết về nền PQTD và ANND ( Lớp 12 ). 
 .Xây dựng Quân đội và Công an nhân dân của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân theo 
hướng“Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại” trong điều kiện quan hệ quốc tế có 
nhiều thay đổi, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Mối quan hệ quốc tế của ta đối với 
các nước thay đổi căn bản, trực tiếp tác động đến sự nghiệp xây dựng kinh tế củng cố quốc phòng 
- an ninh, đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Nguồn viện trợ từ bên ngoài như trước không 
còn nữa, mọi quan hệ trao đổi đều theo cơ chế thị trường, trong khi nền kinh tế của đất nước phát 
triển chưa mạnh, chưa bền vững, chưa đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu trang bị vũ khí kỹ thuật 
cho lực lượng vũ trang. Phải giải quyết vấn đề trên ra sao để cho quân đội, công an nhân dân ta thực 
sự vững mạnh, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống. 
Xác định mâu thuẫn trong tình huống.. 
Xây dựng Quân đội và Công an nhân dân của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong 
điều kiện chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động chống phá ta quyết liệt. Mâu thuẫn giữa nhu 
cầu củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh với khả năng 
đảm bảo của nền kinh tế diễn ra ngày càng gay gắt, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta phải kiên định sự 
nghiệp đổi mới, có phương sách đúng đắn xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh đáp ứng yêu 
cầu tình hình mới. 
Xác định những vấn đề cần giải quyết trong tình huống 
Vấn đề 1: Xây dựng lực lượng vũ trang trong bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước. 
Vấn đề 2: Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng quân đội, công an nhân dân của nền quốc 
phòng, an ninh nhân dân trong thời kỳ mới. 
Vấn đề 3: Phương hướng nội dung và biện pháp chủ yếu xây dựng quân đội, công an nhân dân của 
nền quốc phòng, an ninh nhân dân trong thời kỳ mới. 
Giải quyết vấn đề trong tình huống... 
* Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Đất nước 
ta đang bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong những năm đổi mới, 
nhân dân ta đã đạt được những thành tựu “Thành tựu cơ bản, bao trùm là giữ vững độc lập chủ 
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ 
19 
nghĩa; đẩy mạnh phát triển kinh tế; giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; tạo lập được môi trường 
quốc tế thuận lợi, mở rộng quan hệ đối ngoại; tăng cường thế và lực của đất nước” (Tài liệu học tập 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH TW Đảng khóa IX, NXB Chính trị Quốc Gia, HN.2003). 
Những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới đã tăng cường tiềm lực của đất nước, tạo thế và lực mới 
để ta tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự đổi mới của đất nước, lực lượng vũ trang quân đội 
và công an nhân dân có sự đổi mới toàn diện cả nhận thức và hoạt động thực tiễn; tích cực tham gia 
xây dựng và đấu tranh trên mọi lĩnh vực, góp phần bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định hướng 
XHCN... 
* Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng quân đội, công an nhân dân của nền quốc phòng, 
an ninh nhân dân trong thời kỳ mới... 
- Tự lực, tự cường xây dựng lực lượng vũ trang 
+ Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường là truyền thống quý báu của nhân dân Việt Nam, là nét văn hoá, 
tính cách đặc trưng của các dân tộc trên đất nước ta.. 
+ Quán triệt, thực hiện tốt quan điểm tự lực tự cường xây dựng lực lượng vũ trang trên cơ sở nền 
kinh tế nước ta. Giải quyết vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang theo định hướng “từng bước hiện 
đại” là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải phát huy cao độ nội lực 
+ Đối với lực lượng vũ trang phải làm tốt công tác quản lý, bảo quản, sử dụng có hiệu quả trang 
thiết bị kỹ thuật hiện có, thực hiện tốt phương châm “tiết kiệm, giữ tốt, dùng bền”. 
- Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân lấy chất lượng là chính

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_bang_tinh.pdf