Sáng kiến kinh nghiệm Vận dung giáo dục STEM vào dạy học chủ đề “ủ chua thức ăn chăn nuôi”

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dung giáo dục STEM vào dạy học chủ đề “ủ chua thức ăn chăn nuôi”

VẬN DUNG GIÁO DỤC STEM VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

“Ủ CHUA THỨC ĂN CHĂN NUÔI”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa

XI Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, toàn ngành giáo dục

đang ra sức nỗ lực thực hiện nhằm nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước

nhà. Trong đó mỗi một giáo viên đóng một vai trò then chốt cho sự phát triển

đó, là một giáo viên THPT tôi vẫn rất trăn trở để tìm giải pháp đổi mới nhằm

đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục đất nước. Khoa học tự nhiên nói chung,

môn sinh học nói riêng ngày càng đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của thời

đại công nghệ. Tuy nhiên làm thế nào để thu hút được các em yêu thích và lựa

chọn môn học này lại gặp nhiều khó khăn bởi đặc thù của các bộ môn tự nhiên

là cần các kĩ năng tính toán và tư duy logic nên đa số các em rất ngại học nếu

không có phương pháp dạy học phù hợp. Mặc dù cũng đã tăng thời lượng các

tiết thực hành, luyện tập nhưng vẫn chủ yếu các hoạt động trong phạm vi không

gian trường học, do vậy năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế còn rất hạn

chế. Đồng thời phương pháp dạy học truyền thống còn nặng về kiến thức lí

thuyết hàn lâm chưa kích thích các em tham gia nghiên cứu, học tập hiệu quả,

khả năng thực hành trải nghiệm lại còn rất yếu. Giáo dục hiện nay còn cần

hướng tới học sinh phải có khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết

những vấn đề phức tạp trong cuộc sống.

pdf 48 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 3156Lượt tải 10 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dung giáo dục STEM vào dạy học chủ đề “ủ chua thức ăn chăn nuôi”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mê nghiên cứu và thực sự yêu thích là rất ít, kĩ năng thực 
hành rất hạn chế và là nguyên nhân năng lực làm việc hạn chế sau khi ra trường, 
đặc biệt là trong thời đại 4.0 với kỉ nguyên của thế giới phẳng thì khả năng đáp 
ứng đầu ra sau khi ra trường lại càng rất khó khăn. 
Vậy đó là lí do tôi muốn đưa phương pháp dạy học STEM vào để giảng dạy 
kết hợp phương pháp truyền thống. 
2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi đưa STEM vào trường phổ thông 
hiện nay 
2.2.1.Thuận lợi 
- Trong thời đại công nghệ số việc giáo viên và các em có khả năng tiếp cận 
với các phương pháp dạy học và học tập tương đối dễ dàng nhờ hệ thống kết nối 
toàn cầu. Học sinh và giáo viên có thể tham khảo các mô hình dạy học STEM 
của các trường học trong và ngoài nước. 
- Mỗi trường học đều có chiến lược phát triển, đầu tư cho các hoạt động dạy 
học, khuyến khích cho các giáo viên dạy học tiếp cận năng lực người học đặc 
biệt các trường tiến tới Kiểm định chất lượng ở mức độ cao thì càng được chú 
trọng hơn. 
- Bộ Giáo dục, Sở giáo dục, các phòng đào tạo và trường học của một số 
trường học ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Địnhđã được thực hiện 
thí điểm và cho nhiều kết quả rất tốt, học sinh rất tích cực và sáng tạo chủ động 
trong cách tiếp cận phương pháp học tập này. 
 - Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cho Bộ GD&ĐT thúc đẩy 
triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí 
điểm tại một số trường phổ thông cũng ngay từ năm học 2017-2018. 
 2.2.2 Khó khăn 
- Việc học sinh tiếp cận phương pháp dạy học STEM cũng đòi hỏi nhất định 
về mặt năng lực khoa học tự nhiên các em phải đam mê và chịu khó làm việc 
với chương trình hiện tại thì chỉ nên áp dụng các chủ đề này đối với các lớp theo 
khối khoa học tự nhiên. 
- Học sinh hiện tại yếu tố đam mê nghiên cứu chưa nhiều vì các em ngại làm 
việc do lối giáo dục chỉ tiếp cận kiến thức đã quen thuộc nên các em tương đối 
bị động trong công việc. 
- Việc thực hiện ngoài không gian trường học cũng gặp một số khó khăn, vì 
các em ở trong một đội nhóm ở nhiều địa bàn khác nhau. 
- Với chương trình thi cử hiện hành bản thân môn sinh đang rất nặng về năng 
lực tính toán chưa chú trọng yếu tố thực hành và khả năng vận dụng vào cuộc 
sống đó cũng là rào cản mà giáo viên và học sinh không tích cực với phương 
 12 
pháp dạy học này. Vì đa số suy nghĩ giáo viên và học sinh vẫn với một lối tư 
duy ‘‘thi gì học nấy’’. 
- Ở các trường phổ thông hiện tại thời gian ngoài trên lớp các em chủ yếu là 
học thêm ngoài để thi nên rất khó khăn trong triển khai công việc ngoài giờ, vì 
các em học thêm 3,4 ca mỗi ngày lịch học dày đặc không có thời gian sắp xếp. 
- Đa số giáo viên chưa hiểu về phương pháp dạy học tiếp cận STEM còn 
ngại tìm hiểu và tham gia. 
- Cơ sở vật chất để ở các trường vẫn còn hạn chế. 
- Hình thức dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức mỗi giáo viên để họ 
thay đổi nhận thức không phải một sớm một chiều. Tư tưởng an phận không 
chịu tiếp thu cái mới cũng là một rào cản mới trong việc đưa STEM vào trong 
trường phổ thông. 
2.3. Các biện pháp đưa STEM vào môn sinh trường trung học phổ thông 
hiện nay 
2.3.1. Về phía nhà trường 
- Tổ chức tập huấn tốt về hình thức dạy học STEM làm cho học sinh và giáo 
viên hiểu được đầy đủ và đúng đắn ý nghĩa của hình thức học tập này. 
- Mở các câu lạc bộ STEM dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các tổ nhóm 
chuyên môn. 
- Có hình thức động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những 
giáo viên có những đóng góp cho sự phát triển phong trào dạy học STEM của 
nhà trường. 
- Tích cực tuyên truyền cho giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa của dạy 
học STEM. 
- Cơ sở vật chất của các nhà trường được đầu tư thêm để đáp ứng nhu cầu 
cho giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập. 
- Tạo diễn đàn (FORUM) về việc học tập STEM trên trang web của nhà 
trường, đó là nơi giáo viên có thể thảo luận về cách soạn bài, về phương pháp, 
về cách thức tổ chức triển khai về bài học, các em học sinh có thể trao đổi về các 
kiến thức trong bài, nội dung bài học, các bài tập hay giao lưu kết bạn. 
- Các trường trọng điểm như các trường: THPT Nguyễn Duy Trinh, THPT 
Đô Lương 1... được đầu tư xây dựng phòng học Stem đây là điều kiện thuận lợi 
để giáo viên có cơ hội thể hiện dạy học theo hướng tiếp cận giáo dục Stem. 
2.3.2. Về phía giáo viên 
- Tích cực tham gia các buổi tập huấn, các chương trình học STEM qua các 
khóa học có chất lượng. 
- Tích cực soạn bài giảng có định hướng STEM. 
 13 
- Tham gia diễn đàn của các chương trình dạy học STEM trên khắp cả nước 
và diễn đàn của nhà trường nói riêng. 
- Hướng dẫn học sinh cách học tập và nghiên cứu theo phương pháp này để 
học sinh cảm nhận được tính ưu việt của phương pháp dạy học này. 
- Bên cạnh phát huy các ưu điểm của dạy học truyền thống cũng cần học sinh 
thấy được vai trò của thực hành và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
mang lại những bài giảng phong phú hấp dẫn cho học sinh. 
2.3.3. Về phía học sinh 
- Học sinh là người học là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ học tập 
một cách tự giác và chủ động, vì việc thực hiện các nhiệm vụ không những thực 
hiện trong phạm vi không gian lớp học mà còn ở ngoài trường học nữa. 
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh các em phải có sự kết nối các 
thành viên trong tổ nhóm khi thực hiện ở ngoài trường, nên cần tinh thần trách 
nhiệm của các thành viên trong nhóm để đảm bào thành quả của sự hợp tác 
nhóm. 
- Vậy các em khi hoạt động ngoài không gian trường học với điều kiện địa lí 
xa làm vậy cách triển khai kế hoạch thế nào 
 + Lập nhóm trên diễn đàn (chủ yếu trên facbook), đề cử nhóm trưởng 
 + Thảo luận và các thành viên và lên kế hoạch thông báo (như thời gian, 
địa điểm) cho các thành viên 
 + Giáo viên tham gia hướng dẫn và tư vấn. 
2.4. Kết hợp xây dựng các chủ đề dạy học STEM với phương pháp dạy học 
truyền thống. 
Rõ ràng STEM có rất nhiều ưu điểm tuy nhiên hạn chế như sau: 
 Thứ nhất là mất nhiều thời gian thực hiện. Một chủ đề thực hiện sẽ 
mất khá nhiều thời gian ở trên lớp cũng như ngoài lớp nên ảnh hưởng đến việc 
học tập trên lớp các em cũng như thời gian học tập các môn học khác vì các em 
cần đầu tư thời gian tương đối nhiều khi thực hiện một chủ đề. 
 Thứ hai trong khi các kì thi hiện tại vẫn chủ yếu rèn luyện trí nhớ kiến 
thức hàn lâm và nặng về các bài tập tính toán nên các em vẫn phải học để đáp 
ứng các kì thi, do thói quen học tập cũ nặng về nhồi nhét kiến thức vậy nên chưa 
chú tâm học tập và trải nghiệm các công việc được giao ở nhà, một số em còn 
làm theo đối phó và suy nghĩ rằng chưa thiết thực với thi cử hiện hành. 
Thứ ba đó kinh phí thực hiện một số dụng cụ, nguyên liệu khi làm thực 
hành chưa đầy đủ, và khá tốn kém nên đôi khi giáo viên và các em cũng ngại 
làm. 
 14 
Thứ tư đó là STEM là phương pháp tích hợp nên chắc chắn giáo viên 
giảng dạy đòi hỏi phải nắm rõ phương pháp và cách thức tổ chức giảng dạy cũng 
như trình độ liên môn nhất định vì STEM như là khoa học, công nghệ, kĩ thuật 
và toán học. Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ và đam mê công việc nó mất 
nhiều thời gian và công sức của giáo viên. 
Do vậy chúng ta nên phối hợp lồng ghép giữa phương pháp học tập truyền 
thống và giáo dục STEM để học sinh có thể đạt hiệu quả học tập tốt nhất hiện 
nay. 
2.5. Xây dựng chủ đề minh họa theo hướng giáo dục stem. 
1. Tên chủ đề: 
Ủ CHUA THỨC ĂN CHĂN NUÔI GIA SÚC 
(Số tiết: 03 tiết – Lớp 10) 
2. Mô tả chủ đề: 
Dự án “Ủ CHUA THỨC ĂN CHĂN NUÔI GIA SÚC” là một ý tưởng dạy 
học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng HS lớp 10. Bằng việc ủ 
chua thức ăn HS sẽ tìm hiểu công việc của nhà sản xuất từ việc lên ý tưởng đến 
việc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, quy trình kĩ thuật và phương pháp ủ chua 
thức ăn chăn nuôi gia súc. 
 15 
HS sẽ nghiên cứu những kiến thức về lên men, tìm hiểu hệ VSV có trong 
nguyên liệu, sinh trưởng và phát triển của VSV, thậm chí nguồn nguyên liệu, 
dụng cụ.. để hoàn thành nhiệm vụ của mình theo những tiêu chí đã được đặt ra. 
Ý tưởng chủ đề được khái quát thành sơ đồ sau: 
Để thực hiện được dự án này, HS sẽ cần chiếm lĩnh kiến thức của các bài 
học: Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV 
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải ở VSV ( sinh học 10) 
Bài 24: Thực hành: Lên men lac tic và Etilic (sinh học 10) 
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của VSV ( sinh học 
10) và Bài: 16: Tiêu hóa của ĐV ( mục tiêu hóa của ĐV ăn thực vật- Sinh học 11) 
Đồng thời, HS phải như huy động kiến thức của các môn học liên quan như: 
+ Tin học: Tạo bảng biểu, sử dụng internet với mục đích tìm kiếm thông tin, 
kỹ năng làm vi deo để mô tả hoạt động của nhóm.... 
+ Môn toán học: Tính toán nồng độ các chất cho vào, điều kiện nhiệt độ, độ 
ẩm, kích thước hố ủ. 
+ Môn GDCD: Giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất, tận 
dụng những phế phẩm của quá trình sản xuất thức ăn để sản xuất những sản 
phẩm khác. 
+ Môn công nghệ: Chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm. 
Các kiến thức chủ yếu trong chủ đề được thống kê trong bảng sau: 
Bảng tóm tắt kiến thức STEM trong chủ đề 
Tên sản phẩm Khoa học (S) Công nghệ (T) Kỹ thuật (E) Toán học (M) 
Tự làm với nguyên vật 
liệu đơn giản 
Ủ chua thức 
ăn chăn nuôi 
gia súc 
Tìm hiểu hệ sinh vật 
trong nguyên liệu, sinh 
trưởng và phát triển của 
VSV,.. 
Giải pháp hạn chế 
lượng thức ăn vật nuôi 
cạn kiệt vào mùa khô 
hạn, mùa rét, tết, mưa 
bão,.. 
Tìm hiểu nguyên vật 
liệu dùng để ủ chua 
 16 
Mô hình ủ 
chua thức ăn 
vật nuôi 
VSV có lợi, có 
hại, sinh 
trưởng và phát 
triển của VSV 
Bao bì, túi 
nilon, kéo, máy 
cắt cỏ hặc dao, 
tấm bạt,.. 
Quy trình và 
mô hình ủ 
chua thức ăn 
chăn nuôi 
gia súc 
Tính toán nồng 
độ các chất cho 
vào, điều kiện 
nhiệt độ, độ ẩm, 
kích thước hố ủ 
3.Mục tiêu: 
Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng: 
a. Kiến thức: 
- Hiểu được quá trình ủ chua thực chất là quá trình gì? Ứng dụng của VSV 
vào trong đời sống thực tiễn như thế nào? 
- Phân tích được hệ sinh vật trong nguyên liệu ủ chua, quá trình sinh trưởng 
và phát triển của VSV trong quá trình ủ chua. 
- Trình bày được điều kiện ủ chua, cơ sở khoa học của của bổ sung thức ăn 
vào nguyên liệu khó ủ chua. 
- Vận dụng được kiến thức về sự phát triển của VSV để thiết kế mô hình ủ 
chua thức ăn chăn nuôi gia súc. 
b. Kĩ năng: 
- Thiết kế, xây dựng được mô hình ủ chua thức ăn vật nuôi cụ thể. 
- Thử nghiệm, vận dụng được mô hình ủ chua thức ăn vật nuôi vào thực tiễn. 
- Quan sát, làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện, bảo vệ chính 
kiến. 
c. Phát triển phẩm chất (thái độ): 
- Nhiệt tình, hăng hái tham gia các hoạt động. 
- Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì khi thực hiện quy trình ủ chua thức ăn vật nuôi. 
- Hòa nhã, hợp tác, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ chung của nhóm. 
- Có ý thức bảo vệ môi trường. 
d. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn 
- Năng lực hợp tác 
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh tự nghiên cứu kiến thức nền và vận 
dụng kiến thức nền để xây dựng mô hình ủ chua thức ăn. 
4. Thiết bị: 
Tổ chức dạy học chủ đề, GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau: 
 17 
- Bao bì ,ni lông, kéo, máy cắt cỏ hoặc dao....thúng, mẹt, bạt. 
- Một số vật liệu, thiết bị phổ thông như: giấy A0, máy tính, máy chiếu, cân. 
-Nguyên liệu: thức ăn xanh thô như cỏ voi, thân cây ngô, rơm, ngọn sắn... 
5. Tiến trình dạy học. 
Hoạt động 1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH Ủ CHUA THỨC ĂN 
(Tiết 1 – 45 phút) 
A. Mục đích: 
– HS hình thành được một phần kiến thức ban đầu về phương pháp ủ chua 
từ các nguyên liệu đơn giản ở gia đình và địa phương, từ đó đặt ra các câu hỏi 
làm thế nào để thức ăn ủ chua đạt chất lượng tốt, giá thành hợp lí,bổ sung thêm 
các chế phẩm trong mô hình ủ chua tỉ lệ nguyên liệu và chế phẩm như thế nào? 
loài gia súc ăn thức ăn ủ chua đó. 
– HS bước đầu có sự tự tin trước khi bắt tay vào triển khai dự án; 
– HS tiếp nhận nhiệm vụ: nghiên cứu xây dựng mô hình ủ chua thức ăn bằng 
các nguyên liệu xanh thô và một số chế phẩm theo một số tiêu chí về sản phẩm, 
dựa trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình ủ chua. 
B. Nội dung: 
– GV tổ chức cho HS xem các video phương pháp ủ chua khác nhau dựa 
trên các nguyên liệu khác nhau phổ biến ở địa phương. HS ghi chép các kết quả 
quan sát được và hình thành nên ý tưởng để làm mô hình ủ chua thức ăn chăn 
nuôi gia súc của nhóm mình. 
– GV hướng dẫn HS tự học kiến thức nền về lên men, tìm hiểu có những hệ 
VSV nào tham gia vào quá trình lên men và VSV đó có ở đâu đồng thời tìm hiểu 
quy trình sản xuất thức ăn; ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình lên men, 
thậm chí nguồn nguyên liệu, lập kế hoạch nghiên cứu để đề xuất quy trình ủ 
chua thức ăn. 
– HS thảo luận nhóm thống nhất kế hoạch thực hiện. 
– Các bản tiêu chí: (1) đánh giá bản thiết kế, (2) đánh giá sản phẩm, (3) đánh 
giá kế hoạch triển khai dự án được GV tự thiết kế khi xây dựng chủ đề dạy học, 
trước khi triển khai trong giờ dạy trên lớp. Trong hoạt động này, GV giải thích 
và thống nhất để HS hiểu được yêu cầu và nội dung của các nhiệm vụ gắn với 
các bản tiêu chí đã nêu. 
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: 
– Kết quả quy trình ủ chua thức ăn xanh thô. 
– Các câu hỏi về quá trình ủ chua. 
 18 
– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm (nghiên cứ kiến thức nền, thảo 
luận phương án nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và phân tích, thảo luận 
đưa ra quy trình ủ chua của nhóm), gồm: nhiệm vụ của các cá nhân, thời gian và 
nội dung thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ tự học kiến thức nền và đề xuất 
quy trình. 
– Một bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm ( theo mẫu 
trong hồ sơ học sinh). 
– Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế mô hình và bảng tiêu chí đánh giá sản 
phẩm ủ chua thức ăn; 
– Kế hoạch thực hiện dự án với các mốc thời gian và nhiệm vụ rõ ràng. 
- Mỗi nhóm có sản phẩm tối thiểu là quy trình ủ chua thức ăn dựa trên 
nguyên liệu cụ thể. 
D. Cách thức tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Giáo viên chiếu 2 video liên quan đến quy trình ủ chua thức ăn 
chăn nuôi. 
https://www.youtube.com/watch?v=gpLNlRqwxrs 
https://www.youtube.com/watch?v=SEZHAamhzuU 
Hỏi HS hiểu biết các các nguyên liệu được sử dụng ủ chua thường được sử 
dụng ở địa phương em. 
Bước 2: 
– GV tổ chức chia nhóm HS. HS theo từng nhóm thống nhất vai trò, nhiệm 
vụ của các thành viên trong nhóm; 
– GV yêu cầu HS tiến hành hoàn thành phiếu học tập số 1 để khảo sát như 
sau: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
CÂU HỎI TRẢ LỜI 
Tình hình sử dụng mô hình ủ chua thức ăn 
gia súc tại địa phương em? 
Những nguyên vật liệu nào để tiến hành ủ 
chua thức ăn cho gia súc? 
Để tiến hành ủ chua cần thêm những nguyên 
liệu nào? 
Các bước để tiến hành ủ chua? 
Lợi ích của phương pháp ủ chua? 
 19 
Ta có thể tiến hành ủ chua thức ăn được 
không? 
Em đánh giá như thế nào về tính ứng dụng 
của mô hình vào thực tiễn? 
- GV tổ chức cho HS thảo luận liên quan đến việc khảo sát. 
Bước 3: 
- GV tổ chức cho HS tự học kiến thức nền lên men, ứng dụng của quá trình lên 
men nói chung, lên men Lactic nói riêng; các yếu tố ảnh hưởng quá trình lên 
men Lactic.... bằng việc hoàn thiện phiếu học tập số 2 sau: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Các em hãy tìm hiểu thông tin trong các bài 23,24, ở SGK sinh học 10 cũng 
như thông tin có liên quan từ Internet để trả lời các câu hỏi sau: 
1. Lên men là gì ? Có các hình thức lên men nào? 
 ........................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................... 
2. Ứng dụng của quá trình lên men? 
 ........................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................... 
3. Kết quả của quá trình lên men ?: 
 ............................................................................................................................ 
 ............................................................................................................................ 
4. Lên men Lac tic là gì: 
 ........................................................................................................................... 
 ........................................................................................................................... 
5. Ứng dụng của quá trình lên men Lactic: 
 ............................................................................................................................ 
 ............................................................................................................................ 
 6.Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật như trâu bò khác với các loài khác như thế nào? 
 ................................................................................................................................................ 
 ............................................................................................................................ 
- Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm 
Bước 4: 
 20 
GV nêu vấn đề: Với những vấn đề được học thì chúng ta có thể ứng dụng 
để tạo ra mô hình ủ chua thức ăn như thế nào? 
GV nêu yêu cầu về dự án: Căn cứ vào các kiến thức các em nắm được ở 
trên, thầy/cô muốn “đặt hàng” với các em sản phẩm như sau: 
Các nhóm “chào hàng cạnh tranh” cho GV – với tư cách là một nhà đầu tư 
để có sản phẩm thức ăn cho gia súc sử dụng trong mùa khan hiếm thức ăn và giá 
rét. Nhóm nào có thức ăn ủ chua đạt chất lượng tốt, giá thành hợp lí? sẽ được 
“người nông dân- nhà đầu tư” mua lại cung cấp cho thức ăn gia súc. Theo đó, 
sản phẩm của các nhóm cần thoả mãn một số tiêu chí cơ bản sau: 
– Thiết kế mô hình ủ chua hợp lí, thực hiện đúng và đủ các bước quy trình ủ 
chua 
– Đảm bảo vệ sinh, không có nấm mốc. 
– Đạt được các tiêu chí về màu sắc, mùi vị. 
– Chi phí làm hợp lí. 
Với các tiêu chí như trên, khi các nhóm chào hàng về quy trình sản xuất 
thức ăn và tạo ra sản phẩm thì sẽ được “nhà đầu tư” đánh giá theo Phiếu đánh 
giá số 1. 
Phiếu đánh giá số 1 
Tiêu chí đánh giá sản phẩm 
STT Tiêu chí Điểm tối đa 
 Quy trình 
1 Nêu được đủ các bước thực hiện quy trình sản xuất 
thức ăn 
10 
2 Mô tả rõ hành động/thao tác thực hiện ở các bước 20 
3 Mô tả rõ các nguyên liệu, có tỉ lệ các nguyên vật liệu 
để tạo ra sản phẩm 
20 
 Sản phẩm ủ chua 
4 Mùi thơm acid dễ chịu như muối dưa chua 15 
5 Màu sắc thường màu vàng xanh 10 
 21 
6 Không có nấm mốc 15 
7 Chi phí thực hiện mô hình ít và đảm bảo vệ sinh 10 
 Tổng 100 
Bước 5. 
GV thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo 
Hoạt động chính Thời lượng 
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án Tiết 1 
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức cần 
thiết có liên quan để phục vụ cho việc tạo 
ra mô hình (kiến thức nền); chuẩn bị bản 
thiết kế sản phẩm để báo cáo. 
1 tuần (HS tự học ở nhà theo 
nhóm). 
Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế. Tiết 2 
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản 
phẩm 
1 tuần (HS tự làm ở nhà theo 
nhóm). 
Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm và thảo 
luận 
Tiết 3 
– GV nhấn mạnh là các nhóm có 1 tuần tiếp theo để nghiên cứu kiến thức 
nền liên quan (quá trình lên men, quá trình phân giải của vsv và ứng dụng; các 
yếu tố ảnh hưởng quá trình lên men), (Xem Hồ sơ học tập của nhóm với các bài 
tập hướng dẫn HS tự học ở nhà). 
– Các nhóm triển khai xây dựng bản thiết kế sản phẩm để báo cáo với “nhà 
đầu tư” trong tuần tiếp theo. 
– Bài trình bày bản thiết kế sẽ được đánh giá theo các tiêu chí trong Phiếu 
đánh giá số 2. 
Phiếu đánh giá số 2 
TT Tiêu chí 
Điểm 
tối đa 
Điểm 
đạt 
được 
1 Trình bày quy trình sản xuất thức ăn và mô hình sả

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_giao_duc_stem_vao_day_hoc_chu.pdf