Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở Tiểu học

Từ nhiều năm nay, ở các trường tiểu học cũng đã tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector), Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình, ) đến hiện đại (cassette,

ti vi, ). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn. Chẳng hạn khi mô phỏng một trận đánh lịch sử, trên bản đồ giấy chỉ có thể diễn tả được bằng các mũi tên chỉ hướng tấn công, còn trên phần mềm có thể diễn tả được hình ảnh của các đoàn quân di chuyển, nên tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.

Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy – trò, chứ không phải giao tiếp máy – người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Rõ ràng việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, nếu đầu tư xây dựng các bài giảng đóng gói đơn lẻ như sau thì dễ thấy những mặt hạn chế như sau:

– Tính cứng nhắc trong nội dung bài giảng: Các bài giảng điện tử xây dựng theo mô hình trên thường không thể ứng dụng trên quy mô rộng được. Một bài giảng do giáo viên này thiết kế khó có thể áp dụng cho một giáo viên khác vì mỗi người sẽ có một phương pháp giảng dạy khác nhau. Thậm chí với cùng một giáo viên nhưng với những trình độ học sinh khác nhau thì cũng phải có những bài giảng khác nhau.

– Giá thành cao: Để có được những sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu của các giáo viên thì đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ thuật viên có đủ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, phải đầu tư không ít thời gian cho các việc thiết kế, sản xuất và bảo trì phần mềm. Do vậy, nếu tính theo giá thị trường thì giáo viên khó có thể đáp ứng được, thậm chí đối với một trường học thì giá thành cũng là một vấn đề lớn.

 

docx 23 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng băng đĩa ở đây có rât nhiều băng đĩa giới thiệu về thành phố Đà Lạt để chúng ta lựa chọn. Vì thế việc tìm kiếm tư liệu để phục vụ vào bài dạy đối với tôi rất dễ dàng.
4. Xác định những phim ảnh, hình ảnh có liên quan đến bài giảng:
Sau khi tìm được tư liệu, tôi xem sơ lược qua vài lần. Sau đó tôi nghiên cứu SGK và liệt kê tất cả những gì cần cung cấp cho học sinh trong từng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức.
Ví dụ: Bài Thành phố Đà Lạt
Hoạt động 1: Giáo viên cung cấp cho học sinh về vẻ đẹp của rừng thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và thông chạy dọc theo các con đường trong thành phố. Ngoài ra giáo viên cung cấp cho học sinh về những thác nước đẹp, nổi tiếng như: Thác Cam-li; Thác Pơ-ren;
Hoạt động 2: Giáo viên giớ thiệu về những công trình phục vụ việc nghỉ mát và du lịch có ở Đà Lạt: Khách sạn, biệt thự, bơi thuyền, cưỡi ngựa,
Ngoài ra giáo viên cho học sinh quan sát về lược đồ khu trung tâm thành phố Đà Lạt để từ đó học sinh biết một số điểm du lịch nổi tiếng qua lược đồ.
Hoạt động 3: Hoạt động này tôi sẽ cung cấp cho học sinh những hình ảnh về các loại rau xanh, hao, quả, đặc trưng có ở thành phố Đà Lạt.
+ Rau, quả: Bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây, đào,
+ Hoa: Hồng, lan, cúc, lay ơn, mimosa, cẩm tú cầu,
Sau đó, tôi xem lại và tiến hành cắt phim. Khi cắt những đoạn phim có liên quan đến bài xong, tôi ráp các đoạn phim lại với nhau và sắp xếp theo trình tự của từng hoạt động. Việc cắt ghép phim mất khá nhiều thời gian và công phu trong quá trình làm giáo án điện tử. Khi đã hoàn tất những đoạn phim, tôi bắt đầu thực hiện thiết kế trình tự một giáo án điện tử.
 B.5. Tiến hành soạn giảng trên máy:
Tôi xác định kĩ từng Slide mình thực hiện trình chiếu và thể hiện nhũng gì. Và cuối cùng chọn hiệu ứng cho  từng Slide, từng kênh chữ sao cho phù hợp với  nội dung và không làm phân tán sự chú ý của học sinh.
Thời gian thực hiện: Để hoàn thành sản phẩm này tôi thực hiện trong khoảng thời gian từ 2 ngày. Tuy có lâu nhưng vận dụng vào giảng dạy tôi nhận thấy được hiệu quả nên dù mất thời gian bao lâu đó cũng không phải là vấn đề.
2.3.Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội
Kết nối mạng Internet, giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến thức, nhưng tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng.
Diễn đàn giáo viên: địa chỉ  là diễn đàn chuyên cho giáo viên trao đổi với nhau về những kinh nghiệm dạy học, các kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học.
Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi là trang web riêng) cho mình. Tại các blog, giáo viên có thể chia sẻ các kinh nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống. Bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem các blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình.
Facebook.com hiện nay đang được giới trẻ ưa chuộng, thực tế thì cũng có nhiều điểm chưa tốt, chưa kiểm soát được. Tuy nhiên, tùy từng mục đích sử dụng, các blog có thể phát huy tính tích cực rất cao, mà đặc biệt nếu các giáo viên biết sử dụng để làm tốt hơn cho công việc giảng dạy của mình.
Ưu – Khuyết điểm
Qua quá trình giảng dạy bằng phương tiện trình chiếu Power Point tôi nhận thấy phương tiện này có những ưu – khuyết điểm sau.
Ưu điểm:
Giáo viên ít dùng lời nói.
Tiết dạy nhẹ nhàng, giáo viên tự tin vì mình đã chuẩn bị đầy đủ nhũng kiến thức cần thiết trong bài học..
Học sinh hứng thú, sôi nổi và được trực quan qua hình ảnh, phim tư liệu,
Học sinh được tiếp xúc với hình thức học tập mới lạ, tiếp nhận hiệu quả của công nghệ thông tin.
Qua những hình ảnh, đoạn phim, học sinh bộc lộ cảm xúc, tư duy của mình rõ hơn.
Khuyết điểm:
Tốn khá nhiều thời gian tìm tòi, sưu tầm tranh, phim tư liệu.
Thiết bị và phương tiện máy chiếu còn hạn chế.
Giáo viên cần thành thạo vi tính, nắm vũng chương trình giáo án điện tử.
Trường hợp mất điện – sẽ không thực hiện được.
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nhờ áp dụng những kinh nghiệm trên trong năm học vừa qua chất lượng dạy học ở lớp tôi nói riêng chất lượng toàn trường nói chung có hiệu quả rõ rệt. Đã có nhiều em phát huy được năng lực tích cực chủ động trong học tập và sáng tạo, hoạt  động học tập rất tốt. Các em tiến bộ rất nhiều về kĩ năng nói, kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng bày tỏ ý kiến, sự mạnh dạn, tự tin khi thể hiện mình.
a. Đối với học sinh:
– Được làm quen với hình ảnh trực quan sinh động.
– Học sinh được nhìn thấy nhiều hình ảnh và âm thanh thực tế ngoài đời.
– Học sinh hứng thú, tiếp thu bài nhanh.
– Khảo sát trên 3 khối lớp 3, 4, 5 với 305 học sinh thì 100% các em rất thích những tiết học có ứng dụng CNTT.
– Nếu như trước đây hiệu quả tiết dạy các em tiếp thu được 50% thì từ khi có ứng dụng CNTT tăng 90%.
Đối với giáo viên:
– Tự tin khi lên bục giảng.
– Tiết kiệm được thời gian trình bày bằng các đồ dùng trực quan.
– Đẫn dắt học sinh vào vấn đề một cách nhẹ nhàng và sinh động.
– So sánh qua 2 năm học 2012 – 2013 và năm học 2015 – 2016 với 25 giáo viên áp dụng CNTT trong dạy học tôi đã thu được các kết quả sau:
 
Năm học 2012-2013
Năm học 2015-2016
 Giáo viên có địa chỉ email
12 giáo viên
Chiếm 48%
25 giáo viên
Chiếm 100%
Giáo viên có khả năng, khai thác ứng dụng CNTT
11 giáo viên
Chiếm 44%
23 giáo viên
Chiếm 92%
Số bài giảng có ứng dụng CNTT
32 bài
341 bài
Giáo viên có trình độ Tin học A trở lên
12 giáo viên
Chiếm 48%
25 giáo viên
Chiếm 100%
Giáo viên có sử dụng mạng xã hội.
9 giáo viên
Chiếm 36%
25 giáo viên
Chiếm 100%
 
Đối với nhà trường:
– Nâng cao chất lượng giảng dạy và tay nghề của giáo viên trong việc úng dụng CNTT.
– Nâng cao chất lượng học sinh.
– Được tăng cường thêm tư liệu đồ dùng dạy học.
– Giáo viên trong trường có cơ hội tham khảo, học hỏi lẫn nhau về cách thực hiện, cách giảng dạy giáo án điện tử và có ngân hàng bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin cho trường làm tư liệu.
Sau một thời gian áp dụng chúng tôi đã nhận thức việc ứng dụng CNTT trong dạy học có nhiều ưu việt. Giờ học của thầy và trò chúng tôi đã sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn trước nhiều.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm
Tuy để thực hiện một giáo án điện tử mất không ít thời gian và đôi khi gặp nhiều khố khăn về kĩ thuật nhưng xây dựng được giáo án điện tử có chất lượng thì tôi cảm thấy rất vui mừng. Vì qua đó, tôi đã đem đến cho học sinh của mình những giờ học sinh đông, lí thú, bổ ích, .Những kết quả mà học sinh đạt được đã làm cho tôi  yêu thích và say mê khi giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
Thế nên, tôi mong ước rằng càng ngày công nghệ máy móc hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và mỗi một giáo viên chúng ta cần mạnh dạn vận dụng giảng dạy giáo án điện tử. Có như thế, hiệu quả cũng như chất lượng dạy  – học của giáo viên và học mỗi ngày đạt chất lượng cao.
Hy vọng rằng, với kinh nghiệm nhỏ nhoi khi soạn giảng trên máy tính mà tôi đã đúc kết trong thời gian qua, sẽ góp phần giúp giáo viên chúng ta tự tin hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy.
Qua đây, tôi cũng mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô đồng nghiệp để áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày một hiệu quả hơn nữa nhằm phát huy năng lực của giáo viên và quan trọng hơn nửa là chất lượng học tập của học sinh.
Kiến nghị và đề xuất
            2.1. Đối với giáo
– Phải tâm huyết với nghề, phải thấy được trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới của giáo dục hiện nay.
– Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, phải tuyên truyền sâu rộng đến từng phụ huynh để họ tuyệt đối tin tưởng vào sự đổi mới này và cộng đồng trách nhiệm cùng giáo viên chủ nhiệm.
– Có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, đặc biệt là những đồng nghiệp ở các trường thực hiện thí điểm mô hình VNEN.
          2.2. Đối với  nhà trường:
          BGH phải luôn sát cánh cùng giáo viên, hết sức hỗ trợ cho giáo viên, phải thường xuyên quan tâm, động viên, chỉ ra được những việc giáo viên đã làm được để tạo động lực cho giáo viên, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những việc giáo viên chưa làm được để khắc phục, tránh phê bình chung chung hoặc giao khoán.
Nhà trường cũng nên tăng cường cho giáo viên được giao lưu các trường bạn, học tập những mô hình hay, những cách làm hiệu quả để áp dụng một cách linh hoạt tại trường mình.
Trên đây là một số biện pháp của bản thân tôi để nâng cao hiệu quả việc áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày một tốt hơn nữa nhằm phát huy năng lực của giáo viên và quan trọng hơn nửa là chất lượng học sinh ngày một đi lên.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong trường tiểu học, ngoài việc dạy cho học sinh những kiến thức từ SGK thì môi trường học tập bên ngoài lớp học cũng vô cùng quan trọng. Thông qua môi trường học tập bên ngoài lớp học, học sinh được ôn luyện những kiến thức đã học đồng thời giúp các em thu nhận kiến thức từ môi trường xung quanh vận dụng vào quá trình học tập, rèn kỹ năng sống và qua đó giáo dục các em biết bảo vệ cảnh quang môi trường . Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, đồng thời với sự chỉ đạo tận tình của cán bộ chuyên môn PGD, nhà trường quyết định xây dựng mô hình học tập bên ngoài lớp học tại trường với các mảng kiến thức đơn giản nhưng thiết thực: Mảng kiến thức Tóan , Tiếng Việt, ATGT, QTE, và TNXH Vậy để mô hình học tập bên ngoài lớp học đạt hiệu quả và có tính khả thi thì bản thân người hiệu trưởng phải chuẩn bị những gì? Gặp những khó khăn và trở ngại gì trong quá trình thực hiện ?
 II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT: Vấn đề đầu tiên được đặt ra đó là nhận thức của các em học sinh đối với mô hình học tập bên ngoài lớp học như thế nào? Nhà trường, đội ngũ giáo viên làm gì để giúp các em có thức giữ gìn môi trường học xung quanh? Thứ hai là sau khi xây dựng mô hình xong thì việc vận dụng các mô hình này vào giảng dạy và học tập như thế nào? Thứ ba là việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện sẽ gặp những trở ngại gì? T

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_h.docx