Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo về công tác “Xã hội hóa giáo dục” trong nhà trường

Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo về công tác “Xã hội hóa giáo dục” trong nhà trường

Nghiên cứu kỹ nội dung Luật giáo dục; Điều lệ trường phổ thông; Chỉ thị số 40 ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành TW Đảng về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; Nghị định 24 / NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng CSVC hạ tầng; .

 - Khảo sát đánh giá nắm bắt tình hình thực tế của Nhà trường và địa phương, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân cụ thể về ưu điểm và tồn tại của Nhà trường trong thời gian qua; từ đó xác định dự báo những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực trong thời gian tới.

 - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà trường và địa phương, Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Kế hoạch vừa phải xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu chung vừa phải đề ra được các chỉ tiêu, các giải pháp và biện pháp thực hiện cụ thể.

 - Tham khảo ý kiến góp ý bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch.

 - Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng bổ sung, Sửa đổi để hoàn chỉnh kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 744Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo về công tác “Xã hội hóa giáo dục” trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Thư viện; 1 kho sách; 1 phòng Kế toán; 1 phòng Hội trường). Các phòng đều có trang bị tủ hồ sơ và bàn ghế làm việc đầy đủ.
* CSVC phục vụ cho học sinh bán trú
Từ năm 1996 đến nay, nhà trường có hợp đồng với 3 nhân viên phục vụ, tổ chức nấu ăn và tổ chức chỗ nghỉ cho những học sinh có nhu cầu bán trú. Có một nhà bếp nấu ăn cho học sinh bán trú tương đối đảm bảo chất lượng. Có hệ thống giường nằm nghỉ trưa cho học sinh đặt sau các lớp học.
* Các công trình nhà để xe; khu vệ sinh; giếng nước; hệ thống thoát nước
	Nhà trường đã có 1 nhà để xe cho học sinh và 1 nhà để xe cho gáo viên . Có 1 giếng nước đào cạnh nhà bếp nấu ăn cho học sinh bán trú. Có 2 nhà vệ sinh dùng riêng cho học sinh nam, nữ tương đối đảm bảo chất lượng. Có hệ thống hầm rút và nước xả tương đối bảo đảm vệ sinh.
* Hệ thống bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát
	Khuôn viên trường học đã được trồng nhiều cây có bóng mát lớn, có giá trị kinh tế và thẩm mỹ như bằng lăng, sao đen, cây viết. Khu trung tâm đã có hệ thống bồn hoa, cây cảnh tương đối đẹp mắt. Khoảng đất trống phía trước dãy phòng học lớp 1 đã được trồng một số cây bóng mát và 2 hàng cây chuỗi ngọc. 
	2.3 . Những thuận lợi và khó khăn 
	a. Thuận lợi
	Trong năm qua, nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT và Đảng uỷ, UBND thị trấn Buôn Trấp về biên chế đội ngũ giáo viên, chỉ đạo về công tác chuyên môn, hỗ trợ về công tác đầu tư xây dựng CSVC. 
	Nhân dân địa phương có trình độ dân trí cao; đa số có điều kiện và luôn phối hợp với nhà trường để chăm sóc giáo dục con em.
Tập thể CBVC đa số là trẻ khoẻ, có trình độ đào tạo trên chuẩn, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công tác, ham học hỏi, cầu tiến bộ.
Trường có chi bộ với 21 đảng viên; nhà trường và các đoàn thể có sự phối hợp chặt chẽ, hoạt động đồng bộ, đạt hiệu quả cao trong mọi phong trào thi đua.
Đội ngũ cán bộ quản lý tâm huyết, tận tâm, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tiếp tục phát huy được khối đoàn kết nội bộ và tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các ngành, các cấp và cha mẹ học sinh.
Khó khăn
Nhà nước và các cấp quản lý chưa có chủ trương đầu tư xây dựng 
Nguồn kinh phí ngân sách còn ít, sự huy động các nguồn kinh phí khác để hổ trợ cho công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp hết sức hạn chế.
c. Thành công, hạn chế
c.1.Thành công
	Trong quá trình vận dụng đề tài vào thực tế đã được Phòng GD&ĐT; Đảng ủy; HĐND; UBND thị trấn Buôn Trấp đồng ý phê duyệt chủ trương, kế hoạch và triển khai thực hiện kịp thời. Được sự đồng tình ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường và đặc biệt là cha mẹ học sinh và toàn thể nhân dân địa phương. Quản lý chỉ đạo thực hiện có hiệu quả thiết thực phong trào “Xã hội hóa giáo dục”, huy động được nhiều nguồn lực để xây dựng; tu sửa nâng cấp cơ sở vật chất trường học; cải tạo cảnh quan môi trường; góp phần đẩy mạnh việc thực hiện các phong trào thi đua; đáp ứng được với nhu cầu phát triển của nhà trường.
c.2. Hạn chế
Nguồn kinh phí hỗ trợ của địa phương còn hạn chế, chủ yếu dựa vào sự đóng góp của cha mẹ học sinh. Việc quy hoạch bố trí phòng học, các phòng chức năng; cảnh quan môi trường trước đây chưa thực sự khoa học; cần phải có sự đầu tư cải tạo lâu dài.
	d. Mặt mạnh, mặt yếu
d.1.Mặt mạnh
	Đề tài có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cán bộ viên chức, học sinh và nhân dân địa phương. Nhà trường đóng ở địa bàn trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện nhà, nên có nhiều tiềm lực đề huy động.
	Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Krông Ana; của Đảng ủy; HĐND; UBND Thị trấn Buôn Trấp; sự phối hợp của các ngành các cấp; sự đồng tình ủng hộ của toàn thể cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương. Huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học; cải tạo cảnh quan môi trường; đẩy mạnh các phong trào Văn nghệ- Thể thao; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
d.2.Mặt yếu 
Một số gia đình học sinh đời sống còn gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện chăm sóc con em. Sự quan tâm dầu tư kinh phí của nhà nước và của địa phương còn hạn chế.
d. Nguyên nhân, yếu tố tác động
d.1.Nguyên nhân thành công
	Hiệu trưởng đã thể hiện được vai trò trách nhiệm của mình vừa là nhà lãnh đạo vừa là người quản lý. Luôn luôn nghiên cứu kỹ nội dung các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành; của địa phương về công tác giáo dục, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn tổ chức về công tác “ Xã hội hóa giáo dục”. Hiệu trường đã khảo sát nắm bắt tình hình thực tế, tìm ra những ưu điểm, tồn tại và các nguyên nhân cơ bản để từ đó phát huy trí tuệ tập thể trong việc xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương và xu thế phát triển chung của xã hội. 
Lãnh đạo nhà trường đã sáng tạo và năng động trong việc chỉ đạo quản lý công tác “ Xã hội hóa giáo dục”. Trong quá trình thực hiện công tác “ Xã hội hóa giáo dục”, lãnh đạo nhà trường đã tuân thủ đủng các nguyên tắc: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật; nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích; bảo đảm Khách quan - Công bắng - Minh bạch - Hiệu lực - Hiệu quả- An toàn - Tiết kiệm.
Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, phân công trách nhiệm cụ thể, đúng người, đúng việc, phát huy được tinh thần trách nhiệm, năng lực, công sức và trí tuệ của mọi người trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác “ Xã hội hóa giáo dục”. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong Nhà trường; xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ. 
Làm tốt công tác tham mưu với Cấp uỷ và chính quyền địa phương và công tác tuyên truyền vận động nhân dân để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các ngành các cấp, của CBVC và CMHS.
 Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường; thực hiện tốt công tác "Xã hội hóa giáo dục" nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; cải tạo cảnh quan môi trường; đẩy mạnh phong trào văn nghệ- thể thao góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.	
d.2. Nguyên nhân hạn chế
Đời sống của một số nhân dân còn khó khăn, nên nguồn kinh phí huy động để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học chưa nhiều. 
Thủ tục hành chính trong quá trình phê duyệt và triển khai xây dựng từ nguồn vốn do cha mẹ học sinh đóng góp còn nhiều bất cập, mất nhiều thời gian và chưa tiết kiệm được kinh phí.
e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng
	Trường TH Krông Ana được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2001, nhưng vần còn những hạn chế như sau:
 	Khuôn viên nhà trường hẹp về bề ngang, chiều dọc chạy dài theo mặt đường, phương tiện giao thông đi lại nhiều nên chưa thật sự yên tĩnh và khó khăn trong việc giữ gìn an toàn giao thông cho HS. Khu vực sân tập thể dục cho học sinh, nền đất cát, bụi về mùa khô, bẩn dính về mùa mưa.
Số phòng học còn thiếu so với nhu cầu phát triển: 02 ( 1 phòng học văn hóa và 1 phòng Giáo dục nghệ thuật( Mỹ thuật và Âm nhạc). 15/21 phòng học có thiết kế diện tích hẹp không đảm bảo để biên chế 35 HS/1lớp. Bàn ghế học sinh 7 phòng học là loại 4 chỗ ngồi không đúng theo quy định. Nhiều máy tính đã xuống cấp, tốc độ truy cập Internet chậm không đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh. Hệ thống điện đã xuống cấp, quá tải và không đảm bảo an toàn. Hệ thống đèn nhiều phòng học không đủ ánh sáng, nhiều quạt trần bị hỏng hoặc quay chậm không đủ mát cho học sinh.
Hiện tại nhà trường sử dụng gầm cầu thang làm phòng Y tế trường học; 1 phòng 12 m2 là phòng làm việc của GVTPT Đội chung với phòng kế toán; phòng Thư viện làm nơi uống nước, nghỉ giải lao của giáo viên. Theo quy định của trường chuẩn quốc gia nhà trường còn thiếu 7 phòng chức năng ( 1 phòng làm việc của Phó Hiệu trưởng; 1 phòng Y tế trường học; 1 phòng truyền thống Đội; 1 phòng đọc Thư viện; 1 phòng thường trực bảo vệ; 1 phòng Văn thư và 1 phòng công vụ của giáo viên).
Nơi ăn của học sinh ở tại phòng học; hệ thống giường nghỉ đặt trong các phòng học làm chật diện tích, mất vệ sinh và thẩm mỹ ảnh hưởng đến tất cả học sinh. Bếp nấu ăn nằm trung tâm khuôn viên, gần các phòng học, nước xả và mùi thức ăn tỏa ra làm ảnh hường chung đến môi trường toàn trường.
Hệ thống điện quá tải, nhiều bóng đèn và quạt bị hỏng phải thay thế; Giếng nước đào không đủ nước tưới cây về mùa khô, phải nhờ giếng nước của gia đình nhà bảo vệ. Chưa có công trình vệ sinh dùng riêng cho giáo viên. Chưa có hệ thống cống thoát nước, nên khu vực bên trái khuôn viên, phía sau các lớp học, nhà để xe, nhà vệ sinh và nhà kho bị ngập úng vào mùa mưa. Công trình vệ sinh cạnh hội trường, nhiều vòi nước và bệ rửa tay bị hỏng. Nhà để xe cho học sinh và giáo viên, diện tích hẹp, mái tôn đã bị hỏng, cần phải được nâng cấp.
Khu vực phía trước khán đài, sân bê tông chưa có cây bóng mát, nên rất nắng nóng khi học sinh tham gia sinh hoạt tập thể. Khu vực phía sau và trước cửa dãy phòng học lớp 1, chưa có cây bóng mát, nắng chiếu vào lớp học, gây nóng bức cho học sinh. Một số cây gỗ tạp dễ đổ gãy cành gây tai nạn, lá rụng nhiều, làm mất vệ sinh, rễ nổi làm hỏng sân trường( như cây keo tai tượng, cây hoa sữa) cần phải được thay thế dần. Hệ thống bồn hoa, cây cảnh chưa được quy hoạch tổng thể, số lượng ít và chưa đẹp.
	Nguyên nhân dẫn đến nhứng thực trạng trên gồm những vấn đề sau:
	Một là: Diện tích khuôn viên của trường hiện nay chính là một điểm trường lẻ, không được quy hoạch xây dựng một cách tổng thể dẫn đến việc sáp xếp bố trí phòng học và các phóng chức năng chưa khoa học.
	Hai là: Hơn 10 năm nay, nhà nước và địa phương chưa có chủ trương đầu tư tái xây dựng, tu sửa nâng cấp CSVC nên dẫn đến các phóng học và các phòng chức năng xây dựng trước đây đã xuống cấp trầm trọng.
	Ba là: Trong những năm gần đây nguồn huy động đóng góp của nhân dân còn hạn chế; nguồn thu do UBND thị trấn điều tiết chung cho cả địa bàn thị trấn nên chưa khuyến khích được các trường làm tốt công tác “ Xã hội hóa giáo dục”.
	Bốn là: Công tác tổ chức họp cha mẹ học sinh để bàn bạc thống nhất kế hoạch xây dựng CSVC và mức huy động đóng góp được tổ chức vào đầu các năm học là chưa phù hợp, nên khó khăn trong việc trình Hội đồng nhân dân thị trấn phê duyệt và triển khai xây dựng kịp thời chuẩn bị cho năm học sau. (Ví dụ: để chuẩn bị CSVC cho năm học 2013-2014 thì phải được Hội đồng nhân dân thị trấn phê duyệt chủ trương để UBND chỉ đạo xây dựng từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2014, nhưng lại tổ chức họp CMHS vào tháng 9 năm 2014, là chưa phù hợp). Quy trình tổ chức nhiều công đoạn, thủ tục hành chính trong xây dựng còn phức tạp, dẫn đến chưa tiến hành tu sửa, nâng cấp, xây dựng các hạng mục công trình theo đúng kế hoạch, làm giảm lòng tin của nhân dân.
	Năm là: Kể từ khi đạt chuẩn đến nay, do công tác luân chuyển cán bộ quản lý nên nhà trường chưa tham mưu được với lãnh đạo các cấp để tổ chức Hội nghị liên tịch bàn về công tác củng cố trường chuẩn quốc gia mức độ 1, xây dựng đề án trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
	3. Giải pháp, biện pháp để quản lý chỉ đạo công tác “ Xã hội hóa giáo dục”
	a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác “Xã hội hóa giáo dục” nhằm xây dựng, tu sửa nâng cấp kịp thời cơ sở vật chất trường học, cải tạo cảnh quan môi trường; đẩy mạnh các phong trào thi đua, đáp ứng với nhu cầu trước mắt và từng bước xây dựng nhà trường phát triển toàn diện và đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 giai đoạn 2015 - 2020.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
	Từ tình hình thực tế của nhà trường, và của địa phương, được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, tôi đã đề xuất với các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đoàn thể và tập thể cán bộ viên chức, mạnh dạn áp dụng một số giải pháp, biện pháp về quản lý chỉ đạo công tác “ Xã hội hóa giáo dục”như sau:
 	b.1. Nhóm các biện pháp huy động các nguồn lực từ bên trong 
 	Cha ông ta có câu: "Tự lực cánh sinh là chính ". Nguồn nội lực trong nhà trường có một vị trí hết sức quan trọng. Đó là nguồn lực từ bên trong, tạo cơ sở vững chắc cho nhà trường tự thân vận động, một cách chủ động, linh hoạt xây dựng nhà trường phát triển vững chắc. Phát huy tốt nguồn nội lực sẽ có cơ sở để thu hút và huy động nguồn ngoại lực.
 	b.1.1. Biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của công tác XHHGD, về trách nhiệm huy động các nguồn lực cho mỗi thành viên của nhà trường
	 Muốn thực hiện tốt công tác “công tác xã hội hoá Giáo dục” huy động các nguồn lực để phát triển nhà trường, thì trước hết phải biết linh hoạt và sáng tạo trong tuyên truyền vận động các đoàn thể và nhân dân hiểu rõ về Công tác Giáo dục: thông qua họp CMHS các lớp, toàn trường; tổ chức hội nghị chuyên đề; thông qua họp thôn, tổ dân phố; sơ kết, tổng kết hàng năm hay giao lưu kết nghĩa, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Hội diễn văn nghệ, Thể thao...; tích cực tham gia các cuộc thi do UBND xã và các đoàn thể ở địa phương tổ chức. Nội dung các thông tin tuyên truyền cần ngắn gọn cụ thể, sinh động và thiết thực.
 b.1.2. Biện pháp xây dựng kế hoạch và chiến lược công tác “ Xã hội hóa giáo dục”
 Xây dựng kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Xây dựng kế hoạch phải vừa mang tính định hướng mục tiêu yêu cầu chung vừa phải có tính khả thi và đề ra được các giải pháp thực hiện cụ thể, thiết thực cho từng nội dung. Phải có kế hoạch chiến lược phát triển trong từng giai đoạn gắn với kế hoạch cho từng năm, từng hạng mục cụ thể. Để thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch của Nhà trường nói chung, kế hoạch thực hiện huy động các nguồn lực nói riêng, tôi đã tiến hành như sau:
 - Nghiên cứu kỹ nội dung Luật giáo dục; Điều lệ trường phổ thông; Chỉ thị số 40 ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành TW Đảng về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; Nghị định 24 / NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng CSVC hạ tầng; ...
 - Khảo sát đánh giá nắm bắt tình hình thực tế của Nhà trường và địa phương, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân cụ thể về ưu điểm và tồn tại của Nhà trường trong thời gian qua; từ đó xác định dự báo những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực trong thời gian tới.
 - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà trường và địa phương, Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Kế hoạch vừa phải xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu chung vừa phải đề ra được các chỉ tiêu, các giải pháp và biện pháp thực hiện cụ thể.
 - Tham khảo ý kiến góp ý bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch.
 - Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng bổ sung, Sửa đổi để hoàn chỉnh kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện.
 b.1.3. Biện pháp tổ chức nâng cao vai trò chủ thể quản lý; mở rộng hoạt động các đoàn thể trong nhà trường; sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong công tác “ Xã hội hóa giáo dục”
 Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Cán bộ nào, phong trào ấy”. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay cũng vậy, công tác tổ chức cán bộ quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác trong công tác Quản lí trường học nói chung, trong việc tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực nói riêng. Các đoàn thể trong nhà trường có một vai trò hết sức quan trọng, nếu biết phối hợp chặt chẽ, hoạt động đồng bộ sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy nhà trường phát triển toàn diện. Cán bộ phải là người có: “Tâm” - có “Tầm” và có “Tài”. Cái “Tâm” là cái đức, là gốc của con người, giúp người cán bộ toàn tâm, toàn ý lo cho công việc, luôn biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, bảo đảm sự khách quan, công bằng khi đánh giá, nhận xét, luôn biết tôn trọng và động viên khuyến khích mọi người cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành công tác. Nhà trường đã mạnh dạn trong công tác quy hoạch và bồi dưỡng , sử dụng cán bộ. Cơ cấu các cán bộ viên chức, có năng lực, có uy tín đảm đương các các chức vụ chủ chốt trong các đoàn thể, tổ khối trong nhà trường làm tiền đề để từng bước củng cố tổ chức và hoạt động đồng bộ, có hiệu quả. Nhà trường đã thực hiện tốt công tác dân chủ hoá trong nhà trường, công khai minh bạch và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
	b.2. Nhóm biện pháp huy động nguồn lực từ bên ngoài
	Huy động nguồn “ngoại lực” là một vấn đề hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng để đầu tư xây dựng nhà trường đồng bộ, khang trang. Nguồn lực từ bên ngoài, hỗ trợ cho nhà trường xây dựng và phát triển toàn diện, nhất là công tác xây dựng CSVC. Có thu hút tốt Nguồn Ngoại lực thì mới có cơ sở để tiếp tục vận động và phát huy nguồn “nội lực”.
	b.2.1. Biện pháp tham mưu, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng GD và tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp của các Cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương
	 Công tác tham mưu của Hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng, giúp Cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cấp quản lí triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác giáo dục đối với nhà trường. Đây là biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện thành công công tác “xã hội hoá Giáo dục” để huy động mọi nguồn lực phát triển nhà trường. Là sự liên kết chặt chẽ của ba môi trường GD: Gia đình – Nhà trường và xã hội. Trước khi tham mưu cho Chính quyền hay đoàn thể ở địa phương; Hiệu trưởng cần chuẩn bị kĩ các nội dung , đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Kế hoạch vừa cụ thể thiết thực nhưng phải có tầm nhìn xa, đón đầu theo quy luật vận động phát triển chung. Cần nắm vững các văn bản chỉ đạo của ngành, của nhà nước, nhất là vấn đề phân cấp quản lí về công tác GD&ĐT. Hiệu trưởng phải biết kiên trì, nhẫn nại, biết đàm phán và thuyết phục.
	Để chuẩn bị CSVC cho năm học 2014-2015 và những năm học tiếp theo, nhà trường đã tổ chức họp cha mẹ học sinh ngay từ tháng 4 năm 2014, để bàn bạc kế hoạch về tu sửa nâng cấp và xây dựng CSVC trường học. Tham mưu với UBND và Phòng GD&ĐT tổ chức Hội nghị liên tịch trong tháng 6 năm 2014, để lãnh đạo các cấp thống nhất kế hoạch xây dựng CSVC cho trường trong 2 năm học tiếp theo. Căn cứ vào kết quả họp cha mẹ học sinh các lớp, kết quả hội nghị liên tịch, lãnh đạo nhà trường điều chỉnh bổ sung và trình các cấp phê duyệt và tổ chức thực hiện.
 b.2.2. Tăng cường mối quan hệ, tham gia các hoạt động với các bên có liên quan
	Việc tuyên truyền vận động cho nhân dân hiểu, để tổ chức thực hiện kế hoạch thành hiện thực là một vấn đề hết sức quan trọng. Trước hết phải tổ chức các cuộc họp liên tịch giữa UBND thị trấn, chính quyền thôn, tổ dân phố với Lãnh đạo nhà trường và Ban đại diện CMHS của nhà trường để phân cấp trách nhiệm một cách cụ thể. Xây dựng CSVC theo Nghị định 24 của Chính phủ là do HĐND; UBND thị trấn tổ chức thực hiện , có sự tham gia giám sát của Ban đại diện CMHS và lãnh đạo nhà trường. Ý Đảng hợp với lòng dân thì sẽ tạo thành sức mạnh vô cùng to lớn. Phải phát huy cao quyền dân chủ: tổ chức họp, thông báo công khai để cho CMHS được biết, được bàn bạc, được làm và giám sát kiểm tra. Để thực hiện đúng quy chế dân chủ và tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh, nhà trường không tổ chức thu các khoản đóng góp ngay từ đầu năm học. Sau khi tổ chức họp cha mẹ học sinh để bàn bạc thống nhất và được các cấp phê duyệt chủ trương, nhà trường sẽ tổ chức thu trong nhiều tháng trong năm học. Nhà trường đã tham mưu với chính quyền các cấp, làm việc với các nhà thầu tiến hành xây dựng kịp thời các công trình theo kế hoạch để đưa vào sử dụng. Nguồn kinh phí xây dựng sẽ quyết toán trong nhiều năm, nhằm giảm mức đóng góp hàng năm của cha mẹ học sinh.
	b.2.3. Đầu tư, nuôi dưỡng các nguồn thu
	Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho Ban đại diện CMHS thường xuyên được thay mặt toàn thể CMHS kết hợp chặt chẽ với nhà trường không những trong công tác huy động mọi nguồn lực để XDCSVC trường học mà cả trong các công tác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tránh tổ chức cho có hình thức, một năm họp vài lần lấy lệ, không công khai minh bạch các khoản đóng góp theo quy định làm mất lòng tin của nhân dân. Phải biết tranh thủ sự đồng tình hỗ trợ của các ngành các cấp cả về nhân tài và vật lực. Nhất là đối với các chủ thầu xây dựng , 

Tài liệu đính kèm:

  • docLUUXUANLAM_QUANLY_THKRONGANA.doc