Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội

Lựa chọn trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh.

- Đối với các em học sinh khối 1,2 (6-7 tuổi) giao tiếp của các em còn gặp nhiều hạn chế, hành động, phản xạ còn chậm, rụt rè, thiếu tự tin nên lựa chọn các trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Ví dụ: Trò chơi kéo co, bịt mắt bắt dê.

- Đối với các em học sinh khối 3,4,5 (8-10 tuổi) độ tuổi này học sinh có sự nhanh nhẹn, linh hoạt cao, vì thế yêu cầu độ khó ở các trò chơi cao hơn, trò chơi cũng vì thế mà phong phú về hình thức hơn.

Ví dụ: Trò chơi cướp cờ, ô ăn quan, nhảy dây.

 

doc 22 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 828Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhất là học sinh lớp 1 các em chưa nói thông thạo tiếng Việt dẫn đến học sinh không hiểu, hoặc hiểu chậm khi truyền tải nội dung về trò chơi. Anh chị phụ trách của các lớp chưa hiểu hết vai trò và ý nghĩa của các trò chơi, nhiều khi còn xem nhẹ việc tổ chức và tham gia sinh hoạt với các em.
	Nhằm giúp cho việc nghiên cứu đề tài mang tính khả thi, trước khi thực hiện đề tài, ngay từ đầu năm học 2016-2017 tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ học sinh tại trường với những câu hỏi như: Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em lựa chọn:
Câu 1: Em có thích trò chơi dân gian không?
Yêu thích.
Bình thường
Không yêu thích
Câu 2: Em có thường xuyên chơi các trò chơi dân gian hay ko ?
A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng
C. Không chơi
Câu 3: Em có tự tin mình hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam không?
A. Tự tin
B. Bình thường
C. Không tự tin
Sau khi khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
Câu hỏi
Kết quả
A (%)
B (%)
C (%)
Câu 1
35 %
50 %
15 %
Câu 2
20 %
65 %
15 %
Câu 3
25 %
45 %
30%
	III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, việc lựa chọn và đưa ra các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, với đối tượng của các em là một việc làm không đơn giản chút nào. Vì thế, trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho các em ở cấp liên đội tôi thường cân nhắc kĩ lưỡng để lựa chọn và đưa ra các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của các em, có nghĩa là trò chơi dân gian phải dễ chơi, vật dụng dễ làm, dễ kiếm và trò chơi phải phù hợp với không gian đễ tổ chức chơi. Qua trò chơi, phải giáo dục cho các em về mặt tình cảm, đạo đức và lối sống. Căn cứ vào thực tế của trường, đối tượng học sinh, bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm, trong việc lựa chọn trò chơi theo từng nhóm và cách chơi, luật chơi của từng trò chơi cụ thể như sau:
	1.Tham mưu, lập kế hoạch, tập huấn cho anh chị phụ trách, ban chấp hành liên, chi đội.
- Dựa vào kế hoạch năm học, kế hoạch của hội đồng Đội cũng như kế hoạch của nhà trường, tham mưu, lập kế hoạch từ đầu năm học về việc lồng ghép tổ chức các trò chơi dân gian vào các buổi chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa, các ngày lễ lớn, ngày hội của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh...triển khai đến các lớp các em học sinh trong toàn trường, lập kế hoạch dài hạn xuyên suốt trong 1 năm học, kế hoạch chung hạn theo kế hoạch bổ sung mới nhất cấp trên triển khai.
- Lên kế hoạch tham mưu để phối kết hợp với các tổ chức trong ngoài nhà trường: Trong nhà trường giữa Đoàn – Đội, Đội – Nhà trường, ngoài nhà trường: Đoàn xã, UBND xã – Nhà trường, hội đồng Đội huyện – Nhà trường... để mang lại hiểu quả tốt nhất. 
- Mỗi năm học lên kế hoạch tổ chức tập huấn ít nhất 2 lần cho ban chấp hành liên, chi đội, cho anh chị phụ trách các lớp, trong đó hướng dẫn về cách triển khai,tổ chức đánh giá các trò chơi dân gian trong nhà trường. 
2. Lựa chọn trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh.
- Đối với các em học sinh khối 1,2 (6-7 tuổi) giao tiếp của các em còn gặp nhiều hạn chế, hành động, phản xạ còn chậm, rụt rè, thiếu tự tin nên lựa chọn các trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Ví dụ: Trò chơi kéo co, bịt mắt bắt dê...
- Đối với các em học sinh khối 3,4,5 (8-10 tuổi) độ tuổi này học sinh có sự nhanh nhẹn, linh hoạt cao, vì thế yêu cầu độ khó ở các trò chơi cao hơn, trò chơi cũng vì thế mà phong phú về hình thức hơn.
Ví dụ: Trò chơi cướp cờ, ô ăn quan, nhảy dây....
3. Chia nhóm trò chơi, giới thiệu một số trò chơi dân gian
- Trò chơi dân gian được chia làm 2 nhóm: Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo và nhóm trò chơi học tập
3.1 Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo: là nhóm trò chơi theo chủ đề nhằm phát triển trí lực, giáo dục thể chất, là hoạt động có ý thức, nhằm để đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt ra, trong khi thực hiện nhiệm vụ của trò chơi, mỗi người trong từng vai trò của mình phải sử dụng các hoạt động như: Đi, chạy, nhảy, ném, vỗ, đập, leo, mang vác, bò trườn...Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo được tổ chức ở một không gian rộng rãi, thoáng đãng, đặc biệt phải an toàn và phù hợp với trò chơi, để tổ chức các trò chơi thuộc nhóm trò chơi này cần quảng thời gian tầm vài tiếng đến 1 buổi tùy theo thời lượng của trò chơi khác nhau mà thơi gian tổ chức cũng khác nhau, tùy theo từng độ tuổi, đối tượng học sinh mà triển khai trò chơi cho phù hợp. Ví dụ: Các em học sinh khối 1,2,3 tham gia trò chơi với mức độ đơn giản, yêu cầu về độ khó thấp hơn các em học sinh khối 4,5. Tôi xin đưa ra một số trò chơi ở phần nội dung này như sau:
*Trò chơi: Cướp cờ.
 - Mục đích: 
+ Luyện khả năng nhận biết về mục tiêu và ý nghĩa của trò chơi.
+ Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật, đoàn kết đồng đội.
- Vật liệu sử dụng: Cờ.
- Cách chơi và luật chơi: Chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình. 
Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
 Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số.
Hình 1: Lớp 4A2 chơi trò chơi cướp cờ
trong tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thì sẽ thua cuộc.
Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người thì thắng cuộc.
Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua, số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua, số nào bị thua rồi “bị chết” quản trò không gọi số đó chơi nữa.
 Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ.
Người chơi tìm cách lừa đối phương để lấy cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn, khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau.
	 *Trò chơi: Ô ăn quan
	- Mục đích: 
 + Giáo dục các em thiếu nhi tính sáng tạo, cách thức tính toán, tạo sự gần gũi và đoàn kết cho các em học sinh.
	- Vật liệu sử dụng: Các viên đá, sỏi hoặc các vật liệu nhỏ.
	- Cách chơi, luật chơi:
 Cách sắp xếp quân: Bao gồm 10 ô vuông (ô dân) và 2 ô bán nguyệt (ô qua) ô dân được sắp xếp thành 5 ô vuông đối xứng nhau mỗi ô vuông có 5 dân, mỗi ô quan có 1 quân, chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kì do người đó chọn trong số 5 ô vuông của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý.
Hình 2: Lớp 5A1 chơi trò chơi ô ăn quan 
trong tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Trường hợp ăn quân, nếu liền sau đó là một ô trống (ô dân) rồi đến một ô có chứa quân (không phân biệt ô quan hay ô dân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Còn đối với trường hợp ăn liên tiếp, nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân thì người chơi có quân ăn tiếp quân ở ô này. Nếu lại tiếp tục một ô trống rồi đến ô có quân thì người chơi có quyền ăn tiếp quân của các ô. Đối với trường hợp mất lượt, nếu liền sau đó là ô quan (có quân hoặc không có quân) hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. 
	 Khi kết thúc toàn bộ dân và quan ở 2 ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã ăn hết nhưng vẫn còn quân trong những ô vuông thì quân trong những ô vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy, lúc này được gọi là “Hết quan toàn dân kéo về”. 
	*Trò chơi: Nhảy bao bố.
- Mục đích: 
+ Rèn luyện kỹ năng giữ thăng bằng, khả năng bật nhảy và sự phối hợp động tác trong vận động.
- Vật liệu sử dụng: Dây làm đích, bao bố 
 - Cách chơi luật chơi:
Hình 3: Khối 3,4,5 chơi trò chơi nhảy bao bố nhân dịp lễ 30/4-1/5.
	Mỗi người chơi chia làm 1 đội, mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. 
	Người chơi bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh “xuất phát” người chơi bắt đầu nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát. Đội nào về trước đội đó thắng.
	Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật.
 	*Trò chơi: Nhảy dây
 	 - Mục đích: 
	+ Rèn luyện kỹ năng thăng bằng, khả năng bật nhảy, sự đoàn kết tập thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho tim mạch và phát triển cơ bắp. 
 	- Vật liệu sử dụng: Dây nhảy. 
  	 - Cách chơi và luật chơi:
	Dụng cụ chơi là một cuộn dây thừng có chiều dài bằng 2 đến 4 lần sải cánh tay tùy theo nhảy đơn, đôi hoặc nhảy tập thể. 
Hình 3,4: Khối 3 chơi trò chơi nhảy dây đơn, nhảy đôi
	Nhảy đơn là tự mình quăng dây rồi nhảy. Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân.
	Người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu vướng dây thì bị phạt.
Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người 
 	 Nhảy tập thể: là có 2 người đứng 2 đầu cầm dây quăng, một người hoặc có thể cả hai ba người nhảy lựa chiều cùng vào rồi nhảy theo chiều dây quăng. Nếu bị vấp tức là phạm lỗi thì phải ra thay cho người cầm dây để trò chơi cứ thế tiếp tục.
Hình 5: Khối 3 chơi trò chơi nhảy dây tập thể
3.2 Nhóm trò chơi học tập: Là nhóm trò chơi có định hướng rõ ràng, là một hình thức học tập hiểu quả, thông qua trò chơi để ôn tập, củng cố, rèn luyện kiến thức môn học một cách nhẹ nhàng, dễ dàng vượt qua khó khăn trong học tập, sử dụng hợp lý các trò chơi học tập với nhu cầu vui chơi của học sinh có tác dụng nâng cao hứng thú với giờ học và phát triển tính tích cực trong giờ học... Nhóm trò chơi học tập có thể tổ chức trong nhiều không gian khác nhau tùy thuộc vào tính chất của trò chơi, có thể không gian lớp học, sân trường... đảm bảo an toàn phù hợp với trò chơi. Các em học sinh khối 1,2,3 sẽ chơi trò chơi với yêu câu và mức độ đơn giản, có độ khó thấp hơn các em học sinh khối 4,5. Thời gian tổ chức troc hơi học tập có thể tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội... sau đây tôi xin đưa ra một số trò chơi thuộc nhóm trò chơi này như sau:
	*Trò chơi: Chi chi chành chành
 	 - Mục đích:
+ Giúp các em phát triển khả năng đọc và phát âm, đồng thời giáo dục các em tính nhanh nhẹn và khéo léo.
- Cách chơi: Để các em học sinh xoè tay ra, còn bạn giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, tất cả cùng đọc bài “chi chi chành chành”. Đến chữ “hu hu”, “ập” trẻ nắm tay lại thật nhanh, còn bạn thì rút tay thật nhanh, ai rút không kịp thì phải xoè tay cho người khác chơi .
Hình 6: Tổ chức chơi trò chơi chi chi chành chành cho tập thể các khối lớp trong nhà trường vào tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
 Lời 1: Lời 2
 Chi chi chành chành Chi chi chành chành Sáo nằm gốc mít  
 Nhớ rút cho nhanh  Chim oanh học nói  Khóc mẹ hu hu ! 
 Tay xoè ngón đặt  Khỉ già múa rối
 Miệng đặt mắt nhìn  Chó sói đuổi bò 
 Đi trốn đi tìm  Rùa nhảy khỏi hồ   
 Ú tim oà ập !  Bắt cò ăn thịt  
4. Dựa vào cách chơi truyền thống, thay đổi làm mới trò chơi.
	Bản thân tôi khi áp dụng cách chơi truyền thống cảm thấy học sinh dễ nhàm chán, chưa thực sự hứng thú và số lượng tham gia không được như mong muốn vì vậy tôi tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương pháp để gây sự hứng thú, hấp dẫn hơn, từ đó học sinh tham gia hiệu quả hơn, vì vậy ở 2 nhóm trò chơi tôi đã đổi mới một số phương pháp, vật liệu trò chơi như sau:
4.1 Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo:
	*Trò chơi: Cướp cờ:
 - Mục đích khi thay đổi làm mới trò chơi:
 	+ Luyện khả năng nhận biết về mục tiêu và ý nghĩa của trò chơi.
 	Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật, đoàn kết đồng đội.
 	+ Ôn luyện kiến thức các môn học: Tiếng việt, toán
- Vật liệu sử dụng: Cờ được thay bằng học sinh.
- Cách chơi và luật chơi: Chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình. 
 Quản trò ra câu hỏi bất kỳ liên quan đến kiến thức môn học (toán, tiếng việt) thành viên có số bất kỳ của hai đội chơi trả lời câu hỏi, trả lời đúng thì nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ về đội của mình.
 	Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể ra nhiều câu hỏi các thành viên thay nhau trả lời để tăng số lượng tham gia cướp cờ.	
Với trò chơi này khi chưa được thay đổi làm mới cách chơi, trò chơi thuộc nhóm trò chơi vận động, sáng tạo. Tuy nhiên khi thêm phần câu hỏi để ôn luyện kiến thức, trò chơi vừa có thể thuộc nhóm trò chơi học tập vừa thuộc nhóm trò chơi vận động, sáng tạo.
	*Trò chơi: Ô ăn quan
	- Mục đích khi thay đổi làm mới trò chơi:
 	+ Giáo dục các em thiếu nhi tính sáng tạo, cách thức tính toán, tạo sự gần gũi và đoàn kết cho các em học sinh.
	 	+ Tăng số học sinh tham gia (làm quân cờ) đòi hỏi học sinh luôn phải linh động và phản ứng nhanh nhẹn.
	- Vật liệu sử dụng: 
	+ Quân cờ được sử dụng từ các viên đá, sỏi hoặc các vật liệu nhỏ được thay bằng chính các em học sinh.
	+ Áo, dây ruy băng đeo tay (người điều khiển, người làm cờ phải khác màu)
	- Cách chơi, luật chơi:
	Học sinh làm người điều khiển quân cờ và học sinh là những quân cờ sẽ được trang bị dây ruy băng đeo tay hoặc áo màu khác nhau để dễ phân biệt
 	Cách sắp xếp quân: Bao gồm 10 ô vuông (ô dân) và 2 ô bán nguyệt (ô quan) ô dân được sắp xếp thành 5 ô vuông đối xứng nhau mỗi ô vuông có 5 dân (5 em học sinh), mỗi ô quan có 1 quân (1 em học sinh), người điều khiển quân cờ khi chơi sẽ dùng tất cả số trong một ô có quân bất kì do người đó chọn trong số 5 ô vuông của mình để lần lượt di chuyển vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể di chuyển ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý.
Khi di chuyển hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người điều khiển sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để di chuyển tiếp theo chiều đã chọn. Trường hợp ăn quân, nếu liền sau đó là một ô trống (ô dân) rồi đến một ô có chứa quân (không phân biệt ô quan hay ô dân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Còn đối với trường hợp ăn liên tiếp, nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân thì người chơi có quân ăn tiếp quân ở ô này. Nếu lại tiếp tục một ô trống rồi đến ô có quân thì người chơi có quyền ăn tiếp quân của các ô. Đối với trường hợp mất lượt, nếu liền sau đó là ô quan (có quân hoặc không có quân) hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. 
	 Khi kết thúc toàn bộ dân và quan ở 2 ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã ăn hết nhưng vẫn còn quân trong những ô vuông thì quân trong những ô vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy, lúc này được gọi là “Hết quan toàn dân kéo về”. 
	*Trò chơi: Nhảy bao bố.
	- Mục đích khi thay đổi, làm mới trò chơi: 
 	+ Rèn luyện kỹ năng giữ thăng bằng, khả năng bật nhảy và sự phối hợp động tác trong vận động.
	+ Giáo dục tinh thần đồng đội của người chơi.
	- Vật liệu sử dụng: Dây làm đích, bao bố 
 	- Cách chơi luật chơi:
	Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội có 2,3 thành viên tham gia chơi hoặc nhiều hơn, tuy nhiên phải có số người tham gia bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. 
	Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.
	Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.
*Trò chơi: Nhảy dây
 	 - Mục đích sau khi thay đổi, làm mới trò chơi
 	+ Rèn luyện kỹ năng thăng bằng, khả năng bật nhảy, sự đoàn kết tập thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho tim mạch và phát triển cơ bắp. 
 	+ Rèn luyện kĩ năng nghe nhạc, đếm nhịp. 
 	 - Vật liệu sử dụng: Dây nhảy, loa nhạc (các dụng cụ hỗ trợ âm thanh), file nhạc (nhạc thiếu nhi, nhạc sôi động, nhạc Đội)
  	- Cách chơi và luật chơi:
	Dụng cụ chơi là một cuộn dây thừng có chiều dài bằng 2 đến 4 lần sải cánh tay tùy theo nhảy đơn, đôi hoặc nhảy tập thể. 
	Nhảy đơn: Khi bắt đầu có tín hiệu âm thanh được bật lên, người chơi tự mình quăng dây rồi nhảy. Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân theo đúng nhịp của bài nhạc.
	Người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng nhịp và đúng quy định cho đến hết bài. Nếu vướng dây thì bị phạt. 
	Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người. Tương tự nhảy đơn, khi có tín hiệu âm thanh người cầm dây bắt đầu quăng dây, quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người. Nhảy liên tục theo nhịp và theo quy định cho đến hêt bài.
 	 Nhảy tập thể: là có 2 người đứng 2 đầu cầm dây quăng, một người hoặc có thể cả hai ba người nhảy lựa chiều cùng vào rồi nhảy theo chiều dây quăng. Nếu bị vấp tức là phạm lỗi thì phải ra thay cho người cầm dây để trò chơi cứ thế tiếp tục. Tương tự như 2 cách nhảy trên (nhảy đơn, đôi) nhảy theo nhịp bài nhạc đến hết bài và đúng quy định
	- Ở cả 3 cách chơi có thể phối nhạc với tốc độ khác nhau trong 1 bài nhạc (không quá nhanh cũng không quá chậm) nhằm luyện tập phản ứng linh hoạt cho học sinh, không gây nhàm chán cũng như tạo được hứng thú khi tham gia trò chơi.
Với trò chơi này khi chưa được thay đổi làm mới cách chơi, trò chơi thuộc nhóm trò chơi vận động, sáng tạo. Tuy nhiên yêu cầu thực hiện theo nhạc để rèn khả năng nghe nhạc, đếm nhip. Trò chơi vừa có thể thuộc nhóm trò chơi học tập vừa thuộc nhóm trò chơi vận động, sáng tạo.
4.2 Nhóm trò chơi học tập:
*Trò chơi: Chi chi chành chành
- Mục đích sau khi thay đổi, làm mới trò chơi 
+ Giúp các em phát triển khả năng đọc và phát âm, đồng thời giáo dục các em tính nhanh nhẹn và khéo léo.
	+ Rèn luyện kĩ năng nghe nhạc, đếm nhịp. 
	- Vật liệu sử dụng: loa nhạc (các dụng cụ hỗ trợ âm thanh), file nhạc (nhạc vè, nhạc đọc thơ)
- Cách chơi: Để các em học sinh xoè tay ra, còn bạn giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, khi nghe tín hiệu bài nhạc phát ra, tất cả cùng đọc bài “chi chi chành chành”. Theo nhịp của bài nhạc. Đến chữ “hu hu”, “ập” trẻ nắm tay lại thật nhanh, còn bạn thì rút tay thật nhanh, ai rút không kịp thì phải xoè tay cho người khác chơi.
 Lời 1: Lời 2
 Chi chi chành chành Chi chi chành chành Sáo nằm gốc mít  
 Nhớ rút cho nhanh  Chim oanh học nói  Khóc mẹ hu hu! 
 Tay xoè ngón đặt  Khỉ già múa rối
 Miệng đặt mắt nhìn  Chó sói đuổi bò 
 Đi trốn đi tìm  Rùa nhảy khỏi hồ   
 Ú tim oà ập !  Bắt cò ăn thịt  
	5. Sử dụng công nghệ thông tin, đa phương tiện vào các trò chơi dân gian.
	- Sử dụng trình chiếu trên máy tính áp dụng vào việc khảo sát các câu hỏi, nắm được thông tin để áp dụng tổ chức các trò chơi dân gian mang lại hiệu quả hơn.
	- Dử dụng công nghệ thông tin, đa phương tiện để trình chiếu các video, dùng âm nhạc dân gian, làn điệu dân ca kết hợp vào trò chơi để học sinh vừa có thể chơi trò chơi vừa biết thêm được 1 số nét văn hóa âm nhạc dân tộc, đồng thơi tăng thêm sự thích thú, mới mẻ thu hút học sinh tham gia vào các trò chơi dân gian hơn.
	6. Lồng ghép c

Tài liệu đính kèm:

  • docDUYEN.doc