Sáng kiến kinh nghiệm Trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh của trường Tiểu học Lê Lợi

Sáng kiến kinh nghiệm Trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh của trường Tiểu học Lê Lợi

Nêu gương:

Biện pháp "Nêu gương” là biện pháp mà chúng tôi xác định: Đây vừa là biện pháp vừa là động lực của thi đua. Việc nêu gương trước hết đồng chí đứng đầu trong cơ quan đơn vị, phải là tấm gương sáng về chuẩn mực đạo đức, lối sống, tính trung thực, sự công bằng, là trung tâm đoàn kết.Tấm gương đó không chỉ thực hiện :"nêu gương" trong giờ làm việc, ngày làm việc mà còn phải được thể hiện trong tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội và gia đình. Nêu gương không chỉ bằng lời nói, chuyện kể theo kiểu vẽ tranh, phô trương hình thức mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể của một người có việc làm tốt mang tính thuyết phục cao.

Công đoàn đã phối hợp cùng nhà trường làm tốt công tác “Nêu gương điển hình tiên tiến”. Sau khi tổng kết, rút kinh nghiệm các phong trào, những cá nhân hay tập thể tích cực, nhiệt tình, năng nổ trong công tác, có những sáng kiến mới và thiết thực đem lại hiệu quả cao cho phong trào thì được bình chọn, suy tôn để xét gương điển hình tiên tiến. Mỗi tập thể, cá nhân đó chính là những tấm gương sáng và là vốn quý của sự nghiệp giáo dục. Những gương điển hình tiên tiến là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua “Hai tốt”. Và họ là những gương điển hình trong phong trào “Giỏi việc trường – đảm việc nhà. Ở cơ quan đơn vị là những thành viên xuất sắc trong công việc tập thể cũng như của cá nhân. Gương điển hình thật sự là tấm gương sáng để đồng chí, đồng nghiệp học tập và noi theo. Ở gia đình họ là những người vợ, người mẹ nhất mực yêu thương chồng con, biết nuôi con khỏe dạy con ngoan.

Công đoàn chúng tôi đã nhân rộng tấm gương điển hình để biểu dương lực lượng có nhiều cống hiến vì tập thể. Chúng tôi xem biện pháp nêu gương đã ảnh hưởng tích cực về tư tưởng, hành động của đoàn viên công đoàn vì đó là biện pháp để đoàn viên thấy được “người thực – việc thực” tạo động cơ phấn đấu cho bản thân mình.

Ví dụ: Qua các buổi sinh hoạt công đoàn hoặc toạ đàm các ngày lễ. thì ban chấp hành cũng nêu những gương diển hình người tốt việc tốt. Như đồng chí đồng chí Trịnh Thị Hương thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp khi khó khăn, nhiệt tình ủng hộ các phong trào của nhà trường; Đồng chí Lâm Thị Nam mặc dù lớn tuổi nhất trong đơn vị, thường xuyên ốm đau nhưng chưa bao giờ đồng chí bỏ lỡ một cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; Trần Thị Thuỳ Vân hoàn thành tốt công việc của trường vừa tham gia nhiều hội thi đạt giải nhất, nhì: như thi văn nghệ, bóng chuyền. thi cắm hoa, đồng chí được nhận bằng khen của Trung ương hội đòng đội, kỷ niệm chương tổng phụ trách giỏi

 

doc 26 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 4787Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh của trường Tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường, từng bước vươn lên xứng đáng là lực lượng nòng cốt đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
Tổ chức Công đoàn có nhiều chuyển biến về nội dung và phương thức hoạt động, gắn bó với đoàn viên công đoàn, phát triển lực lượng, thể hiện ngày càng rõ là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng bộ và chính quyền; thực sự xứng đáng với niềm tin yêu của công nhân, viên chức, lao động.
+ Về phia tập thể:
- Công đoàn trường đã xây dựng khối đoàn kết vững mạnh, một tập thể tràn đầy yêu thương, biết đồng cam cộng khổ và sẻ chia, ưu ái cho nhau.
- Ban chấp hành Công đoàn phát huy tốt vai trò của mình trong việc phối hợp với chính quyền thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp và khơi dậy sức mạnh của các lực lượng trong nhà trường.
- Xây dựng được nội quy, quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể và nghiêm túc tuân thủ trong quá trình triển khai các hoạt động
+ Về phía cá nhân: 
- Là một người hoạt động trong công tác phong trào, bản thân tôi cảm thấy mình đã trưởng thành và được rèn luyện rất nhiều. Hơn nữa, là giáo viên tiểu học được đào tạo chính quy tại trường Cao đẳng sư phạm, đã công tác gần 30 năm trong ngành giáo dục. Trong thời gian công tác, tôi đúc rút được một số kinh nghiệm cơ bản mà bản thân xem đây là mặt mạnh trong công tác giảng dạy cũng như công tác công đoàn.
 - Tâm huyết với nghề, trung thực, thẳng thắn, chân tình cởi mở, có lối sống chan hoà, thân ái và là người trong sáng. 
 - Là người chủ tịch công đoàn trường thực sự là hạt nhân của khối đoàn kết và bảo đảm dân chủ trong mọi lúc, mọi nơi.
 b) Khó khăn:
 - Tuổi đời, tuổi nghề và sức khoẻ công đoàn viên trong đơn vị không đồng đều.
 - Một số chị em nhà có bố mẹ già , con còn nhỏ nên gia tham gia các hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. 
 - Ban chấp hành công đoàn làm công tác kiêm nhiệm nên chất lượng hoạt động phong trào đôi lúc chưa dạt theo yêu cầu.
 - Kinh nghiệm thực tiển của Ban chấp hành công đoàn còn ít 
 - Kinh phí ít nên hoạt động phong trào còn gặp nhiều hạn chế .
 - Công đoàn viên còn nặng về chuyên môn nên ít có thời gian để tham gia các hoạt động phong trào.
 - Giá cả thị trường luôn biến động ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tâm lí công đoàn viên ảnh hưởng đến đời sống anh chị em.
 Bên cạnh những thành công đã nêu trên, tôi nhận thấy khi thực hiện nghiên cứu đề tài có những hạn chế cần khắc phục như sau:
 -  Đơn vị đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp; tuyên truyền Bộ luật lao động; Luật Công đoàn bằng các hình thức. Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, hầu hết các nội dung tuyên truyền mới chỉ tổ chức tuyên truyền thông qua việc hội họp công đoàn.
- Công đoàn cơ sở tổ chức phát động và thực hiện các phong trào thi đua còn ở mức độ. Động viên khen thưởng chưa đáp ứng với sự phấn đấu của đoàn viên.
- Đôi lúc, đôi khi UBKT của đơn vị chưa thật sự chủ động trong việc tiến hành kiểm tra đồng cấp.
- Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy kiêm nhiệm công tác công đoàn nên khả năng bao quát công việc công đoàn đôi lúc chưa hiệu quả. 
 - Trong tổ chức công đoàn ở cơ sở, có khá nhiều đoàn viên còn rụt rè, thiếu tự tin nói trước đám đông.
 - Trong các phong trào bề nổi, số công đoàn viên có sức khỏe yếu tham gia phong trào chiếu lệ. Ví dụ: Hưởng ứng phong trào thể dục thể thao mà Nghị quyết công đoàn đưa ra, sau khi kiểm tra, chúng tôi thống kê được được số công đoàn viên chưa nổi bật như sau:
Tổ công đoàn số 1: tham gia 74%
Tổ công đoàn số 2: Tham gia 85%
Tổ công đoàn số 3: Tham gia 90%
Tổ công đoàn số 4: tham gia 95%
Tổ công đoàn số 5: Tham gia 95%
Tổ công đoàn số 6: Tham gia 90%
 Những mặt yếu trong tổ chức công đoàn tác động không nhỏ đến chất lượng hoạt động phong trào và đó là những mặt yếu mà người làm công tác công đoàn cần phải linh hoạt khi tổ chức phong trào.
* Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Ban chấp hành công đoàn đều là giáo viên giảng dạy làm công tác kiêm nhiệm nên ít có thời gian đầu tư cho công tác công đoàn.
- Công tác phối hợp có đôi lúc chưa sâu sát.
- Công đoàn đã phối hợp với chính quyền, qua mỗi đợt thi đua đều có sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Tuy nhiên có phong trào đánh giá chưa kịp thời
- Các tổ công đoàn có hoạt động song vẫn còn trầm
- Một số công đoàn viên chưa phát huy hết nội lực của bản thân nên cầm chừng khi tham gia một số phong trào.
- Quỹ công đoàn còn ít nên không đảm bảo chi cho các phong trào
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
 a. Mục tiêu của giải pháp:
“Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xă hội; nâng cao chất lương công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng ṇòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa”.
Phương châm hành động của công đoàn cơ sở là: “Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn”
b. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp:
- Chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động trong ngành, tham gia quản lý, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định 
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ nhà giáo và người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam
- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn trong đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước 
- Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu quả hoạt động của công đoàn giáo dục các cấp, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh 
- Đẩy mạnh công tác nữ công, thực hiện tốt phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” 
- Duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động 
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
- Thực hiện tốt công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn 
- Xác định chương trình, mục tiêu đáp ứng nguyện vọng, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên phù hợp với điều kiện khách quan tại đơn vị. Giải pháp này mang tính hiện thực đạt được mục tiêu phù hợp với đoàn viên, tình hình thực tế và sự tham gia của công nhân viên chức lao động.
- Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, phát huy sức mạnh tập thể và sự chủ động sáng tạo của mỗi đoàn viên; tạo động lực cho sự phát triển đơn vị, xây dựng mối quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định.
- Tham gia xây dựng, bổ sung hoàn thiện các chế độ chính sách pháp luật liên quan đến công nhân viên chức lao động; tham gia kiểm tra, giám sát một cách thực chất các hoạt động của cơ quan quản lý, đơn vị, với trọng tâm là “ hướng về đoàn viên, hướng về người lao động”.
- Xây dựng hệ thống cán bộ công đoàn có phẩm chất, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài những chính sách chung cũng cần có cơ chế chính sách khuyến khích, động viên cán bộ công đoàn yên tâm công tác, ổn định tư tưởng và được nâng cao về vật chất và tinh thần; hướng tới mục tiêu “công đoàn là một nghề” được đảm bảo.
- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phải cụ thể, thiết thực, hiệu quả, trên cơ sở pháp lý, khoa học, tính quần chúng, lộ trình, thời gian, phân công thực hiện, điều kiện đảm bảo, kiểm tra và tổng kết thực hiện. Phát huy phong trào quần chúng của đoàn viên và công nhân viên chức lao động thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
* Các giải pháp cụ thể:
Giải pháp 1: Phát huy 
Công đoàn tham gia, phối hợp với chuyên môn triển khai tổ chức các phong trào thi đua, tạo môi trường thuận lợi để đoàn viên, người lao động đóng góp trí lực, phát huy tinh thần làm chủ, động viên tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nâng cao trách nhiệm trong mọi công việc được giao, đây là nền tảng làm nên sự đồng thuận. Để làm được điều đó tổ chức công đoàn vận động đoàn viên và người lao động tích cực tham gia các phong trào cải thiện điều kiện làm việc, phong trào thi đua. Tham gia tốt các cuộc thi do Phòng giáo dục và Liên đoàn lao động Huyện tổ chức như thi giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi. tổng phụ trách giỏi thi vă nghệ thi bóng chuyền điều đạt giải. Ban Chấp hành công đoàn phối hợp, tham gia với lãnh đạo chuyên môn tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề bàn các giải pháp, tháo gỡ khó khăn; động viên cán bộ đoàn viên, người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến lề lối làm việc để tăng hiệu quả trong công tác và nâng cao đời sống cho đoàn viên công đoàn. Cùng với đó là động viên khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân tiên tiến nhằm khích lệ phong trào thi đua và nhân rộng các điển hình, hay cách làm hay của tập thể, cá nhân để tạo sức mạnh lan tỏa nhằm xây dựng văn hóa công sở của công chức viên chức và tăng thêm lòng tự hào và ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với đơn vị.
Giải pháp 2: Khích lệ 
Khích lệ tinh thần là một công việc vô cùng quan trọng để củng cố động cơ của đoàn viên công đoàn trong thực hiện nhiệm vụ. Tùy vào từng thời điểm khác nhau, người làm công tác vận dụng biện pháp khích lệ tinh thần cho phù hợp nhằm khơi dậy tinh thần làm việc hăng hái, nhiệt tình, tạo lập môi trường làm việc đoàn kết, thân thiện là chìa khóa giúp tăng cường sức mạnh, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ví dụ: Đ/c Trần Thị Thuỳ Vân tham gia hội thi “ Nữ tài năng duyên duyên dáng cấp Tỉnh” Ngoài động viên về tinh thần thì ban chấp hành công đoàn còn động viên cả vật chất và phân công đồng nghiệp đưa, đón, cổ vũ động viên đồng chí đi thi. Với sự cố gắng của bản thân và giúp đỡ của tập thể nên đồng chí đã đạt giải nhì của hội thi.
Chỉ cần lời động viên rất nhẹ nhàng, chân thành đã giúp tinh thần của đoàn viên thoải mái, khuyến khích sự tiến bộ, tạo nên sự hưng phấn tinh thần của đoàn viên, từ đó họ sẽ cố gắng hơn.
Giải pháp 3: Quan tâm, chia sẻ
 Ngoài nhiệm vụ công đoàn luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo đời sống nhà giáo và lao động trong ngành, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, phục vụ CNH - HĐH đất nước. công đoàn chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền đồng cấp kiểm tra giám sát và kiến nghị những chính sách hiện hành đối với nhà giáo và lao động được thực hiện đúng, đủ và kịp thời. Công đoàn luôn vận động anh chị em giúp đỡ nhau trong công tác, san sẻ gánh vác công việc cho nhau, quan tâm đến gia đình công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, động viên, chia sẻ với công đoàn viên bằng nhiều hình thức khác nhau, giúp đỡ bạn bè đồng nghiệp về mặt tâm lý, thể hiện sự chia sẻ, cảm thông. Ví dụ: Hoàn cảnh gia đình công đoàn viên đơn thân vì chồng mất, chồng, con bị bệnh hiểm nghèo, con học ở xa, công đoàn đã cắt cử người luân phiên nhau đến động viên thăm hỏi để đồng nghiệp vơi đi nỗi đơn thân. Nếu là bố, mẹ, vợ, chồng, con của họ bị ốm đau thì công đoàn thăm hỏi, dành thời gian ưu tiên cho họ có thời gian chăm sóc. Nếu là tinh thần thì phân tích giúp đỡ về mặt tư tưởng, về nhận thức, về biện pháp, cách giải quyết một vấn đề... Nói chung phải cùng vui khi đồng nghiêp của mình có tin vui, và cùng chia sẻ khi họ gặp điều không may mắn trong cuộc sống thì việc chia sẻ, động viên có kết quả làm cho đoàn viên công đoàn hết lòng vì tập thể, vì phong trào.
Ví dụ: Đồng chí Loan bị tai nạn không đi dạy được. Anh chị em trong nhà trường đã xung phong tự nguyện đi dạy thay cho đồng chí. Con đồng chí Bùi Thị Hoa bị bệnh bẩm sinh đã nhiều năm. Những lúc cháu trở bệnh, công đoàn động viên đồng nghiệp thay phiên nhau dạy thay để đồng chí Hoa có nhiều thời gian chăm sóc con.
Ngoài ra, công đoàn còn quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng đoàn viên ưu tú tạo nguồn cho Chi bộ xem xét kết nạp đứng vào hàng ngũ của Đảng. Những vấn đề quan tâm đó là nguồn động lực để đoàn viên công đoàn không ngừng phấn đấu trong thực hành nhiệm vụ.
Giải pháp 4: Nêu gương; thi đua – khen thưởng
+ Nêu gương:
Biện pháp "Nêu gương” là biện pháp mà chúng tôi xác định: Đây vừa là biện pháp vừa là động lực của thi đua. Việc nêu gương trước hết đồng chí đứng đầu trong cơ quan đơn vị, phải là tấm gương sáng về chuẩn mực đạo đức, lối sống, tính trung thực, sự công bằng, là trung tâm đoàn kết...Tấm gương đó không chỉ thực hiện :"nêu gương" trong giờ làm việc, ngày làm việc mà còn phải được thể hiện trong tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội và gia đình. Nêu gương không chỉ bằng lời nói, chuyện kể theo kiểu vẽ tranh, phô trương hình thức mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể của một người có việc làm tốt mang tính thuyết phục cao. 
Công đoàn đã phối hợp cùng nhà trường làm tốt công tác “Nêu gương điển hình tiên tiến”. Sau khi tổng kết, rút kinh nghiệm các phong trào, những cá nhân hay tập thể tích cực, nhiệt tình, năng nổ trong công tác, có những sáng kiến mới và thiết thực đem lại hiệu quả cao cho phong trào thì được bình chọn, suy tôn để xét gương điển hình tiên tiến. Mỗi tập thể, cá nhân đó chính là những tấm gương sáng và là vốn quý của sự nghiệp giáo dục. Những gương điển hình tiên tiến là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua “Hai tốt”. Và họ là những gương điển hình trong phong trào “Giỏi việc trường – đảm việc nhà. Ở cơ quan đơn vị là những thành viên xuất sắc trong công việc tập thể cũng như của cá nhân. Gương điển hình thật sự là tấm gương sáng để đồng chí, đồng nghiệp học tập và noi theo. Ở gia đình họ là những người vợ, người mẹ nhất mực yêu thương chồng con, biết nuôi con khỏe dạy con ngoan.
Công đoàn chúng tôi đã nhân rộng tấm gương điển hình để biểu dương lực lượng có nhiều cống hiến vì tập thể. Chúng tôi xem biện pháp nêu gương đã ảnh hưởng tích cực về tư tưởng, hành động của đoàn viên công đoàn vì đó là biện pháp để đoàn viên thấy được “người thực – việc thực” tạo động cơ phấn đấu cho bản thân mình.
Ví dụ: Qua các buổi sinh hoạt công đoàn hoặc toạ đàm các ngày lễ. thì ban chấp hành cũng nêu những gương diển hình người tốt việc tốt. Như đồng chí đồng chí Trịnh Thị Hương thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp khi khó khăn, nhiệt tình ủng hộ các phong trào của nhà trường; Đồng chí Lâm Thị Nam mặc dù lớn tuổi nhất trong đơn vị, thường xuyên ốm đau nhưng chưa bao giờ đồng chí bỏ lỡ một cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; Trần Thị Thuỳ Vân hoàn thành tốt công việc của trường vừa tham gia nhiều hội thi đạt giải nhất, nhì: như thi văn nghệ, bóng chuyền. thi cắm hoa, đồng chí được nhận bằng khen của Trung ương hội đòng đội, kỷ niệm chương tổng phụ trách giỏi
+ Thi đua - khen thưởng:	
Để đạt được thành tích, đơn vị chúng tôi rất coi trọng biện pháp thi đua - khen thưởng. Mục đích của việc thi đua - khen thưởng là nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong công việc được giao; người chưa được khen cũng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời gian tới và đạt được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
Công đoàn trường chúng tôi gắn kết thi đua với khen thưởng. Bám sát và thực hiện nguyên tắc khen thưởng: “chính xác, công khai, công bằng, kịp thời”. Xem người lao động là nền tảng của phong trào thi đua yêu nước. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt tại các cơ quan, đơn vị về Luật Thi đua - Khen thưởng và các quy định, chính sách về thi đua - khen thưởng của Nhà nước và của đơn vị đến mọi đối tượng.
Phong trào thi đua của chúng tôi được coi trọng về cả hình thức và nội dung, phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị. Hàng năm chúng tôi đều làm tốt tất cả các khâu: lập kế hoạch thi đua, xác định mục tiêu, hình thức, đối tượng, tiến hành tổ chức phát động, ký giao ước, kiểm tra đôn đốc, sơ kết, tổng kết phong trào, biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến. Phong trào thi đua của đơn vị luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng và tuỳ theo nội dung phát động mà có sự tham gia của công đoàn. Phong trào thi đua không phải là mệnh lệnh, không thể bắt buộc về mặt tư tưởng mà phải là sự tự giác, sự điều hoà tâm lý, tạo nên sự hưng phấn tinh thần của con người. Cái khó của thi đua là không mệnh lệnh, không chế tài chính nhưng làm sao để mọi người vẫn đồng lòng hăng say làm việc, hăng hái thi đua, tự giác phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm với tập thể, cùng tập thể đoàn kết, thống nhất tạo thành sự đồng thuận trong việc tổ chức tham gia hoạt động phong trào. 
Công tác khen thưởng cũng là một trong những biện pháp quan trọng để đạt được mục tiêu thi đua. Như chúng ta đã biết muốn thi đua tốt thì phải khen thưởng đúng, khen thưởng đúng nó trở thành động lực của thi đua. Thực tế ai cũng muốn được khen thưởng nhưng nếu tập thể cùng một việc làm như nhau, trong một thời điểm, nhiều người đều hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ nhưng việc khen thưởng lại là việc bó đũa chọn cột cờ, việc khen thưởng cho ai? để người được khen và người làm tốt chưa được khen kỳ này vẫn cảm thông, hài hoà, không ảnh hưởng tới phong trào. Công đoàn chúng tôi thực hiện tốt điều này nên đã duy trì được thường xuyên phong trào thi đua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn "Thi đua yêu nước – yêu nước phải thi đua”.
Giải pháp 5: Khắc phục; kiểm tra - theo dõi.
+ Khắc phục:
Tăng cường công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận trong công đoàn viên; kịp thời phối hợp giáo dục, định hướng, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc về nhận thức trong tư tưởng, đảm bảo thống nhất quan điểm trong nhận thức và hành động từ tập thể đến cá nhân.
Công đoàn chúng tôi mạnh dạn nhận ra khuyết điểm còn tồn tại và có hướng khắc phục trong thời gian nhất định, nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến và tạo điều kiện tốt nhất để từng cá nhân trình bày quan điểm, bày tỏ tâm tư nguyện vọng trước tập thể, quan tâm chia sẻ những khó khăn, tháo gở vướng mắc trong nhận thức, suy nghĩ của cán bộ, nhất là trong nội bộ Ban Chấp hành. 
 Chủ động tranh thủ ý kiến của cấp ủy Đảng về các vấn đề mới phát sinh, các nội dung còn vướng mắc trong cơ chế và chủ trương có liên quan đến quyền lợi người lao động. Công đoàn chỉ đạo cho ủy ban kiểm tra làm việc và giải quyết ngay những vướng mắc..
Như vậy, công đoàn chúng tôi đã nhìn thẳng vào sự thật để khắc phục tồn tại hạn chế.
Bên cạnh những biện pháp khắc phục hạn chế của Tập thể, đoàn viên công đoàn trong đơn vị cũng luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê. Sau các đợt sơ kết, tổng kết các phong trào, mỗi công đoàn viên tự rút kinh nghiệm cho bản thân, tự nhìn nhận, đánh giá những việc làm được và những việc chưa làm được. Nâng cao ý thức tự giác, đoàn viên công đoàn tìm ra nguyên nhân, cố gắng tự khắc phục yếu điểm của mình. 
+ Kiểm tra, theo dõi.
- Chủ tịch công đoàn theo kiểm tra, duyệt kế hoạch hoạt động của Ban nữ công, Ủy ban kiểm tra, Ban thanh tra nhân dân và theo dõi các hoạt động chung. 
- Thường xuyên kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các tổ công đoàn.
- Các tổ công đoàn tự kiểm tra, theo dõi đoàn viên trong tổ khi tham gia phong trào.
- Ban chấp hành phân công người theo dõi phong trào, nắm bắt tình hình và báo cáo số liệu kịp thời để Ba

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_trong_cong_tac_xay_dung_cong_doan_co_s.doc