- Năng lực sử dụng bản đồ:
+ Bản đồ tự nhiên Việt Nam để xác định đặc điểm địa hình và các khu vực địa hình Việt Nam
- Năng lực sử dụng hình ảnh các khu vực địa hình.
- Năng lục tự học: Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích, trình bày suy nghĩ, giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: phân tích mối quan hệ của địa hình ảnh hưởng đến các đặc điểm tự nhiên khác của VN.
Để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra, học sinh phải vận dụng các kiến thức liên môn của các bài học:
- Địa lí 6:
+ Bài 13:Địa hình bề mặt Trái đất.
+ Bài 14:Địa hình bề mặt Trái đất(tt).
- Địa lí 8:
+ Bài 25: Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam.
+ Bài 29: Đặc điểm địa hình Việt nam.
+ Bài 30: Đặc điểm các khu vực địa hình.
Học sinh cần vận dụng những kiến thức của một số môn học khác:
Môn Lịch sử: Cho học sinh thấy được địa hình Việt Nam là căn cứ địa trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
Môn Ngữ văn: Nhiều bài văn giới thiệu giá trị của địa hình VN
Môn Hóa học: Do quá trình phong hóa mạnh mẽ tạo nên dạng địa hình đặc sắc Caxtơ.
Môn Âm Nhạc: Một số bài hát ca ngợi vẻ đẹp của địa hình Việt Nam
Môn GDCD: HS có tình yêu, tự hào về quê hương đất nước, có ý thức trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường.
hiện qua việc giáo viên xây dựng các tình huống, các đề tài hay đơn giản hơn là các câu hỏi, bài tập địa lí mà khi giải quyết không chỉ trên kiến thức bộ môn địa lí mà còn trên cơ sở các môn học khác. * Nguyên tắc tích hợp Khi thực hiện tích hợp các nội dung trong một tiết học cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo mục tiêu bài học. - Không làm quá tải nội dung bài học. - Không biến nội dung bài học địa lí thành bài tích hợp. - Nội dung, hình thức tích hợp phải phù hợp không gò ép mà chú ý liên hệ thực tế địa phương. * Phương thức tích hợp Hiện nay các phương thức tích hợp thường là Tích hợp toàn phần: Được thực hiện khi bài học có nội dung trùng với nội dung cần tích hợp, nội dung này hiếm gặp trong chương trình địa lí. Tích hợp bộ phận được tích hợp khi có một phần kiến thức bài học có nội dung về vấn đề cần tích hợp. Liên hệ là phương thức tích hợp phổ biến trong dạy học địa lí. Hình thức tích hợp. Tích hợp qua giờ dạy trên lớp. Tích hợp qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tích hợp qua giờ dạy ngoài trời, tiết thực địa tham quan địa lí. Một số ví dụ thực hiện liên môn trong dạy học địa lí Ví dụ 1: Có thể xây dựng các chuyên đề liên môn Sử- Địa và tiến hành dạy học theo các chuyên đề đó. Ví dụ chuyên đề “ Tìm hiểu lịch sử, địa lí khu vực Đông Nam Á, sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN” dành cho học sinh khối lớp 8. Ví dụ 2: Trong mục 3 Địa hình Cácxtơ - bài 14 Địa hình bề mặt Trái Đất SGK địa lí lớp 6. Giáo viên có thể hỏi: Nêu sự hình thành địa hình Cácxtơ và cho biết ở nước ta có những hang động nào? ở câu hỏi này học sinh vận dụng kiến thức môn hóa học để giải quyêt vấn đề. GV hướng dẫn HS hoàn thành câu hỏi. Trong nước mưa có chứa CO2 sẽ hòa tan rất mạnh các khoáng vật thuộc nhóm Cacbonnat, Sunphat chuyển thành Canxicacbonnat Ca(HCO)2 CO2 + H2O = H2CO3 Ví dụ 3 Bài 9 Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa SGK địa lí lớp 6 Sau khi dạy xong mục 1 GV hỏi em hãy nêu một vài câu ca dao, tục ngữ nói lên hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. HS vận dụng kiến thức môn ngữ văn vào bài học. Ví dụ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. KẾT LUẬN Để thực hiện tốt tích hợp liên môn trong dạy học địa lí đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo. Trước hết người giáo viên phải nỗ lực học hỏi trang bị cho mình những kiến thức địa lí sâu hơn, rèn luyện lối tư duy đa chiều hơn. Thực hiện dạy học liên môn đòi hỏi giáo viên có kiến thức đa môn, đây là một thách thức phải vượt qua bỡi chúng ta hầu hết chỉ được đào tạo chuyên sâu về địa lí. Một vấn đề nữa là khi vận dụng quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học địa lí chúng ta cần cân nhắc hoàn cảnh cụ thể của địa phương, nhà trường nghiên cứu kỉ chương trình bài dạy để vận dụng một cách phù hợp và hiệu quả nhất đây quá là một vẫn đề không dễ. Mỗi giáo viên phải luôn luôn trăn trở tìm cho mình hướng đi đúng tư duy mới và phương pháp hiệu quả trong dạy học, hướng đến mực đích xây dựng và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. GIÁO ÁN THAM KHẢO CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM Mục tiêu dạy học Kiến thức: Qua chủ đề, học sinh có khả năng - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN: + Địa hình đa dạng, đồi núi là một bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp. + Địa hình nhiều bậc kế tiếp nhau: Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc - Đ. Nam. Hai hướng chủ yếu của địa hình là hướng T.Bắc - Đ.Nam và hướng vòng cung. + Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Biết sự phân hoá đa dạng của địa hình nước ta. - Hiểu đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt nam. 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ địa hình VN để làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình. - Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình, mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta. - Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình. 3. Thái độ : - Nghiêm túc, tự giác chú ý tìm hiểu và hợp tác trong các hoạt động. - Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày - Hứng thú say mê tìm hiểu về quê hương đất nước mình. - Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực sử dụng bản đồ: + Bản đồ tự nhiên Việt Nam để xác định đặc điểm địa hình và các khu vực địa hình Việt Nam - Năng lực sử dụng hình ảnh các khu vực địa hình. - Năng lục tự học: Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích, trình bày suy nghĩ, giải quyết vấn đề. - Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: phân tích mối quan hệ của địa hình ảnh hưởng đến các đặc điểm tự nhiên khác của VN. Để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra, học sinh phải vận dụng các kiến thức liên môn của các bài học: Địa lí 6: + Bài 13:Địa hình bề mặt Trái đất. + Bài 14:Địa hình bề mặt Trái đất(tt). Địa lí 8: + Bài 25: Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam. + Bài 29: Đặc điểm địa hình Việt nam. + Bài 30: Đặc điểm các khu vực địa hình. Học sinh cần vận dụng những kiến thức của một số môn học khác: Môn Lịch sử: Cho học sinh thấy được địa hình Việt Nam là căn cứ địa trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Môn Ngữ văn: Nhiều bài văn giới thiệu giá trị của địa hình VN Môn Hóa học: Do quá trình phong hóa mạnh mẽ tạo nên dạng địa hình đặc sắc Caxtơ. Môn Âm Nhạc: Một số bài hát ca ngợi vẻ đẹp của địa hình Việt Nam Môn GDCD: HS có tình yêu, tự hào về quê hương đất nước, có ý thức trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường. Đối tượng dạy của bài học: HS khối 8 trường THCS Ý nghĩa của bài học: - Bài học cung cấp kiến thức về Địa hình nước ta, sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế đồng thời thấy được thực trạng về vấn đề sử dụng tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường và một số giải pháp. - Thông qua bài học: HS được các hoạt động học tập và chiếm lĩnh kiến thức tích cực, chủ động, có cách nhìn tổng quát về vấn đề đặt ra. V. Thiết bị dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Lược đồ hình 28.1 và 29.2 , 29.3 . - Các tranh ảnh: Đông bằng, đồi núi, địa hình Cacxtơ. VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. Chủ đề được thực hiện trong 2 tiết chính khóa. Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Bài mới Tiết 1: Tìm hiểu về Đặc điểm địa hình Việt Nam thông qua hoạt động cả lớp ( thực hiện trong 1 tiết chính khóa) Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV giới thiệu: Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu vực địa hình khác nhau: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. mổi khu vực có những nét nổi bật về cấu trúc và kiến tạo địa hình như hướng, độ cao, độ dốc, tính chất của đất đá Do đó, việc phát triển kinh tế- xã hội trên mổi khu vực địa hình có những thuận lợi và khó khăn riêng mà bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu. Hoạt động 2: Tìm hiểu địa hình VN thông qua hoạt động cả lớp Hoạt động của GV & HS- nội dung tích hợp Nội dung chính HS Quan sát hình 28.1 sgk/103 Nước ta có những dạng địa hình nào? HS quan sát trên lược đồ xác định. GV nhận xét. Trong các dạng địa hình trên dạng nào chiếm diện tích lớn nhất? HS xác định trên lược đồ trả lời. GV nhận xét chốt kiến thức. Nhận xét giữa tỉ lệ đồi núi thấp và đồi núi cao ? Xác định đỉnh Phan xi păng và đỉnh Ngọc Linh trên lược đồ ? HS quan sát nhận xét. GV củng cố, bổ sung Tích hợp địa phương: Địa hình của Đăk lăk chúng ta là gì ? Độ cao bao nhiêu ? có đỉnh núi nào cao ? (Phần lớn là cao nguyên, độ cao trung bình 400-800m. Có đỉnh Chư Yang Sin cao 2442m so với mực nước biển- Tài liệu dạy học địa lí địa phương trang 8, 9). Đồi núi có ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta như thế nào ? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét. Xác định các dãy núi đâm ngang ra biển ? HS xác định trên lược đồ. GV nhận xét, chốt kiến thức. Nhận xét hình dạng toàn bộ khu vực đồi núi ? Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam ? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét. Đồi núi có thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống nhân dân ta ? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét. Tích hợp môn lịch sử: Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân ta đã nhiều lần lấy đồi núi làm căn cứ hoạt động. Đồi núi như gắn liền và quen thuộc đối với người dân Việt Nam (Chiến khu Việt Bắc làm nên chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947- Lịch sử 9 trang 106) Tích hợp môn ngữ văn Nhớ khi giặc đến giặc lùng. Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành luỹ sắt dày. Rừng che bộ đội rừng vây quân thù. (Việt Bắc- Tố Hữu SGK Ngữ Văn 12 trang 112) Xác định diện tích và đặc điểm vùng đồng bằng ? HS xác định, trả lời. GV nhận xét chốt kiến thức. Cuối giai đoạn Cổ kiến tạo địa hình nước ta có đặc điểm gì ? HS suy nghĩ nhắc lại kiến thức đã học. GV nhận xét, bổ sung. Quan sát hình ảnh trình chiếu: Giai đoạn Tân kiến tạo có vận động tạo núi lớn nào ? Có ảnh hưởng gì đến địa hình nước ta ? HS tìm hiểu trả lời. GV nhận xét, chốt kiến thức. Quan sát và phân tích lát cắt địa hình HS quan sát, phân tích. GV nhận xét, chốt kiến thức. Xác định hướng của một số dãy núi lớn: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, TS Bắc, 4 cánh cung lớn. HS quan sát, xác định trên lược đồ. GV nhận xét, kết luận. Hướng của địa hình có ảnh hưởng tới hướng của sông ngòi nước ta như thế nào ? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét. Tích hợp địa phương: Cho biết hướng nghiêng của địa hình Đăk Lăk ? (Thấp dần từ đông nam sang tây bắc- Tài liệu dạy học địa lý địa phương trang 8). Nhóm 1,2: Nêu sự tác động của khí hậu đến địa hình. Nhóm 3,4: Nêu sự tác động của con người đến địa hình. Các nhóm HS thảo luận ghi kết quả vào phiếu. GV thu phiếu đối chiếu kết quả. Kể tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta ? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét. Tích hợp môn GDCD. Khi rừng bị con người chặt phá, mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì ? Địa phương em có hiện tượng vậy không ? Cần làm gì để bảo vệ địa hình ? (trồng cây xanh, trồng rừng, không chặt phá rừng bừa bãi) HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, bổ sung. 1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN: - Địa hình nước ta đa dạng, đồi núi chiếm 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: + Thấp dưới 1000m chiếm 85% + Cao trên 2000m chỉ chiếm 1%. - Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn dài 1400km hướng ra biển Đông, nhiều vùng núi lan sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo (Vịnh Hạ Long). - Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ, bị chia cắt thành những khu vực nhỏ. 2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên thành nhiều bậc kế tiếp nhau: - Gai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hymalaya đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Đồi núi, đồng bằng, thềm luc địa... - Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, hướng nghiêng chính là tây bắc - đông nam. - Hướng núi: có 2 hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. 3. Đia hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người: - Môi trường nhiệt đói gió mùa ẩm làm cho: Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ, các khối núi bị sói mòn, xâm thực, tạo nên dạng địa hình Caxtơ... - Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: Đê điều, hồ chứa nước, các đô thị, các công trình giao thông " Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và sự khai phá của con người. Tiết 2: tìm hiểu các khu vực địa hình Hoạt động của GV & HS- nội dung tích hợp Nội dung chính GV đặt vấn đề : Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực ? đó là những khu vực nào ? Hoạt động nhóm . Yêu cầu hsqs hình 28.1 và dựa vào thông tin trong mục 1 SGK, thảo luận bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 29.1 Sau thời gian thảo luận lần lượt chỉ định các tổ báo cáo kết qủa làm việc. (vừa báo cáo vừa chỉ trên lược đồ địa hình ) Sau đó GV đặt vấn đề: GV. Xác định trên lược đồ miền núi trẻ nước ta. GV. Xác định trên lược đồ miền núi đá vôi nước ta. Tích hợp môn hóa học: quá trình phong hóa, xâm thực mạnh mẽ ở vùng núi đá vôi đã tạo ra dạng địa hình Caxtơ. GV. Xác định trên lược đồ miền núi cao nguyên đá ba dan nước ta. GV. Nhận xét về sự phân hoá miền núi nước ta? HS. (độ cao, cấu tạo đa núi, tuổi hình thành ) GV chốt ý cho ghi bài . Xác định cao nguyên Đăk Lăk trên lược đồ Địa hình VN? Hoạt động nhóm . Yêu cầu quan sát hình 29.2 và 29.3, thông tin trong sách, thảo luận bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 29.2 Sau khi bổ sung GV chỉ định các tổ kết hợp với bản đồ địa hình báo cáo kết qủa làm việc. Sau đó Gv yêu cầu giải quyết vấn dề .: GV. Nhận xét địa hình châu thổ sông Hổng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào? Giải thích ? GV chốt ý cho ghi bài . Hoạt động cá nhân . Dựa vào thông tin trong sách cho biết : GV. Chiều dài bờ biển nước ta ? GV. Trình bày và xác định trên bản đồ địa hình các dạng bờ biển của nước ta ? GV. Xác định trên bản đồ vùng thềm lục địa nước ta ? Khu vực nào có thềm lục địa mở rộng , thu hẹp ? (GV nhắc lại kiến thức về thềm lục địa đã học ở lớp 6) GV chốt ý cho ghi bài . Tích hợp môn âm nhạc: HS lên hát bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây Địa hình nước ta được chia thành các khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. 1. Khu vực đồi núi : Chiếm 3/4 diện tích đất liền, kéo dài liện tục từ Bắc vào nam và chia làm 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam - Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với nhiều dãy núi hình cánh cung. Địa hình cácxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ. - Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. - Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả tới dãy Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển. - Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn 2. Khu vực đồng bằng: Đồng bằng chiếm 1 /4 diện tích đất liền: - Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng (đặc điểm tiêu biểu) - Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ: (đặc điểm tiêu biểu). 3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa: - Dài trên 3260km (từ Móng Cái đến Hà Tiên); có hai dạng chính là bờ biển bồi tụ (vùng đồng bằng) và bờ biển mài mòn (chân núi, hải đảo từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu); giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch - Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ. * Củng cố: - GV nhấn mạnh nội dung cơ bản của chủ đề. - Học sinh thấy được những nhiệm vụ cần phải làm sau chủ đề * Dặn dò: - Về nhà học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài mới hôm sau học. - Sưu tầm tranh ảnh nói về các khu vực núi, đồng bằng, bờ biển ở Việt Nam. - Tuyên truyền cho mọi người có những hiểu biết về tài nguyên rừng, có ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên đó. VII. kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Công cụ đánh giá: Xây dựng mẫu phiếu đánh giá làm việc nhóm. Xây dựng mẫu phiếu đánh giá việc trình bày kết quả. Người đánh giá: Giáo viên và học sinh Thời điểm đánh giá: Kết thúc bài dạy. Minh chứng đánh giá: Bài viết báo cáo bằng văn bản. VIII. Các sản phẩm của học sinh: Báo cáo của các nhóm bằng văn bản để học sinh thuyết trình. Chủ đề: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA II. MỤC TIÊU: Kiến thức: Qua chủ đề học sinh có khả năng: + Biết được hiện trạng ô nhiểm không khí và nước. + Biết được nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. + Vận dụng công thức hóa học và tác hại của mưa axit. + Giải thích được nguyên nhân làm cho Trái Đất nóng lên do hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. + Biết được nguyên nhân của các hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cột, - Kĩ năng tính tổng lượng khí thải dựa vào số dân và lượng khí thải bình quân đầu người ở một số quốc gia. - kĩ năng phân tích ảnh địa lí. - Kỉ năng nhận xét và trình bày ô nhiểm môi trường. - Kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, tivi, đài truyền thông, internet. - Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin - Lên án phê phán, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường. - HS tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. -Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới. - Có thể đưa ra các giải pháp đơn giản , dễ thực hiện để ngăn chặn vấn đề ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở địa phương. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường. Không có hành động tiêu cực ảnh hưởng xấu đền môi trường. 3. Thái độ - HS hiểu biết về môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội, phê phán đâú tranh ngăn chặn cái xấu. - Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nơi mình đang sống và học tập, luôn mong muốn có được môi trường sống xanh, sạch đẹp. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực sử dụng tranh ảnh - Năng lực sử dụng số liệu thống kê - Năng lực làm việc nhóm, tự học * Học sinh cần vận dụng kiến thức của 1 số môn học khác: - Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân lớp 7, bài 14 “ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”để + HS hiểu vai trò và ý nghĩa của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội. + Hậu quả của ô nhiễm môi trường. - Vận dụng kiến thức môn hóa học lớp 8, giúp HS + Biết được nguyên nhân gây ra mưa a xít thông qua phương trình hóa học tạo thành a xít sunfuric(H2SO4) + Tác hại của mưa axit. - Vận dụng kiến thức môn địa lý 6 ,bài 17 “ lớp vỏ khí”. +HS ôn lại vị trí và vai trò của lớp ôzôn trong tầng bình lưu. + Hậu quả của việc thủng tầng ôzôn. - Vận dụng kiến thức môn sinh học lớp 9 bài 53” Tác động của con người đối với môi trường”, bài 54,55” Ô nhiễm môi trường”, bài 56” Thực hành tìm hiểu môi trường địa phương”.Từ đó HS hiểu thêm + Hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên. + Nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. + Hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững. + Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục, nâng cao nhận thức của HS đối với công tác chống ô nhiễm môi trường. - Vận dụng kiến thức môn toán để + Tính được tổng lượng khí thải ở mọt số quốc gia. + Vẽ biểu đồ cột -Vận dụng kiến thức môn vật lí để giải thích hiện tượng” hiệu ứng nhà kính”. III.Đối tượng dạy học của bài học - Học sinh lớp 7 IV.Ý nghĩa của bài học * Ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học: Qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. - Từ những kiến thức của bài học và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể gặp trong cuộc sống cũng như đối với các tình huống khác. * Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống - Học sinh có được những kiến thức để biết được nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa nói riêng và ở mọi nơi trên thế giới nói chung trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của bản thân và cộng đồng. - Bước đầu có kỹ năng tuyên truyền bảo vệ môi trường ra cộng đồng - Rèn luyện các kỷ năng sống có trách nhiệm trong cộng đồng. V.Thiết bị dạy học, học liệu. - Thiết bị dạy học: + Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính. + Hình ảnh, tranh ô nhiễm môi trường. - Học liệu: + SGK các môn học hóa học 8, giáo dục công dân lớp 7, sinh học 9, địa lí 6- nhà xuất bản giáo dục . + Sách giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lý- nhà xuất bản giáo dục. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học của dự án: + Máy chụp hình + Máy tính và máy chiếu. + Các phần mềm để biên tập + Mạng internet. VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những vấn đề nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hư
Tài liệu đính kèm: