Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

Một số yêu cầu chung khi khai thác kiến thức trên Atlat

- Kỹ năng khai thác Atlat là kỹ năng cơ bản của môn địa lí nếu như học sinh không nắm vững thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật hiên tượng địa lí đồng thời cũng khó tìm tòi kiến thức nên việc rèn luyện kỹ năng làm việc với Atlat là không thể thiếu .Nên muốn sử dụng để dạy và học môn Địa lí đạt kết quả cao thì :

+ Đối với giáo viên

- Cần chuẩn bị kĩ nội dung bài giảng

- Phải phân tích kỹ từng trang Atlat nhất là có liên đến kiến thức mới

- Đặt ra các tình huống có thể học sinh thắc mắc tìm ra các biện pháp giải quyết tốt nhất cho học sinh .

+ Đối với học sinh cần nắm được kỹ năng cơ bản sau.

- Tên biểu đồ để hình dung ra nội dung của bản đồ.

- Học sinh học thuộc và hiểu được các hệ thống ký hiệu, ước hiệu chung ở trang đầu của Atlat hay trong từng trang bản đồ.

- Đọc kỹ phần chú giải và tỉ lệ dành riêng cho bản đồ.

-Biết cách xác định vị trí, hướng, khoảng cách vĩ độ kinh độ của các đối tượng địa lí trên từng vùng lãnh thổ .

- Biết rõ các câu hỏi như thế nào thì sử dụng đến Atlat .

- Biết sử dụng đủ Atlat cho một câu hỏi .

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2397Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t vì vậy mà khi giáo viên hướng dẫn các em khai thác Atlat đã thuận lợi hơn rất nhiều .
* Khó khăn
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlat của các em lớp 8 và 9 còn rất yếu. Các em chưa biết cách khai thác thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ trong Atlat vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức vì vậy mà kết quả học tập đạt chưa cao,điều đó làm cho các em không hứng thú với môn học. 
 Cũng là khối lớp 8 ,9 ở lứa tuối này các em đang phát triển tâm sinh lí nên nhiều em có những thay đổi về tính cách dễ bi bạn bè lôi kéo đua đòi ham chơi không chịu khó học tập.
 Nhiều phụ huynh và học sinh lại có quan niệm coi môn học Địa lí là môn phụ không quan trọng nên không chú trọng đầu tư học.
 b. Thành công – hạn chế 
 * Thành công
Có rất nhiều em thấy hứng thú với cuốn Atlat vì trong đó nó chứa đựng đầy đủ những nội dung kiến thức phù hợp với nhiều bài học,hình ảnh cuốn Atlat lại sinh động thiết thực, chú thích cụ thể, tương đối dễ hiểu . Đặc biệt cuốn Atlat giúp các em khai thác kiến thức được dễ dàng hơn, dễ nhớ làm giảm bớt phần học thuộc lòng nên nhiều em rất muốn được sử dụng Atlat trong quá trình học. 
Đây cũng là một yếu tố thành công để cho đề tài nghiên cứu.
* Hạn chế 
Tuy nhiên việc sử dụng Atlat trong nhà trường còn rất hạn chế vì số lượng chưa đủ, nhiều em không đủ điều kiện để mua. Nhà trường thì không thể trang bị đầy đủ cho tất cả các em được điều này đã làm hạn chế nhiều đến việc học của các em và việc hướng dẫn của giáo viên .
 c. Mặt mạnh –mặt yếu 
* Mặt mạnh 
Nhiều em học sinh trường Nguyễn Trãi các em có khả năng nhận thức nhanh đặc biệt là ở những bài có phần khai thác kênh hình cụ thể như là kỹ năng chỉ bản đồ thì nhiều em học tập rất sôi nổi khẳng định sự tự tin của mình khi đứng trước lớp để vừa chỉ bản đồ vừa thể hiện nội dung cần diễn đạt . Vì vậy nó cũng là mặt mạnh để giáo viên hướng dẫn các em khai thác kiến từ Atlat .
* Mặt yếu 
Ở trường THCS Nguyễn Trãi cũng chiếm 1/4 là dân tộc thiểu số nên nhiều em khả năng tiếp thu còn chậm, chưa mạnh dạn thể hiện khả năng của mình điều đó cũng phần nào gây khó khăn cho giáo viên khi hướng dẫn các em kỹ năng khai thác kênh hình đặc biệt là kỹ năng khai thác Atlat. 
d. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động 
Hiện nay chúng ta thấy rằng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển nhà nước càng ưu tiên đầu tư cho nghành giáo dục .Có rất nhiều đồ dùng dạy học được nhà nước phân bổ về các trường phục vụ cho việc dạy và học môn Địa lí cũng không ngoại lệ. Vì vậy mà việc hướng dẫn các em khai thác từ kênh hình cũng đạt hiệu quả hơn .
Bên cạnh đó việc nhận thức của người dân cũng được thay đổi, nhiều phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình.
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Để cho học sinh có những kỹ năng cơ bản khai thác kiến thức từ Atlat trước tiên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cấu trúc của Atlat Địa lí Việt nam và tầm quan trọng của Atlat trong học tập môn Địa lí như tế nào?
* Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giáo dục phát hành năm 2012 có thể được khái quát như sau
- Giới thiệu các ký hiệu chung :Trang 3
- Bản đồ chung : Bao gồm + Bản đồ hành chính : Trang 4-5
 + Bản đồ hình thể : Trang 6-7
 + Bản đồ Địa chất khoáng sản :Trang 8
 + Bản đồ khí hậu : Trang 9
 + Bản đồ sông ngòi : Trang 10
 + Các nhóm và các loại đất chính : Trang 11
 + Thực vật động vật: Trang 12
 + Các miền tự nhiên: Trang 13-14
 + Dân số: Trang 15
 + Dân tộc : Trang 16
- Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế 
 + Kinh tế chung :Trang 17
 + Nông nghiệp chung : Trang 18
 + Nông nghiệp: Trang 19 
 + Lâm nghiệp ,thủy sản : Trang 20
 + Công nghiệp chung :Trang 21
 + Các ngành công nghiệp trọng điểm : Trang 22 
 + Giao thông : Trang23
 + Thương mại : Trang 24
 + Du lịch : Trang 25
- Bản đồ dùng cho các vùng kinh tế 
 + Vùng TDMN Bắc Bộ và ĐB Sông Hồng: Trang 26
 	 + Vùng Bắc Trung Bộ : Trang 27
 	 + Vùng DHNTBộ và Tây Nguyên : Trang 28
 	 + Vùng ĐNBộ và ĐBSCửu Long : Trang 29
 	 + Vùng kinh tế trọng điểm : Trang 30 
Trong mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và biểu đồ GDP của vùng so với cả nước.
Trong mỗi trang Atlat nếu về tự nhiên thì nó sẽ chứa đầy đủ về các yếu tố tự nhiên như : Địa hình, khí hâu, sông ngòi 
Trong mỗi trang Atlat về kinh tế xã hội nó sẽ thể hiện đầy đủ các yếu tố về : Dân cư, các ngành kinh tế, vùng kinh tế
Trong Atlat còn thể hiện 
- Hình thể của cả nước, một vùng hay hai vùng liền nhau .
- Các dạng biểu đồ như biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình cột, biểu đồ miền thể hiện về dân số hay mật độ dân số, các hình ảnh quan trọng của nhiều địa phương về sản xuất kinh tế hay hoạt động văn hóa, các danh lam thắng cảnh
* Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam
- Do bố cục của Atlat vô cùng phong phú nên có thể coi Atlat là một kho kiến thức khổng lồ giúp cho việc giảng dạy và học tập môn Địa lí đạt kết quả cao hơn.
- Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học môn Địa lí thì kỹ năng sử dụng Atlat là phức tạp hơn cả vì nó là phương tiện phục vụ cho nọi dung bài giảng. Mỗi trang bản đồ trong Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể rất phong phú mang đặc trưng bộ môn .
- Đây là một hệ thống hoàn chỉnh các bản đồ có nội dung liên quan mật thiết với nhau được xắp xếp theo trình tự chương trình và nội dung sách giáo khoa với ba phần chính là : Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội, Địa lí các vùng.
- Atlat Địa lí Việt nam được dùng để giảng dạy và học tập cho nhiều bài như ở lớp 8 có các bài 23, bài 26, bài 28, bài 29, bài 31, bài 33, bài 34, bài 36 bài 41,42,43 .Ở lớp 9 áp dụng cho các bài 1,bài 2,4,5,8,9,12,14,15,các bài về các vùng kinh tế của nước ta . Trong từng bài mức độ khai thác và sử dụng lại không giống nhau .Có bài sử dụng một trang Atlat như (trang 16-Dân tộc) chỉ sử dụng để dạy bài 1 Địa 9(Cộng đồng các dân tộc Việt Nam ) nhưng có những trang Atlat lại sử dụng cho nhiều bài khác nhau như( trang 17- Kinh tế chung )có thể sử dụng dạy cho nhiều bài ở Địa 9. Vì vậy đòi hỏi các em phải có kỹ năng sử dụng Atlat thành thạo và rèn luyện một cách thường xuyên trong từng tiết học như vậy các em mới nắm vững kiến thức và vận dụng tốt trong các bài kiểm tra.
* Một số yêu cầu chung khi khai thác kiến thức trên Atlat
- Kỹ năng khai thác Atlat là kỹ năng cơ bản của môn địa lí nếu như học sinh không nắm vững thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật hiên tượng địa lí đồng thời cũng khó tìm tòi kiến thức nên việc rèn luyện kỹ năng làm việc với Atlat là không thể thiếu .Nên muốn sử dụng để dạy và học môn Địa lí đạt kết quả cao thì :
+ Đối với giáo viên 
- Cần chuẩn bị kĩ nội dung bài giảng 
- Phải phân tích kỹ từng trang Atlat nhất là có liên đến kiến thức mới
- Đặt ra các tình huống có thể học sinh thắc mắc tìm ra các biện pháp giải quyết tốt nhất cho học sinh .
+ Đối với học sinh cần nắm được kỹ năng cơ bản sau.
- Tên biểu đồ để hình dung ra nội dung của bản đồ. 
- Học sinh học thuộc và hiểu được các hệ thống ký hiệu, ước hiệu chung ở trang đầu của Atlat hay trong từng trang bản đồ. 
- Đọc kỹ phần chú giải và tỉ lệ dành riêng cho bản đồ. 
-Biết cách xác định vị trí, hướng, khoảng cách vĩ độ kinh độ của các đối tượng địa lí trên từng vùng lãnh thổ .
- Biết rõ các câu hỏi như thế nào thì sử dụng đến Atlat .
- Biết sử dụng đủ Atlat cho một câu hỏi . 
* Một vài ví dụ hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlal
Ví dụ 1 .Rèn luyện kỹ năng khai thác bản đồ ,biểu đồ trong Atlat để tìm hiểu về đặc điểm dân cư nước ta ( Áp dụng dạy bài 2,bài 3,bài 4 bài 5 –Địa lí 9).
 Mục tiêu là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về số dân, mật độ dân số, phân bố dân cư, cơ cấu dân số, cơ cấu sử dụng lao động nước ta qua từng giai đoạn .
Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, xử lí số liệu ,tư duy loogic về mối quan hệ giữa dân số với sự phát triển kinh tế xã hội.
Thái độ : Giáo dục ý thức về dân số, sự cần thiết khi thực hiện chính sách dân số ở nước ta .
- GV :Qua biểu đồ dân số Việt Nam từ năm 1960 -> năm 2007 em có nhận xét gì về tình hình gia tăng dân số nước ta ? 
 + HS: Phân tích biểu đồ và rút ra được nước ta có dân số đông và tăng nhanh năm 1960 là 30,17 triệu người -> Năm 2007 tăng lên 85,17 triệu người
 - GV yêu cầu HS nhìn phần chú thích và quan sát nền màu trên bản đồ cho biết về mật độ dân số và vấn đề phân bố dân cư ở nước ta như thế nào?
 + HS Quan sát nhận xét được nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đồng đều. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển còn thưa thớt trên các vùng núi trung du ( ĐBSH : mật độ 1000-> 2000 người /km Thủ đô Hà Nội là trên 2000 người /km .Vùng núi Tây bắc có 67 người /km 
 GV quan sát tháp dân số ( áp dụng dạy bài 5) năm 1999 và 2007 em có nhận xét gì về cơ cấu dân số nước ta theo độ tuổi và theo giới tính ? 
 + HS : Phân tích tháp dân số nhận xét được hiện tại nước ta có kết cấu dân số trẻ nhưng trong tương lai nước ta có kết cấu dân số già . 
 Tỉ lệ giới tính nam, nữ ở nước ta tương đối cân bằng, trong tương lai tỉ lệ nam cao hơn so với nữ.
 - GV: Em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở đâu ? 
 + HS: Dân số sống chủ yếu ở nông thôn như năm 2007 dân nông thôn 61 triệu thành phố 23 triệu người. 
 Hay nếu dạy bài 4 GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động phân theo ngành kinh tế cho biết dân số nước ta phân theo các ngành kinh tế được thể hiện như thế nào ? 
 + HS: Phân tích biểu đồ học sinh thấy được nước ta có nguồn lao động dồi dào lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất.
 Như vậy có thể thấy rằng chỉ cần khai thác một trang Atlat nhưng có thể dạy cho nhiều bài khác nhau và quan trọng là HS có thể tổng hợp được kiến thức về dân số nước ta một cách thông suốt.Còn nếu không có Atlat các em sẽ không thể hình dung được cụ thể về đặc điểm dân số nước ta.
 * Ví dụ 2 : Sử dụng Atlat để rèn luyện cho học sinh tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên cụ thể là tìm hiểu về sông ngòi nước ta (Áp dụng dạy bài 33,bài 34 –Địa lí 8 và các bài về vùng kinh tế nước ta – Địa lí 9 )
 * Mục tiêu qua phân tích biểu đồ trong Atlat học sinh sẽ nắm được các đặc điểm chung, sự phân bố, hướng chảy, các hệ thống lớn của sông ngòi nước ta. Mối quan hệ giữa địa hình, khí hậu, sông ngòi và các yếu tố tự nhiên khác. Ảnh hưởng của sông ngòi đến phát triển kinh tế ở các vùng nước ta .
 * Kỹ năng : Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, tính toán xử lí số liệu và xác định hướng chảy của sông .
 * Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế lâu bền.
 - GV : Quan sát trên bản đồ em có nhận chung gì về mạng lưới sông ngòi nước ta? 
 + HS : Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp cả nước.
 - GV : Kể tên các con sông lớn của nước ta?
 + HS: Các sông lớn như : sông Hồng, sông Tiền, Sông Hậu, Sông Đà, Sông Mã
 -GV: Tiếp tục quan sát trên lược đồ nhận xét hướng chảy của sông ngòi nước ta. 
 +HS : Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính.
 + TB – ĐN : Sông Hồng, sông Đà, Sông Tiền , Sông Hậu 
 + Vòng cung : Sông Cầu ,Sông Thương 
 -GV : Tại sao sông ngòi nước ta lại chảy theo hai hướng chính đó?
 + HS : Do ảnh hưởng của địa hình 
 Để dạy bài 34- Địa 8 : Các hệ thống sông lớn của nước ta. Giáo viên yêu cầu HS quan sát bảng chú giải, quan sát nền màu cho biết nước ta có mấy hệ thống sông? Đọc tên các hệ thống sông đó?
 + HS: Có 9 hệ thống sông lớn .Lớn nhất là hệ thống sông Mê kông, sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Cả, sông Mã, sông Thái Bình, Sông Ba, sông Kì Cùng Bằng Giang sông Thu Bồn.
 - Giáo viên có thể yêu cầu học sinh gải thích vì sao sông ngòi nước ta có hai mùa nước là mùa lũ và mùa cạn?
 + HS liên hệ đến khí hậu nước ta có 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô nên sông ngòi có hai mùa nước là mùa lũ và mùa cạn.
 - Đối với các bài về vùng kinh tế ở Địa 9 thì khi quan sát trên lược đồ các em nhận xét được đặc điểm sông ngòi của từng vùng và sông ngòi cũng ảnh hưởng cho phát trển kinh tế của vùng đó như thế nào.
 - Việc sử dụng Atlat để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về sông ngòi của nước ta sẽ giúp các em sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về sông ngòi nước ta. Nhớ được nhiều tên và sự phân bố của các con sông đó. Đặc biệt là sau này các em đi đến vùng nào trên đất nước mình các em có thể nhớ được đặc điểm sông ngòi ở vùng đó. 
 * Ví dụ 3 : Sử dụng Atlat địa lí Việt nam để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về kinh tế cụ thể tìm hiểu về ngành công nghiệp nước ta. (Áp dụng dạy bài 9, bài 10 và các bài về vùng kinh tế của nước ta – Địa 9) 
 * Mục tiêu . Học sinh nắm được tên một số ngành công nghiệp chủ yếu (Công nghiệp trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này. Giá trị sản xuất công nghiệp nước ta trong từng giai đoạn.
 - Học sinh biết được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
 * Kỹ năng: Đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu, lược đồ, các nhà máy, các mỏ than Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí các trung tâm công nghiệp.
 * Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
 Khi hướng dẫn học sinh khai thác phần này trước tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ phần chú thích ở trang 3 (phần kí hiệu chung) để học sinh nhớ rõ kí hiệu của các trung tâm công nghiệp, các ngành công nghiệp.
 - GV : Quan sát bản đồ em có nhận xét gì về sự phân bố công nghiệp của nước ta ? 
 + HS: Công nghiệp nước ta phân bố không đồng đều tập trung nhiều ở vùng ĐBSH và ĐNBộ. 
 - GV : Dựa vào phần kí hiệu chung và quan sát bản đồ em có nhận xét gì về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta ?
 + HS : Quan sát bản đồ thấy được nước ta có cơ cấu công nghiệp đa ngành 
 - GV:Tiếp tục quan sát bản đồ kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
 -HS : CN năng lượng, luyện kim, cơ khí điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng chế biến lương thực thực phẩm.
 - GV Tiếp tục yêu cầu HS quan sát phân tích biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp nước ta qua các năm từ 2000-> 2007 nhận xét gì về giá trị sản xuất công nghiệp nước ta.
 + HS : Tăng dần lên qua các năm, năm 2000 là 336,1 nghìn tỷ đồng đến năm 2007 tăng lên là 1.469 nghìn tỷ đồng.
 - GV : Quan sát phân tích biểu đồ cơ cấu giá trị sản suất công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành năm 2000 và 2007 cho biết ngành công nghiệp nào của nước ta chiếm tỉ trọng lớn nhất?
 + HS : Ngành công nghiệp chế biến chiếm 85,4 % (2007)
 - GV: Dựa trên bản đồ cho biết nước ta có những trung tâm công nghiệp lớn nào ?
 + HS : Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa,Vũng Tàu.
 - GV : Tại sao Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ? 
 +HS : Vì hai thành phố này có số dân đông nhất, cơ sở hạ tầng hoàn thiện là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
 - GV : Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về hoạt động kinh tế của nước ta như sản xuất trong nhà máy dệt hay hình ảnh khai thác dầu khílàm phong phú thêm nội dung bài học.
 Như vậy với trang Atlat về Công nghiệp chung giáo viên có thể dễ dàng hướng dẫn học sinh nắm được những kiến thức cơ bản mà nội dung bài học đề ra. Rèn luyện cho các em có kỹ năng ghi nhớ, phân tích nhanh nhạy.Giúp cho việc học tâp môn Địa lí đạt kết quả hơn.
 * Ví dụ 4 : Sử dụng Atlat để tìm hiểu về hoạt động dịch vụ của nước ta (Ngành giao thông vận tải) Áp dụng dạy bài 14 và các bài về vùng kinh tế - Địa 9.
 * Mục tiêu : Học sinh nắm được đặc điểm phân bố mạng lưới, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng, các cảng biển, sân bay Quốc tế. Thấy được những bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải của nước ta.
 * Kỹ năng : -Đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải .
 - Biết phân tích mối quan hệ giữa giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác.
 * Giáo dục : Học sinh ý thức khi tham gia giao thông.
 - Ở phần nội dung này trước tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc phần chú giải của trang Atlat để nắm được các kí hiệu về từng loại hình giao thông ở nước ta.
 -GV : Quan sát bản đồ em có nhận xét gì về cơ cấu hệ thống đường giao thông nước ta? 
 HS: Đa dạng có đầy đủ các loại hình giao thông từ đường bộ, đường sắt đường sông, đường biển, đường hàng không
 - GV: Quan sát bản đồ em có nhận xét gì hoạt động giao thông đường bộ nước ta kể tên các tuyến đường bộ quan trọng của nước ta ?
 - HS: Đường bộ phát triển mạnh khắp cả nước với các tuyến đường quan trọng là quốc lộ 1A, quốc lộ 2,3,5,7,8,9,14đường Hồ Chí Minh.
 - GV: Nhận xét gì về giao thông đường sắt của nước ta? Kể tên các tuyến đường sắt quan trọng? 
 - HS: Đường sắt ở nước ta phát triển mạnh ở miền Bắc với các tuyến đường quan trọng như : Đường sắt Bắc- Nam, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai.
 - GV: Quan sát bản đồ em có nhận xét gì về hoạt động giao thông đường hàng không nước ta? Cho biết hiện tại nước ta có những sân bay quốc tế nào?
 - HS : Hoạt động giao thông đường hàng không ngày càng phát triển với các sân bay quốc tế như : Nội Bài, Tân Sơn nhất, Đà Nẵng, Huế.
 - GV: Kể tên một số sân bay địa phương của nước ta? 
 - HS: Sơn La, Vinh, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Cần Thơ
 -GV: Nước ta có thuận lợi gì cho giao thông đường biển phát triển? 
 - HS : Nước ta có vùng biển rộng, đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh nằm gần đường hàng hải quốc tế.
 - GV: Nước ta có các cảng biển quốc tế nào ?
 -HS: Cảng Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng.
 - GV: Từ sân bay Nội Bài nước ta có các đường bay quốc tế nào ?
 - HS: Hà Nội đi Bắc Kinh, Hà Nội – Hồng Kông- Tôkyo, Hà Nội – Maxcơva
 * Ví dụ 5 : Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về các miền tự nhiên của nước ta. (Áp dụng dạy bài 41,bài 42 –Địa 8 và bài 17,20,24 –Địa 9)
 * Mục tiêu : 
 - Học sinh nắm được vị trí giới hạn lãnh thổ của miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ và miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
 - Nắm được đặc điểm tự nhiên của từng miền.Từ đó thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của từng miền là như thế nào.
 * Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí giới hạn và các đặc điểm tự nhiên.
 - Đọc và phân tích lát cắt địa hình.
 * Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên và vấn đề phát triển bề vững của từng miền.
 GV: hướng dẫn học sinh chỉ danh giới các miền yêu cầu học sinh quan sát bản đồ cho biết giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? 
 - HS Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ giáp liền với Trung Quốc, vịnh Bắc Bộ và miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. 
 Với câu hỏi tương tự học sinh có thể biết được vị trí của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
 - GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hai lát cắt địa hình từ A-B (Sơn nguyên Đồng văn đến cửa sông Thái Bình) và lát cắt C- D (Từ biên giới Việt – Trung qua núi Phan xi păng đến sông Chu) 
 -GV: Quan sát hai lát cắt trên em có nhận xét gì về địa hình của miền và hướng nghiêng địa hình của miền? So sánh địa hình giữa hai miền?
 - HS: Địa hình của miền có nhiều đồi núi đặc biệt bên phía tây lãnh thổ địa hình nghiêng theo hướng từ Tây sang Đông. Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thấp hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
 - GV : Kể tên một số dãy núi cao ở đây? 
 - HS : Hoàng Liên Sơn ( Phan xi păng – 3143m ),Tây Côn Lĩnh...
 Việc sử dụng Atlat để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về các miền tự nhiên đã giúp cho các em hình dung một cách toàn diện nhất về đặc điểm tự nhiên của các miền. Đặc biệt là so sánh được cụ thể giữa các miền về mọi yếu tố tự nhiên giúp các em có cái nhìn tổng quan hơn về 2 miền.
 Không chỉ sử dụng Atlat vào vấn đề khai thác kiến thức mới mà giáo viên có thể sử dụng Atlat để kiểm tra đánh giá học sinh trong các bài kiểm tra hay kiểm tra miệng cũng đều đạt hiệu quả cao.
 * Ví dụ 6 : Sử dụng Atlat để kiểm tra bài cũ về Đặc điểm đất của nước ta.(Địa lí 8 – Bài 36)
 -GV : Cho học sinh quan sát trên Atlat trả lời các câu hỏi.
 + Nước ta có mấy nhóm đất chính? Sự phân bố của các nhóm đất trên? 
 - Học sinh quan sát Atlat có thể trả lời được ngay nước ta có 3 nhóm đất chính là đất Feralit, đất phù sa, đất khác.
 + Nhóm đất nào chiếm diện tích

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - DIA LY - SON - NGUYEN TRAI.doc