Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ Vật lý

Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ Vật lý

PHẦN THỨ NHẤT:

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dạy – Học luôn là một vấn đề được Đảng và nhà nước quan tâm. Đầu tư cho

giáo dục là đầu tư cho thế hệ tương lai của đất nước. Mục tiêu chung của đổi mới

giáo dục hiện nay là giáo dục toàn diện để tạo ra những con người có trí dục, đức

dục, mỹ dục, thể dục . là những lực lượng sáng tạo năng động góp phần thúc đẩy

sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.Mục tiêu cụ thể của dạy học là

đào tạo con người có năng lực, đặc biệt là năng lực tư duy chứ không đơn thuần chỉ là

kiến thức. Theo đó, vai trò của thầy giáo trong việc xác định mục tiêu dạy học và đổi

mới phương pháp dạy học là hết sức quan trọng, nhằm đào tạo ra những con người

năng động sáng tạo trong cuộc sống, trong khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu về

nhân lực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.

Trong dạy và học hiện nay thì học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, giáo

viên chỉ có vai trò hướng dẫn giúp đỡ còn học sinh chủ động tham gia vào các hoạt

động để tự mình chiếm lĩnh được tri thức. Để khắc phục nhược điểm thụ động trong

học tập của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập, việc đổi mới phương

pháp dạy học là hết sức quan trong và cấp thiết. Trong đó, ngoài việc vận dụng các

phương pháp dạy học tiên tiến, các phương pháp dạy học truyền thống cũng nên được

sử dụng theo hướng tăng cường tính chủ động, tích cực học tập của học sinh. Trong

quá trình dạy học, giáo viên dựa vào vốn tri thức, kĩ năng và khả năng học tập của

học sinh, đề ra các bài tập hay nhiệm vụ phù hợp, có nâng cao hơn so với khả năng

hiện có của học sinh, đòi hỏi học sinh phải có những cố gắng nhất định trong học tập,

như vậy tư duy của học sinh được phát triển, tính tích cực học tập của học sinh được

đề cao.

Trong chương trình Vật lý THCS dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động

của học sinh không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có và thay vào

đó là các phương pháp mới (phương pháp hiện đại). Các phương pháp dạy học truyền

thống, với nét đặc trưng cơ bản là cung cấp những tri thức khoa học dưới dạng có sẵn

đều có mặt tích cực của nó. Mặt khác, vật lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm,

hầu hết các kiến thức được hình thành trên cơ sở làm thí nghiệm. Việc rèn luyện

phát triển tư duy và năng lực sáng tao trong từng giờ học là rất cần thiết. Người giáo

viên phải gợi mở học sinh đi từ những tình huống thực tế, học sinh chủ động hoạt

động (làm thí nghiệm), thảo luận, tư duy để tìm ra những kiến thức mới (những quy

luật, những định luật vật lý ). Từ đó áp dụng vào thực tiễn để giải quyết những

vấn đề trong thực tế. Nếu giáo viên biết cách tìm cách cải tiến để phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học tập thì sẽ làm cho học sinh suy

nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn so với hiện nay.

Nghiên cứu về vấn đề này đã có rất nhiều tài liệu tham khảo của nhiều tác giả

khác nhau. Hầu hết đều đáp ứng được yêu cầu tích cực hoá hoạt động tư duy của học

sinh trong giờ vật lý. Song nhìn chung thường mang tính định hướng, chưa cụ thể đối

với các dạng bài học.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tích cực hoá tư duy học sinh trong giờ học

Vật lý nhằm giúp học sinh có phương pháp học tập tốt, lĩnh hội được toàn bộ các kiến

thức trong các giờ học, từ đó vận dụng được vào trong cuộc sống một cách thiết thực

và có hiệu quả tôi đã chọn và áp dụng sáng kiến: “Tích cực hoá hoạt động tư duy

của học sinh trong giờ vật lý ”.

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 07/03/2022 Lượt xem 931Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giản và xác lập giữa chúng mối quan hệ 
định tính và định lượng của các hiện tượng đó và các đại lượng vật lý dự đoán các 
hệ quả mới từ lý thuyết và vận dụng sáng tạo những kiến thức khái quát thu được 
vào thực tiễn. 
Các hiện tượng vật lý trong tự nhiên rất phức tạp, nhưng những định luật chi 
phối chúng lại rất đơn giản, vì mỗi hiện tượng bị nhiều yếu tố tác động chồng chéo 
nhau hoặc nối tiếp nhau mà ta chỉ quan sát được kết quả tổng hợp cuối cùng. 
Bởi vậy muốn nhận thức được những bản chất và quy luật của tự nhiên thì việc 
đầu tiên phải phân tích được các hiện tượng phức tạp thành những bộ phận, những 
giai đoạn bị chi phối bởi một số ít những nguyên nhân, bị tác động bởi một số ít yếu 
tố, tốt nhất là một nguyên nhân, một yếu tố. 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
6/24 
Có như thế ta mới xác lập được mối quan hệ bản chất trực tiếp, những sự phụ 
thuộc định lượng giữa các đại lượng vật lý dùng để đo lường những tính chất của sự 
vật hiện tượng 
Muốn biết những kết luận khái quát thu được có phản ánh thực tế khách quan 
không, ta phải kiểm tra lại thực tiễn. Nếu thí nghiệm xác nhận là chân lý. 
Mặt khác, việc vận dụng những kiến thức vật lý khái quát vào thực tiễn tạo 
điều kiện cho con người cải tạo thực tiễn, làm cho các hiện tượng vật lý xảy ra theo 
hướng có lợi cho con người, thoả mãn được nhu cầu ngày càng tăng của con người. 
Trong quá trình nhận thức vật lý như trên, con người sử dụng tổng hợp xen kẽ 
nhiều hình thức tư duy, trong đó có hình thức chung như tư duy lý luận, tư duy lôgíc 
và những hình thức đặc thù của vật lý học như thực nghiệm, mô hình hoá... 
Ví dụ: Quan sát hiện tượng các vật nổi hay chìm trong nước, ta thấy rất phức 
tạp. Thông thường vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì nổi, nhưng có những trường hợp 
vật vật nặng lại nổi vật nhẹ lại chìm. Hai vật nặng như nhau cùng thả trong nước 
nhưng một vật thì chìm vật kia lại nổi. Hình như cả trọng lượng, hình dạng, kích 
thước, bản chất của vật, của chất lỏng đều ảnh hưởng đến hiện tượng nổi này. 
Sự quan sát trực tiếp các hiện tượng đa dạng đó trong tự nhiên khó có thể rút ra 
điều gì là chung, khó mà phát hiện được quy luật chi phối hiện tượng. 
Ta phải phân tích xem yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng nổi và xem xét 
từng yếu tố một. Chẳng hạn vật nhúng chìm trong nước chịu tác dụng của hai lực: 
Trọng lực kéo vật xuống và nước đẩy vật lên. Lực đẩy của nước lên vật cũng là một 
hiện tượng phức tạp phụ thuộc vào cả vật và chất lỏng: Phụ thuộc vào thể tích của 
vật và trọng lượng riêng của chất lỏng. 
Cuối cùng hiện tượng nổi của vật nhúng trong chất lỏng rất đa dạng và phức tạp 
lại bị chi phối bởi một loạt những tính chất, quy luật đơn giản sau đây: 
- Trọng lượng riêng của vật: P = d.V 
- Lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên vật nhúng trong nó bằng trọng lượng của 
khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ: F = d.V. 
- Vật nổi hay chìm là do mối quan hệ giữa P và F quyết định: 
 P > F Vật chìm xuống. 
 P = F Vật lơ lửng. 
 P < F Vật nổi lên. 
2. Thực trạng vấn đề 
Trong giáo dục hoạt động cơ bản là dạy và học. Trong đó hoạt động dạy học 
không chỉ đơn thuần là cung cấp cho các em kiến thức, và kinh nghiệm xã hội mà còn 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
7/24 
góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo mục 
tiêu đào tạo. 
Mỗi môn học có một đặc trưng riêng. Môn vật lý là một môn khoa học thực 
nghiệm. Các vấn đề mà môn vật lý nghiên cứu đều là những vấn đề liên quan đến các 
hiện tượng, quy luật, trong cuộc sống, trong lao động. Nắm được khoa học kỹ thuật 
vừa giúp cho học sinh có cơ sở để đạt được những mục đích, yêu cầu đã đề ra ở trên, 
đồng thời giúp các em có điều kiện phát triển tốt hơn, hoà nhập được trong tương lai. 
 Thuận lợi: 
- Nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành các cấp trong việc 
đổi mới phương pháp dạy học. 
- Vật lý là môn học đã được đổi mới chương trình và phương pháp dạy học 
nhiều năm, do đó bản thân tôi đã vận dụng một cách linh hoạt phương pháp mới trong 
quá trình dạy học. 
- Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, một số em có luôn có ý thức 
vươn lên trong học tập. 
 Khó khăn: 
 Học sinh trong lớp không đồng đều, có sự chênh lệch về nhận thức rất rõ rệt, 
đặc biệt nhận thức về môn học tự nhiên. Lý do là các em chưa biết phương pháp học 
tập, rỗng kiến thức nên sinh ra chán học, không muốn đầu tư thời gian, tâm huyết vào 
việc tìm tòi khám phá. Không chỉ vậy mà còn có một số học sinh chưa yêu thích môn 
học. 
3. Các biện pháp đã tiến hành 
Tính tích cực trong hoạt động tư duy của học sinh là một hiện tượng sư phạm 
biểu hiện ở sự cố gắng hết sức cao về nhiều mặt trong hoạt động nhận thức của trẻ nói 
chung. Tính tích cực trong hoạt động tư duy là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong 
tư duy, đòi hỏi một quá trình hoạt động "bên trong" hết sức căng thẳng với một nghị 
lực cao của bản thân, nhằm đạt được mục đích là giải quyết vấn đề cụ thể nêu ra. 
Tính tích cực trong hoạt động tư duy của học sinh thể hiện ở những hoạt động trí 
tuệ là tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho được lời giải hay 
của một bài toán khó cũng như hoạt động chân tay là say sưa lắp ráp tiến hành thí 
nghiệm. Trong học tập hai hình thức biểu hiện này thường đi kèm nhau tuy có lúc 
biểu hiện riêng lẻ. Các dấu hiệu về tính tích cực trong hoạt động tư duy của học sinh 
thường được biểu hiện: 
– Học sinh khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ 
sung các câu trả lời của bạn và thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu 
ra. 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
8/24 
– Học sinh hay thắc mắc và đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề các em chưa 
rõ. 
– Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã có để nhận 
thức các vấn đề mới. 
– Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới 
nhận từ các nguồn kiến thức khác nhau có thể vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn 
học. 
Chính vì vậy để tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh tôi mạnh dạn đưa 
ra các biện pháp sau: 
3.1. Tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tò mò, ham hiểu biết của học sinh: 
Tư duy là một quá trình tâm lý diễn ra trong óc của học sinh. Tư duy chỉ thực 
sự có hiệu quả khi học sinh tự giác mang hết sức mình để thực hiện. 
Tư duy chỉ thực sự bắt đầu khi trong đầu óc của học sinh xuất hiện một câu hỏi 
mà chưa có lời giải đáp ngay, khi họ gặp phải mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu, 
nhiệm vụ nhận thức mới phải giải quyết và một bên là trình độ kiến thức hiện có 
không đủ để giải quyết nhiệm vụ đó, cần phải xây dựng kiến thức mới, tìm giải pháp 
mới. 
Lúc đó học sinh vừa ở trạng thái tâm lý hơi căng thẳng, vừa hưng phấn khao 
khát vượt qua được khó khăn, giải quyết được mâu thuẫn đạt được trình độ cao hơn 
trên con đường nhận thức. Ta nói rằng học sinh được đặt vào “Tình huống có vấn 
đề". 
Có thể tạo ra nhu cầu hứng thú bằng cách kích thích bên ngoài, chẳng hạn như: 
khen thưởng, sự ngưỡng mộ của bạn bè, gia đình, sự hứa hẹn của một tương lai đẹp, 
thực tế xây dựng quê hương đất nước Những kích thích này không được thường 
xuyên, bền vững và phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh của mỗi học sinh. Nhu cầu hứng 
thú có thể nảy sinh ngay trong quá trình học tập, nghiên cứu môn học, mỗi bài học 
nghĩa là nội dung môn học, từ mâu thuẫn nội tại của quá trình nhận thức. Những tình 
huống có vấn đề điển hình trong dạy học vật lý là: 
 a. Tình huống phát triển: 
Học sinh đứng trước một vấn đề được giải quyết một phần, một bộ phận, trong 
phạm vi hẹp, cần phải được tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh, mở rộng sang những 
phạm vi mới, lĩnh vực mới. 
Phát triển hoàn thiện vốn kiến thức của mình luôn là niềm khao khát của thế hệ 
trẻ. Ngoài ra, như Risa Fâyman nói: Đó cũng là con đường phát triển của khoa học. 
Quá trình phát triển hoàn thiện vốn kiến thức sẽ đem lại những kết quả mới ( kiến 
thức mới, kỹ năng mới và phương pháp mới ). 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
9/24 
Nhưng trong quá trình đó vẫn sử dụng những vốn kiến thức, kỹ năng và 
phương pháp đã biết cho đến lúc gặp mâu thuẫn không thể giải quyết được bằng vốn 
kiến thức cũ. 
Ví dụ 1: Tình huống phát triển kiến thức mới bài : “Sự nở vì nhiệt của chất 
rắn”: Sau khi học xong chương cơ học lớp 6, học sinh bước sang phần chương II 
nhiệt học. Tình huống dẫn dắt vào bài: GV chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh 
tháp epphen ở thủ đô nước pháp và giới thiệu chiều cao của tháp đo được vào tháng 
1 và tháng 7 có sự khác nhau. Đo chiều cao của tháp vào tháng 7 thì kết quả đo được 
cao hơn đo tháng 1 là 10cm. Tại sao lại có sự kỳ là này phải chăng tháp cũng giống 
con người cũng lớn lên từng ngày? 
Ví dụ 2 : Ở lớp 6 khi học về bài “ Sự nở vì nhiệt của chất rắn ”, sau khi học 
sinh học đã biết một thanh đồng hay một thanh nhôm khi bị nung nóng sẽ đều nở dài 
thêm ra, vấn đề cần xét thêm là: liệu đồng và nhôm có nở giống nhau không?. 
Rõ ràng là những kiến thức đã biết không thể trả lời được câu hỏi này, cần phải 
nghiên cứu để hoàn thiện thêm sự hiểu biết về sự nở của chất rắn. Giáo viên giới 
thiệu học sinh tiếp phần sau. 
Tháng 7 Tháng 1 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
10/24 
Ví dụ 3: Tình huống giới thiệu bài đòn bẩy : Giáo viên cho học sinh quan sát 
bức tranh 1 và giới thiệu ống bê tông nặng khoảng 2 tạ. Làm thế nào để nâng được 
ống bê tông? 
Giáo viên nhận xét và đưa ra hình ảnh sau cho học sinh quan sát và giới thiệu 
người ta không kéo trực tiếp vật lên mà sử dụng đòn bẩy. 
Ví dụ 4: Ở lớp 6, khi học bài “ Đòn bẩy ”, học sinh học xong phần I. Tìm hiểu 
cấu tạo của đòn bẩy, thì học sinh đã chỉ ra được các bộ phận 0; 01; 02 và F1; F2 ở 
chiếc kéo. Nhưng vấn đề hỏi thêm là tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưới 
kéo. 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
11/24 
Vậy kiến thức phần I không thể giải quyết được, học sinh cần nghiên cứu phần 
II. 
Ví dụ 5: Tình huống giới thiệu bài sự bay hơi sự ngưng tụ: GV cho học sinh 
quan sát bức tranh và hỏi học sinh: 
* Tại sao vào một số buổi sáng sớm lại thấy những giọt sương long lanh đọng 
trên lá cây? 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
12/24 
Ví dụ 6: Tình huống giới thiệu vào bài ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: 
Giáo viên đưa ra một câu chuyện vui về chú chó Bấc: Vào một ngày đẹp trời chú 
chó Bấc kiếm được một khúc xương to, chú vội tha về nhà. Trên đường về nhà chú 
đi qua một đoạn xuối nhỏ. Khi vừa đến gần mặt nước thì chú thấy ở dưới nước có 
một chú chó khác tha một khúc xương giống hệt của mình, Bấc vội nhả khúc xương 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
13/24 
ra để cướp lấy khúc xương của bạn nhưng không giật được mà còn rơi mất cả khúc 
xương của mình. 
 Thế khúc xương mà Bấc nhìn thấy ở dưới nước giống hệt khúc xương của 
mình có phải là thật không? => giới thiệu bài mới: “Ảnh của một vật tạo bởi gương 
phẳng”. 
b. Tình huống lựa chọn: 
Học sinh biết trước một vấn đề có mang một dấu hiệu quen thuộc có liên quan 
đến những kiến thức hay nhiều phương pháp giải quyết đã biết nhưng chưa biết chắc 
chắn có thể dùng kiến thức này hay phương pháp nào sẽ mang lại kết quả chắc chắn. 
Học sinh cần phải lựa chọn thậm chí còn phải làm thử xem cách nào mang lại kết 
quả như mong muốn. 
Ví dụ 1: Khi nghiên cứu lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên một vật nhúng 
trong đó có thể có hai cách làm: 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
14/24 
+ Theo cách thứ nhất ta dùng phương pháp lý thuyết, áp dụng công thức tính áp 
suất rồi tính áp lực của chất lỏng lên các mặt của vật, sau đó tìm hợp lực của các lực đó 
ta được một lực hướng lên trên, đó chính là lực đẩy ácsimét. 
+ Theo cách thứ hai là dùng phương pháp thực nghiệm, đo lực đẩy ácsimét 
bằng lực kế và các yếu tố ảnh hưởng đến lực đẩy (thể tích vật, trọng lượng riêng của 
chất lỏng) rồi xác lập công thức tính lực đẩy. 
Ví dụ 2: ở lớp 6, sau khi học xong bài “ Đo thể tích vật rắn, không thấm nước ”. 
Giáo viên ra một bài tập, đưa ra một vật không thấm nước, có cả bình tràn và bình chia 
độ, nước. Yêu cầu học sinh tìm thể tích vật. Có thể có 2 cách làm: 
+ Cách 1: Dùng bình tràn. 
+ Cách 2: Dùng bình chia độ. 
c. Tình huống bế tắc: 
Học sinh đứng trước một hiện tượng vẫn thường thấy nhưng không hiểu vì sao, 
vẫn coi như một điều bí mật của tự nhiên. Bây giờ được giao nhiệm vụ phải tìm hiểu 
nguyên nhân, lý giải rõ ràng những điều chưa biết dựa vào đâu. 
Ví dụ 1: Trước khi học sinh học quang học, nhiều học sinh vẫn thường quan 
sát thấy một chiếc que thẳng nhúng vào nước thì thấy như nó bị gẫy đi khi nhìn từ 
trên xuống, hoặc khi lội qua suối thì thấy như suối nông hơn khi đầy nước cho nên 
tưởng nhầm là suối nông nhưng thực ra lại là sâu. Những điều đó các em vẫn 
thường thấy hàng ngày nhưng không hiểu tại sao. 
Ví dụ 2: ở lớp 6 trước khi học phần nhiệt học, thì học sinh thường quan sát 
thấy đường ray tàu hoả, có để các khe hở, hay bàn là ở gia định lại tự động ngắt khi 
đủ nóng mà học sinh không hiểu tại sao?. 
Ví dụ 3: Học sinh học xong bài sự bay hơi sự ngưng tụ thì nắm được kiến 
thức: “Sự ngưng tụ xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ giảm” giáo viên có thể đưa thêm 
tình huống để thông báo thêm một phần kiến thức: Tại sao sự ngưng tụ có thể xảy ra 
khi nhiệt độ cao như khi nấu cơm, canh thì khi mở vung xoong lại thấy có những 
giọt nước bám ở mặt trong của vung xoong? 
d. Tình huống ngạc nhiên bất ngờ: 
 Học sinh đứng trước một hiện tượng xảy ra theo một chiều hướng trái với suy 
nghĩ thông thường ( có tính chất nghịch lý, hầu như là khó tin là sự thực), do đó kích 
thích sự tò mò, lôi cuốn sự chú ý của họ tìm cách giải thích, phải bổ xung hoàn 
chỉnh hoặc phải thay đổi quan niệm cũ sai lầm của mình. 
 Ví dụ1: Học đã biết : một con cá sống bỏ vào nồi nước đun sôi, cá sẽ chết. 
Thế nhưng khi giáo viên biểu diễn một thí nghiệm, trong đó xảy ra một hiện tượng 
bất ngờ con cá vẫn thể sống trong đáy một ống nghiệm thuỷ tinh đựng nước lạnh lên 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
15/24 
gần miệng. Đặt ống hơi nghiêng và hơ phần trên miệng ống lên ngọn lửa đèn cồn 
cho đến khi nước trên miệng ống sôi, con cá vẫn bơi lội ở phần dưới của ống 
nghiệm. ( Lưu ý không đun quá lâu, không dùng ống bằng kim loại) 
Ví dụ 2: Học sinh đều biết: Cá không thể sống ở nhiệt độ 00C, những ao hồ 
đóng băng thì các chết hết. Nhưng thực tế ở bắc cực, ở các xứ lạnh thì dù ao, hồ có 
đóng băng thì cá vẫn sống được. 
e. Tình huống lạ: 
Học sinh đứng trước một hiện tượng lạ có những nét đặc biệt lôi cuốn sự chú ý 
của họ mà họ chưa thấy bao giờ. 
Ví dụ 1: ở lớp 6, bài “ Sự nở vì nhiệt của chất khí ”. Giáo viên thả quả bóng 
bàn bẹp vào trong nước nóng, quả bóng tự phồng lại. Hầu hết học sinh đều cho rằng 
đó là vì vỏ quả bóng gặp nóng nở ra vì các em học xong bài sự nở vì nhiệt của chất 
rắn. 
+ GV có thể làm ngay thí nghiệm: dùng kim châm thủng quả bóng trên rồi thả 
quả bóng bẹp nhưng bị thủng vào chậu nước nóng cho học sinh quan sát và nhận 
thấy quả bóng không phồng lên. Vậy quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng phồng 
lên không phải do vỏ quả bóng nở ra mà do đâu?=> dẫn dắt học sinh học tìm hiểu 
kiến thức mới. 
* Hoặc giáo viên có thể làm thí nghiệm đốt nóng một cái cốc rồi úp cốc xuống 
một chậu có ít nước. Thấy nước ở chậu chui hết vào trong cốc. 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
16/24 
Ví dụ 2: Giới thiệu bài gương cầu lõm- Vật lý 7 giáo viên có thể kể câu chuyện 
Acsimets và các học trò của ông đã gương cầu lõm để đốt cháy thuyền địch 
Ví dụ 3 : Giáo viên cầm một cái kim khâu bằng sắt thả trên mặt nước nhưng 
kim không chìm mà nổi trên mặt nước hoặc như giáo viên lấy một ống thuỷ tinh có 
đường kính rất nhỏ nhúng đầu dưới vào một cốc đựng dầu hoả và bật diêm đốt ở 
đầu trên, học sinh quan sát thấy ngọn lửa mặc dù không có bấc trong ống. 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
17/24 
 Chú ý rằng một hiện tượng vật lý , giáo viên có thể tạo ra tình huống này hay 
tình huống khác, tuỳ theo cách chuẩn bị của học sinh, nghĩa là đưa học sinh đến chỗ 
nhận ra mâu thuẫn bằng cách nào. 
Ví dụ : Cùng một trường hợp cá bơi lội trong ống nghiệm có nước đun sôi, nếu 
giáo viên đưa ngay cho học sinh, cả lớp nhìn thấy một con cá đang bơi lội trong ống 
nghiệm có nước sôi sùng sục, các em có thể reo hò vì lạ mắt thì đó là tình huống lạ 
đã xuất hiện. Nhưng nếu giáo viên dẫn dắt dần bằng những câu hỏi cho học sinh tin 
tưởng chắc chắn ở sự hiểu biết của mình là con cá chỉ có thể sống trong nước đang 
sôi, làm cho học sinh phải nghi ngờ chính những điều mà trước đây mấy phút, họ tin 
là đúng; như vậy là giáo viên đã đưa họ vào tình huống bất ngờ. 
3.2. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy, những 
hành động nhận thức phố biến trong học tập vật lý. 
Trong quá trình nhận thức vật lý, học sinh phải luôn thực hiện các thao tác 
chân tay (như bố trí dụng cụ, sử dụng các dụng cụ đo, thực hiện các phép đo), các 
thao tư duy (như phân tích, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá), các 
hành động nhận thức (như xác định đặc tính của bản chất sự vật hiện tượng, tìm 
nguyên nhân, xác định mối quan hệ). 
Để cho học sinh có thể tự hoạt động nhận thức có kết quả hoạt động với tốc độ 
ngày càng nhanh thì giáo viên phải luôn luôn có kế hoạch rèn luyện cho học sinh. 
Chính quá trình tái tạo các khái niệm, phát hiện các định luật vật lý, học sinh 
phải thực hiện các thao tác hành động nhận thức phổ biến đó. 
Những thao tác tư duy lại diễn ra trong đầu học sinh, cho nên giáo viên không 
thể quan sát được mà uốn nắn trực tiếp. 
Mặt khác học sinh cũng không thể quan sát hành động trí tuệ của giáo viên mà 
bắt chước. Bởi vậy giáo viên có thể sử dụng các cơ sở định hướng sau đây để giúp 
học sinh có thể tự lực thực hiện các thao tác tư duy đó: 
a. Giáo viên tổ chức quá trình học tập sao cho ở từng giai đoạn, xuất hiện các 
tình huống bắt buộc học sinh phải thực hiện các thao tác tư duy hành động nhận 
thức, mới có thể giải quyết được vấn đề và hoàn thành được nhiệm vụ học tập. 
b. Giáo viên được ra những câu hỏi định hướng cho học sinh tìm những thao 
tác tư duy hay phương pháp suy luận, hành động trí tuệ thích hợp. 
c. Giáo viên phân tích câu trả lời của học sinh chỉ rõ những chỗ sai của họ 
trong khi thực hiện các thao tác tư duy và hướng dẫn sửa chữa. 
d. Giáo viên giúp học sinh khái quát hoá kinh nghiệm thực hiện suy luận lôgíc 
dưới dạng các quy tắc đơn giản. 
Đề tài: Tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong giờ vật lý 
18/24 
3.3. Tập dượt để học sinh giải quyết vấn đề theo phương pháp nhận thức của 
vật lý: 
 Để rèn luyện tư duy của học sinh thì tốt nhất là tập dượt cho họ giải quyết các 
nhiệm vụ nhận thức bằng chính phương pháp của các nhà vật lý. Việc hiểu và vận 
dụng khoa học là một điều khó khăn hơn việc tiếp thu một định luật vật lý cụ thể. 
Việc dạy cho học sinh phương pháp nhận thức khoa học tách rời khỏi quá trình 
nghiên cứu chính môn học đó là không có hiệu quả. 
Chính trong quá trình hướng dẫn học sinh tự lực hoạt động để tái tạo kiến thức 
vật lý, làm cho họ hiểu nội dung của các phương pháp vật lý và sử dụng phương pháp 
này ở những mức độ thích hợp, tuỳ theo trình độ của học sinh. 
Sau một số lần áp dụng các phương pháp nhận thức cụ thể, giáo viêncó thể 
giúp học sinh khái quát hoá thành một trình tự các giai đoạn của mỗi phương pháp. 
Những phương pháp nhận thức chủ yếu hay dừng trong hoạt động nhận thức 
vật lý ở THCS là: Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. 
Ví dụ: ở lớp 6, học sinh mới làm quen với phương pháp thực nghiệm, giáo 
viên nên giúp học sinh từng bước làm quen và nắm 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftich_cuc_hoa_hoat_dong_tu_duy_cua_hoc_sinh_trong_gio_vat_ly.pdf